TDDC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thể dục dụng cụ

Thể dục dụng cụ

I, Lịch sử, đặc điểm và tác dụng môn TD

TD ra đời cách đây hơn 4500 năm, từ thời cổ đại loài người đã biết áp dụng với các mục đích khác nhau

TD dụng cụ ra đời cách đây 110-120 năm và qua quá trình phát triển TDDC là môn thể thao chính thức của Thế vận hội. Hiện nay 1 số nước có thế mạnh về TDDC như Nga, NB,TQ,Mỹ,…

Ngày nay xu hướng chủ yếu của TD là tấn công vào độ khó của động tác, bài tập phải mang tính chất độc đáo, mới lạ, hấp dẫn, có sức truyền cảm cao. Song song với yêu cầu đó là việc sắp xếp bài tập hợp lý, cuối cùng là muốn đạt thắng lợi trong các cuộc thi đấu thì chất lượng thực hiện bài tập trên các dụng cụ phải cao, và ổn định.

Các công trình nghiên cứu đã xác định: TD là 1 hệ thống những bài tập thể lực được chọn lọc và được tập luyện với những phương pháp khoa học, nhằm phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện khả năng vận động, củng cố và nâng cao sức khỏe con người.

1.     Nhiệm vụ của TD

-         Phát triển toàn bộ hình thái và chức năng của cơ thể nhằm hoàn thiện khả năng vận động.

-         GD những kỹ năng cần thiết trong đời sống và các tố chất chuyên môn.

-         Giáo dục đạo đức, ý chí, phẩm chất tốt đẹp và óc thẩm mỹ của con ng

2.     Nội dung và phân loại

- ND của TD bao gồm:

1.     Bài tập về đội hình đội ngũ

2.     Bài tập phát triển chụng

3.     Những bài tập thể dục tự do

4.     Những bài tập nhảy

5.     Các bài tập nhào lộn

6.     Bài tập thể dục thực dụng

7.     Các động tác trên dụng cụ

8.     Thể dục nghệ thuật

-   Dựa trên quan điểm giáo dục ngta chia bài tập TD ra làm 3 nhóm:

 + Nhóm các bài tập phát triển chung gồm: TH cơ bản, TD vệ sinh, TD thể hình.

 + Nhóm TD thi đấu: TDDC, TD nhào lộn, TD nghệ thuật.

 + Nhóm TD thực dụng và nghề nghiệp: TD thực dung nghề nghiệp, TD hỗ trợ thể thao, TD chữa bệnh.

3.     Tác dụng của TD

TD là 1 biện pháp rất có hiệu quả để phát triển thể lực và hoàn thiện khả năng vận động của con ng. Mỗi một nội dung TD đều có những mặt tác dụng khác nhau đến việc rèn luyện thân thể. Ở đây chỉ đi sâu vào phần TDDC

a.     Hệ vận động: tập luyện TDDC có tác dụng phát triển hệ thống cơ bắp và sức mạnh, làm tăng khả năng hưng phấn và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh vận động. Phát triển các tố chất khác như mềm dẻo, khéo léo, và khả năng phản ứng nhanh chóng trước những tình huống bất ngờ đột ngột.

b.     Hệ thần kinh: tập luyện TDDC rèn luyện các quá trình thần kinh, tăng cường khả năng vận động phối hợp nhịp điệu, khả năng điều khiển vận động căng thẳng và thả lỏng đúng mức.

c.      Các cơ quan phân tích: tập luyện động tác thể dục phức tạp có tác dụng rèn luyện các cơ quan phân tích như cơ quan tiền đình, phân tích vận động xúc giác về không gian, thời gian, mức độ dùng sức của cơ.

d.     Các cơ quan thực vật: trong hoạt động hệ giao cảm hoạt động trội hơn và cùng các thể dịch có tác dụng cùng chiều với Adreenalin. Giữ vai trò phát động và ổn định nội môi trường ở những mức hoạt động nhất định, giúp cho cơ thể thích ứng với điều kiện vận động. Trong khi nghỉ thì hệ phó giao cảm hoạt động trội hơn để tăng cường chức năng tổng hợp các chất dinh dưỡng và điều hòa lại các chức năng của cơ thể.

