TCXD(Cau hoi tu 1->10)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày nội dung hồ sơ thiết kế TCTC ?

Trả lời: TKTCTC do cơ quan xây lắp thực hiện trên cơ sở của thiết kế TCXD, dự toán công trình cộng với những kết quả khảo sát bổ xung và năng lực của nhà thầu. Hồ sơ TKTCTC gồm:

1.Tiến độ (dạng SDM) xây dựng các công trình đơn vị với khối lượng thi công chính xác.

2.Tổng tiến độ (dạng SDM) khái quát cho toàn bộ công trường và các giai đoạn XD.

3.Tổng mặt bằng bố trí chính xác các vị trí...

4.Bảng liệt kê khối lượng các công việc trong giai đoạn chuẩn bị và biểu đồ thực hiện.

5.Biểu đồ cung ứng vật tư chính.

6.Biểu đồ nhu cầu nhân lực theo ngành nghề, máy XD và vẩn chuyển.

7.Phiếu công nghệ (công việc thi công phức tạp, mới).

8.Hồ sơ máy móc và phiếu chuyển giao công nghệ cho công việc thi công quan trọng, đặc biệt.

9.Bản thuyết minh (giải pháp CN, an toàn, tính chi phí...).

10.Bản vẽ thiết kế thi công công trình tạm, lán trại. Thiết kế TCTC phải xong trước ngày khởi công CT.

Câu 2: Trình bầy các thông số công nghệ dây chuyền?

Trả lời: Tổ chức SX theo dây chuyền là mô hình SX có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nghệ, thời gian và không gian. Qua đó thể hiện tổ chức SX 1 cách rõ ràng va thực tế.

Thông số công nghệ bao gồm:

1.Số dây chuyền thành phần (số dây chuyền đơn) hay gọi là tổ,đội (n hoặc i). Là số công việc đc chia ra để các tổ làm việc độc lập theo một dây chuyền chuyên môn nhất định.

2.Khối lượng công việc của DC (Q): là lượng công việc mà dây chuyền đơn phải thực hiện trên một không gian nhất định trong một thời gian định trước.

Q¬ij¬ : khối lượng công việc của DC i ở khu j

Q¬ij¬ ≈ L¬D¬ = S.V / G: (Nhân công, ngày công...)

3.Năng suất của DC (i): là khối lượng SP của DC trong 1 ca làm việc I=N.S

I=M.P

N: số người. S: định mức lao động của công nhân. M: số máy. P: năng suất thực dụng của máy.

4.Tốc độ của DC: là thông số dùng trong các công trình chay dài.

v=l / t

l : độ dài công trình. t :thời gian dây chuyền thực hiện.

Câu 3: ĐN dây chuyền nhịp bội, vẽ và viết công thức thể hiện quy luật của nó khi chưa cân bằng?

Trả lời: DC nhịp bội là DC có nhịp của các DC đơn không đổi hay t¬¬¬ij¬ = const, nhưng trong đó có một vài DC(r) có nhịp của nó là bội số của các dây chuyền khác(i): t-¬¬rj¬ = C. t¬¬¬ij¬ (với C là số nguyên dương). Trên biểu đồ DC nhịp bội thể hiện bằng các đường thẳng phần lớp là //, chỉ có một vài đường có độ nghiêng khác đi ( DC r)

Công thức thể hiện quy luật khi chưa cân bằng: Q ¬rj¬/N ¬r-=c.¬¬Q¬ij¬ / N¬i¬ -> Q¬ rj¬ / c.N ¬r¬=¬-Q¬ij¬ / N¬i¬ = t¬ij¬

Muốn rút ngắn nhịp của dây chuyền r xuống bằng nhịp của các dây chuyền khác ta phải tăng số công nhân lên c lần.

Vẽ hình: hình 1

đồ mạng có thể có nhiều đường găng.

Câu 4: Đường găng - Định nghĩa, cách nhận biết và ý nghĩa?

Trả lời: Đường găng là đường dài nhất trong SĐM, đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành công trình. Đường găng là thời hạn thi công công trình. Các công việc thuộc đường găng không có dự trự thời gian. Khi một công việc trên đường găng bị chậm trễ thì thời hạn hoàn thành công việc bị chậm theo. Muốn hoàn thành công trình đúng thời hạn phải tập trung ưu tiên cho các công việc thuộc đường găng.

Khi muốn rút ngắn thời gian thi công công trình thì phải rút ngắn đường găng. Trong sơ

Câu 5: ĐN và viết công thức dự trữ toàn phần và riêng (Z1, Z2) của công việc trong sơ đồi mạng?

Trả lời: - Dự trữ là khoảng thời gian công việc có thể thay đổi sự bắt đầu hay kéo dài thời gian thi công trong phạm vi có thể. Dự trữ toàn phần là khoảng thời gian lớn nhất có thể trì hoãn sự bắt đầu của công việc hoặc kéo dài thời hạn thi công vẫn không làm thay đổi tổng thời hạn xây dựng công trình: Ztp¬¬-1(ij)¬ = Tm¬j¬ - T¬s¬i¬ - t¬ij¬ . Dự trữ toàn phần của ij là dự trữ của đường xuyên mạng dài nhất đi quan i-j.

- Dự trữ riêng của công việc là khoảng thời gian lớn nhất có thể kéo dài hay trì hoãn thời gian bắt đầu công việc mà vẫn không làm ảnh hưởng đến các công việc liền sau

Z ¬¬¬2(ij)¬¬ = Ts¬j¬ - T¬s¬i¬ - t¬ij¬ = tkhs¬jk¬ - tks¬ij¬ . Với mọi công việc có dự trữ riêng ta được phép sử dụng hết với điều kiện các công việc đi trước chưa dùng mà vẫn không ảnh hưởng đến dự trữ các công việc sau.

Câu 6: Vẽ biểu đồ nhân lực và lập công thức tính các chỉ số của DC chuyên môn hóa nhịp nhàng?

Trả lời: Vẽ hình: biểu đồ nhân lực: DC trải qua 3 giai đoạn. Hình 2

+ T1 là thời kỳ các DC lần lượt tham gia vào sản xuất. Biểu đồ nhân lực tăng dần: T1=(n-1)k

+ Giai đoạn thu gọn DC T3 thời kỳ các DC thành phần hoàn thành công việc lần lượt rút khỏi SX. Biểu đồ nhân lực bắt đầu giảm và kéo dài đến hết: T3=(n-1)k

+ Giai đoạn ổn định của dây chuyền T2 là thời kỳ các dây chuyền đã đc triển khai đầy đủ, các tổ thợ làm việc ổn định. DC triển khai hết cồn suất. Biểu đồ nhân lực ổn định ở Nmax: T2= T-(T1+T3)=(m-n+1)k

- Lập công thức tính các chỉ số DC chuyên môn nhịp nhàng:

+ Chỉ số ổn định α của dây chuyền đo bằng α =T2/T=(m-n+1)/(m+n-1)

+ Chỉ số điều hòa chi phí tài nguyên đo bằng tỉ số giữa mức chi phí tài nguyên trung bình so với điểm cực đại: β=Ntb/Nmax=(T+T2)/2T=m/(m+n-1)

Giá trị α, β nhỏ hơn 1 và càng lớn thì càng ổn định và điều hòa

+ Chỉ số năng suất của dây chuyền γ là số SP mà DC làm ra trong một đơn vị thời gian: γ=m/T=m/k(m+n-1)

+ Chỉ số chi phí thời gian cho một sản phẩm δ là thời gian TB để làm ra 1 đơn vị sản phẩm: δ=T/m=(m+n-1)k/m

Câu 7: Trình bày khái niệm về bản chất của pp tổ chức SX dây chuyền?

Trả lời: Hình vẽ: Hình 3

-Để thực SX theo dây chuyền người ta chia công trình thành những phần việc có chuyên môn riêng biệt và mỗi phần việc đc 1 tổ, đội có chuyên môn tương ứng thực hiện. Vậy các tổ đội sẽ lần lượt hoàn thành công tác của mình từ phân đọa này sang phân đoạn khác đến hết.

-Khi làm việc các DC sẽ phải kết hợp với nhau theo thời gian và không gian 1 cách chặt chẽ nên pp này mang nhiều ưu điểm và hiệu quả kinh tế.

Câu 8: Trình bày nguyên tắc thiết kế tổ chức TCXD?

Trả lời: Nguyên tắc:

1.Phải tuân theo quy quy trình quy phạm bắt buộc.

2.Đưa pp SX DC và tổ chức thực hiện tốt, nâng cao năng suất, chất lượng.

3.Đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO vào SX.

4.Đảm bảo SX quanh năm, thời gian xây lắp lâu dài.

5.SD cơ giới hóa, tự động hóa.

6.SD kết cấu lắp ghép rút ngắn thời gian.

7.Giảm khối lượng xây dựng lán trại nhà tạm.

8.Đảm bảo đời sống văn hóa, thực hiện pháp lệnh BHLĐ -ATLĐ.

9.SD sơ đồi mạng và mat tính trong lâp kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo.

10.Thực hiện chế độ khoán trong quản lý LĐ tiền lương

11.Đảm bảo thời gian XD công trình đúng(theo tiến độ pháp lệnh)

12.Cố gắng học tập, tiếp cận và thu thập kinh nghiệm.

Câu 9: Các bước hình thành công trình XD?

Trả lời: Theo quan điểm vĩ mô, công trình XD của một dự án nó thường trải qua 3 giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa công trình vào hoạt động.

Hình vẽ: hình 4

Theo quan điểm vi mô của người quản lỹ xây dựng, một công trình xây dựng hình thành thường trải qua 6 bước, gồm cả những dự án XD thuộc nhà nước quản lý và các công trình tư nhân. Tùy theo quy mô công trình các bước có thể đơn giản hóa hoặc sát nhập lại.

Hình vẽ: hình 5

Câu 10: Trình bày các pp khiểm tra tiến độ định kỳ?

Trả lời: - Phương pháp đường tích phân dùng để kiểm tra từng công việc: Trục tung thể hiện KL công việc, trục hoàng là thời gian. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm đó đc đưa lên trục tọa độ. Xét tại thời điểm t ta có đường 1 - đường kế hoạch. Đường 3 - đường thực hiện đúng kế hoạch. Đường 2 - hoàn thành sớm KH. Đường 4 - hoàn thành chậm KH. Muốn xét tiến độ công việc ta dùng lát cắt v // với trục thời gian.

Hình vẽ: hình 6

-PP đường phần trăm: Áp dụng kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ ngang. Mỗi công việc đc thể hiện = 1 đường thẳng có đội dài 100% khối lượng công việc. Tại thời điểm t bất kỳ cần kiểm tra ta kẻ đường kiểm tra thẳng đứng. Không xét các công việc không cắt đường kiểm tra. Đưa % khối lượng thực hiện đến thời điểm kiểm tra, nối lại được đường %. Đường % ở bên trái lát cắt thực hiện chậm KH, bên phải thực hiện vượt KH, trùng lát cắt thực hiện đúng KH.

Hình vẽ: hình 7

-PP biểu đồ nhật ký kiểm tra hàng ngày của công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày và được thể hiện = 1 đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc khối lượng công việc thực hiện đc xác định và vẽ vào biểu đồ, đc đường thực hiện. Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, ko đạt để điều chỉnh các ngày tiếp theo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro