TDA..PHAN MO DAU VS C1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN MỞ ĐẦU

                            KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH               

1.1. BẢN CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH

Phương pháp đo đạc chụp ảnh (gọi tắt là phương pháp đo ảnh) ra đời trong những năm 50 của thế kỷ 19 với những ứng dụng đầu tiên của kỹ thuật chụp ảnh vào công tác trắc địa địa hình và vào lĩnh vực đo đạc kiến trúc của các nhà khoa học. A.Lausedat (người Pháp) và Meydenbauer (người Đức). Ngày nay phương pháp đo ảnh đã trở thành một ngành khoa học quan trọng của kỹ thuật đo đạc với những cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh và những hệ thống máy móc chính xác và hiện đại.

Bản chất của phương pháp đo ảnh là một phương pháp đo gián tiếp thông qua hình ảnh hoặc các nguồn thông tin thu được của đối tượng đo.

Nhiệm vụ của phương pháp đo ảnh là xác định trạng thái hình học của đối tượng đo, bao gồm: vị trí, hình dáng,

kích thước và mối quan hệ tương hỗ của các đối tượng đo.

Phương pháp đo ảnh được coi là một phương pháp viễn thám hiện đại trong lĩnh vực khoa học về trái đất.

Phương pháp đo ảnh có hai quá trình cơ bản:

1. Quá trình thu nhận hình ảnh hoặc các thông tin ban đầu của đối tượng đo được thực hiện trong một thời điểm nhất định với nhiều phương thức khác nhau.

(1) Chụp ảnh trên không: Tức là các thiết bị chụp ảnh được đặt trên các thiết bị trên không, như: máy bay, vệ tinh nhân tạo hay trên các con tàu vũ trụ v.v…. Hình ảnh thu được là các ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh.

(2) Chụp ảnh mặt đất: Tức là thiết bị chụp ảnh được đặt trên mặt đất.

2. Quá trình dựng lại và đo đạc trên mô hình của đối tượng đo từ các ảnh chụp hoặc các thông tin thu được có thể thực hiện bằng 3 phương pháp cơ bản sau trên các hệ thống thiết bị tương ứng:

· Phương pháp tương tự (Analog)

· Phương pháp giải tích (Analyse)

· Phương pháp số (Digital

 Trên các mô hình đã được xây dựng theo tỷ lệ thu nhỏ trong phòng người ta sẽ thu được các số liệu cần thiết cho các nhiệm vụ đo đạc khác nhau.

Với phương thức đo gián tiếp trên ảnh của đối tượng đo, phương pháp đo ảnh có những đặc điểm nổi bật sau đây:

1. Có khả năng đo đạc tất cả các đối tượng đo mà không nhất thiết phải tiếp xúc hoặc đến gần chúng, miễn các đối tượng này có thể chụp ảnh được (bằng phim toàn sắc, phim màu hoặc phim quang phổ). Vì vậy, đối tượng của phương pháp đo ảnh rất đa dạng, từ các miền thực địa rộng lớn của mặt đất đến vi vật thể với kích thước rất nhỏ (10-6mm - Nanometer).

2. Nhanh chóng thu được các tư liệu đo đạc trong thời gian chụp ảnh, nên cho phép giảm nhẹ công tác ngoài trời, tránh các ảnh hưởng của thời tiết đối với công tác đo đạc.

3. Có thể đo trong cùng một thời điểm nhiều điểm đo khác nhau của các đối tượng đo. Do đó không những cho phép đo các vật thể tĩnh (như địa hình, địa vật) mà còn có thể đo các vật thể đang vận động cực nhanh (như quỹ đạo của tên lửa, máy bay v.v…) hoặc vận động cực chậm (sự biến dạng của các công trình xây dựng v.v…)

4. Quy trình công nghệ của phương pháp rất thuận lợi cho việc tự động hoá công tác đo - tính, nâng cao hiệusuất công tác đo ảnh và tính kinh tế của phương pháp.

5.  Nhược điểm chủ yếu của phương pháp đo ảnh là trang bị kỹ thuật cồng kềnh và đắt tiền, đòi hỏi những điều kiện nhất định trong sử dụng và bảo quản, đặc biệt là đối với khí hậu nhiệt đới ở nước ta.