e.      Rèn luyện đạo đức, ý chí phẩm chất: thông qua việc tập luyện các động tác trên dụng cụ người tập rèn luyện được tính dũng cảm, quả quyết ý chí vượt khó khăn, mạnh dạn, khéo léo. Mặt khác tinh thần tập thể cũng được nâng cao do tính chất tập luyện ở dụng cụ ( luôn có sự giúp đỡ, bảo hiểm của đồng đội )

II, Nguyên lý kĩ thuật các động tác trên dụng cụ

Những vận động của cơ thể với bất kì bài tập nào đều cũng có giới hạn không gian, thời gian. Các giới hạn ấy được xác định bởi những điều kiện tự nhiên như:

-         Đặc điểm cấu trúc cơ thể

-         Khả năng sinh lý

-         Những yếu tố bên ngoài

Sức chỉ là 1 thành phần của vận động, người tập chỉ huy động được sức do hoạt động cơ tạo nên ( gọi là lực trong ), lực đó luôn chịu sự chi phối của lực bên ngoài. Tuy nó chỉ là sự chi phối nhưng ko thể thiếu được để phát huy và sử dụng lực trong. Nó sẽ bị giới hạn: thiết diện chống tỳ, độ cao không gian, sự cân bằng lực trong và lực ngoài.

Không có lực ma sát, ko có lực hấp dẫn, ko có trợ lực đối kháng và đàn hồi của bộ phận chịu lực hoàn toàn ko thể duy trì tư thế  các VĐV dụng cụ.

Các quy luật chuyển động trong vật lý vẫn là những quy luật cơ bản theo nguyên lý vận động. Vận dụng nguyên lý kĩ thuật giúp ng tập tập các bài tập sau:

-         Dùng bao nhiêu sức ở bộ phận nào

-         Động tác cần nhanh chậm ra sao

-         Thực hiện cử động với biên độ bao nhiêu

-         Thời gian và thứ tự dùng sức

Có thể chia làm 2 nhóm chủ yếu: nhóm các động tác tĩnh và nhóm các động tác dùng đà lăng và  dùng sức

+ Nhóm các động tác tĩnh có đặc điểm là khả năng duy trì những tư thế tĩnh.

+ Nhóm các động tác dùng sức: đặc điểm nhằm di chuyển chậm từ tư thế này sang tư thế khác. Khi thực hiện các động tác này ko được lợi dụng quán tính mà chủ yếu dùng sức của cơ thể để điều khiển nên mang tính sức mạnh rõ rệt.

+ Các động tác dùng đà lăng có đặc điểm là sử dụng nhiều các quy luật về vật lý.

III, Xà kép

1.     Tư thế chuẩn bị: ng đứng nghiêm ở 1 đầu xà, 2 tay dang ngang, mắt nhìn thẳng phía trước

2.      Chống cánh tay lăng: trọng tâm hạ thấp, sau đó dùng sức đạp đất bật lên cao khi 2 vai cao cao hơn xà thì chủ động tách 2 tay sang 2 bên xà

3.     Lên gập duỗi thành ngồi chống dạng: từ tư thế chống cánh tay, tạo đà đánh lăng ( dùng sức cơ bụng nâng 2 chân lên  cao rồi phóng về trước và duỗi thẳng thân ng ), khi ra sau để lăng tự nhiên theo quán tính, khi về trước chủ động tăng lưc lăng. Đến khi có đà lớn ở thời điểm cao nhất ( ở phía trước) chủ động gập khớp hông đưa 2 chân về phía sát mặt, hông cao hơn xà. Rồi nhanh chóng dùng sức của cơ bụng, cơ đùi sau duỗi mạnh khớp hông theo hướng lên trên và ra trước- tới góc khoảng 60 độ thì đột ngột dừng chân lại, đồng thời vít mạnh 2 tay để nâng vai lên. 2 chân dang rộng sang 2 bên rồi hạ xuống xà, 2 tay chống thẳng, lưng thẳng, ngực ưỡn, bụng hóp, mắt nhìn thẳng phía trước.

4.     Rút chuối vai: từ tư thế chống dạng 2 tay đưa về phía trước nắm 2 xà ( sát vào đùi ) , 2 khủy tay khép lại. Rồi chủ động hạ vai và tì vào xà các động tác đó tạo thành đòn bẩy nâng hông lên. Khi vai tì vào xà chủ động bành 2 tay ra tọa ra cho 2 vai tì vào xà 1 cách chắc chắn, trọng tâm cơ thể dồn vào 2 vai. Thân người thẳng, bụng hóp đầu ngửa, 2 chân vẫn giữ nguyên tư thế dạng rộng. Khi thân ng đã ổn định chủ động khép chân lại và nâng lên cao mũi chân duỗi thẳng- tạo thành tư thế chuối vai trên xà.

5.     Từ chuối vai, lộn sau trở thành tư thế ngồi chống dạng: sau khi tư thế chuối cai ổn định( 3 giây) thì chủ động gập cơ bụng từ từ và đưa đùi xuống sát mặt. Khi cơ thể gần song song với xà, trọng tâm chuyển sang 2 bả vai thì nhanh chóng chuyển 2 tay từ sau ra trước nắm xà và duỗi mở khớp hông, vít mạnh 2 tay để nâng vai lên đồng thời đặt 2 đùi xuống xà và trở về tư thế chống dạng.

6.     Từ tư thế ngồi chống dạng chuyển thành chống tay lăng: từ tư thế ngồi chống dạng chủ động gập 2 cẳng chân thẳng với đùi và cao hơn mặt xà thì chủ động khép 2 chân lại và hạ xuống giữa 2 xà để tạo thành tư thế chống tay lăng. Khi lăng ra sau chủ động hóp bụng lại và để đà lăng theo quán tính. Khi về trước vừa kết hợp đá 2 chân, lên đến điểm cao nhất thì tích cực nâng hông lên để tạo them động lực lăng.

7.     Ra trước quay trong 180 độ: khi lăng về phía trước đến điểm cao nhất ( hông cao hơn mặt xà ) thì chủ động đẩy tay trái sang phải để trọng tâm ng cũng chuyển từ xà sang phải. Đồng thời tích cực chủ động xoay ng theo trục dọc cơ thể tạo thành tư thế nằm sấp, tay phải nắm xà rồi chủ động gập khớp hông để hạ 2 chân xuống.

8.     Tiếp đất: khi 2 chân tiếp đất, 2 mũi bàn chân tiếp xúc trước sau đó lăn xuống gót, chủ động khuỵu gối hah thấp trọng tâm. Tay phải vẫn nắm xà, tay trái dang ngang. Sau đó đứng thẳng dậy thân ng thẳng, mắt nhìn thẳng.

      KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TDTT

A.   Tự kiểm tra y học TDTT

1.     KN: y học TDTT là 1 bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ thống GDTC. Là 1 môn khoa học nhằm nghiên cứu sức khỏe con ng trong quá trình tập luyện TDTT. Kiểm tra về hình thái, thể hình, thể lực và các biến đổi chức năng của các tổ chức cơ quan của ng tập qua đó giúp giáo viên, HLV cũng như bản thân ng tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó tiến hành tập luyện 1 cách khoa học nhất.

2.     Nhiệm vụ

-         Đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện GDTC

-         XĐ cụ thể, chính xác sự phát triển hình thể, thể lực của ng tập

-         Kiểm tra vị trí, điều kiện tập luyện thi đấu

-         Kiểm tra sự ảnh hưởng của hoạt động tập luyện

-         XĐ và điều trị 1 số bệnh lý

-         Nghiên cứu khoa học và tuyên truyền cho công tác TDTT

3.     ND kiêm tra

-         Hỏi về tiểu sử bản thân để nắm vững thông tin về tuổi, giới tính, đặc điểm phát triển thể lực, điều kiện sống và làm việc

-         KT mức độ phát triển thể lực

-         KT chức năng các cơ quan

-         Thử nghiệm chức năng với lượng vận động định lượng

4.     Hình thức tổ chức kiểm tra

-         KT ban đầu: KT vào năm thứ nhất để phân loại sức khỏe

-         KT định kì để XĐ những biến đổi của cơ thể để có những chương trình huấn luyện cụ thể sao cho hợp lí

-         KT bổ sung: được KT sau khi ng tập bị đau ốm hay chấn thương, sau mỗi đợt thi đấu XĐ lại SK và trình độ thể lực ở thời điểm hiện tại,cho phép hoặc ko cho phép tham gia thi đấu và tập luyện

5.     Phương pháp KT y học

a.     PP quan sát: dùng để đánh giá, trạng thái da, bộ xương, mức độ phát triển khi quan sát cần phải xác định hình dáng lồng ngực, lưng bụng và tứ chi. Tất cả các yếu tố tạo nên hình thể của ng tập

b.     PP nhân trắc hay còn gọi là phép đo ng, bổ sung cho PP quan sát và cung cấp các số liệu khách quan, chính xác về sự phát triển thể lực. Các chỉ số dùng cho PP này là: chiều cao, cân nặng, độ dài, dày, rộng, mỏng, vòng.

c.      PP toán học: là PP dùng toán học để xử lý các số liệu đã thu được

+ Chỉ số Eristman được tính như sau: Vòng ngực TB(cm) – chiều cao(cm)/2

Chỉ số >0 là tốt, <0 là xấu

+ Chỉ số Pinhe= chiều cao(cm)- (cân nặng kg + vòng ngực TB cm)

Ở VN chỉ số này được tính như sau :

20,9 – 24,1 : rất khỏe

24,2 – 27,4: khỏe

27,5 – 33,9 : TB

34 – 37,2 : yếu

37,3 – 40,5 : rất yếu

+ Chỉ số quay vòng cao (QVC)

QVC= chiều cao(cm) – ( vòng ngực hít vào + vòng đùi phải + vòng cánh tay phải co(cm))

Cách đánh giá : <-4 : cực khỏe

-3,9 –>1,9 : rất khỏe

2->7,9 : khỏe

8 ->14 : TB

14,1-> 20 : yếu

>26 : cực yếu

III, KT chức năng các hệ cơ quan

1. KT chức năng hệ hô hấp

a. Đo dung tích sống : hít vào cố gắng và thở ra cố gắng vào phế dung kế, dung tích sống càng lớn chứng tỏ chức năng hô hấp tốt và ngược lại là xấu.

b. Nghiệm pháp Rozental : đo dung tích sống 5 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây

Đánh giá : 5 lần = nhau hoặc tăng dần chức năng hô hấp tốt

 5 lần giảm dần hoặc rối loạn, chức năng hô hấp kém

2. KT chức năng hệ tim mạch

Nghiệm pháp Lian : đầu tiên đếm số mạch đập trước VĐ 15s, sau đó lên bục cao 30cm rồi xuống với 2 bước/s trong 1 phút. Đánh giá KQ bằng sự hồi phục của mạch ngay khi ngừng VĐ, và cứ cách từng phút một đếm số mạch đập trong 15s theo dõi trong 5 phút.

Phân loại :

Rất tốt : mạch hồi phục trở về số đo trước VĐ sau 2 phút

Tốt : sau 3p, TB sau 4p, xấu sau 5p, rất xấu sau 6p

3. KT chức năng hệ thần kinh

- KT các đầu dây thần kinh

- Cơ quan phân tích

- Cơ quan phản xạ

Dùng nghiệm pháp thay đổi tư thế : để VĐVnghỉ trong 5p ở tư thế nằm rồi tiến hành đo mạch nằm, sau đó cho VĐV đứng dậy nhẹ nhàng rồi đo mạch đứng.

Cách đánh giá : mạch đứng tăng từ 10-18 lần/p so với mạch nằm là bt. Mạch đứng >18 lần/p ta nói hưng phấn giao cảm trội thường gặp ở những ng suy tim mạch hay tập luyện quá sức. Nếu <6 lần/p thì tính hưng phấn của hệ giao cảm thấp, VĐV có trình độ tập luyện thì mạch tăng ko đáng kể.

B.   Tự KT y học TDTT

Tự KT là tự mình ghi lại tình hình trạng thái thể lực, sức khỏe của mình. Các KQ tự KT được ghi chép hàng ngày vào 1 quyển nhật kí riêng. Nhật kí tập luyện: cảm giác ăn, ngủ, uống, mạch, thành tích tập luyện,....

C. Kết luận y học

Thông qua các kết quả kiểm tra y học và tự KT y học ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của ng tập ở cấp độ nào. Khỏe, TB hay là yếu, để đưa ra các bài tập phù hợp với từng đối tượng

D. Chấn thương và PP sơ cứu chấn thương trong tập luyện TDTT

1. KN : chấn thương là những tổn thương do luyện TDTT gây ra cho cơ thể ng.

2. Phân loại chấn thương

Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ, ngta chia chấn thương làm 3 loại : loại nhỏ là 70/100, TB 23/100, nặng 7/100

3. Nguyên nhân

- Sân bãi dụng cụ thiếu an toàn

- Trình độ tập luyện

- Trình độ huấn luyện, trình độ tổ chức và tập luyện thiếu KH

4. PP xử lý 1 số chấn thương thường gặp

a. Chấn thương phần mềm : gồm rách cơ, giãn dây chằng, chảy máu trong và ngoài. Biểu hiện lâm sàng như : chảy máu, sưng tấy đỏ, đau , khả năng hoạt động giảm sút hoặc mất đi.

Xử lý:

-         Chảy máu : vô trùng vết thương, bôi thuốc giảm đau câm máu

-         Chảy máu trong : chườm lạnh. Phun ete giảm đau, hạn chế chảy máu ko được chườm nóng trước 48h. Nếu sai khớp phải đưa đi bệnh viện tuyệt đối ko nắn vào khớp

b. Chấn thương não gồm: chấn động não, não bị đè, não bị tổn thương.

Ng/n : do não bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho chức năng thực thể não bị tổn thương

Xử lý : giữ nguyên tư thế để đưa đi viện

c. Gãy xương : là 1 tổn thương nặng trong chấn thương TDTT làm mất đi khả năng vận động. Gãy xương có thể làm đứt, rách mạch máu và dây thần kinh. Vì vậy phải cố định xương và đưa đi bệnh viện

d. Choáng, té xỉu, cảm nắng

Choáng trọng lực : do hoạt động ở cường độ lớn, dừng đột ngột gây ra thiếu máu não nhất thời

Té xỉu : do bị kích thích gây ra ức chế lớn làm cơ thể mất thăng bằng

Xử lí : cho nằm nơi thoáng mát, đầu thấp hơn chân

- Cảm nắng : là sự mất cân bằng thân nhiệt giữa cơ thể với môi trường, do bức xạ của ánh nắng mặt trời làm cho tần số tim tăng, hô hấp tăng gây hôn mê, ra nhiều mồ hôi mất nức làm rối loạn điện giải trong cơ thể sinh ra co rút 1 số cơ

Xử lý : đưa vào nơi thoáng mát để đầu cao hơn chân, lấy khăn mặt ướt lau ng để giảm nhiệt

e. Ngạt nước : khi cơ thể bị ngạt nước làm mất đi khả năng trao đổi oxy của cơ thể với môi trường do nước tràn vào phổi dẫn dến không cong khả năng hoạt động

Xử lý : đưa lên bờ cho nước ra, hô hấp nhân tạo, nếu nặng đưa đi BV

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#haha