1.2.2  Phạm vi ứng dụng của phương pháp đo ảnh

Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới, phương pháp đo ảnh đã trở thành một phương pháp cơ bản trong công tác đo vẽ bản đồ địa hình các loại và được gọi tắt là phương pháp trắc địa ảnh. Ngoài lĩnh vực địa hình, phương pháp đo ảnh còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học kỹ thuật khác như:

1. Trong công trình: Đo biến dạng và dịch động các công trình, nghiên cứu các mô hình xây dựng, vật liệu xây dựng v.v…

2. Trong công nghiệp: Đo tính khối lượng khai thác mỏ, nghiên cứu các phương án thiết kế và gia công tối ưu, kiểm tra công tác lắp ráp thiết bị công nghiệp, kiểm tra về chất lượng tạo hình trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu thuỷ v.v…

3. Trong nông lâm nghiệp: Điều tra quy hoạch đất đai, điều tra nghiên cứu rừng, nghiên cứu quá trình phát triểncủa gia súc hoặc các loại cây trồng v.v…

4. Trong khí tượng thuỷ văn: Nghiên cứu các hiện tượng về khí tượng (mây, mưa, gió) nghiên cứu dòng chảy và hiện tượng thuỷ văn (sóng, thuỷ triều…)

5. Trong kiến trúc và bảo tồn bảo tàng: Giữ gìn và khôi phục các công trình kiến trúc và các di tích lịch sử - văn hoá có giá trị.

6. Trong lĩnh vực quân sự: Nghiên cứu quỹ đạo và tốc độ của các loại đầu đạn, tên lửa, máy bay…; nghiên cứu các vụ nổ v.v…

7. Trong các ngành khoa học kỹ thuật khác: như y học, địa chất, sinh vật học, hoá lý v.v…

Tuỳ theo đối tượng đo đạc trong từng lĩnh vực, mà người ta sử dụng phương thức chụp ảnh và phương thức đo ảnh thích hợp. Trong trắc địa địa hình, phương pháp đo ảnh hay còn gọi là trắc địa ảnh có hai phương pháp cơ bản sau đây:

· Phương pháp trắc địa ảnh hàng không

· Phương pháp trắc địa ảnh mặt đất

Trong đó phương pháp trắc địa ảnh hàng không làphương pháp chủ yếu trong công tác đo vẽ bản đồ địa hình các loại tỷ lệ khác nhau, đặc biệt là đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ vừa và nhỏ (1: 5000 - 1:50000). Phương pháp chụp ảnh mặt đất là phương pháp bổ sung cho phương pháp chụp ảnh hàng không trong công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đồi núi, đặc biệt là vùng núi đá khó đi lại.

Ngày nay với những thành tựu phát triển hiện đại về kỹ thuật và công nghệ, phương pháp đo ảnh có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng về thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các loại tỷ lệ và các nhiệm vụ đo đạc trong các lĩnh vực khác.

Các đặc trưng cơ bản của các phương pháp đo ảnh                   Bảng 1- 1

 

Phương pháp đo ảnh

Tư liệu đầu vào

Phương thức chiếu ảnh

Thiết bị xử lý

Phương thức làm việc

Sản phẩm đầu ra

Phương pháp đo ảnh tương tự

Ảnh chụp quang học

Chiếu ảnh quang cơ

Máy đo ảnh tương tự

Người thao tác toàn bộ trên máy

Sản phẩm đồ giải

Phương pháp đo ảnh giải tích

Ảnh chụp quang học

Chiếu ảnh toán học

Máy đo ảnh giải tích

Người trợ giúp máy thao tác

Sản phẩm đồ giải và sản phẩm số

Phương pháp đo ảnh số

Ảnh chụp

Ảnh số hoá

Ảnh số

Chiếu ảnh số

Trạm xử lý ảnh số

Thao tác tự động có người trợ giúp

Sản phẩm số và sản phẩm đồ hoạ

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ CHỤP ẢNH VÀ CHỤP ẢNH HÀNG KHÔNG

1.1             KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH CHỤP ẢNH

1.1.1  Khái niệm

Chụp ảnh là quá trình ghi nhận hình ảnh các đối tượng bằng ánh sáng trên bề mặt của một loại vật liệu đặc biệt, được gọi là vật liệu cảm quang. Thiết bị kỹ thuật được sử dụng để xây dựng hình ảnh quang học của đối tượng chụp lên mặt phẳng nhận ảnh được gọi là máy chụp ảnh. Để cóđược hình ảnh của đối tượng, hiện tượng phải thực hiện ba quá trình chính sau:

1.1.2  Quá trình chụp ảnh

Đây chính là quá trình cho ánh sáng phản xạ từ đối tượng chụp, đi qua kính vật máy ảnh, tác dụng lên bề mặt của vật liệu cảm quang tạo ra phản ứng quang hoá. Kết quả sẽ được ảnh ngầm trên vật liệu cảm quang, do tác dụng của ánh sáng với lớp nhũ ảnh tạo ra các nguyên tử bạc kim loại từ các bạc halogenua.

1.1.3      Quá trình âm bản

Sau khi lộ quang (chụp ảnh), những halogenua trong lớp nhũ của vật liệu ảnh bị ánh sáng chiếu vào sẽ bị khử trở thành các nguyên tử bạc và tạo thành hình ảnh. Loại hình ảnh này mắt người không nhìn thấy được, nên gọi là ảnh ngầm. Muốn có ảnh nhìn thấy được phải hiện hình hình ảnh. Hiện ảnh tức là đem tấm phim đã chụp có ảnh ngầm nhúng và một dung dịch hoá học (thuốc hiện) để các bạc halogenua ở chỗ bị ánh sáng chiếu vào tiếp tục bị khử thành nguyên tử bạc màu đen và tạo nên ảnh nhìn thấy. Để có thể bảo quản lâu dài và bảo đảm chất lượng phim âm ta phải qua giai đoạn định hình, tức là hoà tan các bạc halogenua trên lớp nhũ của vật liệu cảm quang chưa bị tác dụng của ánh sáng và của thuốc hiện. Nếu không, sau khi đưa ra ngoài ánh sáng, chúng sẽ bị ánh sáng tác dụng tiếp làm hỏngmất hình ảnh đã chụp và đã được khôi phục sau khi hiện hình. Sau đó đem rửa nước và hong khô phim âm.

Sau quá trình âm bản chỉ có được phim âm, có nghĩa là ảnh chụp có trạng thái quang học ngược với trạng thái quang học thực của đối tượng. Chỗ sáng của vật sẽ có ảnh màu đen (do tác dụng của ánh sáng), chỗ tối của vật sẽ trong suốt và tại những chỗ đó bạc halogenua không bị tác dụng của ánh sáng đã bị hoà tan khi định hình. Muốn có ảnh thật của đối tượng (dương bản) ta phải thực hiện tiếp quá trình dương bản.

1.1.4  Quá trình dương bản

Phim âm không phải là thành phần cuối cùng của quá trình chụp ảnh, do đó cần chuyển ảnh ngược trên phim âm thành ảnh dương, tức là in lại ảnh bằng cách chiếu ánh sáng qua phim âm để ánh sáng chiếu qua tác dụng lên mặt thuốc của một loại vật liệu ảnh khác (thường là giấy ảnh). Ánh sáng qua phim âm có độ đen không đều sẽ có độ yếu mạnh khác nhau nên tạo ra ảnh ngầm trên vật liệu ảnh dương. Sau quá trình xử lý ảnh là hiện hình, định hình, rửa nước, hong khô ta có được ảnh dương rõ nét. Quá trình chụp ảnh được tóm tắt bằng sơ đồ sau: 

Quá trình chụp

chuẩn bị------>điều quang cho ảnh-------->lộ

phim kính hoặc phim mềmcó ẢNH NGẦM

Quá trình âm bản

hiện---->định--->rửa--->hong

ÂM BẢN

Quá trình dương bản

In ảnh--->hiện--->định--->rửa--->hong

DƯƠNG BẢN

Một số máy chụp ảnh hàng không dùng trong công tác chụp ảnh để thành lập bản đồ địa hình

Loại máy chụp ảnh hàng không

Các đặc trưng cơ bản của kính vật

Loại cửa chớp nhanh

Phạm vi lộ quang (giây)

Sai số méo hình

Cỡ phim (cm)

Loại kính vật

Tiêu cự

fK  (mm)

Khả năng phân biệt của kính vật nét/mm (tâm-rìa)

AFA-TE 70C

Ruxar-29

70

25-12

Trung tâm

1/50-1/440

20μm

18x18

AFA-TE 100M

Ruxar-44

100

35-15

Trung tâm

1/80-1/240

20μm

18x18

AFE-TE 140M

Ruxar-43

140

36-20

Trung tâm

1/30-1/120

20μm

18x18

AFE-TE 200M

Ruxar-Plazmat

200

40-25

Trung tâm

1/80-1/240

20μm

18x18

AFE-TEC 7M

Ruxar-80

70

65-25

Trung tâm

1/70-1/700

20μm

18x18

AFE-TEC 10M

Ruxar-71

100

60-22

Trung tâm

1/70-1/700

20μm

18x18

RC 30

SAG

88

Trung tâm

1/100-1/1000

-

23x23

RC 30

UAG

153

Trung tâm

1/100-1/1000

-

23x23

RC 30

NATO

303

Trung tâm

1/100-1/1000

-

23x23

RMK.TOP 15

Pleogon A3

153

Trung tâm

1/50-1/500

≤ 3μm

23x23

RMK.TOP 35

Topar A3

305

Trung tâm

1/50-1/500

≤ 3μm

23x23

1.2     Các dạng chụp ảnh và các yêu cầu kỹ thuật đối với chụp ảnh hàng không

1.2.1  Các dạng chụp cơ bản

Công tác chụp ảnh là một trong những công tác quan trọng nhất; công tác bay chụp để thành lập bản đồ thường được tiến hành trong điều kiện thời tiết tốt, trời trong và ít mây.

Các dạng chụp ảnh cơ bản được chia theo 2 cách:

1.   Theo góc nghiêng của ảnh:

Việc chụp ảnh có thể được tiến hành ở các vị trí khác nhau của trục quang chính của máy chụp ảnh so với đường dây dọi. Góc α0 tạo giữa trục quang và đường dây dọi có thể thay đổi trong phạm vi từ 00 đến 900. Trong quá trình chụp ảnh, máy ảnh được đặt trên máy bay và tham gia chuyển động cùng máy bay cho nên vị trí của nó không ổn định. Do vậy, góc α thực tế luôn khác với góc α0 đã thiết kế trước một lượng Δα:

α = α0 + Δα

a)  Chụp ảnh bằng: nếu phương trục quang khi chụp ảnh thẳng đứng, tức là α0=0 mà chấn động ngẫu nhiên Δα≤30 thì ta sẽ chụp được tấm ảnh bằng.

b)  Chụp ảnh nghiêng: Trình độ kỹ thuật hiện nay chưa cho phép chụp ảnh với vị trí trục quang hoàn toàn thẳng đứng khi máy bay đang bay. Thực tế độ chính xác của việc cân bằng máy chụp ảnh khi không dùng giá máy có thiết bị ổnđịnh con quay chỉ đạt được ±10-20, trong một số trường hợp bị giảm xuống ±30.

Khi chụp ảnh mà trục quang chính của kính vật máy chụp lệch với đường dây dọi một góc nào đó, tức α0 ≠  00, nhưng Δα≤30 thì gọi là chụp ảnh nghiêng và tấm ảnh chụp được gọi là ảnh nghiêng.

c)   Chụp ảnh phối cảnh: Khi trục quang chính của kính vật  lệch với đường dây dọi một góc α0 ≠  00, nhưng Δα≥30 thì gọi là chụp ảnh phối cảnh và tấm ảnh chụp được gọi là ảnh phối cảnh.

Trong việc chụp ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa hình, người ta chủ yếu ứng dụng cách chụp ảnh bằng.

2.   Theo giá trị sử dụng của ảnh chụp và phương thức tiến hành chụp ảnh, người ta chia ra:

a)   Chụp ảnh đơn: là chụp ảnh từng vùng nhỏ của khu đo theo từng tấm ảnh riêng biệt. Các tấm ảnh chụp kề nhau không có liên kết hình học với nhau.

Chụp ảnh đơn được dùng cho điều tra khảo sát, do thám quân sự,… trên những vùng tương đối nhỏ, hoặc để chụp ảnh bổ sung các khu vực chụp sót, chụp thiếu.b)   Chụp ảnh theo tuyến: là chụp theo một tuyến nào đó đã bố trí sẵn. Giữa các tấm ảnh kề trên một tuyến có độ chờm phủ lên nhau. Độ chờm phủ đó được gọi là độ phủ dọc (tức là dọc theo hướng tuyến bay), ký hiệu là p, đơn vị tính là % của kích thước của tấm ảnh:

p%=(Px : lx).100%

Trong đó: px là kích thước của phần phủ theo hướng tuyến bay, dải bay

lx là kích thước của tấm ảnh theo hướng tuyến bay

Chụp ảnh theo tuyến được ứng dụng rộng rãi để giải quyết những vấn đề kỹ thuật theo yêu cầu của các lĩnh vực kinh tế quốc dân, trong quân sự và trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là để khảo sát các công trình theo tuyến như hệ thống giao thông, hệ thống thủy văn, thủy lợi, đường bờ nước, đường địa giới,…

c)   Chụp ảnh theo khối (còn gọi là chụp ảnh diện tích): là phương thức chụp theo nhiều tuyến dải bay thẳng, song song và cách đều nhau. Các tấm ảnh kề lên một tuyến bay được liên kết bằng độ phủ dọc p%, ảnh của các tuyến bay kề nhau được liên kết bằng độ phủ ngang q%. Đây là cách chụp thường dùng nhất để thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính. Độ phủ ngang q cũng được tính bằng % kích thước của ảnh, xác định theo công thức:

q%=(Py : ly).100%

Trong đó: py là kích thước của phần phủ của hai ảnh trên hai dải bay kề nhau;

ly là kích thước của tấm ảnh theo chiều vuông góc với dải bay.

Thường người ta quy định độ phủ dọc là 60% và độ phủ ngang khoảng 30%.

1.2.2  Yêu cầu kỹ thuật đối với tài liệu bay chụp

Kiểm tra và đánh giá chất lượng tài liệu bay chụp là một khâu quan trọng trong công tác bay chụp do đơn vị chụp ảnh tiến hành. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng tài liệu bay chụp bao gồm:

1.       Kiểm tra đánh giá chất lượng bay chụp

a)   Kiểm tra độ phủ của ảnh: đem các tấm ảnh đã được chụp xếp chồng lên nhau theo địa vật cùng tên và dùng thước đo px, py để tính độ phủ p% và q% theo các công thức trên. Độ phủ của ảnh phải thỏa mãn yêu cầu p% ≥ 60% và q% ≥ 30%.

b)   Kiểm tra góc nghiêng của ảnh: dựa vào ảnh của bọt nước ống thủy tròn trên phim để xác định góc nghiêng của phim ảnh. Nếu bọt nước không rõ hoặc góc nghiêng trong cùng một lần bay đều khá lớn mà có nghi ngờ thì phải kiểm tra lại ống thủy, trường hợp vẫn không xác định được thì phải dùng phương pháp tính toán để xác định.

c)   Kiểm tra góc xoay κ của ảnh: Góc xoay κ của ảnh là góc kẹp giữa cạnh đáy ảnh và đường nối mấu khung trái-phải của ảnh. Góc xoay của ảnh không được lớn hơn 50; góc xoaycủa ảnh có thể được xác định bằng cách châm chuyển điểm chính ảnh của hai ảnh lân cận, rồi đo góc giữa đường mối hai điểm chính ảnh đó và đường nối hai mấu khung tọa độ xx. Trị trung bình là góc xoay của ảnh cần xác định.

d)   Kiểm tra độ uốn cong của đường bay: độ uốn cong của đường bay được xác định bằng cách dùng thước đo chiều dài L của đường thẳng nối hai điểm chính ảnh đầu và cuối đường bay sau khi đã ghép các ảnh của dải bay theo độ phủ lại với nhau và đo khoảng cách ΔL từ điểm chính ảnh xa nhất tới đường thẳng nói trên. Tỷ số giữa ΔL và L là độ uốn cong của đường bay phải thỏa mãn yêu cầu:

(ΔL : L)%=<3%

e)   Kiểm tra góc lệch hướng bay và các yêu cầu khác:

Để xác định góc lệch hướng bay, người ta dùng thước đo độ để đo góc kẹp giữa đường nối hai điểm chính ảnh đầu và cuối dải bay khung nam bản đồ.

Ngoài ra, người ta còn phải tính toán để xác định sự thay đổi độ cao bay trên đường bay và ghép các ảnh lại theo độ phủ dọc và độ phủ ngang, rồi căn cứ vào ranh giới khu chụp để xác định tình hình bảo đảm ranh giới khu chụp.

2.       Kiểm tra đánh giá chất lượng chụp ảnh

Cần kiểm tra một số yếu tố sau:

a)   Kiểm tra độ đen, độ tương phản của phim

b)   Kiểm tra chất lượng ép phẳng phim: việc kiểm tra độ chính xác ép phẳng của phim nói chung là dùng mắt để kiểm tra ảnh của đường kiểm tra độ ép phẳng trên phim hoặc dựa vào ảnh của lưới chữ thập có trên phim.

1.3     Lập thiết kế kỹ thuật bay chụp

Thiết kế kỹ thuật bay chụp là tài liệu quan trọng để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, là tài liệu cơ bản tiến hành công tác bay chụp, công tác kiểm tra nghiệm thu thành quả bay chụp. Thiết kế kỹ thuật bay chụp phải được lập trên cơsở các quy định của quy phạm và tình hình thực tế của khu bay chụp. Khi lập thiết kế kỹ thuật bay chụp ta phải nghiên cứu điều kiện kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực cũng như các đòi hỏi khác của đơn vị đặt hàng, các phương tiện kỹ thuật đo vẽ ảnh sau này, các vật tư kỹ thuật hiện có.

Thiết kế kỹ thuật bay chụp gồm các phần chính sau:

I.   Nhiệm vụ:

1. Chỉ thị kỹ thuật

2. Vị trí địa lý của khu chụp

II.   Các tài liệu đặc trưng cho điều kiện kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên của khu chụp

1.  Điều kiện kinh tế của khu vực lập thiết kế:

a.  Tình trạng và tính chất phát triển công nghiệp của khu vực;

b.  Khả năng phát triển công nghiệp của khu vực trong sự phát triển chung của đất nước;

c.  Tình trạng và tính chất phát triển nông nghiệp của khu vực;

d.  Khả năng phát triển nông nghiệp của khu vực trong sự phát triển chung của đất nước;

e.  Các xây dựng lớn hoặc các vùng quy hoạch có trong khu vực và ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế của khu vực;

f.  Các thông tin khác cần chú ý sử dụng khi bay chụp.

2. Điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực:

a.  Đặc điểm địa hình: các đặc điểm chính của quy luật tạo thành địa hình; độ chênh cao của địa hình trong khu vực; độ cao cực đại và độ cao cực tiểu của khu vực.

b.  Thủy văn: đặc điểm chính của hệ thống thủy văn trong khu vực, mùa lũ, mùa nước cạn; các công trình thủy lợi, thủy điện; các hồ và các đặc điểm của hồ; tình trạng đầm lầy.

c.  Điều kiện khí tượng thủy văn của khu vực: điều kiện bay chụp; số ngày mưa, ngày nắng trong mùa.

d.  Trạng thái lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật: đặc trưng của thổ nhưỡng; mức độ che phủ của thực vật, mùa rụng lá, mùa thu hoạch.

e.  Các tài liệu khác cần lưu ý tới khi thiết kế và tiến hành bay chụp (tình hình bố trí sân bay trong khu chụp hoặc lân cận,…)

III.    Các tài liệu bay chụp đã tiến hành trước đây, khả năng sử dụng các tài liệu nàyIV.     Phần thiết kế kỹ thuật.

1.   Phân chia khu chụp, chọn tỷ lệ chụp ảnh, chọn máy chụp ảnh và máy bay chụp ảnh, chọn độ phủ của ảnh.

2.   Tính kích thước khu chụp, tính cạnh đáy chụp ảnh và khoảng cách giữa các đường bay, tính số lượng ảnh và lượng vật liệu ảnh cần sử dụng.

3.   Tính toán năng suất, thời gian bay và lượng xăng dầu tiêu thụ.

4.   Tính thời gian mọc và thời gian lặn của mặt trời; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc chụp ảnh; thời gian dùng để bay chụp và số lượng máy bay cần sử dụng.

5.   Tính toán các yếu tố bay chụp cho từng phân khu và toàn bộ khu chụp.

6.   Lập bản đồ bay chụp.

V.      Phần kinh tế, kỹ thuật của thiết kế

1.   Luận cứ chọn tỷ lệ chụp ảnh.

2.   Luận cứ về việc sử dụng tài liệu.

3.   Xác định chi phí trực tiếp.

4.   Xác định tổng chi phí gián tiếp

5.   Xác định giá thành công tác theo đơn giá

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro