Test NHI 2<7777777>

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG  6: NỘI TIẾT

BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Nhu cầu hormon tuyến giáp tăng ở lứa tuổi:

a.Tuổi nhỏ

£

3 tuổi             b.4-6 tuổi                     c.7- 11 tuổi                 

@d.Tuổi d

y thì > 11 Tuổi

2.

Tuyến giáp to lên là do :

a.Cung cấp iod cho cơ thể thiếu hoặc cơ thể bị mất iod.

b.Rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp

c.Tặng nhu cầu hormon tuyến giáp ở ngoại vi

@d.Sự thiếu hormon tuyến giáp nên kích thích tuyến yên  tăng tiết TSH

3

. Các thuốc và hoá chất sau có thể gây bướu cổ:

@a.Thyocyanat, PAS, Thionamide                        b.Ampicillin ,Gentamixin

c.Canxiclorid, Kaliclorid                                        d.AxitNalidixic, Metroni dazol

4

. Nếu sống ở vùng thiếu iod,cơ thể không nhận đủ iod vì:

a.Nước uống bị thiếu iod                                       b.Thức ăn động vật thiếu iod

c.Thức ăn thực vật thiếu iod.                                 @d.Nước uống, thức ăn động vật , thực vật thiếu iod.

5.

Cháu gái Nguyễn Thu Hằng 13 tuổi cao 1, 52 cm, cân nặng 40 kg, gần đây gia đình thấy cháu cổ có vẻ to ra. Khi đưa cháu đến trạm xá xã khám, phát hiện thấy cháu có bướu nằm ở vùng tuyến giáp, sờ thấy bướu và nhìn thấy  rõ bướu ở tư thế bình thường, bướu to vừa, mềm, đồng đều, mặt nhẵn, không đau, Cháu không bị sốt, ăn ngủ bình thường, nhịp tim bình thường, không run tay, không lồi mắt. Tại trạm xá xã đã xác định cháu Hằng bị bướu cổ độ nào.

a.Độ 1a                               b.độ 1b                        @c.độ  2                      d.độ 3.

6

. Cháu gái Nguyễn Thu Hằng 13 tuổi cao 1, 52 cm, cân nặng 40 kg, gần đây gia đình thấy cháu cổ có vẻ to ra. Khi đưa cháu đến trạm xá xã khám, phát hiện thấy cháu có bướu nằm ở vùng tuyến giáp, sờ thấy bướu và nhìn thấy  rõ bướu ở tư thế bình thường, bướu to vừa, mềm, đồng đều, mặt nhẵn, không đau, Cháu không bị sốt, ăn ngủ bình thường, nhịp tim bình thường, không run tay, không lồi mắt.  Nếu cháu Hằng đến bệnh viên tỉnh, xét nghiệm nào quan trọng nhất để chẩn Đoán

a.Iod niệu               b.Siêu âm tuyến giáp               c.Chụp X quang vùng cổ        @d.T3 và T4.

7

. Cháu gái Nguyễn Thu Hằng 13 tuổi cao 1, 52 cm, cân nặng 40 kg, gần đây gia đình thấy cháu cổ có vẻ to ra. Khi đưa cháu đến trạm xá xã khám, phát hiện thấy cháu có bướu nằm ở vùng tuyến giáp, sờ thấy bướu và nhìn thấy  rõ bướu ở tư thế bình thường, bướu to vừa, mềm, đồng đều, mặt nhẵn, không đau, Cháu không bị sốt, ăn ngủ bình thường, nhịp tim bình thường, không run tay, không lồi mắt. Nếu cháu Hằng có bướu cổ, không  cường giáp, không có dấu hiệu viêm, T3, T4 chẩn đán nào là phù hợp với tình trạng bệnh của cháu Hằng

@a.Bướu cổ đơn thuần      b.Suy giáp trạng có bướu        c.Basedow      d.Viêm tuyến giáp tự miễn

8. Cháu gái 13 tuổi đến trạm xá xã khám, được phát hiện là bướu cổ độ II. Cán bộ y tế  trạm xá xã giải quyết như thế nào?

a.Ghi đơn mua Thyroxine uống

b.Điều trị thuốc Đông Y.

@c.Gửi đi bệnh viện tỉnh hoặc cơ sở chuyên khoa nội tiết

d.Giải thích cho gia đình cần cho trẻ ăn muối iod, không phải điều trị thuốc

9. Điều trị bướu cổ đơn thuần bằng L. Thyronin

:

a.30-100

g/24 giờ uống liên tục trong 6 tháng.

@b.50-100

g/24 giờ uống liên tục trong 6 tháng, có thể kéo dài 2 năm.

c.70-100

g/24 giờ uống liên tục trong 3 tháng.

d.110-120

g/24 giờ uống liên tục trong 2 tháng.

10

. Biện pháp nào tốt nhất phòng bướu cổ đơn thuần

a.Ăn thức ăn giàu iod : cá, tôm, mắm tôm, nước mắm                                                                                                       

b.Dùng nước giếng để ăn, uống, không dùng nước sông suối                                         

c.Cải thiện điều kiện nhà ở, trồng cây phủ xanh đồi trọc chống sói mòn                 

@d.Dùng muối iod, trộn Kaliiodua vào muối ăn tỷ lệ 1/ 20.000 hoặc 1/ 40.000                                                                      

11

. Dùng dầu iod cho các vùng:

a.Vùng sâu, vùng xa tỷ lệ bướu trẻ em 8-12 tuổi  20%

b.Vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh tỷ lệ bướu trẻ em 8-12 tuổi  30%

c.Vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh tỷ lệ bướu trẻ em 8-12 tuổi  40%

@d.Vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh tỷ lệ bướu trẻ em 8-12 tuổi  20%, iod  niệu< 2mcg/100ml.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Chất iod của thức ăn được hấp thu vào máu dưới dạng muối iod

Đ

S

2.

Thức ăn, thịt bò, thịt lợn có thể gây bứu cổ

Đ

S

3.

Bướu cổ đơn thuần có thể tích to vừa, đồng đều, mềm nhẵn     

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Sự tổng hợp hor mon tuyến giáp gồm 3 bước

:

a, Bắt iod tại tuyến giáp

b,....................................

c,......................................

2. Yếu tố nguy cơ gây bướu cổ đơn thuần

:

a, Tuổi : trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn.

b, ................................................................................

c,..................................................................................

3.  Phân loại bướu cổ theo WHO

(1960)

a, Độ 0:  không có bướu

b, Độ 1: Sờ thấy bướu cổ, nhưng không nhìn thấy

      1a: Sờ thấy bướu cổ, không nhìn thấy bướu cổ khi ngửa cổ

      1b........................................................................................

c, Độ 2: Sờ thấy bướu cổ, nhìn thấy rõ bướu ở tư thế bình thường

d, Độ 3 :.........................................................

4. Chẩn đoán phân biệt bướu cổ đơn thuần với các bệnh

:

a, Viêm tuyến giáp cấp mủ

b, Viêm tuyến giáp tự miễn ( Hashimono )

c, ..................................................................

d, ..................................................................

e, Ung thư tuyến giáp

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI:

Câu 1: Đúng             Câu 2: Sai               Câu 3: Đúng

CÂU HỎI NGỎ NGẮN:

Câu 1: b, Hữu cơ hoá iod

           c, Găn iod lên tyrosin thành MIT và DIT.

Câu 2: b, Giới: nữ  nhiều hơn nam

            c, Điều kiện sinh hoạt kém, nhà ở trật, thiếu vệ sinh, ăn uống không đầy đủ

Câu 3: b, Sờ thấy bướu cổ, nhìn thấy bướu cổ khi ngửa cổ

           d, bướu cổ rất to

Câu 4: c, Suy giáp có bướu cổ

           d, Cường giáp

SUY GIÁP BẨM SINH

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Loạn sản tuyến giáp thường gặp ở những trẻ

@a.Mẹ bị mắc bệnh tự miễn                      b.Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai

c.Trẻ bị tim bẩm sinh                                  d.Trẻ Langdon Dow

2. Triệu chứng nào không phải là triệu chứng suy giáp trạng bẩm sinh

a.Đầu to, nét mặt thô, mũi tẹt nhỏ, má to phị, mí mắt dày, môi dày trễ.

b.Da khô, kém chịu lạnh, tóc khô rụng, bụng to thoát vị rốn.

@c.Các chi ngắn, da không khô, tinh thần bình thường

d.Chậm phát triển tinh thần, ngây dại không đi học được, tiếng khàn.

3.

Cháu gái 3 tuần  tuổi được đưa đến trạm Y Tế xã khám bệnh, trong tình trạng: táo bón, thoát vị rốn, lưỡi to, má phị, mí mắt dày, thóp sau rộng, cân nặng lúc đẻ 4000g. Cần phải nghĩ đến bệnh gì là phù hợp với triệu chứng lâm sàng của trẻ?

a.Còi xương                                                                     b.Langdon Dow

@c.Suy giáp trạng bẩm sinh                                            d.Lùn ngắn chi.

4. Biểu hiện cận lâm sàng của suy giáp trạng bẩm sinh tiên phát

@a.Nồng độ T3, T4 toàn phần máu giảm, TSH máu tăng

b.Nồng độ T4 toàn phần máu giảm nhẹ, TSH máu giảm

c.Nồng độ T3 toàn phần máu giảm nặng, TSH máu giảm

d.Nồng độ T3, T4 toàn phần máu bình thường, TSH máu giảm.

5. Tại  tuyến y tế cơ sở chẩn đoán suy giáp trạng bẩm sinh dựa vào

:

a.Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm độ tập trung I131

b.Triệu chứng lâm sàng và chụp Xquang các đầu xương dài

@c.Bảng điểm Apgar

d.Bảng điểm Apgar, nồng độ T3, T4 và TSH trong máu

6. Bệnh viện tỉnh chẩn đoán xác định suy giáp trạng bẩm sinh dựa

a.Triệu chứng lâm sàng, Cholesterol máu

@b.Triệu chứng lâm sàng, nồng độ T3, T4 và TSH trong máu

c.Triệu chứng lâm sàng, điện tim

d.Triệu chứng lâm sàng, phản xạ đồ gân gót, huyết đồ

7. Chẩn đoán phân biệt suy giáp trạng bẩm sinh với

@a.Còi xương                 b.Kwashiorkor                        c.Thiếu máu huyết tán mạn                 d.Hội chứng thận hư

8. Liều trung bình L.Thyroxin điều trị suy giáp trạng bẩm sinh ở trẻ dưới 1 tuổi

a.3-4

g / kg/ 24 giờ                                             b.3-5

g / kg/ 24 giờ

c.4-5

g / kg/ 24 giờ                                             @d.5-8

g / kg/ 24 giờ

9. Phòng bệnh suy giáp trạng bẩm sinh

.

a.Cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường

@b.Phát hiện bệnh sớm ngay từ thời kỳ sơ sinh để điều trị sớm

c.Sử dụng nguồn nước sạch

d.Quản lý thai nghén

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Trẻ trai mắc suy giáp bẩm sinh cao hơn trẻ gái                     

Đ

S

2.

Triệu chứng của suy giáp bẩm sinh: ngay sau khi đẻ chiều cao thấp

Đ

S

3.

Điều trị  suy giáp trạng bẩm sinh luôn duy trì tình trạng bình giáp

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Nguyên nhân suy giáp trạng bẩm sinh.

a, Loạn sản tuyến giáp

b, ...............................................

c, Không đáp ứng hormon tuyến giáp

d,..........................................................

e, Mẹ trong thời gian mang thai có sử dụng kháng giáp trạng.

2. Tại tuyến Y Tế cơ sở chẩn đoán sớm suy giáp bẩm sinh.

a, Cần dựa vào................................

b, Trẻ có ............................. là nghĩ đến suy giáp trạng bẩm sinh.

3.Thời gian đầu điều trị suy giáp trạng bẩm sinh phải nằm bệnh viện

a, Để theo dõi và chỉnh liều cho thích hợp

b, Tránh các tai biến ............................

c, Tránh các tai biến ............................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu 1: Sai

Câu 2: Đúng

Câu 3: Đúng

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

Câu 1: - Rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp

           - Giảm TSH do tổn thương tuyến yên

Câu 2: - Bảng điểm Apgar

           - 5 điểm trở lên

Câu 3: - Suy tim

           - Suy thượng thận

CHƯƠNG 7 :  DINH DƯỠNG

DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI 1 TUỔI

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Tìm ý không phù hợp với tình hình nuôi con bằng sữa mẹ hiện nay trên thế giới:

a.Nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

@b.Hiện nay ở các nước đang phát triển phong trào nuôi con bằng sữa mẹ có xu hướng tăng lên rõ rệt.

c.Sữa mẹ là thức ắn tốt nhất không có một loại thức ăn nào có thể  thay thế được.

d.Nuôi con bằng sữa mẹ rẻ hơn so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò.

2. Lợi ích quan trọng nhất của việc nuôi con bằng sữa mẹ là:

a.Là một phong tục tập quán cổ truyền.

b.Đa số các bà mẹ nuôi con bằng sữa của minh.

c.Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích lớn về kinh tế

@d.Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần và vận động.

3. Yếu tố nào quan trọng nhất trong sữa mẹ đáp ứng đc nhu cầu tăng trưởng nhanh của não bộ trẻ em:

a.Hàm lượng protêin hòa tan trong sữa mẹ cao.                b.Hàm lượng lipit trong sữa mẹ cao.

@c.Nồng độ cao chất béo và đường lactose.                     d.Hàm lượng vitamin A cao.

4. Tìm ý không phù hợp với cơ chế bài tiết sữa:

a.Sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ.

b.Khi trẻ bú mẹ, xung động cảm giác đi từ núm vú lên tuyến yên.

@c.Prolactin có tác dụng làm co các cơ xung quanh tế bào tiết sữa.

d.Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm.

5. Tìm ý không phù hợp với cơ chế bài tiết sữa:

a.Protlactin là hocmon của thùy trước tuyến yên.

@b.Prolactin có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng.

c.Prolactin có tác dụng kích thích tế bào bài tiết sữa.

d.Phản xạ prolactin  gọi là phản xạ tạo sữa.

6. Tìm ý không phù hợp với cơ chế bài tiết sữa:

@a.Prolactin được sản xuất nhiều vào ban ngày.

b.Prolactin có tác dụng làm cho bà mẹ thư giãn.

c.Prolactin có tác dụng làm cho bà mẹ buồn ngủ.

d.Prolactin giúp cho bà mẹ chậm mang thai.

7. Tìm ý không phù hợp với cơ chế bài tiết sữa:

a.Oxytoxin là hocmon của thùy sau tuyến yên.

@b.Oxytoxin có tác dụng kích thích sản xuất sữa tại các nang sữa.

c.Oxytoxin có tác dụng co hồi tử cung giúp  bà mẹ cầm máu sau khi đẻ.

d.Phản xạ Oxytoxin dễ bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ và cảm giác.

8. Yếu tố  quan trọng nhất liên quan tới sự bài tiết sữa là:

a.Sự sản xuất sữa trong vú được tự điều chỉnh.

b.Nếu vú bài tiết nhiều sữa thì chất ức chế chặn các tế bào tiết sữa.

c.Nếu cho trẻ bú thì chất ức chế cũng ra theo, vú lại tạo được nhiều sữa hơn.

@d. Động tác bú của trẻ.

9. Tìm ý không phù hợp với yếu tô ăn uống ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa.

a.Cần bổ xung thức ăn cho người mẹ trong thời gian mang thai.

b.Nếu không đủ protêin động vật thì thay bằng đậu đỗ.

c.Nên ăn thêm rau xanh để cung cấp vitamin và muối khoáng.

@d.Không cần hạn chế các lọai gia vị.

10. Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất  ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa:

@a.Chế độ ăn uống.                                               b.Chế độ lao động hợp lý.

c.Hạn chế sử dụng thuốc.                                      d.Tinh thần thoải mái.

11. Thuốc nào sau đây ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa:

@a.Thuốc tránh thai có Ostrogen.                         b.Thuốc kháng sinh nhóm Aminozide

c.Thuốc hạ sốt Aspirin                                           d.Thuốc hạ sốt Paracetamol

12.Thuốc nào sau đây ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa:

a.Thuốc kháng sinh nhóm Betalactamin.               @b.Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazit.

c.Thuốc chống co thắt Spasmaverin                       d.Thuốc kháng sinh nhóm Macrrolit.

13. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa.

a.Đẻ dày.                b.Đẻ nhiều.                  c.Sức khỏe giảm sút.               @d. Đẻ sớm trước 20 tuổi.

14. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm của sữa non:

a.Là sữa được bài tiết trong vài ngày đầu sau khi đẻ.

b.Sữa non sánh đặc, màu vàng nhạt.

c. Sữa non cho nhiều năng lượng. 

@d.Sữa non chứa ít vitamin A hơn sữa thường.

15. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm của sữa non:

@a.Sữa non chứa ít chất kháng khuẩn.          

b.Sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp việc tống phân xu nhanh.

c.Sữa non có tác dụng ngăn ngừa vàng da.

d.Sữa non tuy số lượng ít nhưng thoả mãn được nhu cầu cho trẻ mới đẻ.

16. Hàm lượng Protêin trong sữa mẹ là:

a.0,8 g/lít.                           b.1,0g/lit.                     @c.1,07g/lít                            d.1,10g/lít

17. Hàm lượng Protêin trong sữa bò  là:

a.1,5 g/lít.                           b.2,2 g/lít.                    c.3,0g/lít.                                 @d.3,4g/lít.

18. Tỉ lệ Casein/Protêin nước sứa trong sữa mẹ là:

a.1/1,0.                                @b.1/1,2.                    c.1/1,5.                                                d.1/1,8.

19. Hàm lượng lipit trong sữa mẹ là:

a.3,5 g/lít.                           b.3,9g/lit.                     @c.4,2g/lít.                             d.4,5g/lít.

20.  Hàm lượng lipit trong sữa bò là:

a.3,5 g/lít.                           @b.3,9g/lit.                 c.4,2g/lít.                                 d.4,5g/lít.

21. Hàm lượng Lactose trong sữa mẹ là:

a.4,8 g/lít.                           b.6,5g/lit.                     c.7,0g/lít.                                 @d.7,4g/lít.

22. Hàm lượng Lactose trong sữa bò là:

a.4,2 g/lít.                           @b.4,8g/lit.                 c.5,2g/lít.                                 d.5,5g/lít.

23.  Hàm lượng Beta Retinon trong sữa mẹ là:

a.30 mcg/lít.                        b.40 mcg/lit.                c.50 mcg/lít.                            @d. 60 mcg/lít.

24. Hàm lượng Beta Retinon trong sữa bò là:

@a.31 mcg/lít.                    b.41 mcg/lit.                c.51 mcg/lít.                            d.61 mcg/lít.

25. Hàm lượng  Caroten trong sữa mẹ là:

@a. 0 mcg/lít.                     b.10 mcg/lit.                c.20 mcg/lít.                            d. 30 mcg/lít.

26. Hàm lượng  Caroten trong sữa bò là:

@a.19 mcg/lít.                    b.29 mcg/lit.                c.39 mcg/lít.                            d.49 mcg/lít.

27. Hàm lượng  Vitamin D trong sữa mẹ là:

a.0,51 mcg/lít.                     b.0,61 mcg/lit.             c.0,71 mcg/lít.                         @d.0,81 mcg/lít.

28.Hàm lượng  Vitamin D trong sữa bò là:

a.0,08 mcg/lít.                     @b.0,18 mcg/lit.         c.0,28 mcg/lít.                         d.0,38 mcg/lít.

29. Hàm lượng  Vitamin C trong sữa mẹ là

:

a.0,8 mg/lít.                        b.1,8 mg/lit.                 c.2,8 mg/lít.                             @d.3,8 mg/lít.

30. Hàm lượng  Vitamin C trong bò mẹ là:

@a.1,5 mg/lít.                     b.2,5 mg/lit.                 c.3,5 mg/lít.                             d.4,5 mg/lít.

31. Lượng  Thiamin  trong sữa mẹ là:

a.0,01 mg/lít.                      @b.0,02 mg/lit.           c.0,03 mg/lít.                           d.0,04 mg/lít.

32. Hàm lượng  Thiamin  trong sữa bò là:

a.0,02 mg/lít.                      b.0,03 mg/lit.               @c.0,04 mg/lít.                       d.0,05 mg/lít.

33. Hàm lượng  Riboflavin  trong sữa mẹ là:

a.0,01 mg/lít.                      b.0,02 mg/lit.               @c.0,03 mg/lít.                       d.0,04 mg/lít.

34. Hàm lượng Riboflavin trong sữa bò là:

@a.0,2 mg/lít.                     b.0,3 mg/lit.                 c.0,4 mg/lít.                             d.0,5 mg/lít.

35. Hàm lượng  Niacin  trong sữa mẹ là:

a.0,32 mg/lít.                      b.0,42 mg/lit.               c.0,52 mg/lít.                           @0,62 mg/lít.

36. Hàm lượng Niacin trong sữa bò là:

@a.0,89 mg/lít.                   b.0,99 mg/lit.               c.1,09 mg/lít                            d.1,19 mg/lít.

37.Hàm lượng  vitamin B12trong sữa mẹ là:

@a. 0,01 mcg/lít.                b.0,02 mcg/lit.             c.0,03 mcg/lít.                         d.0,04 mcg/lít.

38.Hàm lượng  vitamin B12trong sữa bò là:

a.0,11 mcg/lít.                     b.0,21 mcg/lit.             @c.0,31 mcg/lít.                      d.0,41 mcg/lít.

39.Hàm lượng  Axit Folic trong sữa mẹ là:

a.2,2 mcg/lít.                       b.3,2 mcg/lit.               c.4,2 mcg/lít.                           @d.5,2 mcg/lít.

40. Hàm lượng  Axit Folic trong sữa bò là:

@a5,2 mcg/lít.                    b.6,2 mcg/lit.               c.7,2 mcg/lít.                           d.8,2 mcg/lít.

41.Hàm lượng  Canxi trong sữa mẹ là:

@a.35 mg/lít.                      b.45 mg/lit.                  c.55 mg/lít.                              d. 65 mg/lít.

42. Hàm lượng  Canxi trong sữa bò là:

@a.124 mg/lít.                    b.134 mg/lit.                c.144 mg/lít.                            d.154 mg/lít.

43.Hàm lượng  Sắt trong sữa mẹ là:

@a.0,08 mg/lít                    .b.0,09 mg/lit.              c.0,1 mg/lít.                             d.0,11 mg/lít.

44.Hàm lượng  sắt trong sữa bò là:

a.0,02 mg/lít.                      b.0,03 mg/lit.               c.0,04 mg/lít.                           @d.0,05 mg/lít.

45.Hàm lượng  Đồng trong sữa mẹ là:

@a.39 mcg/lít.                    b.49 mcg/lit.                c.59 mcg/lít.                            d.69 mcg/lít.

46.Hàm lượng  Đồng trong sữa bò là:

a.11 mcg/lít.                        @b.21 mcg/lit.            c.31 mcg/lít.                            d.41 mcg/lít.

47.Hàm lượng  Axit Kẽm trong sữa mẹ là:

@a.295 mcg/lít.                  b.305 mcg/lit.              c.315 mcg/lít.                          d.325 mcg/lít.

48. Hàm lượng  Axit Kẽm trong sữa bò là:

@a.361 mcg/lít.                  b.371 mcg/lit.              c.381 mcg/lít.                          d.391 mcg/lít.

49.Tìm ý không phù hợp với thành phần Protit trong sữa mẹ:

@a.Hàm lượng Protit trong sữa mẹ cao hơn trong sữa bò.

b.Thành phần chủ yếu là protêin hoà tan.

c.Trong sữa mẹ có đủ các axit amin cần thiết.

d.Protit trong sữa mẹ khi vào tới dạ dày kết tủa thành những phân tử có kích thước nhỏ, dễ tiêu hoá.

50. Tỉ lệ axit béo không no trong sữa mẹ là:

a.30 %.                               b.40%.                         @c.50%.                                 d.60%

51. Tỉ lệ axit béo no trong sữa bò là:

a.43 %.                               b.53%.                         c.63%.                                     @d.73%

52. Lipit của sữa mẹ dễ tiêu hóa vì:

@a.Trong sữa mẹ có men Lipase.                          b.Sữa mẹ chứa nhiều axit béo no.

c.Sữa mẹ chứa nhiều cholestron.                            d.Sữa mẹ có hàm lượng lipit cao hơn sữa bò.

53.Tìm ý không phù hợp với thành phần Gluxit của sữa mẹ:

a.Hàm lượng Gluxit của sữa mẹ cao hơn sữa bò.

@b.Thành phần chủ yếu là đường anpha Lactose.

c.Là môi trường tốt cho vi khuẩn Bifidus phát triển.

d.Hàm lượng beta lactose trong sữa mẹ cao hơn trong sữa bò.

54. Tìm ý không phù hợp với thành phần các Globulin miễn dịch trong sữa mẹ:

@aHàm lượng IgA tiết  cao nhất trong sữa non   b.IgA tiết được hấp thu vào cơ thể qua niêm mạc ruột non

c.IgA tiết hoạt động chủ yếu tại ruột                     d.IgA tiết chống lại một số vi khuẩn như E. Coli.

55.Trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy hơn sữa bò vì:

a.Sứa mẹ có hàm lượng đường cao hơn sữa bò.

b.Sữa mẹ chứa nhiều Casein hơn sữa bò.

c.Sữa mẹ chứa nhiều axit béo no.

@d.Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ, vi khuẩn không có điều kiện phát triển.

56. Tìm ý không phù hợp với thành phần các chất kháng khuẩn trong sữa mẹ:

a.Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát triển.

@b.Lactoferin là một emzym có tác dụng diệt khuẩn.

c.Trong sữa mẹ có chứa các limpho bào sản xuất IgA tiết và interferon có tác dụng ức chế hoạt động của một số loại virus.

d.Trong sữa mẹ có chứa các đại thực bào và bài tiết Lysozym, lactoferin.

57. Sau khi đẻ cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ:

@a.Cho trẻ bú ngày, càng sớm, càng tốt.                                      b.Cho trẻ bú mẹ sau 1 giờ.

c.Cho trẻ bú mẹ  sau 2 giờ.                                                                        d.Cho trẻ bú mẹ  sau 4 giờ.

58.  Lợi ích quan trọng nhất của việc cho trẻ bú sữa mẹ sớm là:

@a.Kích thích sữa bài tiết sớm và trẻ bú được sữa non.               b.Hạn chế rụng trứng ở mẹ.

c.Giúp co hồi tử cung tốt giảm nguy cơ chảy máu.                       d.Giảm nguy cơ thiếu máu cho trẻ.

59. Nên cho trẻ bú:

@a.Theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.                                                b.Cho trẻ bú 8 lần/ngày.

c.Cho trẻ bú 10 lần/ngày.                                                               d.Cho trẻ bú 12 lần/ngày.

60. Tìm ý sai trong tư thế cho trẻ bú mẹ:

a.Có thể ngồi hoặc nằm cho trẻ bú.                                    b.Khi bú bế trẻ áp sát vào lòng.

@c.Để đầu trẻ cao hơn thân.                                             d.Miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú

61.Khi cho trẻ bú mẹ nên bú kiệt một bên rồi mới chuyển sang bên kia nhằm.

a.Để trẻ được hưởng phần sữa cuối giầu protêin.             

b.Để trẻ được hưởng phần sữa cuối giầu vitamin.

@c. Để trẻ được hưởng phần sữa cuối giầu chất béo

d.Để trẻ được hưởng phần sữa cuối giầu đường lactose

62. Thời gian cho trẻ  bú mẹ hòan toàn tốt nhất là:

a.2-3 tháng.                                    @b.4-6 tháng.                         c.7-8 tháng.                             d.Trên 8 tháng.

63. Đối với trẻ đẻ non thấp cân chưa có phản xạ bú nên:

a.Cho trẻ ăn bằng sữa bò.                                                   b.Nuôi dưỡng bằng đướng tĩnh mạch.

@c.Vắt sữa mẹ đổ thìa hoặc cho ăn sonde.                       d.Nuôi trẻ bằng nước cháo đường. 

64. Thời gian cho trẻ bú mẹ trung bình là:

a.12 tháng                           @b. 12-18 tháng.                    c.18-24 tháng                          d.>24 tháng.

65. Để đảm bảo tốt cho quá trình bài tiết sữa sau này, trong quá trình mang thai người mẹ cần tăng cân tối thiểu là:

a.8 kg.                                 b.10 kg.                                   @c. 12 kg.                               d.14 kg.

66.Trong các loại protêin thực vật, protêin của loại nào tốt nhất. 

a.Ngô                                  b.Mì                                         c.Khoai                                    @d.Gạo

67.Tìm ý không phù hợp với thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ xung.

a.Cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ không hấp thu được, dễ bị rối loạn tiêu hoá.

b.Bổ xung thức ăn quá muộn làm trẻ hay bị xanh xao, thiếu máu.

@c.Từ tháng thứ 5 bắt đầu tập cho trẻ ăn bột bằng thìa và ăn chính thức vào tháng thứ 6.

d.Từ 7-8 tháng ngoài bú mẹ cho trẻ ăn thêm 2 bữa bột đặc.

68. Protêin của loại đậu nào có giá trị sinh học cao nhất:

a.Đậu đen.                          b.Đậu xanh.                             @c.Đậu nành.                         d.Đậu trắng.

69. Lọai thức ăn nào cung cấp năng lượng chủ yếu trong khẩu phần ăn của trẻ em nước ta:

@a. Gạo.                            b.Mỡ.                                      c.Thịt.                                      d.Rau xanh.

70.Trẻ 5 tháng tuổi ăn bổ xung ngày mấy bữa:

@a.1 bữa.                           b.2 bữa.                                   c.3 bữa.                                   d.4 bữa

71.Trẻ 9-12 tháng tuổi ăn bổ xung ngày mấy bữa:

@a.1 bữa.                           b.2 bữa.                                   c.3 bữa.                                   d.4 bữa.

72.Thức ăn bổ xung cho trẻ  10 tháng tuổi là:

a.Bột lỏng.                          @b.Bột đặc.                            c.Nước cháo đường.               d.Cơm nghiền.

II. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Bổ xung ưu điểm của sữa non

.

A. Là sữa được tiết ra trong những ngày đầu sau đẻ, có hàm lượng đạm rất cao, cho năng lượng cao.

B. Có hàm lượng kháng thể cao

C........................................................................................................

2.  Bổ xung ưu điểm của Protêin trong sữa mẹ so với sữa bò

A.Hàm lượng Protêin trong sữa mẹ thấp hơn nhưngchấtlượngtốt hơn.

B.Thành phần chủ yếu là: Protêin hoà tan nên dễ tiêu hoá hơn.

C. ....................................

3.  Thành phần Protein nước sữa trong sữa mẹ ..............so với sữa bò nên dễ tiêu hoá hơn

4. Sữa mẹ có axit béo cần thiết như axit Linileic và axit Linolenic cần thiết cho.............................

5.  Lipit của sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn sữa bò vì có men.............................

6. Một số đường Lactose khi vào ruột chuyển thành axit lac tic, tạo môi trường thuận lợi cho...................................................

7. Trong sữa mẹ có các tế bào, lympho bào  sản xuất IgA tiết và Interfron có tác dụng...................

8. Nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ nhờ.

 A. Giúp cho bà mẹ chậm mang thai.

 B. Cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ có tác dụng giúp tử cung co hồi  để cầm máu, chống thiếu máu

  C. ....................................................................

9. Phản xạ oxytocin chịu ảnh hưởng bởi.............................................................

10. Kể tên 2 hocmôn lên quan tới sự bài tiết sữa.

a............................

b.............................

11. Bổ xung nguyên tắc cho con bú.

A.........................................................

B. Cho trẻ bú theo nhu cầu tự nhiên, bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu.

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Có hàm lượng vitamin A cao gấp 5-10 lần so với sữa thường

2. Có đủ axit amin cần thiết

3. Có nhiều protêin hòa tan hơn

4. Sự phát triển của não bộ

5. Lipaza

6. Vi khuẩn Lactobacilus Bifidus phát triển

7. ức chế họat động của một số lọai virus

8.  Giảm nguy cơ ung thư vú

9.  ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ

10. a. Prolactin

10. b. Oxytoxin

11.  Cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt

DINH DƯỠNG TRẺ TRÊN 1 TUỔI

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Tìm ý không phù hợp với vai trò của năng lượng trong cơ thể:

a.Năng lượng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể.

@b.Tầm quan trọng của năng lượng chỉ đứng sau Protêin.

c.Tầm quan trọng của năng lượng chỉ đứng sau oxy

d.Tầm quan trọng của năng lượng chỉ đứng sau nước

2.  Tìm ý không phù hợp với nhu cầu năng lượng cho trẻ em:

@a.Nhu cầu năng lượng giống nhau giữa các cá thể.

b.Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi.

c.Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào giới.

d.Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

3. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em 1-2 tuổi trong 1 ngày theo FaO/WHO

@a.1133 Kcal.                   b.1153 Kcal                             c.1233Kcal.                             d.1253 Kcal.

4. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em 2-3 tuổi trong 1 ngày theo FaO/WHO

a.1110 Kcal.                       b.1210 Kcal.                            @c.1310Kcal.                         d.1410 Kcal.

5. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em 3-4 tuổi trong 1 ngày theo FaO/WHO

@a.1510 Kcal.                   b.1610 Kcal.                            c.1710Kcal.                             d.1810 Kcal.

6. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em 4-5 tuổi trong 1 ngày theo FaO/WHO

a.1403 Kcal.                       b.1503 Kcal.                            c.1603 Kcal.                            @d.1703 Kcal

7. Tìm ý phù hợp với yêu cầu về đậm độ nhiệt thức ăn thích hợp cho trẻ nhỏ

a.0,5 -1,0  Kcal/g.               b.1,0 -1,5  Kcal/g.                   @c.1,5 - 2,0  Kcal/g.               d.2,0 - 2,5  Kcal/g

8.  Tìm ý không phù hợp với nhu cầu của năng lượng đối với cơ thể:

a.Năng lượng cho chuyển hoá cơ thể                                b.Năng lượng cho tăng trưởng ở trẻ em

c.Năng lượng động lực đặc hiệu của thức ăn                     @d.Năng lượng dự trữ.

9.  Tìm ý không phù hợp biện pháp làm tăng thêm đậm độ nhiệt trong thức ăn:

a.Cho thêm dầu, mỡ vào thức ăn                                                   b.Bớt nước khi nấu.

c.Sử dụng các loại ngũ cốc đã lên mộng làm bột cho trẻ.              @d. Cho thêm vitamin B1.

10. Vai trò quan trọng nhất của protêin trong cơ thể là:

@a.Protêin là vật liệu xây dựng lên các tế bào mô, cơ quan.

b.Protêin là cung cấp năng lượng cho cơ thể.

c.Protêin tham gia cấu tạo nên các tổ chức tế bào.

d.Protêin cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tạo thành các dịch tiêu hoá.

11.Tìm ý không phù hợp với chất lượng của protêin:

a.Chất lượng của protêin phụ thuộc vào số lượng, thành phần các axit amin tạo nên

b.Cơ thể chỉ sử dụng được các a.amin để tổng hợp protêin khi chúng có mặt đồng bộ với một tỉ lệ nhất định.

@c.Protêin thực vật thường có đủ axit amin cần thiết và tỉ lệ cân đối hơn protêin thực vật.

d.Sự thiếu hụt một axit amin cần thiết còn gọi là yếu tố hạn chế của thực phẩm.

12. Nhu cầu của protêin ở trẻ 1-2 tuổi theo FaO/WHO trong 1 ngày là:

a.20,3g                                b.21,3 g                                   c.22,3g                                                @d.23,3g

13. Nhu cầu của protêin ở trẻ 2-3 tuổi theo FaO/WHO trong 1 ngày là:

a.@ 25,9g                           b.26,4 g                                   c.27,3g                                                d.28,2g

14. Nhu cầu của protêin ở trẻ 3-4 tuổi theo FaO/WHO trong 1 ngày là:

a.26,4g                                b.27,5 g                                   @c.28,6g                                 d.30,0g

15. Nhu cầu của protêin ở trẻ 4-5 tuổi theo FaO/WHO trong 1 ngày là:

@a.30,4g                            b.31,5 g                                   c.32,8g                                                d.33,2g

16.số nhiệt lượng do Protêin cung cấp cần chiếm tỉ lệ % toàn bộ năng lượng của khẩu phần ăn là:

a.5-10%                              @b.10-14%                             c.15-18%                                 d.19-22%

17. Tìm  ý không phù hợp với vai trò của lipit trong cơ thể:

a.Là chất dinh dưỡng có đậm độ nhiệt cao nhất.

@b.Lipit không tham gia cào việc cấu tạo nên màng tế bào, mô não.

c.Là nguồn cung cấp vitamin tan trong dầu cho cơ thể.

d.Là nguồn cung cấp các phospholipit cho cơ thể.

18. Nhu cầu của Lipit ở trẻ 3-5 tuổi  trong 1 ngày là:

a.1- 2g                                b.2-3 g                                     @c.3- 4 g                                d.4-5g

19. Số nhiệt lượng do Lipit cung cấp nên chiếm tỉ lệ % toàn bộ năng lượng của khẩu phần ăn ở trẻ 3-5 tuổi  là:

a.10%.                                b.20%.                                     c.30%                                      @d.40%.

20. Nhu cầu của Lipit ở trẻ lớn  trong 1 ngày là:

a.1- 2g.                               @b. 2-3 g.                               c.3- 4 g.                                   d.4-5g.

21. Số nhiệt lượng do Lipit cung cấp nên chiếm tỉ lệ %toàn bộ năng lượng của khẩu phần ăn ở trẻ lớn là:

a.20%.                                @b.30%.                                 c.40%.                                     d.50%.

22.  Tìm ý không phù hợp với nguồn cung cấp các chất béo cho cơ thể:

@a.Mỡ động vật ở biển, cá cho nhiều axit béo no, khó hấp thu.

b.Bơ có chứa nhiều vitamin a,D.

c.Dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no.

d.Dầu thực vật chứa nhiều Vitamin E, Lecithine.

23. Tìm ý không phù hợp với vai trò của gluxit trong cơ thể:

a.Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

b.Là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền.

c.Là nguồn cung cấp năng lượng nhanh cho các hoạt động thể lực

@d.Gluxit không có vai trò tạo hình.

24. Tìm ý đúng với nhu cầu Gluxit cho cơ thể:

a.5 g/.kg/ngày.                    b.6-8g/kg/ngày.                       c.8-10g /kg/ngày.                    @d. 10-15g/kg/ngày

25.Số nhiệt lượng do Gluxit cung cấp nên chiếm tỉ lệ % toàn bộ năng lượng của khẩu phần ăn:

a.20-30%.                           b.30-40%.                                c.40-50%.                                @d.50 -60%

26. Nhu cầu Na+ cho trẻ em/ngày là.

a.1,0 mEq/kg.                     b.1,5 mEq/kg.                          @c.2,0 mEq/kg.                      d.2,5 mEq/kg.

27.  Nhu cầu K+ cho trẻ em/ngày  là.

a.1,0 mEq/kg.                     @b.1,5 mEq/kg.                      c.2,0 mEq/kg.                          d.2,5 mEq/kg.

28. Nhu cầu Canxi cho trẻ em/ngày  là.

a.100-200mg/kg.                b.200-300mg/kg.                     c.300-400mg/kg.                     @d.400-500mg/kg.

29. Nhu cầu  Fe cho trẻ em/ngày  là.

@a.1mg/kg.                        b.2mg/kg.                                c.3mg/kg.                                d.4mg/kg.

30. Nhu cầu Vitamina cho trẻ 1-2 tuổi /ngày là:

a.200

g.                            @b.250

g.                             c.300

g.                                 d.350

g.

31. Nhu cầu Vitamina cho trẻ 3-4 tuổi /ngày là:

a.200

g.                            @b.250

g.                             c.300

g.                                 d.350

g.

32. Nhu cầu Vitamina cho trẻ 4-5 tuổi /ngày là:

a.200

g.                            b.250

g.                                 @c.300

g.                             d.350

g.

33. Nhu cầu Vitamina cho trẻ 4-5 tuổi /ngày là:

a.200

g.                            b.250

g.                                 @c.300

g.                             d.350

g.

34. Nhu cầu Vitamin D cho trẻ 1-2 tuổi /ngày là:

@a.10

g.                           b.20

g.                                   c.30

g.                                   d.40

g.

35. Nhu cầu VitaminC cho trẻ 4-5 tuổi /ngày là:

a.10 mg.                              @b.20mg.                               c.30mg.                                   d.40mg.

36.  Nhu cầu Vitamin B1 cho trẻ 1-3 tuổi /ngày là:

@a.0,5 mg.                         b.1,0mg.                                  c.1,5 mg.                                 d.2,0mg.

37. Nhu cầu Vitamin B1 cho trẻ 3-4 tuổi /ngày là:

a.0,5 mg.                             @b.0,6mg.                              c.0,7 mg.                                 d.0,8mg.

38. Nhu cầu Vitamin B1 cho trẻ 4-5 tuổi /ngày là:

a.0,5 mg.                             @b.0,7mg.                              c.1,0 mg.                                 d.1,2mg .

39. Nhu cầu Vitamin B2 cho trẻ 1-2 tuổi /ngày là:

@a.7,6 mg.                         b.9,5mg.                                  c.10,6 mg.                               d.11,0mg.

40. Nhu cầu Vitamin B2 cho trẻ 2-3 tuổi /ngày là:

@a. 8,6 mg.                        b.9,6mg.                                  c.10,4mg.                                d.12,0mg.

41. Nhu cầu Vitamin B2 cho trẻ 3-4 tuổi /ngày là:

a.8,2 mg.                             @b.9,6mg.                              c.10,2mg.                                d.11,2mg.

42. Nhu cầu Vitamin B2 cho trẻ 4-5 tuổi /ngày là:

a.8,2 mg.                             b.9,2mg.                                  c.10,2mg.                                @d.11,2mg.

43. Nhu cầu axit Folic cho trẻ 1-5 tuổi /ngày là:

a.60

g                                .b.80

g.                                   @c.100

g.                             d.120

g.

44. Nhu cầu Vitamin B12 cho trẻ 1-4 tuổi /ngày là:

@a.0,9

g.                          b.1,5

g.                                   c.1,9

g.                                  d.2,5

g.

45. Nhu cầu Vitamin B12 cho trẻ 4-5 tuổi /ngày là:

a.1,0

g.                             @b.1,5

g.                               c.2,0

g.                                  d.2,5

g.

46.  Nhu cầu nước đối với trẻ nhỏ/ngày chiếm % trọng lượng cơ thê:

a.10-11%.                           @b.12-15%.                            c.16-18%.                                d.19-20%.

47.   Nguyên tắc đúng nhất cho trẻ trên 1 tuổi ăn tốt nhất là:

a.Cho trẻ ăn từ từ ít một, tăng dần để tránh rối loạn tiêu hóa.

b.Cần cho trẻ ăn nhiều gluxit để đảm bảo cung cấp năng lượng .

c.Cần cho trẻ ăn thêm dầu, mỡ để tăng cường năng lượng.

@d.Cho trẻ ăn 3 bữa/ngày.

48. Trẻ ăn cơm nát khi trẻ được bao nhiêu tuổi:

a.1 tuổi.                              b.2 tuổi.                                   @c.3 tuổi.                               d.4 tuổi.

49. Số bữa ăn trung bình cho trẻ trên 1 tuổi/ngày là:

a.3-4 bữa.                           @b.4-5 bữa.                            c.5-6 bữa.                                d.6-7 bữa.

50.  Thức ăn cho trẻ trên 1 tuổi cần chế biến dưới dạng ninh nhừ, nghiền nhỏ vì:

a.Răng của trẻ chưa mọc đủ.                                             

@b.Cơ nhai còn yếu.

c.Dạ dày co bóp yếu.                                                        

d.Các men tiêu hóa còn ít.

51. Tìm ý sai trong số lượng thức ăn trong ngày dành cho trẻ 13-18 tháng tuổi.

a.Gạo: 130g                        b.Rau  50g                               @c.Đậu đỗ 10g                       d.Thịt 20g.

52. Tìm ý sai trong 1 bát cháo đậu xanh ăn sáng dành cho trẻ 13-18 tháng tuổi.

@a.Gạo: 90g                      b.Dầu  50g                              c.Đậu xanh 20g                       d.Thịt 20g.

53.  Tìm ý sai trong 1 bữa cháo rau thịt ăn trưa dành cho trẻ 13-18 tháng tuổi

.

a.Gạo: 50g                          b.Thịt  20g                               c.Rau  20g                               @d.Dầu  20g.

54. Tìm ý sai trong số lượng thức ăn trong ngày dành cho trẻ 13-18 tháng tuổi.

a.Gạo: 200g                        b.Rau  100g                             c.Đậu phụ 100g                       @d.Thịt 50g.

55. Tìm ý sai trong 1 bữa cháo đậu xanh dành cho trẻ 19-36 tháng tuổi ăn sáng.

@a.Gạo: 60g                      b.Đậu xanh  20g                      c.Đường  20g                          d.Dầu  10g.

56. Tìm ý sai trong 1 bữa cháo rau thịt dành cho trẻ 19-36 tháng tuổi ăn sáng.

a.Gạo: 80g                          @b.Thịt  20g                           c.Rau  50g                               d.Dầu  10g.

SUY DINH DƯỠNG PROTÊIN NĂNG LƯỢNG

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm của bệnh suy dinh dưỡng:

a.Hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

b.Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất.

@c.Suy dinh dưỡng không ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần.

d.Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ.

2.Tìm ý sai trong các đặc điểm dịch tễ học của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em:

a.Hiện nay theo ước tính của tổ chức y tế thế giới ở các nước đang phát triển có 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng.

b.Hàng năm ở các nước đang phát triển có 12,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.

@c.Suy dinh dưỡng dù là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cũng chiếm tới 30%

d.Suy dinh dưỡng là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em tại các nước đang phát triển cùng với viêm phổi, ỉa chảy.

3. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm dịch tễ học bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam.

a.Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 1995 là 45%.

b.Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm xuống khá nhanh trong những năm gần đây.

@c.Theo niên giám thống kê Bộ Y tế năm 2001 tỉ lệ suy dinh dưỡng còn 40%.

d.Đặc biệt là tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nặng còn rất ít.

4.Nguyên nhân quan trọng nhất gây suy dinh dưỡng là:

@a. Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng trẻ.       b.Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch.

c.Gia đình đông con.d.Dịch vụ y tế kém.

5. Nguyên nhân quan trọng nhất gây suy dinh dưỡng là:

@a.Sau khi mắc nhiễm khuẩn: Sởi, lỵ.b.Trẻ đẻ thấp cân.

c.Kinh tế gia đình khó khăn.d.Viêm Va cấp.

6.Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo WHO, độ I khi cân nặng của trẻ là dưới:

a.-1 đến -2 SD                    @b.-2 đến -3 SD.                    c.-3 đến - 4 SD.                       d.-4 đến - 5 SD.

7.Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo WHO, độ II khi cân nặng của trẻ là dưới

:

a.- 1 đến -2 SD.                  b.- 2 đến -3 SD.                       @c.- 3 đến - 4 SD.                  d.- 4 đến - 5 SD.

8.Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo WHO, độ III khi cân nặng của trẻ là dưới:

a. - 1 đến -2 SD.                 b.- 2 đến -3 SD.                       c.- 3 đến - 4 SD.                      @d.-4 đến - 5 SD.

9.Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo WHO, độ I khi cân nặng của trẻ là còn lại % so với cân của trẻ bình thường cùng lứa tuổi :

a.90-100%                          b.80-90%.                                @c.70-80%                             d.60 - 70%.

10.Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo WHO, độ II khi cân nặng của trẻ là còn lại % so với cân của trẻ bình thường cùng lứa tuổi :

a.90-100%.                         b.80-90%.                                c.70-80%.                                @d.60-70%.

11.Phân loại mức độ suy dinh dưỡng theo WHO, độ III khi cân nặng của trẻ là còn lại % so với cân của trẻ bình thường cùng lứa tuổi :

a.80-90%.                           b.70-80%.                                c.60-70%                                 @d.<60%

12.Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow, trẻ được xếp loại là còi cọc khi:

a.Cân nặng < 80% và chiều cao > 90%.                             @b.Cân nặng > 80% và chiều cao  < 90%

c.Cân nặng < 80% và chiều cao < 90%                              d.Cân nặng > 80% và chiều cao  > 90%

13. Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow, trẻ được xếp loại là bình thường khi:

a.Cân nặng < 80% và chiều cao > 90%                              b.Cân nặng > 80% và chiều cao  < 90%

c.Cân nặng < 80% và chiều cao < 90%                              @d.Cân nặng > 80% và chiều cao  > 90%

14. Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow, trẻ được xếp loại là gầy mòn khi:

a.@Cân nặng < 80% và chiều cao > 90%                          b.Cân nặng > 80% và chiều cao  < 90%

c.Cân nặng < 80% và chiều cao < 90%                              d.Cân nặng > 80% và chiều cao  > 90%

15.Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow, trẻ được xếp loại là gầy mòn và  còi cọc khi:

a.Cân nặng < 80% và chiều cao > 90%                              b.Cân nặng > 80% và chiều cao  < 90%

@c.Cân nặng < 80% và chiều cao < 90%                         d.Cân nặng > 80% và chiều cao  > 90%

16.Phân loại suy dinh dưỡng theo Wellcome, trẻ được xếp loại là Kwashiorkor khi:

a.@ Cân nặng < 60-80% và có phù                                   b.Cân nặng 60- 80% và không phù

c.Cân nặng < 60% và có phù                                             d.Cân nặng < 60% không phù

17.Phân loại suy dinh dưỡng theo Wellcome, trẻ được xếp loại là Marasmus khi:

a.Cân nặng < 60-80% và có phù                                        b.Cân nặng 60- 80% và không phù

c.Cân nặng < 60% và có phù                                             @d. Cân nặng < 60% không phù

18.Phân loại suy dinh dưỡng theo Wellcome, trẻ được xếp loại là Kwashiorkor - Marasmus khi:

a.Cân nặng < 60-80% và có phù                                        b.Cân nặng 60- 80% và không phù

@c.Cân nặng < 60% và có phù                                          d.Cân nặng < 60% không phù

19.Phân loại suy dinh dưỡng theo Wellcome, trẻ được xép loại là suy dinh dưỡng độ I,II  khi:

a.Cân nặng < 60-80% và có phù                                        @b.Cân nặng 60- 80% và không phù

c.Cân nặng < 60% và có phù                                             d.Cân nặng < 60% không phù

20.Một trẻ được đánh giá là gầy mòn có nghĩa là:

a.Trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính.

@b.Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính.

c.Trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính, hiện tại cơ thể vẫn tiếp tục bị suy mòn.

d.Những trẻ này không cần thiết phải hồi phục dinh dưỡng một cách cấp bách.

21.Với mục đích phân lọai suy dinh dưỡng, cách phân lọai nào dưới đây là tiện lợi nhất

:

@a.Phân lọai dựa vào cân nặng theo WHO.                     b.Phân lọai theo Waterlow.

c.Phân lọai theo Jellife.                                                      d.Phân lọai suy dinh dưỡng dựa vào vòng cánh tay

22.Việc đánh giá mức độ còi cọc và gầy mòn có tác dụng:

@a.Cung cấp thông tin tốt để đánh giá riêng rẽ từng trẻ bị suy dinh dưỡng.

b.Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho cả cộng đồng.

c.Để phân lọai nhanh tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.

d.Giúp cho việc xác định nguyên nhân suy dinh dưỡng.

23.Tìm ý không phù hợp với cơ chế rối loạn nước - điện giải của trẻ suy dinh dưỡng:

@a.Tổng lượng nước trong cơ thể giảm.                           b.Nước trong khu vực gian bào tăng gây phù.

c.Natri toàn phần tăng.                                                       d.Natri huyết tương có thể thấp.

24.Tìm ý không phù hợp với cơ chế gây phù trong suy dinh dưỡng:

a.Nồng độ albumin huyết tương thấp                                @b.Nồng độ aflatoxin huyết tương thấp

c.Nồng độ Feritin huyết tương cao.                                   d.Kali máu thường hạ.

25.Tìm ý không phù hợp với đặc điểm biến loạn protêin huyết tương ở trẻ suy dinh dưỡng:

a.Do thiếu protêin, các tổ chức cơ thể bị phá huỷ để bù đắp vào sự thiếu hụt đó.

@b.albumin huyết tương tăng.

c.Protêin huyết tương vận chuyển như transferin giảm.

d.Beta lipoprotêin giảm làm thiếu hụt các vitamin tan trong dầu.

26. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm biến loạn Hydrat cacbon huyết tương ở trẻ suy dinh dưỡng:

a.Hấp thu hydrat carbon giảm khi trẻ bị tiêu chảy.            @b.Hoạt tính của Insulin giảm.

c.Dự trữ glycogen ở gan và cơ giảm.                                 d.Khả năng tích tụ glycogen mới từ axit amin giảm

27. Tìm ý không phù hợp với biến đổi hệ thống tim mạch ở trẻ suy dinh dưỡng:

a.Cơ tim yếu hơn bình thường.                                          @b. Cung lượng tim tăng.

c.Huyết áp hạ         .                                                           d.Tưới máu ở thận giảm.

28.Tìm ý không phù hợp với biến đổi chức năng thận ở trẻ suy dinh dưỡng.

a.Mức lọc cầu thận giảm                                                    @b.Khả năng cô đặc nước tiểu tăng.

c.Chức năng ống thận giảm.                                              d.Khả năng pha loãng nước tiểu bị hạn chế.

29.Tìm ý không phù hợp với biến đổi chức năng dạ dày, ruột ở trẻ suy dinh dưỡng:

@a.Lượng axit trong dịch vị tăng.                                                b.ở ruột các tế bào hấp thu bị tổn thương thoái hoá

c.Men tiêu hoá của tuỵ giảm.                                             d.Các men tiêu hoá của ruột giảm.

30.Nguyên nhân quan trọng nhất của thiếu máu trong suy dinh dưỡng là:

a.Trẻ bi suy dinh dưỡng thường có nhiễm khuẩn kèm theo.

@b.Thiếu sắt  và axit folic.

c.Do hồng cầu dễ bị vỡ sau khi được sản sinh.

d.Thiếu máu là sự thích nghi của cơ thể với sự giảm nhu cầu oxy tổ chức.

31.Tìm ý không phù hợp với các xét nghiệm miễn dịch trong suy dinh dưỡng nặng:

a.Limpho máu ngoại biên giảm.                             b.Trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

@c.Limpho T  tăng.                                               d.Phản ứng mantoux chỉ (+) ở 40% bệnh nhân bị lao

32.Tìm ý không phù hợp với đặc điểm hệ thống miễn dịch ở trẻ suy dinh dưỡng.

a.Đáp ứng miễn dịch bị suy giảm                           @b. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào tăng.

c.Hoạt tính thực bào giảm.                                     d.Iga giảm tiết.

33. không phù hợp với biến đổi ở hệ nội tiết trong suy dinh dưỡng:

@a.Hormôn tăng trưởng tăng.

b.Hoạt tính của somatomedin thấp nên trẻ không lớn được.

c.Hormon tuyến giáp giảm.

d.Sự bài tiết hoc môn giảm làm ảnh hưởng làm chậm phát triển cơ thể.

34.Nguyên nhân quan trọng nhất gây tổn thương da ở trẻ suy dinh dưỡng là:

a.Do trẻ bị phù.                                                                 

@b.Do thiếu vitamin, kẽm và các axit amin.

c.Do miễn dịch tế bào giảm.                                              d.Do miễn dịch dịch thể giảm.

35. Biểu hiện mất lớp mỡ dưới da của trẻ suy dinh dưỡng độ I là:

a.Chưa mất lớp mỡ dưới da.                                              @b.Lớp mỡ dưới da bụng mỏng.

c.Mất lớp mỡ dưới da bụng.                                              d.Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông.

36. Tìm ý phù hợp với biểu hiện rối loạn tiêu hóa của trẻ suy dinh dưỡng độ I:

@a.Trẻ vẫn thèm ăn, chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.            

b.Trẻ mất cảm giác thèm ăn.

c.Trẻ mất cảm giác thèm ăn và thường xuyên rối loạn tiêu hóa.   

d.Trẻ vẫn thèm ăn nhưng thường xuyên rối loạn tiêu hóa.                       

37. Biểu hiện mất lớp mỡ dưới da của trẻ suy dinh dưỡng độ II là:

a.Lớp mỡ dưới da bụng mỏng.                                          b.Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông.

@c.Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi.                                    d.Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má.

38. Tìm ý phù hợp với biểu hiện rối loạn tiêu hóa của trẻ suy dinh dưỡng độ I:

a.Trẻ vẫn thèm ăn, chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.                

@b.Trẻ có thể biếng ăn và rối loạn tiêu hóa từng đợt.

c.Trẻ mất cảm giác thèm ăn và thường xuyên rối loạn tiêu hóa.   

d.Trẻ vẫn thèm ăn nhưng thường xuyên rối loạn tiêu hóa.                       

39.Tìm ý không phù hợp với đặc điểm lâm sàng của suy dinh dưỡng thể Marasmus:

a.Cân nặng còn dưới 60%.                                                 b.Không phù.

@c.Có mảng sắc tố trên da toàn thân.                               d.Mất hết lớp mỡ dưới da.

40. Tìm ý phù hợp với biểu hiện rối loạn tiêu hóa của trẻ suy dinh dưỡng thể Marasmus:

a.Trẻ vẫn thèm ăn, chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.                

@b. Trẻ kém ăn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, ỉa phân lỏng, sống phân .

c.Trẻ mất cảm giác thèm ăn và thường xuyên rối loạn tiêu hóa.   

d.Trẻ vẫn thèm ăn nhưng thường xuyên rối loạn tiêu hóa.                       

41.Tìm ý không phù hợp với đặc điểm lâm sàng của suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor:

@a.Cân nặng còn dưới 60% so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi.                      b.Phù toàn thân.

c.Trẻ kém ăn, nôn, ỉa phân lỏng, sống, có nhầy mỡ.                                              d.Gan to do thoái hoá mỡ.

42.Tìm ý không phù hợp với tính chất phù trong Kwashiorkor:

a.Phù trắng.                                    b.Phù mềm.                 c.ấn lõm.                                  @d.Phù từ mặt xuống chân.

43.Tìm ý không phù hợp với đặc điểm lớp mỡ dưới da của trẻ Kwashiorkor:

@a.Mất hết lớp mỡ dưới da.                                 b.Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc.

c.Mất lớp mỡ dưới da bụng.                                  d.Mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mông.

44.Tìm ý không phù hợp với đặc điểm lâm sàng của trẻ suy dinh dưỡng thể Marasmus.

a.Trong Marasmus trẻ gầy đét, da bọc xương.

b.Trong Marasmus vẻ mặt như cụ già.

@c.Trong Marasmus trẻ phù nhẹ 2 chân.

d.Trong Marasmus các cơ nhẽo làm ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ.

45. Điện di protit máu, albumin máu giảm nhiều nhất trong suy dinh dưỡng thể:

a.Độ II.                               b.Thể phối hợp.           @c.Thể Kwashiorkor.             d.Thể Marasmus.

46.Tìm ý không phù hợp với xét nghiệm protit trong suy dinh dưỡng thể marasmus:

a.Protit máu bình thường.                                      @b.albumin giảm nặng.

c.Tỉ lệ a/G bình thường.                                         d.Chỉ số Whitehead bình thường.

47.Tìm ý không phù hợp với xét nghiệm protit trong suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor:

a.Protit máu giảm nặng.                                         b.albumin giảm nặng.

c.Tỉ lệ a/G đảo ngược.                                            @d.Chỉ số Whitehead giảm.

48. Chỉ số White head bình thường là:

a.<0,5                                 @b.0,8-2.                                c.2-3.                           d.> 3.

49. Tìm ý không phù hợp với biến đổi nước tiểu trong bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em:

a.Số lượng nước tiểu giảm.                                    b.Nước tiểu có màu vàng.

@c. Tỉ số Urê/crêatinin tăng.                                 d.Có thể có albumin niệu.

50. Tìm ý không phù hợp với biến đổi dịch tiêu hóa trong bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em:

a.Độ toan tòan phần giảm.                                     @b. Độ toan tự do tăng.

c.Men pepsin giảm.                                                d.Men lipase giảm.

51.Tìm ý không phù hợp với biện pháp bồi phục nước điện giải cho trẻ suy dinh dưỡng bị mất nước nhẹ và trung bình:

a.Cho trẻ uống ORS  50-100ml/kg/6 giờ.

@b.Truyền Ringerlactat 100 ml/kg trong 3 giờ.

c.Đánh giá lại sau 6 giờ nếu diễn biến tốt cho trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa pha loãng.

d.Đánh giá lại sau 6 giờ nếu không thay đổi tiếp tục cho uống ORS 50-100ml/kg/6 giờ.

52. Loại thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng trong ngày thứ 1-2 là:

a.Sữa pha loãng 1/3            @b.Sữa pha loãng ½                           c.Sữa pha loãng 2/3                 d.Sữa nguyên

53.Loại thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng trong ngày thứ 3-4 là:

a.Sữa pha loãng 1/3            b.Sữa pha loãng ½                              @c.Sữa pha loãng 2/3             d.Sữa nguyên

54.Loại thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng trong ngày thứ 5-6  trở đi là:

a.Sữa pha loãng 1/4            b.Sữa pha loãng ½                  c.Sữa pha loãng 2/3                 @d.Sữa nguyên

55.Số bữa ăn trong ngày thứ 1-2 cho trẻ suy dinh dưỡng nặng là:

a.8 bữa                                b.10 bữa                                  @c.12 bữa                               d.14 bữa.

56.Số bữa ăn trong ngày thứ 3-4 cho trẻ suy dinh dưỡng nặng là:

a.6-8 bữa                            @b.8-12 bữa                           c.12-14 bữa                             d.14-16 bữa.

57.Số bữa ăn trong ngày thứ  5-6 trở đi cho trẻ suy dinh dưỡng nặng là:

@a.6-8 bữa                         b.8-12 bữa                               c.12-14 bữa                             d.14-16 bữa.

58.Số lượng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng nặng/ngày trong tuần đầu là.

a.100 ml/kg                         b.120 ml/g                               @c.150 ml/kg                          d.180ml/kg.

59. Nhu cầu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng trong ngày 1-2 là:

@a.75 Kcal/kg                   b.100 Kcal/kg                          c.125 Kcal/kg                          d.150 Kcal/kg

60.Nhu cầu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng trong ngày 3-4 là:

a.75 Kcal/kg                       @b.100 Kcal/kg                      c.125 Kcal/kg                          d.150 Kcal/kg

61.Nhu cầu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng trong ngày 5-6  trở đi là:

a.75 Kcal/kg                       b.100 Kcal/kg                          c.125 Kcal/kg                          @d.150 Kcal/kg

62.Tìm ý sai trong công thức pha sữa nguyên cho năng lượng cao (1000 Kcal/lít) từ sữa bò tươi

:

a.Sữa 1000ml                     b.Đường: 50g                          @c.Dầu 50g                            d.Nước: 0 ml

63.Tìm ý sai trong công thức pha sữa nguyên cho năng lượng cao (1000 Kcal/lít) từ sữa bột toàn phần:

@a.Sữa 200g                      b.Đường: 50g                          c.Dầu 10g                                d.Nước:  đủ 1000 ml

64.Tìm ý sai trong công thức pha sữa nguyên cho năng lượng cao (1000 Kcal/lít) từ sữa gầy:

@a.Sữa 100g                      b.Đường: 50g                          c.Dầu 60g                                d.Nước: đủ 100 ml

65.Tìm ý sai trong công thức pha sữa nguyên cho năng lượng cao (1000 Kcal/lít) từ sữa  chua:

a.Sữa 1000ml                     @b.Đường: 20g                      c.Dầu 20g                                d.Nước: đủ 100 ml

66. Chỉ định truyền máu cho trẻ suy dinh dưỡng năng khi:

@a.Hb <4 g%                    b.Hb <5 g%                             c.Hb <6 g%                             d.Hb <7 g%

67.Điều trị thiếu máu trong suy dinh dưỡng bằng viên sắt với liều:

@a. 0,05-0,1g/ngày.           b.0,1-0,2g/ngày.                      c.0,2-0,3g/ngày.                      d.0,3-0,4g/ngày.

68.Thời gian điều trị thiếu máu trong suy dinh dưỡng bằng viên là:

a.1 tháng.                            b.2 tháng.                                @c.3 tháng.                             d.4 tháng.

69.Biện pháp tốt nhất để phòng hạ nhiệt độ cho trẻ suy dinh dưỡng là:

a.Cho trẻ ăn nhiều bữa.                                                      b.Phòng nuôi trẻ phải đủ ấm.

@c.Cho trẻ nằm gần mẹ (phương pháp Kanguru).            d.Chườm nóng cho trẻ bằng túi chườm.

70. Loại thuốc cần thiết nhất trong điều trị suy dinh dưỡng nặng là:

a.Plasma.                           

b.Vitamin B1                                    c.Vitamin C                             @d.Vitamin a.

71. Để phát hiện sớm SDD ở trẻ dưới 1 tuổi, cần phải cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng:

@a.1 tháng/lần.                  b.2 tháng/lần.                          c.3 tháng/lần.                           d.6 tháng/lần.

72.Để phát hiện sớm SDD ở trẻ dưới 2-3 tuổi, cần phải cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng:

a.1-2 tháng/lần.                   @b.2-3 tháng/lần.                   c.3-4 tháng/lần.                       d.4-6 tháng/lần.

73.Biện pháp quan trọng nhất để phòng suy dinh dưỡng cho trẻ là:

@a.Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ xung

b.Thực hiện tiêm chủng đầy đủ.

c.Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

d.Theo dõi cân nặng của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng.

74.Để thai nhi phát triển tốt và bà mẹ bài tiết sữa tốt để phòng bệnh suy dinh dưỡng, trong thời gian có thai người mẹ phải tăng cân tối thiểu là:

@a.12 kg.                           b.14 kg.                                   c.16 kg.                                   d.18 kg.

75.Biện pháp quan trọng nhất giúp bà mẹ có thai tăng cân tốt trong thời kỳ có thai là:

@a.Chế độ ăn đầy đủ.                                                        b.Tinh thần thoải mái.

c.Chế độ lao động hợp lý.                                                  d.Uống vitamin.

76.

Cháu Mai, 5 tháng tuổi, đến khám tại trạm y tế xã Vĩnh Phong - Vĩnh Bảo, là con đầu, đủ tháng, cân lúc đẻ là 2,8 kg, sau đẻ 1 tháng, mẹ ít sữa, cho ăn thêm bằng nước cháo đường, 4 tháng cho ăn thêm bột mắm, mì chính. Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống, lỏng ngày 2 -3 lần, sau đó xuất hiện phù to toàn thân, trên da có những mảng sắc tố, lở loét miệng, kém ăn, cân nặng hiện tại còn 4 kg. (MT2) Xếp lọai suy dinh dưỡng nào dưới đây phù hợp với tình trạng của trẻ:

a.Suy dinh dưỡng độ II.    b.Kwwashiorkor.                   

c.Marasmus.            @d.Kwashiorkor - Marasmus

77.

Cháu Mai, 5 tháng tuổi, đến khám tại trạm y tế xã Vĩnh Phong - Vĩnh Bảo, là con đầu, đủ tháng, cân lúc đẻ là 2,8 kg, sau đẻ 1 tháng, mẹ ít sữa, cho ăn thêm bằng nước cháo đường, 4 tháng cho ăn thêm bột mắm, mì chính. Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống, lỏng ngày 2 -3 lần, sau đó xuất hiện phù to toàn thân, trên da có những mảng sắc tố, lở loét miệng, kém ăn, cân nặng hiện tại còn 4 kg. (MT1)  Nguyên nhân quan trọng nhất gây suy dinh dưỡng ở trẻ này là:

@a.Nuôi dưỡng trẻ không đúng phương pháp.                 b.Trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

c.Viêm loét miệng.                                                             d.ăn kém

78.

Cháu Mai, 5 tháng tuổi, đến khám tại trạm y tế xã Vĩnh Phong - Vĩnh Bảo, là con đầu, đủ tháng, cân lúc đẻ là 2,8 kg, sau đẻ 1 tháng, mẹ ít sữa, cho ăn thêm bằng nước cháo đường, 4 tháng cho ăn thêm bột mắm, mì chính. Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống, lỏng ngày 2 -3 lần, sau đó xuất hiện phù to toàn thân, trên da có những mảng sắc tố, lở loét miệng, kém ăn, cân nặng hiện tại còn 4 kg. (MT6) Biện pháp nuôi dưỡng nào dưới đây không cần áp dụng cho bệnh nhân này.

@a.Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

b.Cho trẻ ăn sữa bằng đường miệng.

c.Cho vitamina.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ

Đ

S

2.

Suy dinh dưỡng làm giảm tính cảm thụ của cơ thể với nhiễm khuẩn

Đ

S

3.

Gầy mòn biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ

Đ

S

4.

Còi cọc biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính.

Đ

S

5.

Trong suy dinh dưỡng lượng Natri toàn phần tăng kể cả trong tế bào.

Đ

S

6.

Trong suy dinh dưỡng natri trong máu giảm là tiên lượng nặng.

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Bổ xung nguyên nhân sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng trẻ em.

a.Mẹ thiếu hoặc không có sữa phải nuôi bộ bằng sữa bò pha loãng hoặc nước cháo đường.

b......................................(ăn bổ xung quá sớm hoặc quá muộn)         

c.Cai sữa sớm.

2. Điền các thể suy dinh dưỡng theo ô phân loại dưới đây của Waterlow:

Chiều

           Cân nặng theo chiều cao                  

Cao         100%

80%

 60%

theo             90

a...................

b....................

tuổi           80% 

c....................

d...................

3. Phân loại suy dinh dưỡng nặng theo Wellcome

Tỷ lệ % cân nặng theo tuổi

Phù

Không

60 - 80%

a............. ……………

b............………………..

dưới 60%

c...........……………..

d..........………………….

4.

Triệu chứng biến loạn sắc tố trên da thường gặp ở suy dinh dưỡng thể ……………

5.

Trẻ suy dinh dưỡng nặng thường mắc nhiểm khuẩn tại các cơ quan:

a. Hô hấp.

b. Tiêu hoá.

c. Da                               

d.....................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 - Đ    2 - S     3 - S     4 - S     5 - Đ    6 - Đ

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

2. a: bình thường          b: gầy mòn                   c: còi cọc         d: gầy mòn và còi cọc

3. a: Kwashiorkor        b: SDD độ I, II             c: M - K           d: Marasmus

4. Kwashiorkor

5. Tiết niệu

BỆNH THIẾU VITAMIN A

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Tìm ý không phù hợp với vai trò của vitamin A trong cơ thể.

a.Vitamin A tham gia vào quá trình tăng trưởng.

b.Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn

c.Thiếu vitamin A làm trẻ biếng ăn.                                  

@d. Thiếu vitamina làm trẻ bị xanh xao, thiếu máu

2. Tìm ý không phù hợp với vai trò của vitamin A ở mắt:

a. ở mắt Vitamin A kết hợp với 1 loại protêin để tổng hợp Rodopsin.

b.Thiếu vitamin A làm trẻ giảm khả năng thích nghi với bóng tối.

@c.Thiếu vitamin A làm biểu mô giác mạc ướt.

d.Thiếu vitamin A sẽ làm biểu mô ống dẫn các tuyến lệ bị sứng hoá.

3.Tìm ý không phù hợp với vai trò của vitamin A trong cơ thể.

a.Vitamin A cần thiết cho quá trình biệt hoá các tổ chức biểu mô

@b.Thiếu vitamin A làm sự sản xuất các niêm dịch tăng lên.

c.Thiếu vitamin A làm sừng hoá biểu mô phế quản.

d.Thiếu vitamin A sẽ làm sừng hoá niêm mạc dạ dày, ruột

4. Tìm ý không phù hợp với chuyển hoá vitamin A trong cơ thể.

a.Vitamin A chủ yếu có trong các thức ăn động vật.

b.Beta Caroten có trong các thức ăn thực vật.

c.Vitamin A trong thức ăn chủ yếu được hấp thu ở ruột non.

@d.Việc hấp thu vitamin A cần có vai trò của men  Pepsin.

5.Tìm ý không phù hợp với chuyển hoá vitamin A trong cơ thể:

a.Vitamin A được tích lũy ở gan 30-50%

b.RBP được tổng hợp ở gan và chỉ giải phóng vào máu dưới dạng kết hợp RBP-Retinon

c.RBP vận chuyển retinon từ gan tới các cơ quan khác.

@d.Khi thiếu vitamina sẽ kích thích sự giải phóng RBP.

6.Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân gây thiếu vitamin A do thiếu cung cấp:

@a.Chế độ ăn thiếu protêin                                   b.Chế độ ăn nhiều gạo.

c.Chế độ ăn ít mỡ.                                                  d.ăn ít rau và hoa quả.

7.Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân gây thiếu vitamin A do hấp thu:

a.Trẻ bị tiêu chảy kéo dài                                       b.Trẻ bị nhiễm khuẩn: sởi, lỵ

c.Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng                                @d.Trẻ bị nhiễm giun.

8.Tìm ý không phù hợp với biểu hiện toàn thân của thiếu vitamin A:

a.Trẻ biếng ăn                     b.Chậm lớn                 @c.Da ướt.                             d.Tóc dễ rụng.

9.Tìm ý sai trong phân loại thiếu Vitamin A của OMS 1981:

a.XN: Quáng gà                 @b.X1a: Vệt Bitot      c.X2: Khô giác mạc                 d.XS: Sẹo giác mạc    

10.Tìm ý sai trong phân loại thiếu Vitamin A của OMS 1981:

@a.X1b.Khô kết mạc                                             b.X3a: Loét dưới 1/3 diện tích giác mạc

c.X2: Khô giác mạc                                                d.X3b.Loét trên1/3 diện tích giác mạc

11.Tìm ý không phù hợp với biểu hiện quáng gà do thiếu vitamin A

@a.Là biểu hiện xuất hiện sau khi trẻ bị khô kết mạc

b.Do giảm cung cấp vitamin A đến các tế bào hình que của võng mạc.

c.Làm giảm khả năng thích nghi của trẻ với bóng tối.

d.Những trẻ biết đi thường bị vấp ngã.

12.Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của khô kết mạc do thiếu vitamin A

a.Màng tiếp hợp khô.                                             b.Màng tiếp hợp không bóng ướt như bình thường.

c.Kết mạc dày, có những nếp nhăn.                       @d.Giác mạc trông như màn sương phủ.

13. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm của vệt Bitot trong thiếu vitamin A

a.Là những vệt trắng, bóng ở trên màng tiếp hợp.

b.Là những vệt có hình tam giác, thường ở góc dưới của mắt.

c.Do biểu mô bị dày lên, bong vảy.

@d.Có thể nhìn thấy những chấm mờ của kết mạc giống như một đám cát khi thuỷ triều xuống.

14.Tìm ý không phù hợp với biểu hiện khô giác mạc:

a.Giác mạc mất bóng, sáng.                                               b.Giác mạc trông như màn sương phủ.

c.Tổn thương bắt đầu từ phần dưới của giá mạc.              @d.Do biểu mô bị dày lên, bỏng vảy.

15.Tìm ý không phù hợp với biểu hiện khô đáy mắt do thiếu vitamin A.

a.Thường gặp ở tuổi đi học.

@b.Biểu hiện tình trạng thiếu vitamin A cấp tính.

c.Soi đáy mắt thấy xuất hiện những vùng trắng sáng rải rác dọc theo võng mạc có màu đỏ.

d.Thị lực giảm.

16. Lượng vitamin A bình thường trong máu là:

@a.20-50

g/100ml           b.50-70

g/100ml                    c. 70-90

g /100ml                  d. 90 -110

g/100ml

17.Trong bệnh thiếu vitamin A, xét nghiệm hàm lượng vitamin A trong máu:

@a.<10

g/100ml              b.< 15

g/100ml                      c.< 20

g/100ml                      d.< 25

g/100ml

18.Hàm lượng RBP bình thường trong máu là:

@a.20-30 

g/ml                b. 30-40

g/ml                         c. 40-50

g/ml                         d. 50-60

g/ml

19.Liều lượng vitamin A trong ngày đầu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là:

a.30.000đv                          b.40.000đv                              @c.50.000đv                           d.60.000đv.

20.Liều lượng vitamin A trong ngày đầu cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi là:

a.50.000đv                          b.80.000đv                              @c.100.000đv                         d.120.000đv.

21.Liều lượng vitamin A trong ngày đầu cho trẻ trên 1 tuổi là:

a.50.000đv                          b.100.000đv                            c.150.000đv                            @d.200.000đv.

22.Trong điều trị thiếu vitamin A, bệnh nhân nôn nhiều có thể dừng vitamin A tiêm với liều:

a.Bằng 1/4 liều uống          b.Bằng 1/3 liều uống               @c.Bằng 1/2 liều uống           d.Bằng 2/3 liều uống

23. Tìm ý không phù hợp với biện pháp chế độ ăn của bà mẹ và trẻ em nhằm phòng thiếu vitamin A

a.Phụ nữ có thai và cho con bú cần ăn những thức ăn có chứa nhiều vitamin A.

b.Ngoài các thức ăn động vật nên tận dụng các loại quả có màu vàng, rau có màu xanh thẫm.

c.Cho trẻ bú mẹ sớm sau khi đẻ để trẻ được hưởng sữa non có chứa nhiều vitamin A.

@d.Cho bà mẹ uống vitamin A liều cao khi có thai.

24. Để tăng cường hấp thu vitamin A cần:

a.Cho trẻ ăn nhiều ngũ cốc                                                 b.Cho trẻ ăn nhiều cá

c.Cho thêm dầu vào thức ăn hàng ngày.                            @d.Cho thêm đường vào thức ăn.

25. Trường hợp nào sau đây không cần cho trẻ phải uống phòng bằng vitamin A liều cao:

a.Suy dinh dưỡng.             b.Sởi                                        @c.ỉa chảy cấp                        d.Viêm phổi kéo dài.

26.Để tăng lượng vitamin A trong sữa mẹ, phụ nữ có thể uống 1 liều vitamin A 200.000đv vào lúc

a.3 tháng trước khi đẻ                                                        b.1 tháng trước khi đẻ.

@c.Trong vòng tháng đầu sau đẻ.                                      d.3 tháng sau đẻ.

27. Phụ nữ có thai nếu nghi ngờ thiếu vitamin A thì cho uống vitamin A với liều:

@a.10.000đv                      b.50.000đv                              c.100.000đv                            d.200.000đv

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch, thiếu vitamin A làm cho trẻ dễ mắc và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá.

Đ

S

2.

Vitamin A trong thức ăn được hấp thu qua ruột non nhờ mỡ, muối mật

Đ

S

3.

Phần lớn Vitamin A được vận chuyển tới gan và tích luỹ ở gan dưới dạng este trong các tế bào gan.

Đ

S

4.

Thiếu vitamin A làm trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng

Đ

S

5.

Biểu hiện sớm nhất của vitamin A là khô giác mạc

Đ

S

6.

Biểu hiện khô giác mạc là những vệt trắng bóng ở trên màng tiếp hợp, có hình tam giác

Đ

S

7.

Để phòng thiếu vitamin A, cần cho thêm dầu vào thức ăn để tăng hấp thu vitamin A

Đ

S

8.

Phụ nữ có thai không được uống vitamin A liều cao vì có thể gây quái thai

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Bổ xung nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể:

a.Retinol: chủ yếu có trong thức ăn động vật: Gan, cá, trứng,sữa...

b............................

2. Bổ xung nguyên nhân thiếu cung cấp vitamin A cho cơ thể.

a............................

b.Trẻ nuôi nhân tạo bằng sữa bò đã tách bơ

c.Ăn ít rau xanh.

3. Bổ xung phân loại tổn thương do thiếu vitamin A ở mắt theo OMS.

a.X1a Khô kết mạc.

b.X1b.............................

4. Bổ xung tổn thương ở mắt do thiếu vitamin A theo phân loại của OMS

a.X2..............................

b.X3a Loét giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc.

5. Bổ xung đặc điểm của vệt Bitot trong khô giác mạc do thiếu vitamin A.

a...................................

b.Có hình tam giác

c.Thường ở góc đáy mắt

d.Bitot là do biểu mô bị dày lên, bong ra.

6. Đề phòng thiếu vitamin A cho trẻ, chế độ ăn của bà mẹ và trẻ em cần:

a.Phụ nữ có thai và cho con bú cần những thức ăn có nhiều vitamin a

b..........................................

c.Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi băt đầu cho ăn thêm rau xanh và hoa quả.

d.Ch

o ăn thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngàyđể dễ hấp thụ vitamin A.

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 - Đ    2 - Đ    3 - Đ    4 - Đ    5 - S     6 - S     7 -  Đ   8 - Đ

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Beta Caroten: Từ các thức ăn thực vật

2.  Chế độ ăn nhiều gạo, ít mỡ

3.  Vệt bitot

4. Khô giác mạc

5. Là những vệt trắng bóng trên màng tiếp hợp

6. cho trẻ bú mẹ sớm ngay sau đẻ

THIẾU VITAMIN B1

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

 1. Vitamin B1 sẽ bị phá huỷ bởi:

@a.Nhiệt độ cao, môi trường kiềm                                    b.Môi trường axit

c.Chế độ ăn nhiều canxi                                                     d.Chế độ ăn thiếu chất béo.

2. Vai trò của Vitamin B1 trong cơ thể là:

@a.Là Coenzyme tham gia vào chuyển hoá Hydrat Cacbon

b. Vitamin B1 là một enzyme tham gia vào tổng hợp Protêin

c.Vitamin B1 là một enzyme tham gia vào giáng hoá Protêin

d.Vitamin B1 là một enzyme tham gia vào  chuyển hoá Lipit.

3.  Thiếu vitamin B1 sẽ gây ra:

a.ứ đọng ceton ở các mô                                                    @b.ứ đọng axit uríc ở các mô.

c.ứ đọng NH3 ở các mô                                                      d.ứ đọng axit béo ở các mô

4. Vitamin B1 cần thiết để tổng hợp ra  chất:

a.axit Pyruvic                     b.axit béo                                @c.axetylcholin                      d.axit amin

5. Thiếu vitamin B1 sẽ làm tổn thương chức năng:

a.Hô hấp                             b.Tiết niệu                               c.Tiêu hoá                                @d.Thần kinh.

6. Bệnh thiếu vitamin B1 hay xảy ra ở lứa tuổi nào nhất:

@a.2 đến 4 tháng tuổi.       b.6 đến 12 tháng tuổi              c.1-2 tuổi                                 d.3-5 tuổi.

7. Nhu cầu vitamin B1 cho trẻ em là:

a.0,1 mg/1000 Kcalo                                                          b.0,2 mg/ 1000 Kcalo.            

c.0,3 mg/ 1000 Kcalo                                                         @d.0,4 mg/ 1000 Kcalo

8. Chế độ ăn nào sau đây không gây bệnh tê phù:

a.Chế độ ăn uống thiếu thốn                                              b.Chế độ ăn ngũ cốc mốc

c.Chế độ ăn ngũ cốc để mốc                                              @d.Chế độ ăn không có dầu, mỡ

9. Nguồn cung cấp vitamin B1 chủ yếu cho cơ thể là:

@a.Sữa me, thịt, rau          b.Dầu                                      c.Mỡ                                        d.Cá

10. Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thiếu vitamin B1 ở trẻ em là:

@a.Tình trạng suy tim cấp diễn ra đột ngột                       b. Viêm thần kinh ngoại biên

c.Teo cơ                                                                              d.Tăng cảm giác

11. Dấu hiệu thần kinh nào không gặp trong bệnh Beriberi

a.Ngủ gà                             b.Sụp mi                                  @c.Thóp phồng          d.Teo thần kinh thị giác

12. Chẩn đoán bệnh Beriberi có thể dựa vào xét nghiệm:

a.Công thức máu: Hồng cầu giảm                                      b.Đường máu tăng

@c.Định lượng axit lactic máu tăng                                  d.Định lượng NH3 máu tăng

13. Triệu chứng nào không phù hợp với biểu hiện của bệnh beriberi ở giai đoạn bệnh tiến triển:

a.Trẻ có cảm giác tê bì.                                                       b.Chuột rút.

@c.Tăng phản xạ gân xương.                                            d.Tinh thần phân tán.             

14. Triệu chứng không phù hợp với Beriberi thể ướt:

a.Phù.                                 b.Khó thở.                               @c.Sốt.                                   d.Tim đập nhanh.

15. Triệu chứng không phù hợp với Beriberi thể khô:

a.Trẻ bụ bẫm.                      b. Da xám.                               @c. Phù 2 chân.                      d.Gan to.

16. Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của bệnh Beriberi ở trẻ em

a.Trẻ bụ bẫm nhưng da xanh                                              b.Cơ mềm nhẽo.

c.Trẻ uể oải                                                                         @d.Co giật

17. Trong bệnh Beriberi, tiếng khóc của trẻ khàn do:

a.Phù thanh quản                                                                @b.Liệt thần kinh thanh quản.

c.Tim to chèn ép vào khí quản.                                          d.Phù nề khí quản.

18. Tập chứng nào phù hợp với biểu hiện suy tim cấp do thiếu vitamin B1:

a.Trẻ sốt cao, nôn, ỉa chảy.                                           @b.Trẻ khó thở, tím tái,  mạch nhanh, thở rên è è

c.Trẻ co giật, li bì, hôn mê                                             d.Trẻ ho, sốt, thở nhanh, phổi có ran ẩm nhỏ hạt 2 bên

19. Triệu chứng nào không phù hợp với suy tim cấp do thiếu viatmin B1.

a.Nhịp thở nhanh               b.Gan to               @c.Nhịp tim chậm             d.Phổi nhiều ran ẩm nhỏ hạt 2 bên

20. Chẩn đoán suy tim cấp do thiếu vitamin B1 ở tuyến y tế cơ sở có thể dựa vào:

@a.Điều trị bằng vitamin B1 có hiệu quả nhanh               b.Định lượng vitamin B1 trong máu giảm.

c.Xét nghiệm công thức máu hồng cầu giảm                     d.Định lượng axit lactic trong máu  giảm.

21. Biểu hiện điện tâm đồ không phù hợp với bệnh suy tim cấp do thiếu vitamin B1.

@a.Điện thế các chuyển đạo ngoại biên cao.                     b.Khoảng QT kéo dài

c.Thời gian sóng T kéo dài.                                                d.Khoảng PQ bình thường.

22. Chọn xét nghiệm có giá trị nhất để chẩn đóan bệnh Beriberi:

a.Công thức máu                                                                b.Urê.

c.Đường máu.                                                                    @d.Định lượng axit lactic và axit pyruvic trong máu

23. Chọn xét nghiệm có giá trị nhất để chẩn đóan bệnh Beriberi

a.Định lượng protêin niệu.                                                 @b.Định lượng vitamin B1 trong nước tiểu.

c.Định lượng Creatinin niệu.                                              d.Định lượng Glucose niệu.

24.  Điều trị suy tim cấp do thiếu vitamin B1 ở trẻ em bằng cách tiêm vitamin B1 vào tĩnh mạch với liều:

@a.10 mg                           b.20 mg                                   c.30 mg                                   d.40 mg.

25. Điều trị suy tim cấp do thiếu vitamin B1 bằng vitamin B1 thấy có kết quả rõ rệt sau:

@a.1 giờ                             b.2 giờ.                                    c.3 giờ                                     d.4 giờ.

26.

  Cháu thanh 3 tháng tuổi, vào viện với lý do khó thở. Hỏi gia đình cho biết, gia đình ăn gạo xay sát kỹ, vo gạo kỹ. 1 tuần nay mẹ thấy tê bì ở 2 chân. Khám: Thở 80 lần/phút, tím tái toàn thân, mạch nhanh 180 lần/phút, tim nhịp nhanh đều, phổi không có ran, gan 4 cm dưới bờ sườn.Bạn chọn chẩn đóan nào sau đây cho phù hợp với tình trạng bệnh nhân:

a.Viêm phổi nặng                                                               @b.Suy tim cấp do thiếu vitamin B1.

c.Viêm cơ tim do virus.                                                      d.Tràn dịch màng ngoài tim.

27.

Cháu thanh 3 tháng tuổi, vào viện với lý do khó thở. Hỏi gia đình cho biết, gia đình ăn gạo xay sát kỹ, vo gạo kỹ. 1 tuần nay mẹ thấy tê bì ở 2 chân. Khám: Thở 80 lần/phút, tím tái toàn thân, mạch nhanh 180 lần/phút, tim nhịp nhanh đều, phổi không có ran, gan 4 cm dưới bờ sườn. Bạn chọn xét nghiệm nào sau đây để giúp cho chẩn đóan:

a.Công thức máu.                                                               b.Điện giải đồ.

c.Urê máu                                                                           @d.Định lượng axit lactic và axit pyruvic.

28.

Cháu thanh 3 tháng tuổi, vào viện với lý do khó thở. Hỏi gia đình cho biết, gia đình ăn gạo xay sát kỹ, vo gạo kỹ. 1 tuần nay mẹ thấy tê bì ở 2 chân. Khám: Thở 80 lần/phút, tím tái toàn thân, mạch nhanh 180 lần/phút, tim nhịp nhanh đều, phổi không có ran, gan 4 cm dưới bờ sườn. Bạn chọn biện pháp nào sau đây để điều trị cho bệnh nhân:

a.Cho thuốc trợ tim Digoxin.                                             b.Cho lợi tiểu lasix.

@c.Cho vitamin B1 tiêm tĩnh mạch.                                  d.Cho Kaliclorua.

29.  Khi một địa phương hay một tập thể có người bị bệnh Beriberi, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là:

a.Cho ăn gạo xay.                                                               b.Cho ăn nhiều rau xanh.

c.Cho ăn nhiều thịt.                                                            @d.Cho uống phòng bằng vitamin B1.

30.  Bệnh Beriberi hay xảy ra nhất khi chế độ ăn là:

a.ăn nhiều cá biển.                                                              b.ăn nhiều thịt.

c.ăn nhiều gluxit                                                                 @d.ăn ngũ cốc để lâu ngày, mốc.

31.  Rau, bột ngũ cốc sẽ phá huỷ một lượng lớn vitamin B1 khi:

@a.Nấu chín quá               b.Chế độ ăn thiếu protit               c.Chế độ ăn thiếu lipit             d.Thức ăn nghiền nát

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Bệnh thiếu vitamin B1 ở trẻ em thường biểu hiện bằng tình trạng suy tim cấp

Đ

S

2.

Vitamin B1 dễ bị phá huỷ bởi nhiệt độ

Đ

S

3.

Việc hấp thu vitamin B1 bị giảm đi trong một số bệnh dạ dày, ruột, bệnh gan.

Đ

S

4.

Trong bệnh Beriberi trẻ có thể bị khàn tiếng do tim chèn ép vào khí quản

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Vitamin B1  nó là một thành phần quan trọng của men. ..........................................................

2. Nhu cầu vitamin B1 tăng lên khi trẻ bị:

a............................. .......................................................................................................................     

b.Phẫu thuật.

c.Stress.

3. ở trẻ bú mẹ, nếu bà mẹ bị thiếu vitamin B1 thì trẻ có thể bị .....................................................  

4. Biểu hiện tim mạch  trong bệnh Beriberi là: Khó thở, tím tái, tim ...........................................

5. Biểu hiện viêm dây thần kinh ngoại biên ......................, rát, liệt nhẹ chân.  

6. Trong bệnh Beriberi, trẻ bị khàn giọng do................................................................................

7. Điện tâm đồ trong bệnh suy tim cấp do thiếu vitamin B1 thấy đoạn QT..................................

8. Điều trị suy tim cấp do thiếu vitamin B1 ở trẻ em bằng............................................................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 -  S                2 - Đ                3 - Đ              4 - Đ              5 -  S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Cocacboxylaza

2. Sốt cao3. Beriberi

4. đập nhanh

5. tê bì

6. liệt thần kinh thanh quản

7. kéo dài)

8. vitamin B1x 10 mg tiêm bắp

CÒI XƯƠNG THIẾU VITAMIN D

I.  CÂU HỎI  LỰA CHỌN

1. Tìm ý sai trong  quá trình chuyển hoá vitamin D của cơ thể

a.Vitamin D được protêin huyết tương vận chuyển và tập trung ở gan.

b.ở gan vitamin D được chuyển thành 25 OH D2  hoặc 25 OH D3   

c.Chất 25 OH D2  hoặc 25 OH D3  trở lại máu và được vận chuyển đến thận.

@d.ở thận được chuyển thành 25 (OH )3 D2  hoặc 25 (OH)3 D3

2. Tìm ý không phù hợp với vai trò sinh lý của vitamin D trong cơ thể:

a.Vitamin D tạo điều kiện thuận lợi cho  việc hấp thu canxi ở ruột.

b.Vitamin D ức chế hấp thu phosphat ở thận.

c.Vitamin D kích thích việc vận chuyển Canxi đến gắn vào xương

@d.Vitamin D ngay sau khi hấp thu vào cơ thể đã tác dụng ngay lên quá trình hấp thu và vận chuyển canxi.

3. Trong bệnh còi xương tình trạng cường năng tuyến cận giáp sẽ dẫn tới việc

@a.Tăng tái hấp thu photphat ở thận                                b.Phot pho máu giảm.

c.Huy động canxi ở xương vào máu                                  d.Các dấu hiệu rối loạn chức năng của hệ thần kinh

4. Bệnh còi xương hay xảy ra ở lứa tuổi:

@a. < 1 tuổi.                      b.1-2 tuổi                                 c.2-3 tuổi                                 d.>3 tuổi

5.  Bệnh còi xương do thiếu vitamin D thường hay gặp nhất vào:

a.Mùa xuân.                        b.Mùa hè.                                c.Mùa thu.                               @d.Mùa đông

6. Nguyên nhân chủ yếu nhất gây bệnh còi xương ở trẻ nhỏ là:

a.Thiếu Canxi trong khẩu phần ăn.                                   

b.Thiếu Protein trong khẩu phần ăn.

@c.Thiếu Vitamin D.                                                         d.Trẻ mắc tiêu chảy kéo dài.

7.  Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể chủ yếu từ:

a.Thức ăn động vật.            b.Ngũ cốc.                               c.Rau.                                      @d.Nội sinh.

8. Vitamin D được tổng hợp từ chất nào ở dưới da:

a.Lipoprotêin.                     b.Triglycerit.                            c.Phospholipit.               @d.7- Dehydrocholesteron

9. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân ăn uống dẫn  tới bệnh còi xương

a.Trẻ ăn sữa mẹ ít bị còi xương hơn sữa bò.

@b.Trẻ bú mẹ

dễ mắc còi xương vì khả năng hấp thu canxi trong sữa mẹ kém hơn sữa bò.

c.Trẻ ăn bột nhiều dễ mắc bệnh còi xương.

d.Trong bột có chất ức chế hấp thu canxi.

10. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân thiếu ánh sáng gây bệnh còi xương:

a.Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng.

b.Mặc quá nhiều quần áo.

@c.Những nước nhiều xương mù, ít sáng tỉ lệ trẻ mắc bệnh còi xương thấp.

d.Tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp  xúc với ánh sáng.

11. Tìm ý sai trong nguyên nhân gây còi xương ở trẻ đẻ non.

a.Trẻ đẻ non tích luỹ được ít muối khoáng.

b.Trẻ đẻ non tích luỹ được ít vitamin D

@c.Trẻ đẻ non có tốc độ phát triển chậm nên nhu cầu vitaminD  và canxi thấp.

d.Hệ thống men tham gia vào chuyển hoá vitaminD còn yếu.

12.  Dị tật bẩm sinh nào hay gây bệnh còi xương ở trẻ em nhất:

a.Tuổi bị tim bẩm sinh.                                           b.Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch.

c.Trẻ bị thận đa nang.                                             @d.Trẻ bị tắc mật bẩm sinh.

13.  Biểu hiện sớm nhất của bệnh còi xương ở:

a.Hệ xương.                       b.Hệ cơ                       c.Dây chằng.                           @d.Hệ thần kinh.

14. Tìm ý không phù hợp với biểu hiện thần kinh trong bệnh còi xương:

a.Trẻ hay quấy khóc                                               b.Hay giật mình sợ hãi.

c.Ngủ không yên giấc.                                           @d.Tình trạng thần kinh bị ức chế.

15.  Tìm ý không phù hợp với đặc điểm của thóp trong bệnh còi xương.

a.Thóp rộng                        b.Bờ thóp mềm.          @c.Thóp phồng.                     d.Thóp chậm liền.

16.  Tìm ý không phù hợp với dấu hiệu Craniotabez trong bệnh còi xương:

@a.ấn nhẹ đầu ngón tay vào đường khớp thấy lõm xuống.

b.Khi rút ngón tay ra xương trở lại như cũ.

c.Dấu hiệu này có giá trị ở trẻ dưới 3 tháng.

d.Giống như khi ấn ngón tay vào quả bóng bàn.

17. Tìm ý không phù hợp với biến đổi xương hàm trong bệnh còi xương:

@a. Xương hàm dưới phát triển nhanh.                            b.Xương hàm trên úp quá mức.

c.Vòm miệng bẹt hơn.                                                        d.Vòm miệng sâu hơn.

18. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm chuỗi hạt sườn trong bệnh còi xương.

@a.Do phần xương phì đại thành hình tròn.                     b.Thường sờ thấy ở phía trước lồng ngực.

c.Có thể nhìn thấy ở phía trước lồng ngực.                       d.Có thể có nhiều hạt ở mỗi bên.

19.  Biểu hiện thường gặp nhất ở xương chi trong bệnh còi xương là:

a.Cong xương.                   b.Gẫy xương.              @c.Vòng cổ tay, cổ chân.       d.Xương chậm phát triển.

20. Tìm biểu hiện không phù hợp với biến đổi ở hệ cơ và dây chằng trong bệnh còi xương:

@a.Tăng trương lực cơ.                                         b. Các dây chằng lỏng lẻo.

c.Trẻ chậm phát triển về vận động.                        d.Trẻ hay bị chuột rút.

21. Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hội chứng Vonjack Hayem Luzet:

a.Còi xương nặng.              b.Thiếu máu.               @c.Gan lách bình thường.      d.Xuất huyết dưới da.

22.  Còi xương thứ phát thường gặp nhất trong bệnh nào dưới đây.

a.Đái tháo đường.                                                  b.Đái tháo nhạt.

@c.Bệnh ống thận mạn.                                         d.Hội chứng thận hư bẩm sinh.

23. Còi xương thứ phát thường gặp nhất trong bệnh nào dưới đây.

a.ỉa chảy cấp                                                           b.Viêm phổi kéo dài.

@c.Tắc mật bẩm sinh.                                            d.Nhiễm khuẩn tiết niệu.

24. Tìm ý không phù hợp với biến đổi trên phim chụp Xquang xương chi trong bệnh còi xương:

a.Đầu xương bè ra.                                                 b.Đường cốt hoá nham nhở.

@c.Đường cốt hoá lồi lên.                                     d.Thân xương có biểu hiện loãng xương.

25. Tìm  ý không phù hợp với biến đổi sinh học trong bệnh còi xương:

a.Canxi máu giảm hoặc bình thường.                    b.Photpho máu bình thường hoặc giảm.

@c.Phosphataza kiềm giảm.                                  d.Nhiễm toan máu nhẹ.

26. Trong bệnh còi xương xét nghiệm phosphataza kiềm thường tăng trên:

a.200 đv                              b.300 đv                                  @c.400 đv                   d.500 đv

27. Tìm ý không phù hợp với biến đổi nước tiểu trong bệnh còi xương:

@a.Canxi niệu tăng.                                               b.Phospho niệu tăng.

c.acid amin niệu tăng                                             d.Citrat niệu giảm.

28. Liều lượng trung bình của vitamin D trong điều trị bệnh còi xương khi bố mẹ bệnh nhi thực hiện y lệnh nghiêm túc là:

a.2000đv/ngày                    @b.4000đv/ngày                     c.6000đv/ngày                         d.8000đv/ngày

29. Trong điều trị bệnh còi xương khi bố mẹ không thực hiện y lệnh một cách nghiêm túc thì có thể dùng vitamin D với 1 liều duy nhất là:

a.1 mg                                 @b.5 mg                                 c.10 mg                                   d.15 mg

30. Tìm ý không phù hợp với biểu hiện hồi phục trong quá trình điều trị bệnh còi xương:

a.Photpho máu trở về bình thường sau 1-2 ngày.

b.Canxi máu trở về bình thường.

c.Photphataza kiềm về bình thường sau một vài tháng.

@d. Chụp xquang xương dài thấy đường cốt hoá nham nhở, lõm xuống.

31. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, đối với mẹ nên cho uống vitamin D ở quý cuối cùng với liều:

a.100-120đv/ngày                                                   @b.1000-1200đv/ngày          

c.10000-12000đv/ngày                                           d.100000-120000đv/ngày

32.  Để phòng bệnh còi xương cho trẻ,  nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên cho mẹ uống vitamin D với liều 100.000-200000đv vào tháng thứ:

a.4                                       b.5                                           c.6                                           @d.7

33. Để phòng bệnh còi xương, nên cho trẻ em uống vitamin D liều dự phòng kéo dài đến tuổi:

a.2 tháng tuổi.                    b.6 tháng tuổi.                         @c.18 tháng tuổi.                   d.3 tuổi.

34. Tìm ý không phù hợp trong các biện pháp phòng bệnh còi xương ở trẻ em:

a.Bảo đảm cho trẻ bú sữa mẹ

b.Sớm cho trẻ ra ngoài trời

@c.Cho trẻ ăn thêm sữa bò vì trong sữa bò hàm lượng Canxi cao

d.Cho trẻ uống phòng bằng Vitamin D 400 đv/ ngày trong suốt năm đầu   

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

ở thận vitamin D làm giảm tái hấp thu calci dưới ảnh hưởng của hocmôn cận giáp.

Đ

S

2.

Những trẻ da màu dễ mắc bệnh còi xương vì da màu cản trở tổng hợp vitamin D.

Đ

S

3.

Trẻ đẻ non, thấp cân  ít mắc bệnh còi xương vì nhu cầu vitamin D thấp hơn trẻ đẻ đủ tháng.

Đ

S

4.

Biểu hiện ở xương là triệu chứng xuất hiện sớm nhất trong bệnh còi xương

Đ

S

5.

Trong bệnh còi xương trẻ thường phát triển vận động chậm

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Vitamin D được hấp thụ vào cơ thể, được máu vận chuyển tới gan, tại gan vitamin D được chuyển hoá thành .............................................................................................................................................

2. Chất chuyển hoá 25 (OH) D được vận chuyển tới thận, tại thận chất này được chuyển thành...................... là chất chuyển hoá cuối cùng của vitamin D có tác dụng lên quá trình chuyển hoá canxi và photpho

3. Bổ xung nguyên nhân thiếu ánh sáng gây bệnh còi xương.

a.Nhà chật chội, tối tăm.

b. ..........................................................................................

c.Mặc quá nhiều quần áo.

d.ở những vùng nhiều sương mù, ít ánh sáng mặt trời trẻ dễ mắc bệnh còi xương.

4. Những trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc tắc mật bẩm sinh  dễ  mắc bệnh còi xương vì ...........................

5. Bổ xung biểu hiện ở xương sọ trong bệnh còi xương.

a.Dấu hiệu Craniotabez

b ....................................

c.Có bướu xương sọ: Trán, đỉnh.

6. Bổ xung đặc điểm của thóp trong bệnh còi xương:

         a.Thóp rộng.

         b...................

         c.Thóp chậm kín

7. Bổ xung biểu hiện ở xương lồng ngực trong bệnh còi xương:

a.....................................................................................................

b.Biến dạng lồng ngực: Ngực "gà", "hình chuông".

8. Bổ xung biểu hiện ở xương chi trong bệnh còi xương:

a Các đầu xương cổ tay....................................................................

b.Các xương dài bị cong.

9. Bổ sung triệu chứng X quang ở các xương chi trong bệnh còi xương:

a...............................................................................................................................

b.Đường cốt hoá nham nhở, lõm xuống.

........ c.Thân xương: loãng xương, có thể gẫy xương.

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

 1:S     2:Đ      3:S         4: Đ          5:S             6:S        7: Đ

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. 25 (OH) D

2. 1,25 (OH2) D

3. Tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng

4. việc hấp thu canxi và vitamin D bị cản trở

5. Thóp rộng

6. Bờ thóp mềm

7. Chuỗi hạt sườn

8. Vòng cổ tay, cổ chân

9. Loãng xương

CHƯƠNG 8 : THẦN KINH

ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Tìm ý không phù hợp với quá tình hình thành và phát triển hệ thần kinh trong bào thai:

@a.Ngày thứ 18 của phôi, ống thần kinh được hình thành từ phần nội bì

b.Phần trên của ống thần kinh phát triển tàhnh não.

c.Phần dưới của ống thần kinh phát triển thành tuỷ sống

d.Tế bào ngoại bì của ống thần kinh sinh sản và biệt hoá thành những nguyên bào thần kinh.

2. Tìm ý không phù hợp với quá trình hình thành não bộ:

@a.Túi não sau tạo nên bán cầu đại não.

b.Túi não giữa tạo nên cuống đại não.

c.Túi não giữa tạo nên củ não sinh tư và cống sylvius.

d.Túi não sau tạo nên tiểu não và não thất 4.

3. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm phát triển chu vi vòng đầu ở trẻ em:

@a.Khi mới sinh vòng đầu khoảng 35 cm.                        b.Quí I vòng đầu tăng 1,5 cm/tháng.

c.Quí II vòng đầu tăng thêm 1 cm/tháng                           d.Quí IV vòng đầu tăn thêm 0,5 cm/tháng.

4. Thời gian bắt đầu có sự Myelin hoá tế bào thần kinh ở phôi là:

a.2 tháng                             b.3 tháng                                 @c.4 tháng                              d.5 tháng

5. Tìm ý không phù hợp với quá trình Myelin hoá tế bào thần kinh:

a.Đường dẫn truyền bó tháp bắt đầu được Myelin hoá từ tháng thứ 6.

@b.Rễ trước và rễ sau của tuỷ sống được myelin hoá chậm nhất.

c.Chất Myelin hoá bảo vệ sự phân tán của xung động điện.

d.Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu như không được myelin hoá hoàn toàn.

6. Đặc điểm tổ chức học của não bộ trẻ em:

@a.Thân tế bào thần kinh chỉ nằm ở ngoài vỏ não.

b.Thân tế bào thần kinh chỉ nằm ở trong cht trắng.

c.Thân tế bào thần kinh nằm ở cả vỏ não và trong chất trắng.

d.Sự phân biệt giữa chất trắng và chất xám ở não bộ trẻ sơ sinh đã ró rệt.

7. áp lực động mạch não bình thường ở trẻ em là:

a.< 60 mmHg                     @b.60-150 mmHg                  c.160- 200 mmHg                   d.200-250 mmHg

8. Lưu lượng máu/phút/100g chất não ở trẻ 6 tuổi là:

a.102 ml.                             b.104 ml                                  @c.106 ml                               d.108 ml.

9. Mức tiêu thụ oxy /100g chất não/phút ở trẻ 6 tuổi là:

a.2,5 ml/100g chất não       b.3,5 ml/100g chất não         @c.5,2 ml/100g chất não      d.5,7 ml./100g chất não

10. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm chuyển hoá của não trẻ em:

a.Não là cơ quan trao đổi khí.

@b.Não có khả năng chuyển hoá yếm khí.

c.Máu cung cấp O2 cho não có tính chất tự động.

d.Việc cung cấp O2 cho não được duy trì bằng lưu lượng máu não bên cạnh hệ thống áp lực động mạch được thành lập bằng cơ chế tự điều chỉnh.

11. Thời gian biệt hoá các tế bào thần kinh ở vỏ bán cầu tiểu não kết thúc vào tháng

:

a.5-6                                   b.6-7                                        c.7-8                                        @d.9-11

12. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm giải phẫu của tuỷ sống

a.Tuỷ sống có hình trụ hơi dẹt từ trước ra sau.

b.Tuỷ sống có 2 đoạn uốn cong.

c.ở trẻ sơ sinh chóp cùng tuỷ sống tương đương với đốt sống thắt lưng 3

@d.Đến 8 tuổi chóp cùng của tủy sống ngang tương đương như người lớn.

13. Trọng lượng tủy sống của trẻ sơ sinh là:

@a.2-6g                              b.7-10g                                    c.11-13g                                  d.14-15g.

14. Trọng lượng tủy sống của trẻ 14-15 tuổi là:

a.15-18g                             b.19-23g                                  @c.24-30g                              d.31-35g.

15. Số lượng dịch não tủy của trẻ sơ sinh là:

a.<10 ml                             b.10-15 ml                               @c.15-20 ml                           d.20-25 ml

16. Số lượng dịch não tủy của trẻ  1tuổi là:

a.25 ml                                b.30 ml                                    @c.35 ml                                 d.40 ml

17. Hàm lượng protêin bình thường trong dịch não tủy trẻ sơ sinh là:

a.0,2-0,3g/lít                       @b.0,4-0,8g/lít                        c.0,9- 1,1g/lít                           d.1,2-1,3g/lít

18. Số lượng bạch cầu trong dịch não tủy ở trẻ sơ sinh có thể tới:

a.1-4 tế bào/mm3                b.5-7 tế bào/mm3               c.8-10 tế bào/mm3                 @d.10-20 tế bào/mm3

19. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm giải phẫu hệ thần kinh trẻ em:

a.Khi mới sinh ra hệ thần kinh ít phát triển nhất.

b.Não trẻ sơ sinh chưa trưởng thành vì chưa được Myelin hoá.

@c.Não trẻ sơ sinh chưa có rãnh và thuỳ như người lớn.

d.Sau khi sinh não vẫn tiếp tục phát triển rãnh và thuỳ não.

20. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm mạch máu não ở trẻ sơ sinh:

a.Lưới mao mạch trong não trẻ sơ sinh phát triển mạnh.

@b.Đám rối mạch máu quanh não thất được tưới máu ít.

c.Cấu tạo  thành mạch mỏng manh.

d.Do đặc điểm trên trẻ sơ sinh dễ bị xuất huyết não màng não.

21. Tìm ý không phù hợp với cấu tạo não bộ ở trẻ em:

a.Não bộ trẻ em cũng có 14 tỉ tế bào giống như ở người lớn.

b.Vỏ não trẻ em cũng chia làm 6 lớp.

c.Phải đến 8 tuổi các tế bào mới được biệt hoá hoàn toàn  như người lớn.

@d.rong thời kỳ sơ sinh vỏ não và thể vân mới đã phát triển.

22. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm trong lượng não bộ của trẻ em:

a.So với trọng lượng cơ thể, não bộ trẻ sơ sinh có tỉ lệ cao hơn người lớn

b.Cân nặng của não trẻ sơ sinh là 370-390g.

c.Trọng lượng não phát triển nhanh nhất trong năm đầu.

@d.Cuối năm thứ nhất trọng lượng của não tăng gấp 1,5 lần lúc đẻ.

23. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm sinh lý hệ thần kinh trẻ em:

@a.ở thời kỳ sơ sinh phản ứng của vỏ não có xu hướng khu trú.

b.Bất kỳ một kích thích nào cũng có thể gây nên một phản ứng toàn thân.

c.ở thời kỳ sơ sinh khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu.

d.ở thời kỳ sơ sinh những kích thích ngoại cảnh thường là quá mức dẫn tới tình trạng ức chế bảo vệ.

24. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm sinh lý hệ thần kinh trẻ em:

@a.ở thời kỳ sơ sinh  bó tháp đã được Myelin hoá

b.ở thời kỳ sơ sinh hành tuỷ đã được Myelin hoá

c.ở thời kỳ sơ sinh dây thần kinh thị giác đã được Myelin hoá.

d.ở thời kỳ sơ sinh dây thần kinh ngoại biên đã được Myelin hoá

25. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm bệnh lý của não bộ trẻ sơ sinh:

a.Do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, thành phần hoá học có nhiều nước nên não trẻ em dễ bị kích thích gây co giật.

@b.Não trẻ em ít bị phản ứng hơn người lớn khi bị nhiễm độc.

c.Đặc điểm  về hệ thống mao  mạch của não là một trong những yếu tố thuận lợi gây xuất huyết não.

d.Do bộ nẫo chứa nhiều nước, nằm trong hộp sọ không chắc nên một chấn động dù là nhỏ có thể gây liệt 1/2 người.

26. Tìm ý phù hợp với đặc điểm sóng điện não bình thường  ở trẻ 1 tháng đến 1 tuổi:

a.Hoạt động điện não đa số là sóng Theta.                         @b.Hoạt động điện não đa số là sóng Delta

c.Hoạt động điện não đa số là sóng anpha                         d.Hoạt động điện não đa số là sóng  Beta

27. Tìm ý phù hợp với đặc điểm sóng điện não bình thường  ở trẻ 1 đến 3 tuổi:

@a.Hoạt động điện não đa số là sóng Theta.                     b.Hoạt động điện não đa số là sóng Delta

c.Hoạt động điện não đa số là sóng anpha                         d.Hoạt động điện não đa số là sóng  Beta

28. Tìm ý phù hợp với đặc điểm sóng điện não bình thường  ở trẻ trên 4  tuổi:

a.Hoạt động điện não đa số là sóng Theta.                         b.Hoạt động điện não đa số là sóng Delta

@c.Hoạt động điện não đa số là sóng anpha                     d.Hoạt động điện não đa số là sóng  Beta

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Não của trẻ sơ sinh chưa có đủ rãnh và thuỳ như người lớn

Đ

S

2.

Bề mặt não trẻ 9 tháng tuổi hoàn toàn giống người lớn.

Đ

S

3.

Đặc điểm cấu tạo não bộ trẻ em: tốc độ phát triển của lớp vỏ nhanh hơn lớp trong

Đ

S

4.

Lưới mao mạch trong não trẻ sơ sinh kém phát triển

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Cuối năm đầu trọng lượng của não tăng gấp..................................lần lúc đẻ. 

2. Tốc độ phát triển của lớp vỏ não.......................so với lớp trong.   

3.  ở trẻ nhỏ, thân các tế bào thần kinh  nằm ở ..................................................................  

4. Thời gian bó tháp bắt đầu được bọc Myelin hóa vào tháng ...........................................

5. Não bộ trẻ em có ..................tế bào.

6. Trọng lượng tuỷ sống của trẻ 5 tuổi  gấp........... lần trọng lượng tủy sống của trẻ sơ sinh. 

7. Số lượng nước não tuỷ của trẻ 1 tuổi là ............................ml.

8. Từ 1 tháng đến 1 tuổi: hoạt động điện não đa số là sóng ...............................................

9. Từ 1-3 tuổi hoạt động điện não là sóng ..........................................................................

10. Tình trạng Myelin hoá chưa hoàn toàn  nên phản xạ Babinski  ....................................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1: S                  2: S                  3: Đ                 4: S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. 2,5 lần                                                                                 6. 3

2. nhanh hơn lớp trong                                                            7. 35 ml

3. cả vỏ não và trong chất trắng                                                           8. deltha

4. thứ 6                                                                                    9. Theta

5. 14 tỉ                                                                                     10. dương tính là sinh lý ở trẻ dưới 2 tuổi

VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM

I. CÂU HỎI  LỰA CHỌN:

1. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm dịch tễ học viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em:

a.Là bệnh nhiễm khuẩn hệ thần kinh hay gặp nhất.

b.Tỉ lệ viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em là 60-80% trường hợp nhiễm trùng hệ thần kinh.

c.Bệnh hay gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

@d.Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam.

2. Vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là:

a.Phế cầu.                           b.Liên cầu.                             

c.Tụ cầu.                      @d.E. Coli.    

3. Vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ 3 tháng đến 5 tuổi ở các nước đang  phát triển là:

a.Phế cầu.                           b.Tụ cầu.                                

@c.H.influenza.          d.Não mô cầu.

4. Vi khuẩn nào thường gặp nhất trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam là:

a.Klebsiella.                        b.Proteus.                   

@c.Hemophilus Influenza.     d.Tụ cầu.

5. Trong môi trường dịch não tủy, vi khuẩn dễ dàng phát triển vì:

a.Cung cấp đường cho dịch não tủy hạn chế.

b.Khi viêm màng não, nồng độ protêin trong dịch não tủy cao.

@c.Cơ chế bảo vệ, miễn dịch trong dịch não tủy rất yếu.

d.Nồng độ muối trong dịch não tủy rất thấp.

6. Tìm ý không hợp với yếu tố thuận lợi gây viêm màng não nhiễm khuẩn.

a.Chủ  yếu ở trẻ dưới 1 tuổi.                                  @b.Tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn nam.

c.Tình trạng suy giảm miễn dịch.                           d.Có dị tật ở màng não.

7. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố thuận lợi gây viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em:

a.Đẻ non.                                                                b.Suy dinh dưỡng nặng.

c.Sau cắt lách.                                                        @d.Chậm phát triển tinh thần, vận động.

8. ổ nhiễm khuẩn khởi điểm nào sau đây hay gây biến chứng viêm màng não mủ nhất:

a.Mụn nhọt ngoài da.                                             @b.Viêm tai xương chũm mạn tính.

c.Viêm mô dưới da.                                               d.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

9. Đặc điểm không phù hợp với biểu hiện lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh:

@a.Trẻ thường sốt cao.                                          b.Biểu hiện màng não thường kín đáo.

c.Rên è è.                                                                d.Hay có rối loạn nhịp thở.

10. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân viêm màng não nhiễm khuẩn tái phát nhiều đợt:

a.Có dị dạng màng não.                                         b.Có chấn thương rạn vỡ nền sọ, xương đá.

c.Có ổ viêm mạn tính ở tia mũi họng.                    @d.Có bệnh tim bẩm sinh.

11. Tìm ý ko phù hợp với biểu hiện lâm sàng giai đoạn khởi phát viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ lớn:

a.Khởi đầu bằng triệu chứng sốt nhẹ hoặc vừa.                 b.Mệt mỏi

c.Đau đầu.                                                                          @d.Các triệu chứng thực thể thường điển hình

12. Tìm ý không phù hợp với triệu chứng cơ năng của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ lớn.

a.Đau đầu liên tục.                                                

b.Đau cả hai bên.

c.Đau tăng lên khi thay đổi tư thế.                         @d.Trẻ không có biểu hiện sợ ánh sáng.

13. Tìm ý không khù hợp với tính chất nôn trong viêm màng não nhiềm khuẩn ở trẻ em:

a.Nôn tự nhiên.                  b.Nôn vọt                    @c.Nôn sau khi ăn                  d.Nôn nhiều lần.

14. Tìm triệu chứng không phù hợp với viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh:

@a.Trẻ thường sốt cao       b. Li bì                         c.Rên è è.                                d. Bỏ bú.

15. Viêm màng não nhiễm khuẩn hay xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh trong trường hợp nào sau đây:

a.Xổ thai quá nhanh.                                             

@b.Đẻ non, ngạt, nhiễm khuẩn ối.

c.Đẻ can thiệp bằng foxcep.                                   d.Đẻ chỉ huy.

16. Sốc nhiễm khuẩn hay xảy ra nhất trong trường hợp viêm màng não mủ do:

a.Tụ cầu.                                                                 @b.Não mô cầu (có kèm nhiễm khuẩn huyết)

c.Liên cầu.                                                              d.Hemophilus Influenza.

17. Tìm ý không phù hợp với biến chứng muộn của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em:

a.Điếc hoặc giảm thính lực.                                    b.Não úng thủy.

c.Chậm phát triển vận động.                                  @d.áp xe não

18. Triệu chứng có giá trị nhất để hướng tới chẩn đóan viêm màng não mú do não mô cầu là:

a.Sốt cao đột ngột.                                                 b.Có herpes.

c.Có đau khớp.                                                       @d.Có xuất huyết dưới da hình cánh sao.

19.  Chống chỉ định chọc dò tủy sống khi:

a.Trẻ bị suy hô hấp nặng.                                       b.Trẻ trong tình trạng nhiễm trùng huyết.

c.Trẻ đang sốt cao.                                                 @d.Tăng áp lực nội sọ nặng.

20. Trong viêm màng não nhiễm khuẩn, chọc dò tủy sống nước não tủy có màu:

a.Hồng, để không đông.                 b.Vàng chanh.                         @c.Đục.                      d.Trong

21. Tiêu chuẩn quan trọng nhất dịch não tủy để chẩn đóan viêm màng não nhiễm khuẩn là:

a.Protêin tăng.                                                        b.Đường giảm.

c.Muối giảm.                                                          @d.Soi, cấy dịch não tủy có vi khuẩn.

22. Trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, xét nghiệm protêin dịch não tủy thấy:

a.≥0,6g/lít.                          b.≥0,8g/lít.                   c.≥1,0g/lít.                               @d.≥1,2g/lít.

23. Trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ trên 1 tháng tuổi, xét nghiệm protêin dịch não tủy thấy:

@a.> 0,45g/lít.                   b.> 0,55g/lít.                c.> 0,65g/lít.                            d.> 0,75g/lít.

24. Trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, xét nghiệm đường trong dịch não tủy được coi là giảm khi:

a.<0,90mmol/lít                  .b.<1,00 mmol//lít.       @d.<1,10 mmol//lít.                d.<1,20 mmol//lít.

25. Trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ trên 1 tháng, xét nghiệm đường trong dịch não tủy được coi là giảm khi:

a.<2,0mmol/lít.                   b.<2, 1 mmol//lít.         @c.<2,2 mmol//lít.                  d.<2,3 mmol//lít.

26. Tìm ý không phù hợp với kết quả xét nghiệm trong viêm màng não nhiễm khuẩn:

a.Số lượng hồng cầu giảm ở trẻ nhỏ.                                 @b.CRP (-)

c.Điện giải đồ thay đổi do rối loạn bài tiết aDH.               d.Cấy máu có thể tìm được vi khuẩn gây bệnh

27. Xét nghiệm nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đóan viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em

:

a.Số lượng bạch cầu tăng.

b.Tốc độ lắng máu tăng.

@c.Tìm thấy kháng nguyên của vi khuẩn trong dịch não tủy qua xét nghiệm miễn dịch, PCR.

d.CRP (+).

28. Tìm ý không phù hợp với xét nghiệm trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em:

@a.axit lactic máu giảm.                                                    b. LDH tăng.

c.Điện giải đồ có thể thay đổi.                                           d.Đường máu bình thường.

29. T

riệu chứng cơ năng sớm nhất hướng tới chẩn đoán viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ bú mẹ là:

a.Co giật.                            @b.Ngủ gà                  c.Hôn mê.                                d.Nôn  .          

30. Triệu chứng thực thể có giá trị nhất để hướng tới viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ lớn:

@a.Cứng gáy (+).              b.Babinski (+).            c.Brudzinski (+).                     d.Vạch màng não (+).

31. Triệu chứng thực thể có giá trị nhất để hướng tới viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ bú mẹ là:

a.Cứng gáy (+).                  b.Kernig (+)                @c.Thóp phồng (+)                 d.Vạch màng não (+)

32. Biểu hiện có giá trị nhất để hướng tới chẩn đóan viêm màng não mủ do tụ cầu:

a.Diễn biến thường đột ngột.                                 @b.Có mụn mủ ngoài da.

c.Có mụn phỏng dạng herpes.                                d.Vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

33. Triệu chứng có giá trị nhất để hướng tới viêm màng não nhiễm khuẩn do Hemophilus Influenza:

a.Có xuất huyết dưới da hình cánh sao.                @b.Thường diễn biến rất đột ngột ở trẻ nhỏ.

c.Hay gặp sau chấn thương.                                   d.Thường có mụn phỏng dạng herpes.

34. Triệu chứng có giá trị nhất để hướng tới viêm màng não nhiễm khuẩn do phế cầu:

@a. Thường thấy có các triệu chứng viêm nhiễm ở đường hô hấp.

b.Thường diễn biến rất đột ngột ở trẻ nhỏ.

c.Hay gặp sau chấn thương.

d.Thường có mụn phỏng dạng herpes

35. Nguyên tắc quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em là:

@a.Kháng sinh phải thấm tốt vào dịch não tuỷ.

b.Ưu tiên chọn kháng sinh có khả năng diệt khuẩn.

c.Nồng độ kháng sinh phaỉ đủ cao.

d.Chọn kháng sinh ít độc với trẻ em.

36. Thuốc kháng sinh nào ngấm vào dịch não tủy tốt nhất:

a.ampixilin.                         @b.Cloramphenicol                c.Penixilin.                              d.Cephalexin.

37. Khi chưa xác định được căn nguyên gây viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ < 3 tháng, nên chọn phối hợp thuốc kháng sinh nào dưới đây để điều trị:

@a.Ceftriaxone + amoxilin.                                               b.mpixilin + Gentamycin.

c.ampixilin + Cloramphenicol.                                           d.amoxilin + Cloramphenicol.

38. Khi chưa xác định được căn nguyên gây viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ > 3 tháng, nên chọn thuốc kháng sinh nào dưới đây để điều trị:

@a.Ceftriaxone.                 b.Cephalotin.                           c.amoxilin.                               d.Cephalexin.

39.  Phối hợp thuốc kháng sinh nào dưới đây được chọn để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ < 3 tháng do trực khuẩn đường ruột:

a.Cephalotin + Gentamycin.                                              @b.Ceftriaxone + amikacine.

c.amoxilin + amikacine.                                                      d.Cephalexin + Cloramphenicol.

40.  Thuốc kháng sinh nào dưới đây được chọn để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ < 3 tháng do liên cầu nhóm B:

a.Cephalotin                       b.Ceftriaxone                          @c.amoxilin                            d.Cephalexin.

41. Phối hợp thuốc kháng sinh nào dưới đây được chọn để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ<3tháng do vi khuẩn Listeria:

a.Cephalotin + Gentamycin.                                              b.Peniciline + amikacine.

@c.amoxilin + amikacine.                                      d.Cephalexin + Cloramphenicol.

42. Phối hợp thuốc kháng sinh nào dưới đây được chọn để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ>3tháng do phế cầu:

a.Cetriaxone + amikacine.                                                  @b.Ceftriaxone + Vancomycine.

c.amoxilin + amikacine.                                                      d.Cephalexin + Cloramphenicol.

43.  Phối  hợp  thuốc kháng  sinh nào dưới đây được chọn để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ< 3tháng thể nặng, hôn mê sâu, suy thở:

a.Cephalotin + Gentamycin + amoxiline.                           @b.Ceftriaxone + amikacine + amoxiline.

c.amoxilin + amikacine + Peniciline.                                  d.Cephalexin + Cloramphenicol + amoxiline.

44.  Phối hợp thuốc kháng sinh nào dưới đây được chọn để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ>3tháng  thể nặng, hôn mê sâu, suy thở:

a.Cephalotin + amoxiline.                                                  @b.Ceftriaxone + amoxiline.

c.amoxilin + amikacine.                                                      d.Cephalexin + Cloramphenicol.

45.  Chống phù não bằng Manitol với liều:

@a. 1,0-2,0 g/kg/24 giờ            b.2,1-3,0 g/kg/24 giờ          c.3,1-4,0g/kg/24 giờ              d.4,1-5,0g/kg/24 giờ

46. Để hạn chế biến chứng điếc trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em, có thể sử dụng Dexamethasone với liều:

a.0,10 mg/kg/lần x 4lần/ngày.                                            @b.0,15 mg/kg/lần x 4lần/ngày.

c.0,20 mg/kg/lần x 4lần/ngày.                                            d.0,25 mg/kg/lần x 4lần/ngày.

47. 

Tiêu chuẩn quyết định để ngừng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em là:

a.Số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu trung tính trong máu bình thường.

b.Tốc độ lắng máu trở về bình thường.

@c.

Xét nghiệm nước não tủy trở về bình thường.

d.Hết co giật.

48.  Biện pháp điều trị quan trọng nhất để tránh biến chứng vách hoá màng não trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em là:

a.Cho Cocticoit                                                                                          b.Truyền Manitol

@c. Chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng kháng sinh đặc hiệu                   d.Chống cho giật triệt để.

49.  Trong viêm màng não nhiễm khuẩn, vi khuẩn nào hay gây biến chứng vách hoá màng não nhất.

@a.Phế cầu.                       b.Não mô cầu.                         c.Tụ cầu.                      d.H.influenza.

50. Biện pháp có hiệu quả nhất để phòng viêm màng não nhiễm khuẩn do Hemophilus Influenza là:

a.Điều trị sớm viêm mũi họng.

@b.Tiêm phòng cho trẻ vaccin phòng Hemophilus Influenza.

c.Cách li trẻ bị viêm màng não nhiễm khuẩn do Hemophilus Influenza.

d.Điều trị kháng sinh cho những trẻ có tiếp xúc với bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn do Hemophilus Influenza.

51. Những trẻ tiếp xúc với người bệnh bị viêm màng não nhiễm khuẩn do não mô cầu cần dự phòng bằng:

a.Penicilin.                          @b.Vancomycin.                    c.Rifamicin.                 d.amoxilin.

52. Vaccin phòng viêm màng não do phế cầu nên được áp dụng cho những trường hợp:

a.Trẻ hay viêm mũi họng.                                                   @b.Trẻ bị suy giảm miễn dịch.

c.Trẻ hay bị mụn nhọt ngoài da.                                         d.Trẻ có tiền sử đẻ non.

53.

Cháu trai 8 tháng tuổi, bị bệnh 8 ngày trước khi đến viện, đã điều trị tại trạm y tế xã với chẩn đoán viêm phổi bằng ampixilin 1g/ngày x 4 ngày, cháu vẫn sốt cao, co giật toàn thân, li bì nên được chuyển tới bệnh viện. Khám thấy: Li bì, nhiệt độ 390C, hiện tại không co giật, thóp phồng căng, cổ cứng (+), kerng (+), vạch màng não (+). Chọc dò nước não tủy: Nước não tuỷ trong, xét nghiệm: Protein 80mg%, đường 20mg%, tế bào 30 bạch cầu/mm3, tỷ lệ bạch cầu trung tính  là 60%. Bạn chọn chẩn đóan nào sau đây cho phù hợp nhất?

a.Lao màng não.                                                                 @b.Viêm màng não nhiễm khuẩn mất đầu.

c.Viêm màng não nước trong.                                            d.Co giật do sốt cao.

54.

Cháu trai 8 tháng tuổi, bị bệnh 8 ngày trước khi đến viện, đã điều trị tại trạm y tế xã với chẩn đoán viêm phổi bằng ampixilin 1g/ngày x 4 ngày, cháu vẫn sốt cao, co giật toàn thân, li bì nên được chuyển tới bệnh viện. Khám thấy: Li bì, nhiệt độ 390C, hiện tại không co giật, thóp phồng căng, cổ cứng (+), kerng (+), vạch màng não (+). Chọc dò nước não tủy: Nước não tuỷ trong, xét nghiệm: Protein 80mg%, đường 20mg%, tế bào 30 bạch cầu/mm3, tỷ lệ bạch cầu trung tính  là 60%. Bạn nghĩ tới viêm màng não do vi khuẩn gì cho phù hợp nhất

a.Tụ cầu                              @b.hế cầu                               c.Liên cầu                    d.Não mô cầu.

55.

Cháu trai 8 tháng tuổi, bị bệnh 8 ngày trước khi đến viện, đã điều trị tại trạm y tế xã với chẩn đoán viêm phổi bằng ampixilin 1g/ngày x 4 ngày, cháu vẫn sốt cao, co giật toàn thân, li bì nên được chuyển tới bệnh viện. Khám thấy: Li bì, nhiệt độ 390C, hiện tại không co giật, thóp phồng căng, cổ cứng (+), kerng (+), vạch màng não (+). Chọc dò nước não tủy: Nước não tuỷ trong, xét nghiệm: Protein 80mg%, đường 20mg%, tế bào 30 bạch cầu/mm3, tỷ lệ bạch cầu trung tính  là 60%. Nếu nghĩ tới viêm màng não nhiễm khuẩn, bây giờ bạn chọn thuốc kháng sinh gì cho phù hợp nhất

a.Cloramphenicol               b.ampixlin                               @c.Ceftriaxone           d.Penixilin

56.

Cháu trai 8 tháng tuổi, bị bệnh 8 ngày trước khi đến viện, đã điều trị tại trạm y tế xã với chẩn đoán viêm phổi bằng ampixilin 1g/ngày x 4 ngày, cháu vẫn sốt cao, co giật toàn thân, li bì nên được chuyển tới bệnh viện. Khám thấy: Li bì, nhiệt độ 390C, hiện tại không co giật, thóp phồng căng, cổ cứng (+), kerng (+), vạch màng não (+). Chọc dò nước não tủy: Nước não tuỷ trong, xét nghiệm: Protein 80mg%, đường 20mg%, tế bào 30 bạch cầu/mm3, tỷ lệ bạch cầu trung tính  là 60%. Kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ: lần II cho thấy Prôtein 400 mg%, đường 40mg%,  tế bào 10 bạch cầu/mm3. Bạn chọn chẩn đóan nào sau đây cho phù hợp nhất?

a.Viêm màng não nhiễm khuẩn              @b.Viêm màng não nhiễm khuẩn có biến chứng vách hóa màng não

c.Nhiễm trùng huyết                                  d.áp xe não.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Tỉ lệ mắc viêm màng não nhiễm khuẩn ở nữ thường nhiều hơn nam.

Đ

S

2.

Do vi khuẩn sử dụng Glucose qua chuyển hoá kị khí sẽ gây tiêu thụ glucose rất mạnh làm đường trong dịch não tuỷ tăng.

Đ

S

3.

Quá trình viêm nhiễm trong dịch não tuỷ sẽ gây giảm  bài tiết dịch não tuỷ.

Đ

S

4.

Lưới mao mạch trong não trẻ sơ sinh kém phát triển

Đ

S

5.

Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ < 3 tháng, các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình.

Đ

S

6.

Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ < 3 tháng thường do các vi khuẩn  Gr (-)

Đ

S

7.

Viêm màng não nhiễm khuẩn ttiên phát thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi

Đ

S

8.

Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ nhũ nhi, rối loạn tri giác là dấu hiệu sớm nhất

Đ

S

9.

Cứng gáy (+) là dấu hiệu quan trọng nhất để hướng tới chẩn đoán viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ nhũ nhi

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN:

1.  đường xâm nhập của vi khuẩn vào màng não:

a. Đường máu.

b. Đường bạch huyết.

c...............................................................................................................

2.  Viêm màng não nhiễm khuẩn do não mô cầu thường thấy có:

a.Các mụn phỏng dạng herpes.

b.......

3. Triệu chứng cơ năng có giá trị giúp chẩn đoán sớm viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ nhũ nhi là ................................................................................................................

4.  Triệu chứng thực thể có giá trị nhất trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ bú mẹ là ................................................................

5.  Chống chỉ định tuyệt đối chọc dò tuỷ sống trong trường hợp:

a.......

b. Có tình trạng viêm mủ vùng thắt lưng.

6.  Nếu dịch não tuỷ trong, cần chẩn đoán phân biệt viêm màng não nhiễm khuẩn với:

a...............................................................................................................           

b.Viêm màng não do virus.

7.  Bổ xung tên biến chứng sớm của viêm màng não nhiễm khuẩn:

a.Sốc nhiễm khuẩn.....................................................................................           

b.Liệt thần kinh khu trú.

c...............................................................................................................

d.Tắc mạch máu não, hôn mê, rối loạn chức năng hô hấp, tuần hoàn.

8.  Bổ xung tên biến chứng muộn trong viêm màng não nhiễm khuẩn.

a.Điếc hoặc giảm thính lực.

b...............................................................................................................

c.Chậm phát triển vân động và trí tuệ, động kinh.

9.  Bổ xung nguyên nhân thất bại trong điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em.

a.Chẩn đoán và điều trị muộn.....................................................................

b.Vi khuẩn kháng kháng sinh.

c...............................................................................................................

d.Các biện pháp điều trị triệu chứng và hồi sức không tốt.

10.  Bổ xung biện pháp phòng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em:

a.Cách li trẻ bị bệnh...................................................................................  

b...............................................................................................................

c. Cho kháng sinh dự phòng với trẻ  có tiếp xúc với người bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn do não mô cầu và Hemophilus influenza.

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1: S             2: S             3: S    4: Đ     5: Đ     6: Đ     7: Đ     8: S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Đường kế cận                                                     6. Lao màng não

2. Xuất huyết dưới da hình cánh sao                                  7. áp xe não

3. Ngủ gà                                                               8. ứ nước não thất

4. thóp phồng                                                                  9. Ngừng thuốc kháng sinh sớm

5. tăng áp lực nội sọ nặng                                        10. Tiêm chủng bằng vaccin

XUẤT HUYẾT NÃO - MÀNG NÃO

I. CÂU HỎI  LỰA CHỌN:

1. Vị trí xuất huyết não thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là:

a.Chảy máu ngoài màng cứng.                                           b.Tụ máu dưới màng cứng

@c.Chảy máu dưới màng nhện.                                        d.Chảy máu trong não thất

2. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm chảy máu ngoài màng cứng ở trẻ sơ sinh:

a.Là chảy máu giữa xương và màng cứng.                        b.Nguyên nhân thường do chấn thương sọ.

@c.Do tổn thương động mạch thông sau                          d.Do tổn thương động mạch màng não giữa.

3. Tìm ý không phù hợp với chảy máu dưới màng nhện ở trẻ sơ sinh:

a.Là chảy máu trong khoang dưới nhện.                           b.Là chảy máu ở giữa 2 lá của màng nhện.

@c.Là loại xuất huyết ít gặp ở trẻ sơ sinh.                                    d.Thường kèm theo chảy máu trong chất não.

4. Tìm ý ko phù hợp với nguyên nhân chấn thương sản khoa gây xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a.Đầu trẻ to so với khung chậu.                                         b.Đẻ khó

@c.Mổ đẻ.                                                                          d.Chuyển dạ kéo dài.

5. Tìm ý ko phù hợp với nguyên nhân chấn thương sản khoa gây xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a.Đẻ quá nhanh.                 b.Đẻ forcef                              c.Vỡ ối sớm.               @d.Rau tiền đạo

6. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh là:

a.Cấu tạo thành mạch mỏng manh.                                @b.Đám Rối huyết quản được tưới máu ít.

c.Đám rối huyết quản là tổ chức non yếu của não.         d.Khi bị ngạt thì sức bền thẩm thấu thành mạch giảm

7. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a.Thiếu O2.                         b.Thiếu máu                            c.Shock                       @d.Sốt cao.

8. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a.Tràn khí lồng ngực.                                                         b.Tăng thể tích dịch.

c.Sử dụng quá liều Natribicacbonate.                                @d.áp lực CO2 máu tăng

9. Bệnh gan mật nào không gây xuất huyết não - màng não ở trẻ  1-6 tháng tuổi:

a.Viêm gan do virus.                                                          b.Dị dạng đường mật bẩm sinh.

c.Kén ống mật chủ.                                                                        @d.áp xe gan.

10. Nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất huyết não màng não ở trẻ 1-6 tháng tuổi là:

a.Tắc mật bẩm sinh.                                                                                                b.ỉa chảy kéo dài.

@c.Không rõ nguyên nhân nhưng thấy tỉ lệ protrombin giảm.                             d.Hội chứng kém hấp thu

11. Yếu tố nào sau đây không phải là nguy cơ gây thiếu vitamin K cho trẻ 1-6 tháng tuổi:

a.Bú sữa mẹ đơn thuần.                                                     b.Mẹ ăn kiêng.

c.Trẻ không được tiêm phòng vitamin K sau đẻ                @d.Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh.

12. Tìm ý không phù hợp với chuyển hóa vitamin K trong cơ thể:

a.ở điều kiện sinh lý vitamin K ở máu mẹ truyền sang thai nhi rất ít.

@b.Gan trẻ sơ sinh chứa nhiều vitakin K.

c.Phân su chứa một lượng nhỏ vitamin K.

d.Vitamin K do vi khuẩn tổng hợp lên ở trẻ sơ sinh rất ít.

13. Vị trí xuất huyết não thường gặp nhất ở trẻ 1-6 tháng tuổi là:

a.Dưới màng cứng.                                                                        @b.Dưới màng nhện.

c.Dưới màng nuôi.                                                             d.Trong chất não.

14. Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân xuất huyết não màng não ở trẻ lớn.

@a.20 % là do dị dạng mạch máu não.

b.1/3 số trường hợp dị dạng mạch máu não là do vỡ phồng động mạch não

c.1/3 số trường hợp dị dạng mạch máu não là do vỡ phồng tĩnh mạch não

d.1/3 số trường hợp dị dạng mạch máu não là không rõ nguyên nhân.

15.  Tìm ý sai trong nguyên nhân gây xuất huyết não màng não ở trẻ lớn.

a.Luput viêm quanh mạch nút.                                           b.U mạch.

@c.Suy hô hấp                                                                   d.U thần kinh đệm di căn

16. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm xuất huyết não màng não ồ ạt dưới màng cứng:

a.Do rách lều tiểu não.                                                       b.Do rách vách ngăn giữa 2 bán cầu.

c.Hay gặp ở trẻ đe đủ tháng hơn trẻ đẻ non.                      @d.Do dị dạng mạch máu não.

17.  Xuất huyết não  thất và đám rối mạch mạc thường xuất hiện trong:

a.Ngay sau khi sinh.                                                           @b.Trong 3 ngày đầu sau khi sinh.

c.Ngày thứ 4-5 sau khi sinh.                                              d.Ngày thứ 6-7 sau khi sinh.

18. Triệu chứng có giá trị nhất để hướng tới chẩn đóan xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a.Da xanh hoặc tím tái                   b.Bú kém                     c.Co giật                      @d.Thóp phồng.

19.  Tìm triệu chứng không phù hợp với đặc điểm của xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a.Co giật.                            @b.Tăng trương lực cơ          c.Toàn trạng yếu.        d.Khóc the thé.

20.  Tìm triệu chứng không phù hợp với đặc điểm của xuất huyết dưới màng cứng ở trẻ sơ sinh:

a.Hay gặp ở trẻ đẻ đủ tháng.                                              b.Hay gặp ở trẻ có cân nặng khi sinh cao.

@c.Diễn biến thường cấp tính.                                          d.Thường có biểu hiện co giật .

21.  Biểu hiện nào sau đây là triệu chứng hướng tới xuất huyết dưới nhện ở trẻ lớn:

a.Đau đầu.                          b.Nôn.                         c.Co giật.                     @d.Xuất huyết quanh võng mạc.

22.  Biểu hiện nào sau đây hướng tới vỡ túi phồng khúc tận của cảnh trong:

a.Nôn.                                 b.Li bì                          @c.Liệt dây thần kinh số III.             d.Liệt nửa người.

23. Biểu hiện nào sau đây hướng tới vỡ phình động mạch não giữa gây xuất huyết bán cầu não vùng đồi thị:

a.Co giật.                                                                b.Hôn mê.

c.Liệt dây VII ngoại biên.                                      @d.Liệt nửa người, babinski (+)

24.  Triệu chứng nào sau đây hướng đến xuất huyết tiểu não:

a.Co giật.                            b.Li bì.                         @c.Rối loạn thăng bằng.                    d.Liệt nửa người.

25.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện lâm sàng của xuất huyết não màng não ở trẻ lớn.

@a.Khởi đầu từ từ.                        b.Đau đầu dữ dội        c.Nôn.                                     d.Co giật.

26.  Di chứng hay gặp nhất trong xuất huyết não màng não ở trẻ 1-6 tháng tuổi là:

a.Não bé do teo não và gây chồng khớp sọ.                      b.Não úng thủy do tắc cống sylvius.

c.Giảm vận động 1/2 người.                                               @d.Động kinh.

27.  Tìm ý không phù hợp với mức độ xuất huyết nội sọ qua thăm dò bằng siêu âm ở trẻ sơ sinh:

a.Mức độ 1: Xuất huyết mạch mạc quanh não thất.

@b.Mức độ 2: Xuất huyết trong chất não.

c.Mức độ 3: Xuất huyết trong não thất và gây giãn não thất.

d.Mức độ 4: Như độ III, cộng thêm xuất huyết trong chất não.

28. 

Triệu chứng cận lâm sàng có giá trị quyết định chẩn đoán xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh là:

a.Số lượng hồng cầu trong máu giảm.                               b.Huyêt sắc tố trong máu giảm.

c.Tỉ lệ Protrombin trong máu giảm.                                    @d.Chọc dò nước não tuỷ có máu để không đông.

29.  Tìm ý sai trong các xét nghiệm của xuất huyết não màng não ở trẻ 1-6 tháng:

a.Thời gian máu đông kéo dài.                                           b.Tỉ lệ protrombin giảm.

@c.Thời gian thromboplastin giảm                                    d.Các yếu tố đông máu: II, VII, IX, X giảm.

30. Tập chứng nào dưới đây nên nghĩ tới xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh.

a.Sốt, nôn, co giật, thóp phồng.                                         @b.Li bì, co giật, thiếu máu, thóp phồng.

c.Vàng da đậm, vàng sáng, co giật, li bì                            d.Nôn, bỏ bú, co giật khi kích thích.

31.  Chẩn đóan xác định xuất huyết não màng não ở trẻ em dựa vào xét nghiệm:

a.Số lượng hồng cầu giảm.                                     b.Huyết sắc tố giảm.

c.Thời gian máu đông kéo dài.                              @d.Chọc dò tủy sống, nước não tủy có máu để không đông

32. Biện pháp quan trọng nhất trong điều trị xuất huyết não màng não do giảm tỉ lệ Protrombin ở trẻ sơ sinh là:

a.Tiêm Vitamin K                                                   b.Chống co giật

c.Chống phù não                                                    @d.Truyền máu tươi cùng nhóm.

33. Tìm ý ko phù hợp với biện pháp chống phù não trong điều trị xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh:

a. Dexamethasone.                                                 @b.Làm nghiệm pháp tăng thở          .

c.Truyền dịch bù muối.                                          d.Cho Maniton 20%.

34. Biện pháp nào sau đây ko bắt buộc trong điều trị xhuyết não màng não ở trẻ lớn do vỡ phình mạch.

a.Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường                            b.Chống phù não bằng Maniton

c.Chống phù não bằng Dexamethasone.                @d.Truyền máu tươi cùng nhóm.

35.  Biện pháp quan trọng nhất để phòng xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh là:

@a.Phòng chấn thương sản khoa.                                                 b.Cho mẹ nghỉ trước khi đẻ.

c.Trong thời gian có thai mẹ không nên lao động nặng.                d.Cho mẹ thở oxy khi chuyển dạ.

36.  Để phòng xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh, nên tránh dùng:

a.Thuốc kháng sinh liều cao.                                  @b.Natribicacbonat liều cao.

c.Vitamin K liều cao.                                             d.Cocticoit liều cao.

37. 

Biện pháp quan trọng nhất để phòng xuất huyết não màng não do giảm tỉ lệ Protrombin là:

a.Cho bú mẹ sớm.                                                  @b.Tiêm cho trẻ một mũi Vitamn K sau khi sinh.

c.Cắt rốn khi mạch máu rốn ngừng đập.                d.Đảm bảo cho trẻ đủ ấm.

36.

Cháu trai 45 ngày tuổi, kể từ sau khi đẻ cháu khỏe mạnh, không được tiêm Vitamin K lúc đẻ. Bệnh xuất hiện cấp tính với những triệu chứng: sốt 38,50C, nôn vọt, li bì, co giật toàn thân.Khám: Thóp phồng căng, cổ mềm, liệt dây VII trung ương bên phải, da xanh, niêm mạc nhợt, có vài mảng xuất huyết dưới da đùi.Hướng dẫn chẩn đoán bệnh gì ?

a.Viêm màng não mủ.                                            b.Nhiễm khuẩn huyết.

@c.Xuất huyết não màng não.                               d.Viêm màng não do virus.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Chảy máu ngoài màng cứng là chảy máu giữa  xương sọ và màng cứng

Đ

S

2.

Máu tụ dưới màng cứng là máu tụ giữa  màng cứng và lá thành của màng nhện

Đ

S

3.

Xuất huyết não - màng não ở trẻ nhũ nhi chủ yếu là do di dạng mạch máu não

Đ

S

4.

Xuất huyết ồ ạt dưới màng cứng là do rách lều tiểu não hay rách vách ngăn giữa 2 bán cầu

Đ

S

5.

Xuất huyết ồ ạt dưới màng cứng gặp ở trẻ đủ tháng  nhiều hơn trẻ non tháng.

Đ

S

6.

Xuất huyết trong não thất và đám rối mạch mạc xuất hiện 3 tuần sau khi sinh

Đ

S

7.

Xuất huyết não do các bệnh rối loạn hệ thống cầm máu thường gặp là xuất huyết dưới màng nhện hoặc trong chất não

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN:

1. Nguy cơ thiếu Vitamin K ở trẻ nhũ nhi là:

a.Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

b......................................................................................................................

c.Người mẹ ăn kiêng khem trong thời kỳ cho con bú.

2.   Vị trí xuất huyết não màng não thường gặp ở trẻ  1- 6 tháng tuổi là:

a.....................................................................................................................................................

b. Có thể xuất huyết trong não thất, ổ  máu tụ  dưới màng cứng.

3.  Bổ xung triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất huyết não - màng não ở trẻ sơ sinh.

a. Cơn xanh tím.

b. Co giật, rối loạn trương lực cơ, rối loạn thân nhiệt.

c. Bỏ bú, nôn.

d......................................................................................................................

4.

Xuất huyết trong não thất và đám rối mạch mạc xuất hiện trong..............ngày đầu sau khi sinh. 

5.

Trường hợp điển hình của xuất huyết não màng não, chọc dò tuỷ sống thấy......

6.

Thăm dò não bằng siêu âm ở trẻ sơ sinh người ta phân ra làm ........... mức độ xuất huyết não.  

7.  Mục đích của việc truyền máu trong điều trị xuất huyết não màng não do giảm tỷ lệ protrombin:

a......................................................................................................................

b......................................................................................................................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

            1: Đ     2: Đ     3: S      4: Đ     5: Đ     6: S      7: Đ    

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Trẻ không được tiêm phòng Vitamin

2. dưới màng nhện

3. thóp phồng

4. 3

5. Nước não tủy có máu để không đông

6. 4

7. a. Cung cấp hồng cầu để chống thiếu máu                      b. Cung cấp yếu tố đông máu để cầm máu

.

HÔN MÊ Ở TRẺ EM

III: CÂU HỎI  LỰA CHỌN:

1.  Định nghĩa đúng về hôn mê là:

a.Là trạng thái người bệnh mất hết ý thức, còn vận động tự chủ.

@b.Là trạng thái người bệnh mất hết ý thức, mất vận động tự chủ.

c.Là trạng thái người bệnh mất hết ý thức, còn các phản xạ

d.Là trạng thái người bệnh mất hết ý thức, còn cảm giác

2. Tìm ý không phù hợp với cơ chế rối loạn tuần hoàn ở não gây hôn mê:

a.Thiếu máu cục bộ hay sung huyết não.                           @b.ứ trệ tuần hòan động mạch.

c.Phù nề quanh mạch máu não.                                          d.Phù nề quanh tế bào não.

3. Tìm ý không phù hợp với cơ chế rối loạn tuần hoàn ở não gây hôn mê:

a.Chảy máu nhỏ quanh mạch.                                            b.Rối loạn trương lực thành mạch.

@c.Giảm tính xuyên thấm của mao mạch não.                  d.Rối loạn dinh dưỡng tổ chức não.

4.  Tìm ý không phù hợp với cơ chế rối loạn tuần hoàn dịch não tủy trong hôn mê ở trẻ em:

a.ứ đọng dịch não tủy giữa các tổ chức.                            b.ứ đọng dịch não tủy quanh các mạch máu não.

c.Phù não cấp.                                                                    @d.Giảm áp lực nội sọ.

5. Tìm ý không phù hợp với biểu hiện lâm sàng của trạng thái ngủ gà:

a.Nằm li bì.                                                                         b.Lay gọi còn mở mắt.

@c.Gọi hỏi không trả lời.                                                  d.Trả lời không chính xác.

6. Tìm ý không phù hợp với biểu hiện lâm sàng của trạng thái u ám:

a.Lay gọi còn mở mắt.                                                       @b.Kích thích đau không đáp ứng.

c.Gọi hỏi không trả lời.                                                      d.Kêu rên, vật vã, giãy dụa.

7.  Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân hôn mê ở trẻ sơ sinh:

a.Sang chấn do đẻ khó.                                                      b.Nhiễm khuẩn máu.

c.Nhiễm khuẩn hệ thần kinh.                                             @d.Trẻ bị tim bẩm sinh tím sớm.

8. Trường hợp nào sau đây nên nghĩ tới ổ máu tụ dưới màng cứng:

a.Hôn mê xảy ra sau khi bị chấn thương nặng.                  b.Có dịch não tủy chảy ra ở tai.

c.Chảy máu tai.                                                                  @d.Hôn mê xảy ra sau 1 khoảng tỉnh.

9.  Tìm ý không phù hợp với hôn mê do đái tháo đường:

a.Bệnh nhân đang ăn nhiều tự nhiên chán ăn.                    b.Hôn mê từ từ.

c.Thường hôn mê sâu.                                                        @d.Co đồng tử.

10.  Tìm ý không phù hợp với hôn mê hạ đường huyết.

a.Xảy ra ở bệnh nhân đái đường dùng quá liều Insulin.                b.Xuất hiện vào lúc đói.

@c.Hôn mê xảy ra từ từ.                                                               d.Bệnh nhân vã mồ hôi, co giật.

11.  Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân hôn mê do tăng urê máu ở trẻ em:

a.Viêm cầu thận cấp.                                                          b.Viêm ống thận cấp do ngộ độc thuốc.

c.Dị dạng về thận và niệu quản.                                        

@d.áp xe quanh thận

12. 

Tìm ý không phù hợp với nguyên nhân hôn mê do tăng urê máu ở trẻ em:

a.Mất nước nặng do nôn và ỉa chảy.                                  b.Nhiễm khuẩn nặng.

c.Truyền nhầm nhóm máu.                                                 @d.Truyền quá nhiều dịch.

13.  Tìm ý không phù hợp với đặc điểm hôn mê do tăng urê máu:

a. Giãn đồng tử.                                                                 b.Thở kiểu Cheyne-stockes

@c.Tăng huyết giảm.                                                         d.Tim đập nhanh.

14.  Tìm ý không phù hợp với xét nghiệm trong hôn mê do tăng urê máu:

@a.Dự trữ kiềm tăng.        b.Kali máu tăng.                      c.Natri máu giảm.                    d.Clo máu giảm.

15.  Tìm ý không phù hợp với đặc điểm hôn mê do hạ clo máu:

@a.Xuất hiện đột ngột.                                                      b.Có biểu hiện mất nước.

c.Vẻ mặt nhiễm độc.                                                          d.Xét nghiệm có hiện tượng cô đặc máu.

16.  Nguyên nhân thường gặp nhất gây hôn mê gan ở trẻ em là:

@a.Do teo đường mật bẩm sinh.                                       b.Do abces gan.

c.Do ngộ độc phospho.                                                      d.Do ngộ độc clorofoc

17. Yếu tố chủ yếu gây hôn mê gan là:

a.Tăng Natri máu.               b.Mất nước.                            c.Tăng Ceton máu.                  @d.Tăng NH3

18.  Biểu hiện không phù hợp với đặc điểm của hôn mê gan là:

a.Hôn mê xảy ra từ từ.                                                       b.Vàng da.

@c.Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt                           d.Gan to.

19.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện hôn mê do sốt rét ác tính.

@a.Hôn mê xảy ra cấp tính.                       b.Nhức đầu.                c.Sốt cao.                    d.Vật vã.

20.  Tìm ý không phù hợp với hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ:

a.Hôn mê xảy ra nhanh mà trước đó vài giờ vân khoẻ.

b.Một  số  thuốc ngủ làm giảm oxy tổ chức não.

@c.Một số thuốc ngủ làm ứ tiết dịch khí phế quản gây nhiễm kiềm hô hấp.

d.Một số thuốc ngủ gây trụy tim mạch

21.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hôn mê do ngộ độc morphin

a.Hôn mê ngày càng sâu                @b.Đồng tử giãn.                   c.Thân nhiệt giảm        d.Rối loạn nhịp thở.

22.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hôn mê do ngộ độc phospho hữu cơ.

a.Tăng tiết nước bọt                       b.Tăng tiết mồ hôi          @c.Giãn đồng tử.        d.Hơi thở có mùi đặc biệt

23.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hôn mê độ I:

a.Gọi hỏi không trả lời.                                          @b.Không đáp ứng với kích thích đau.

c.Đồng tử bình thường.                                         d.Phản xạ đồng tử với ánh sáng chậm.

24.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hôn mê độ I:

a.Phản xạ giác mạc mất.                                         @b.Phản xạ nuốt chậm.

c.Chưa có rối loạn chức năng hô hấp.                    d.Chưa có rối loạn chức năng tim mạch.

25.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hôn mê độ II:

a.Gọi hỏi không trả lời                                           b.Đáp ứng yếu với kích thích đau.

c.Đồng tử giãn nhẹ.                                                @d.Phản xạ đồng tử với ánh sáng còn.

26.  Tìm ý không phù hợp với biểu hiện của hôn mê độ II:

a.Phản xạ giác mạc giảm nhiều.                             @b.Phản xạ nuốt còn.

c.Rối loạn hô hấp kiểu Cheynestock                      d.Có rối loạn về thân nhiệt.

27.  Tìm ý không phù hợp với hôn mê độ III:

a.Gọi hỏi không trả lời.                                          b.Không đáp ứng với kích thích đau.

c.Đồng tử giãn to.                                                  @d.Phản xạ đồng tử với ánh sáng giảm.

28.  Tìm ý không phù hợp với hôn mê độ III:

a.Không đáp ứng với kích thích.                            b.Mất ý thức sâu sắc.

@c.Đồng tử giãn nhẹ.                                            d.Mất phản xạ đồng tử với ánh sáng.

29.  Tìm ý không phù hợp với hôn mê độ IV:

a.Mất phản xạ giác mạc.                 b.Mất phản xạ nuốt.                c.Ngừng thở.               @d.Mạch nhanh.

30.  Tìm  ý sai trong các biểu hiện mở mắt để đánh giá mức độ hôn mê theo thang điểm Glasgow:

a.Mở tự nhiên: 4 điểm.                                                       b.Mở khi gọi tên: 3 điểm.

c.Mở khi cấu véo: 2 điểm.                                                  @d.Mở khi được nâng ngồi dậy: 1 điểm.

31.  Đánh giá mức độ hôn mê là tổn thương nông khi điểm Glasgow là:

a.> 5 điểm.                          b.> 6 điểm                               @c.> 7 điểm                            d.> 8 điểm

32.  Nguyên nhân thường gặp nhất gây mê ở trẻ sơ sinh do sang chấn khi đẻ:

@a.Ngạt do rối loạn tuần hoàn rau thai khi còn trong bụng mẹ

b.Ngạt sau khi đẻ.

c.Rối loạn hô hấp do dị tật bẩm sinh.

d.Rối loạn hô hấp do thiếu dưỡng khí trầm trọng

33.  Nên nghĩ tới ổ máu tụ dưới màng cứng khi:

a.Hôn mê xảy ra ngay sau khi trẻ bị chấn thương                          @b.Có khoảng tỉnh.

c.Có máu chảy ra ở tai                                                                   d.Có máu chảy ra ở mũi.

34.  Nguyên nhân hôn mê thường gặp nhất do bệnh chuyển hóa ở trẻ lớn là:

a.Bệnh đái tháo nhạt.                                                         @b.Bệnh đái tháo đường và tăng urê máu.

c.Bệnh tetani.                                                                     d.Bệnh phenylceto niệu.

35.  Biện pháp phải làm đầu tiên trong xử trí hôn mê ở trẻ em là:

@a.Duy trì chức năng sống.                                              b.Chống phù não.

c.Chống co giật.                                                                 d.Điều trị nguyên nhân gây hôn mê.

36.  Xử trí hôn mê, trong tất cả các trường hợp có thể áp dụng biện pháp:

a.Cho thuốc an thần.                      @b.Truyền dung dịch glucose ưu trương (trừ hôn mê do đái tháo đường)

c.Cho thuốc kháng sinh mạnh.         d.Cho cocticoit.

37.  Mục đích quan trọng nhất trong chăm sóc bệnh nhân hôn mê nhằm:

a.Chống hạ đường huyết.                                                   b.Chống suy kiệt.

c.Chống hạ thân nhiệt.                                                       @d.Chống loét.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Trong hôn mê do ngộ độc thuốc Morphin đồng tử co

Đ

S

2.

Trong hôn mê do ngộ độc thuốc Morphin giai đoạn cuối đồng tử giãn

Đ

S

3.

Trong hôn mê do ngộ độc thuốc phospho hữu cơ đồng tử co

Đ

S

4.

Trong hôn mê do đái tháo đường trẻ thường rối loạn nhịp thở kiểu Cheyne-stockes

Đ

S

5.

Trong hôn mê do đái tháo đường, hơi thở có mùi amoniac

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN:

1. Biểu hiện đồng tử  theo  mức  độ hôn mê:

a.Độ II: giãn nhẹ.

b.Độ IV:..............................................................................................................................

2. Bổ xung biểu hiện của phản xạ nuốt theo mức độ hôn mê:

a.Độ I: Chậm.......................................................................................................................                                      

b.Độ II: ...............................................................................................................................

3. Bổ xung nguyên nhân hôn mê ở trẻ sơ sinh:

a.Sang chấn khi đẻ do đẻ khó, có can thiệp.........................................................................

b...........................................................................................................................................

c.Nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não mủ.

4. Bổ xung nguyên nhân hôn mê ở trẻ em:

a.Chấn thương sọ não, xuất huyết não màng não...............................................................              

b.Viêm não, màng não.........................................................................................................              

c...........................................................................................................................................

5. Bổ xung giai đoạn của hôn mê do ngộ độc thuốc Morphin:

a.Giai đoạn kích thích vật vã...............................................................................................  

b.Giai đoạn hôn mê.

c...........................................................................................................................................

6. Bổ xung biểu hiện lâm sàng của giai đoạn hôn mê trong  ngộ độc thuốc Morphin:

a.Hôn mê ngày càng sâu. ....................................................................................................

b...........................................................................................................................................

c.Thân nhiệt giảm, rối loạn nhịp thở

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1: Đ     2: Đ     3: S      4: S      5: S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. giãn  hết

2. mất

3. nhiễm khuẩn máu từ nhiễm khuẩn rốn hay nhiễm khuẩn ngoài da

4. hôn mê do ngộ độc

5. giai đoạn liệt hô hấp

6. đồng tử co

CO GIẬT Ở TRẺ EM

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1.Tần suất co giật ở trẻ< 5 tuổi là

a.0,1- 0,4%                         b.0,5 -1 %                                @c.2-5 %                                d.6-10 %

2. Co giật do sốt cao thường xảy ra ở lứa tuổi:

a.Dưới 1 tháng.                  b.Từ 2 đến 6 tháng.                 @c.Từ 6 tháng đến 5 tuổi.      d.Từ 5 đến 6 tuổi.

3. Tìm ý

không

phù hợp với đặc điểm của cơn giật do sốt cao:

a.Tuổi bị bệnh thường từ 6 tháng đến 5 tuổi.                    b.Cơ giật xuất hiện vào lúc sốt cao trên 39oC.

@c.Cơn giật thường là cục bộ, dài trên 10 phút.              d.Xét nghiệm nước não tuỷ bình thường.

4. Cơn co giật do sốt cao đơn thuần là cơn co giật thường dài

@a.< 10 phút                     b.10- 15 phút                           c.15-20 phút                            d.> 20 phút

5.

Cháu Minh 3 tuổi đến khám bệnh vì co giật. Theo người mẹ 2 ngày trước khi vào viện trẻ sốt nhẹ có chảy nước mũi, khúc khắc ho, nôn nhiều lần. Sáng nay trẻ sốt cao liên tục hạ nhiệt bằng Paracetamol trẻ chỉ giảm sốt cao. Đến 21 giờ trẻ lên cơn co cứng toàn thân mắt nhìn ngược, sau giật toàn thân. Cơn kéo dài 5 phút, cặp nhiệt độ 40o5. Sau cơn trẻ mệt nhưng tỉnh táo, trả lời được. Trẻ đã có hai lần co giật khi sốt cao: khi hai tuổi và hai tuổi rưỡi. Hãy khoanh trong hai chữ cái biểu thị cho chẩn đoán sơ bộ thích hợp:

a.Viêm màng não mủ         b.Viêm não                              @c.Sốt cao co giật                  d.Động kinh

6.  Đường sử dụng thuốc thích hợp nhất của Diazepam khi điều trị cơn co giật :

a.Đường uống        b.Tiêm dưới da                       @c.Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch              d.Thụt hậu môn

7. Liều lượng Phenobacbital liều một lần để cắt cơn co giật:

@a.5mg/kg             b.10mg/kg                               c.20mg/kg                                           d.30mg/kg

8. Liều lượng aminazin một lần để cắt cơn co giật:

a.0,5mg/kg              b.1 mg/kg                                @c.2 mg/kg                                         d.3 mg/kg

9. Liều lượng thuốc cho một lần tiêm tĩnh mạch của Diazepam khi cắt cơ co giật là:

a.0,1 mg/kg             @b.0,5 mg/kg                         c.0,75mg/kg                                        d.1mg/kg

10. Sau khi đã cắt cơn co giật nên dùng gacdenal uống để dự phòng cơn giật với liều là:

a.1-2 mg/kg            @b.3-5 mg/kg                         c.6-10mg/kg                                        d.15-20mg/kg

11. Chỉ định sử dụng thuốc kháng động kinh dự phòng liên tục cho trẻ bị sốt cao gây co giật khi:

a.Trẻ < 5 tuổi

@b.Có cơn co giật kéo dài > 15 phút hoặc cơn giật cục bộ, hoặc liệt sau cơn, hoặc trẻ < 1 tuổi có rối loạn phát triển tinh thần vận động

c.Trẻ có từ hai cơn giật trở lên

d.Dùng cho mọi trường hợp sốt cao co giật

12. Liều lượng Depakin  để điều trị động kinh là:

a.1-5 mg/kg/24 giờ             b.5- 10 mg/kg/24 giờ          @c.10-30 mg/kg/24 giờ           d.30 – 50 mg/kg/24 giờ

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Cơn co giật do sốt cao đơn thuần là cơn co giật toàn thân

Đ

S

2.

Cơn co giật do sốt cao đơn thuần là cơn co giật hay gặp ở trẻ> 5tuổi

Đ

S

3.

Cơn co giật do sốt cao đơn thuần là cơn co giật dài > 10 phút

Đ

S

4.

Cơn co giật do sốt cao đơn thuần là cơn co giật có thể xảy ra khi thân nhiệt < 390C

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN:

1. Hãy kể tên 3 thuốc thường  được dùng điều trị  cắt cơn giật:

a.

b.

c.

2. Hãy liệt kê đủ 4 nguyên tắc điều trị bệnh nhi co giật :

a.Săn sóc theo dõi

b.

c.

d.

3. Hãy liệt kê 4 nhóm nguyên  nhân co giật ở trẻ em :

a.Co giật triệu chứng

b.

c.

d.

4. Hãy liệt kê 3 giai đoạn của động kinh cơn lớn :

a.

b.

c.

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

13 - Đ              14 – S              15 – S              16 - S

1.        

a.Seduxen       

b.Phenobacbital          

c.Aminazin

2.         a, Săn sóc theo dõi      

b.Điều trị cắt cơn giật  

c.Dự phòng cơn giật    

d.Điều trị nguyên nhân

3.         a.Co giật triệu chứng  

b.co giật do rối loạn chức năng não

c.Bệnh động kinh       

d.Co giật do sai lạc nhiễm sắc thể,

4.         a.Giai đoạn co cứng    

b. gđ co giật    

c. gđ sau cơn giật        

CHƯƠNG 9: TIM MẠCH

ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN TRẺ EM

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Tìm ý đúng: ống Botan dần dần bị tắc lại sau khi sinh

:

a.Tuần thứ 2 – 3                 b.Tuần thứ 4 – 5                     

@c.Tuần thứ 6 – 11               

d.Tháng thứ 5 – 12

2. Tìm ý đúng: Thời gian lỗ Botan khép kín sau khi sinh:

a.Tuần thứ 2 – 3                 b.Tuần thứ 4 – 5                      c.Tuần thứ 6 – 11                    @d.Tháng thứ 5 – 12

3. Tìm ý sai về điểm pha trộn máu ở vòng tuần hoàn rau thai:

a.Tại ống Arantius đổ vào tĩnh mạch chủ dưới                  b. Tại nhĩ phải nơi đổ của tĩnh mạch chủ trên vào

@c.Tại thất phải                                                                 d.Tại nhĩ trái nơi có tĩnh mạch phổi đổ vào

4. Tìm ý sai không phù hợp với đặc điểm vòng tuần hoàn trẻ sơ sinh

a.Có đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn

b.Máu nuôi cơ thể là máu động mạch    

 @c.Khai sinh ra vòng tuần hoàn này là lúc đứa trẻ được cắt rốn

d.Khai sinh ra vòng tuần hoàn này là lúc đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời.

5. Tìm ý đúng về tần số mạch ở trẻ sơ sinh:

a.120 – 130 l/phút              @b.140 – 160 l/phút               c.130 – 135 l/phút                   d.100 – 120 l/phút

6. Tìm ý đúng diện đục tương đối của bờ trái tim trẻ 7 – 12 tuổi bình thường là:

a.Ngoài đường vú trái 1cm                                                            b.Ngoài đường vú trái 2cm       

c.Trong đường vú trái 1cm                                                 @d.Trên hoặc trong đường vú trái 0,5cm

7. Tìm ý không phù hợp với đặc điểm mạch máu ở trẻ em:

a.Lòng động mạch trẻ em tương đối rộng hơn của người lớn

b.Kích thước của lòng tĩnh mạch và lòng động mạch gần bằng nhau

c.Tỷ lệ giữa lòng động mạch và lòng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh là 1:1

@d.Mao mạch của trẻ nhỏ rộng hơn người lớn

8. Tìm ý đúng của công thức tính huyết áp động mạch tối đa ở trẻ em bình thường trên 1 tuổi là:    

@a.80 + 2n                         b.80 + 2 (n-1)                          c.90 + 2n                                 d.90 + 2 (n-1)

9. Tìm ý sai về số lượng máu tuần hoàn so với trọng lượng cơ thể:

a.trẻ sơ sinh:           110 – 150 ml/kg cơ thể

b.Trẻ bú mẹ:           75 – 100 ml/kg cơ thể

c.Trẻ 6 – 7 tuổi:      50 – 90 ml/kg cơ thể

@d.Trẻ càng lớn, số lượng máu tuần hoàn so với trọng lượng cơ thể càng lớn.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Vòng tuần hoàn rau thai được hình thành vào cuối tháng thứ 3 của thời kỳ bào thai

Đ

S

2.

Tần số mạch ở trẻ 5 tuổi là 100 l/phút

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN:

1. So với trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh, trọng lượng của tim chiếm ………%

2. ở trẻ sơ sinh tỷ lệ đường kính tĩnh mạch/động mạch là……………………

3. Vị trí pha trộn máu đầu tiên trong vòng tuần hoàn rau là chỗ tĩnh mạch ......………… ……………. đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.

4. Trẻ trên 1 tuổi có thể tính huyết áp tối đa theo công thức …………………………………………

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 – S                2- Đ                           

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1: 0.9%                        2: 1                  3: rốn               4: 80+2n

THẤP TIM

CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Các bệnh nhiễm liên cầu sau đây, 1 bệnh nào dễ dẫn đến thấp tim nhất:

@a.Viêm họng                   b.Viêm tai giữa                       c.Viêm đường hô hấp             d.Viêm xoang

2. Cơ chế sinh bệnh nào không đúng với thấp tim:

a.Cơ chế nhiễm độc            @b.Cơ chế nhiễm trùng          c.Cơ chế miễn dịch                 d.Cơ chế dị ứng

3. Trong tiêu chuẩn của Jones hiệu giá kháng thể ASLO là bao nhiêu mới nói được nhiễm LCK:

a.100 UI                             b.150 UI                                  c.170 UI                                  @d.

³

200 UI

4. Tìm ý đúng về đặc điểm chung của viêm tim trong thấp tim:

a.Thường gặp nhất là viêm cả 3 thành phần của tim

b.Thường kèm theo viêm khớp

@c.Thường gặp nhất là viêm cơ tim kết hợp với viêm nội tâm mạc

d.Thường xảy ra sau khi viêm đa khớp

5. Tìm ý sai trong đặc điểm thấp tim thể múa giật:

a.Xuất hiện ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai                              b.Khởi đầu bằng thay đổi tính tình nhẹ

c.Múa giật hết khi bệnh nhân ngủ                                      @d.Thường có rối loạn cảm giác

6. Tìm đặc điểm sai của viêm họng do liên cầu là:

a.Họng rất đau        @b.Sốt nhẹ                 c.Có nổi hạch góc hàm                        d.Có giả mạc trắng, đai

7. Đặc điểm của viêm đa khớp do thấp tim:

(tìm một ý đúng nhất)

a.Đối xứng             b.Biến dạng khớp       c.Viêm các khớp nhỏ                   @d.Di chuyển và khỏi hoàn toàn

8. Biểu hiện hay gặp nhất của viêm nội tâm mạc trong thấp tim đợt đầu là:

a.Nhịp tim chậm                                         b.Rối loạn nhịp kiểu rung nhĩ

c.Điện tâm đồ bình thường                                    @d.T1 mờ và có TTT ở mỏm

9. Triệu chứng chính của bệnh thấp tim theo tiêu chuẩn Jones 1982

:

a.Đau khớp                                                                                                 b.Mỏi khớp

@c.Sưng, nóng, đỏ đau khỏi không để lại di chứng                                  d.Cứng khớp

10. Triệu chứng chính của Jones 1982 (1 triệu chứng):

a.Ban kiểu sởi                     @b.Ban vòng              c.Tử ban                      d.Ban toàn thân mất nhanh

11. Triệu chứng của Jones1982 (1 triệu chứng):   

a.Co giật toàn than         @b.Múa giật          c.Run giật nhãn cầu             d.Giật liên tục khi ngủ không hết

12. Tìm ý sai về số lượng máu tuần hoàn so với trọng lượng cơ thể:

a.Đau mình mấy                 @b.Sốt                        c.Đau xương               d.Đau họng

13. Triệu chứng phụ của Jones (tìm 1 triệu chứng).

a.Hematocrit giảm              @b.Máu lắng tăng      c.Bạch cầu giảm          d.Tiểu cầu tăng

14. Tìm 1 triệu chứng phụ của Jones.

a.Đau cơ                             @b.Đau khớp             c.Đau bụng                  d.Tức ngực

15. Tìm 1 triệu chứng chính của Jones.

a.Viêm cơ tim sau quai bị                                                   b.Viêm cơ tim sau bạch hầu

@c.Viêm cơ tim cùng với viêm đa khớp                           d.Viêm cơ tim do virus

16. Tìm 1 thể lâm sàng của thấp tim.

a.Viêm khớp mủ                                                                 b.Viêm khớp lao

@c. Viêm đa khớp sau nhiễm LCK                                   d.Viêm đa khớp mạn tính

17. Tìm 1 thể lâm sàng của thấp tim

a.Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng                                       @b. Viêm nội tâm mạc sau nhiễm trùng LCK

c.Viêm ngoại tâm mạc mủ                                                  d.Viêm cơ tim sau tụ cầu trùng phổi

18. Tìm 1 thể lâm sàng của thấp tim.

a.Hở 2 lá bẩm sinh        b.Hẹp 2 lá bẩm sinh         @c.Viêm tim khởi phát chậm         d.Hẹp ĐMC bẩm sinh

19. Tìm 1 thể lâm sàng của thấp tim.

a.Tràn dịch màng ngoàI tim đơn thuần nước trong

@b.Viêm màng ngoàI tim cùng với viêm nội tâm mạc

c.Viêm màng ngoài tim nước vàng chanh

d.Viêm màng ngoàI tim có dịch máu

20. Tìm 1 xét nghiệm giúp cho chẩn đoán thấp tim.

a.Tuý đồ                 b.X. quang phổi                      @c.Điện tâm đồ                      d.CRP

21. Tìm 1 xét nghiệm giúp cho chẩn đoán thấp tim.

a.Điện não đồ         b.Điện giải đồ                          @c.Điện tâm đồ                      d.Động mạch cảnh đồ

22. Tìm 1 xét nghiệm giúp cho chẩn đoán thấp tim.

a.Hematocrit           @b.Máu lắng                          c.Hemoglobin                          d.Cấy nước tiểu

23. Điều trị chống viêm thấp tim thể viêm đa khớp bằng 1 loại thuốc.

a.Corticoid                  @b.Aspirin                              c.Phenylbutazon                      d.Voltaren

24. Điều trị suy tim trong thấp tim bằng Digoxin liều trung bình là:                  

a.0,1 mg/kg/24giờ       @b.0.01 mg/kg/24giờ             c.0,001mg/kg/24giờ                d.0,0001 mg/kg/24giờ

25. Điều trị phòng thấp táI phát khi đã điều trị hết đợt cấp cho trẻ > 6 tuổi bằng Benzathia Penixilin 3 – 4 tuần/ lần với liều lượng là:

a.600.000 UI                      b.800.000 UI                                      c.1.000.000 UI                                  @d.1.200.000 UI

26. Thời gian phòng thấp tái phát đối với thể viêm tim nặng là:

a.5 năm                        b.10 năm                     c.12 năm mà chưa đến 35 tuổi            @d.Suốt đời

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

tính chất viêm đa khớp trong thấp tim là sưng nóng đỏ đau rõ

Đ

S

2.

Viêm đa khớp trong thấp tim thường bắt đầu ở các khớp lớn, các chi

Đ

S

3.

Viêm khớp trong thấp tim thường bắt đầu ở các khớp nhỏ các chi

Đ

S

4.

Tính chất của viêm khớp trong thấp tim là viêm khớp đối xứng 2 bên

Đ

S

5.

Viêm khớp trong bệnh thấp tim có tính chất di chuyển

Đ

S

6.

Viêm khớp trong bệnh thấp tim có thể dẫn tới hoá mủ ở khớp

Đ

S

7.

Viêm khớp trong bệnh thấp tim khi khỏi không để lại di chứng

Đ

S

8.

Sốt là tiêu chuẩn chính của Jones để chẩn đoán bệnh thấp tim

Đ

S

9.

Viêm đa khớp là TC chính của Jones để chẩn đoán bệnh thấp tim

Đ

S

10.

Viêm tim là TC chính của Jones để chẩn đoán bệnh thấp tim

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Bằng chứng nhiễm liên cầu: khi cấy nhớt họng thấy……………………….

2. Hiệu giá kháng thể ASLO có giá trị chẩn đoán thấp tim khi trên ……………….. đơn vị Todd.

3. Viêm tim nhẹ trong thấp, nghe tim có tiếng thổi tâm thu cường độ……….…ở mỏm.

4. Viêm tim nặng trong thấp tim, nghe tim có tiếng thổi tâm thu cường độ …………… ở mỏm.

5. Dùng thuốc phòng bệnh thấp tái phát tốt nhất là Benzathin Penixilin 1,2 triệu đơn vị tiêm mông, cứ……………………………… ngày tiêm 1 lần.

6. Viêm tim trong thấp không nhất thiết phảI kèm theo……………………

7. Viêm tim trong thấp hay gặp nhất là viêm cơ tim kết hợp với……………

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

27: Đ, 18: Đ, 29: S, 30: S, 31: Đ, 32: S, 33: Đ, 34: S, 35: Đ, 36: Đ,

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1: liên cầu khuẩn       2: 250      3: 3/6        4: 2/6-3/6     5: 28ngày        6: viêm khớp       7: viêm màng ngoài tim

BỆNH TIM BẨM SINH (TBS)

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Các nguyên nhân thuận lợi gây suy tim, ngoại trừ:

a.Nhiễm khuẩn.                  b.Nhồi máu phổi.                    @c. Schonlein- Henoch.         d.Các rối loạn nhịp

2. Nguyên nhân của suy tim trái ngoại trừ:

a.Tăng huyết áp.     b.Hẹp eo động mạch chủ        @c. Hẹp động mạch phổi      d.Hẹp hở van động mạch chủ

3. Nguyên nhân của suy tim phải ngoại trừ.

a.Tâm phế mạn tính.           @b.Sa van 2 lá.                       c.Hẹp van động mạch phổi.    d.Hẹp hở van 3 lá.

4. Triệu chứng suy tim phải đơn thuần gồm các triệu chứng sau , ngoại trừ:

a.Gan to.                             b.Tĩnh mạch cổ nổi.

@c. Phù phổi cấp               d.Phản hồi gan tĩnh mạch cửa âm tính.

5. Triệu chứng ngộ độc Digitalis trên lâm sàng và điện tâm đồ là triệu chứng sau ngoại trừ:

a.Buồn nôn và nôn                                                                         b.Mạch nhanh người bệnh lo âu.

@c. Gan nhỏ lại, tần số mạch giảm                                    d.Block nhĩ thất cấp I, cấp II.

6. Ngộ độc Digitalis trên lâm sàng là các triệu chứng sau, ngoại trừ 1 triệu chứng.

a.Mệt mỏi nhức đầu.                                                          b.Biếng ăn đau bụng.

c.Buồn nôn hoặc nôn.                                                        @d.Nhìn mờ sợ ánh sáng, nhìn đôi.

7. Các xét nghiệm chẩn đoán suy tim bao gồm , ngoại trừ.

a.Chiếu X quang xem sự co bóp của tim.                          b.Chụp X quang xem tỉ lệ tim ngực> 50 %.

@c.Xét nghiệm thăm dò chức năng gan.                           d.Chọc dò màng ngoài tim xem tính chất của dịch.

8. Suy tim do hẹp van động mạch phổi gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ.

a.Gan to.                                                                                         b.Tĩnh mạch cổ nổi.

c.X quang : diện tim to, cung giữa trái vòng, phổi sáng.               @d. ĐTĐ trục trái, dầy thất trái.

9. Suy tim do hẹp , hở van động mạch chủ bao gồm các triệu chứng sau ngoại trừ.

a.Thổi tâm thu 3/6 ở liên sườn II bên phải.                                    b.Thổi tâm trương độ II ở ổ Erbotkin.

c.X quang diện tim to, mỏn tim chúc xuống.                                 @d.ĐTĐ trục phải , dày thất phải.

10. Tìm ý không phù hợp với triệu chứng của bệnh còn ống động mạch

a.Sờ có thể thấy rung miu ở liên sườn 2 ( đáy tim)            b.Nghe ở khoang liên sườn 2 có tiếng thổi liên tục.

@c. T2 mờ ở đáy tim.                                                         d.Huyết áp tối đa tăng huyết áp tối thiểu giảm.

11. Tìm ý không phù hợpvới đặc đIểm X quang của bệnh còn ống động mạch.

a.Tim rất to nhất là tim trái.                                                @b.Cung động mạch phổi lõm.

c.Hệ thống mạch máu phổi đậm nét.                                  d.Rốn phổi đậm.

12. Tìm triệu chứng không phù hợp với thông liên thất:

a.Chậm phát triển.                                                         b.Ho , khó thở.

@c.Phổi sáng cung ĐNP lõm trên X quang.                d.Nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở khoang liên sườn 4-5

13. Tìm triệu chứng không phù hợp với tứ chứng Fallot:

@a.Không tím.                                                              b.Ngón chân, ngón tay dùi trống.

c.Có dấu hiệu ngồi xổm.                                               d.Nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở liên sườn 4-5 bên trái

14. Tìm ý không phù hợp với diễn biến và biến chứng của thông liên thất.

a.Suy tim.                                                                           b.Viêm phổi sớm kéo dài, tái phát nhiều lần.

@c.Nhiễm khuẩn tiết niệu.                                                            d.Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

15. Tìm ý không phù hợp với diễn biến và biến chứng của thông liên nhĩ.

a.Viêm phổi.           @b.Suy tim trái                       c.Viêm nội mạc nhiễm khuẩn              d.Loạn nhịp tim

16. Tìm ý không phù hợp với biến chứng của bệnh còn ống động mạch.

a.Viêm phổi .                                                                      @b.Không tím vì dòng máu không đổi chiều.

c.Suy tim.                                                                           d.Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

17. Tìm dị tật không phù hợp với tứ chứng Fallot 4.

a.Động mạch phổi hẹp.                                                      @b.Thất trái dầy.

c.Động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất.               d.Thông liên thất cao.

18.  Tìm ý không phù hợp với triệu chứng  X quang của Fallot 4.

a.Tư thế thẳng : cung giữa trái ĐMF lõm.                         @b.Nghiêng trái: mất khoảng sáng sau tim.

c.Nghiêng trước trái: Dâú hiệu cửa sổ.                              d.Phổi sáng hơn bình thường.

19. . Tìm ý không phù hợp với diễn biến và biến chứng của Fallot 4:

a.Tắc mạch ở mọi nơi         b.áp xe não                  @c.Viêm phổi.                d.Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

20. Tìm triệu chứng không phù hợp khi thông tim của tứ chứng Fallot 4.

a.ống thông đi từ thất phải vào ĐMC.                           b.áp lực ĐMC và thất trái ngang nhau.

@c.áp lực ĐMP lớn hơn thất phải.                                            d.Nồng độ O2 của ĐMC và thất phải lớn hơn nhĩ phải

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Tim bẩm sinh có Shunt trái-    phải thì bệnh nhân tím

Đ

S

2.

Tim bẩm sinh có Shunt phải – trái thì bệnh nhân không tím

Đ

S

3.

Trên phim X quang chụp tim phổi thẳng thì tim bẩm sinh có Shunt phải – trái   cung ĐMP lõm phổi sáng

Đ

S

4.

Trên phim X –quang chụp tim phổi thẳng thì tim bẩm sinh có Shunt trái – phải cung ĐMP  vồng, rốn phổi đậm

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Fallot 4 có 4 dị tật sau đó là : Hẹp ĐMP, Thông liên thất, dầy thất phải và……………………………………………………………

2. Bệnh còn ống động mạch nghe ở liên sườn II trái  thấy……………………………………………………………………….

3. Điện tim đồ của Fallot 4.bao giờ cũng có trục ………………., dầy thất phải.

4. Fallot 4 có sốt kéo dàI, đáI ra hồng cầu , lách hơi to bao giờ cũng nghĩ đến……………………….và phải cấy máu.

5. Bệnh còn ống động mạch mà xuất hiện tím phải nghĩ đến hội chứng…………………………..và không còn khả năng phẫu thuật nữa.

6. Bệnh thông liên thất có thể sờ thấy……………………….ở khoang liên sườn 4, 5.

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 – S                2 – S                3 - Đ                4 - Đ

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

Câu 1: Động mạch chủ cưỡi ngựa                  Câu 2: Tiếng thổi liên tục                               Câu 3: phải

Câu 4: Osler                                                Câu 5: Eisemenger                                            Câu 6: Rung miu tâm thu.

SUY TIM

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Biện pháp phòng ngừa suy tim loại trừ 01 yếu tố:

a.Ăn nhạt                                                                                                    b.Tránh gắng sức

@c.Uống Bigokin phòng ngừa ở các bệnh nhân bị tim bẩm sinh              d.Tránh truyền dịch quá tải

2. Tìm một định nghĩa đúng nhất về suy tim

a.Suy tim là tình trạng áp lực tâm thu giảm, tốc độ tuần hoàn chậm lại.

@b.Suy tim là một trạng thái bệnh lý ttrong đó cơ tim ko đủ sức làm việc đáp ứng nhu cầu cung cấp máu.

c.Suy tim là tim to, áp lực tâm thu giảm.

d.Suy tim là tình trạng mệt mỏi, khó thở khi gắng sức.

3. Suy tim trẻ em khác với người lớn ngoại trừ 01 yếu tố

a.Suy tim trẻ em khác với người lớn về nguyên nhân.

@b.Suy tim ở trẻ em nặng hơn ở người lớn.

c.Suy tim trẻ em khác với người lớn về triệu chứng lâm sàng.

d.Suy tim trẻ em khác với người lớn về tiên lượng.

4. Chức năng huyết động của tim phụ thuộc vào các yếu tố sau ngoại trừ 01 yếu tố

a.Tiền tải                             b.Hậu tải                     @c.Tắc nghẽn mạch                d.Sức co bóp của sợi cơ tim.

5. Bằng chứng của sự mệt mỏi của cơ tim trong suy tim trừ 01 yếu tố

a.Sự tiêu thu của cơ tim tăng lên mà công lại giảm.                      b.Có sự giảm của các cơ

@c.Tăng Creatin.                                                                           d.Giảm phần hòa tan của axit photphorique

6. Sức co bóp của cơ tim phụ thuộc vào các yếu tố sau ngoại trừ 01 yếu tố

a.Sự co bóp của sợi cơ tim.                                                            @b.Vào tình trạng huyết áp

c.Vào ảnh hưởng của thần kinh giao cảm.                                     d.Vào lượng catecholamin trong máu.

7. Chức năng huyết động của tim còn phụ thuộc vào 01 yếu tố sau

a.Thở nhanh hay chậm.      @b.Nhịp tim đập /phút           c.Điện tim.                  d.Tình trạng tinh thần.

 8. Nguyên nhân suy tim ở trẻ em nhỏ sau đây ngoại trừ 01 nguyên nhân

a.Tim bẩm sinh.                                                                  @b.Thiếu Vitamin D

c.Sơ chun nội tâm mạc.                                                      d.Ứ glycogin ở tim (thể Pompe).

9. Tìm một nguyên nhân gây suy tim ở trẻ em nhỏ

a.Suy dinh dưỡng độ II                 b.Còi xương bán cấp         @c.Thiếu Vitamin B1         d.Luput ban đỏ hệ thống

10. Tìm 01 nguyên nhân dưới đây không đúng gây suy tim ở trẻ lớn

a.Viêm màng ngoài tim do thấp.                                        @b.Phế quản phế viêm.

c.Viêm cơ tim do thấp.                                                      d.Viêm màng ngoài tim mủ.

11. Các bệnh toàn thân dưới đây gây suy tim ở trẻ lớn ngoại trừ 01 nguyên nhân

a.Thiếu máu các loại.          @b.Luput ban đỏ hệ thống.                c.Basedow                  d.U tủy thượng thận.

 12. Dấu hiệu cơ năng của suy tim dưới đây trừ 01 dấu hiệu

a.Khó thở.                          @b.Đau tức ngực.                              c.Phù.                          d.Đái ít.

13. Dấu hiệu thực thể của suy tim dưới đây trừ 01 dấu hiệu

a.Nhịp tim nhanh.               b.Thay đổi tiếng tim.                           @c.Phù.                      d.Tiếng thổi ở tim.

14. Tim to vừa thì tỷ lệ tim ngực đúng là

a.50 – 55%.                                    @b.55 – 60 %                         c.60 – 62%.                             d.62 – 65%.

 15. Tim hơi to thì tỷ lệ tim ngực là đúng

a.40 – 45%.                                    b.45 – 50%.                             @c.50 – 55%.                         d.55 – 60%

16. Đề phòng suy tim các biện pháp nên chọn ngoại trừ

a.Điều trị nhanh bệnh Béri Béri.                                        @b.Cho thuốc lợi niệu liều thấp mỗi ngày.

c.Điều trị tốt bệnh cường giáp.                                          d.Kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp

17. Các nguyên nhân thuậnlợi gây suy tim ngoại trừ

a.Nhiễm khuẩn.                  b.Nhồi máu phổi.                    @c.Scholein Henoch              d.Các rối loạn nhịp.

18. Nguyên nhân gây suy tim trái ngoại trừ

a.Tăng huyết áp.                 b.Hẹp eo động mạch chủ.       @c.Hẹp động mạch phổi.       d.Hẹp hở hai lá.

19. Nguyên nhân gây suy tim phải ngoại trừ

a.Tâm phế mạn tính.           @b.Sa van hai lá.                    c.Hở van ba lá.           d.U trong các buồng tim phải

20. Triệu chứng suy tim phải đơn thuần gồm triệu chứng sau ngoại trừ

a.Gan to.                             b.Tĩnh mạch cổ nổi.                 @c.Phù phổi cấp                  d.Môi và niêm mạc tím

21. Các xét nghiêm chẩn đoán suy tim gồm, ngoại trừ 01 xét nghiệm

a.Chiếu X. quang xem co bóp của tim.                              b.Chụp X. quang  xem tỷ lệ tim ngực >50%.

@c.Xét nghiệm thăm dò chức năng gan.                           d.Chọc dò màng ngoài tim xem tính chất của dịch.

22. Triệu chứng ngộ độc Digitalis trên lâm sàng và ĐTĐ là triệu chứng sau ngoại trừ 01 triệu chứng

a.Buồn nôn, nôn.                                                    b.Mạch nhanh lên, người mệt, lo âu.

@c.Gan nhỏ lại.                                                     d.Block nhĩ thất cấp II, cấp III.

23. Triệu chứng lâm sàng của ngộ độcDigitalis loại trừ 01 triệu chứng

a.Mệt mỏi, nhức đầu.                                             @b.Nhoà mờ, sợ ánh sáng, nhìn đôi.

c.Buồn nôn hoặc nôn.                                            d.Nhịp tim chậm hoặc nhanh không đều.

24. Nguyên tắc điều trị hội chứng suy tim là ngoại trừ

a.Nghỉ ngơi.           b.Ăn nhạt.                   @c.Lợi niệu liều thấp.                                    d.Dùng thuốc trợ tim

25. Liều trung bình Digoxin

a.0,02 mg/kg/24giờ.           @b.0.01 mg/kg/24giờ.            c.0,03 mg/kg/24giờ.                d.0,04 mg/kg/24giờ.

26. Triệu chứng có giá trị nhất để hướng tới chẩn đoán TDMNT là:

a.Ho                                    b.Khó thở                         c.Đau ngực                    @d.Có tiếng cọ màng ngoài tim

27.Tìm ý không phù hợp với triệu chứng X.Quang của TDMNT cấp:

a.Tim to toàn bộ, hình giọt nước      b.Góc tâm hoành tù         c.Các cung tim mất         @d.Tim co bóp mạnh

28. Tìm ý không phù hợp với biến chứng chèn ép tim cấp trong TDMNT

a.Xảy ra tràn dịch cấp.                                                       b.Dịch màng tim tiết ra nhanh, nhiều.

@c.áp lực tĩnh mạch trung ương giảm                               d.áp lực trong khoang màng tim cao.

29. Tìm ý sai trong các biện pháp điều trị viêm mủ màng ngoài tim cấp:

a.ăn nhạt.                                                                            b.Cho thuốc lợi tiểu.

@c.Trợ tim bằng Digoxin                                                  d.Cho kháng sinh liều cao, phối hợp

30. Một biện pháp quan trọng nhất trong điều trị biến chứng chèn ép tim cấp trong tràn mủ màng ngoài tim:

a.Lợi tiểu nhanh                                                                 b.Hạn chế dịch truyền.

@c.Dẫn lưu mủ sớm                                                          d.Cho thuốc an thần để giảm kích thích.

31. Một loại vi khuẩn hay gặp nhất gây viêm mủ màng ngoài tim là:

a.Liên cầu.                          @b.Tụ cầu                               c.Phế cầu                                 d.E. coli

32. Triệu chứng thực thể của viêm màng ngoài tim cấp không đúng:

a.Có tiếng cọ màng tim

@b.Mỏm tim đập mạnh        

c.Diện đục tương đối của tim to.

d.Triệu chứng ứ đọng máu tĩnh mạch: Tím, gan to, tĩnh mạch cổ nổi

33. Triệu chứng khi chiếu X.quang của trường hợp TDMNT cấp không đúng:

a.Bóng tim to, hình nậm rượu        b.Tim đập yếu             c.Hình ảnh 2 bờ          @d.Góc tâm hoành nhọn

34.Triệu chứng lâm sàng của hội chứng Pick không đúng:

a.Khó thở                                                                           b.Phù các chi

@c.áp lực tĩnh mạch trung ương giảm.                              d.Có tuần hoàn bàng hệ

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Kết quả ĐTĐ điểm hình của TDMNT là điện thế giảm, sóng T dẹt hoặc âm, ST chênh

Đ

S

2.

Triệu chứng pick có dấu hiệu gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan, TM cổ (+)

Đ

S

3.

Suy tim là trạng thái bệnh lý

Đ

S

4.

Tiền tải là độ rút ngắn của các sợi cơ tim trong thì tâm trương    

Đ

S

5.

Tim bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim ở trẻ em nhỏ

Đ

S

6.

Khó thở là triệu chứng thực thể trong suy tim

Đ

S

7.

Tiếng tim mờ là triệu chứng cơ năng trong suy tim

Đ

S

8.

Tim rất to tỷ lệ trên ngực> 60%

Đ

S

9.

Liều trung bình Digoxin điều trị trong suy tim là 0,01mg/kg/24giờ

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Suy tim làm cho sự co bóp của cơ tim không có …………………do quá mệt mỏi hay kiệt sức.

2. Viêm màng tim mủ thường hậu phát sau ……………………………nhiễm trùng huyết.

3. Các bệnh toàn thân: thiếu máu các  loại, các bệnh nội tiết ……………..…...……… ………………là nguyên nhân gây suy tim ở trẻ lớn.

4. Viêm màng ngoài tim mủ thường hậu phát sau tụ cầu trùng phổi, màng phổi ……………… …………………….

5. Điện tâm đồ rất ít có giá trị trong chẩn đoán hội chứng suy tim nhưng lại rất …………………………trong chẩn đoán nguyên nhân suy tim.

6. Trái với suy tim trái, suy tim phải nghèo dấu hiệu ……………………

7. Thuốc lợi niệu hiện nay chủ yếu dùng loại ……………………………

8. Viêm cơ tim cấp ít nhất phải điều trị ……………….năm.

9. Hai biến chứng thường gặp của VMNT là chèn ép tim cấp và………………… ……………..…………………màng ngoài tim

10. Triệu chứng co năng lực TDMNT cấp là đau tức ngực, ho, nấc, khó nuốt và ……………………

11. Dịch màng tim do nguyên nhân lao thường màu………………………..

12. Điều trị viêm màng ngoài tim mủ bằng nội khoa phải dùng kháng sinh liều cao và……………… …………………………………. ngay từ đầu.                                                   

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 - Đ    2 - Đ    3 - Đ    4 – S    5 - Đ    6 – S    7 – S    8 - Đ    9 - Đ

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Hiệu lực                                           2. Tụ cầu trùng phổi, màng phổi                      3. Các bệnh thận gây cao huyết áp

4. Nhiễm trùng huyết                           5. Có ích                                              6. Cơ năng

7. Furocomid                                       8. Một                                                  9. viêm co thắt màng ngoài tim

10. Khó thở                                         11. Vàng chanh                                               12. Phối hợp

CHƯƠNG 10: THẬN – TIẾT NIỆU

CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Bàng quang của trẻ nhỏ dễ sờ thấy do:

@a.Bàng quang nằm tương đối cao           b.Di động dễ       c.Thể tích tương đối lớn       d.Thành bụng mỏng

2. Số lượng nước tiểu trẻ1 tuổi

a.200 – 400ml                     @b.400 – 600ml                     c.600 – 800ml                         d.800 – 1000ml

3. Công thức đúng nhất  để tính số lượng nước tiểu ở trẻ trên 1 tuổi

@a.600 + 100 (n-1)            b.600 + 100 n                          c.500 + 100 (n-1)                    d.50 + 100 n

4. Tìm ý

không

phù hợp với đặc điểm chức năng thận ở trẻ sơ sinh

a.Ngay sau đẻ, chức  năng thận đã phát triển mạnh.

b.Nhìn chung, chức năng thận trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh

@c.Chức năng lọc cầu thận đạt 80-90% trị số bình thường của người lớn

d.Khả năng bài tiết PAH chỉ bằng 20-40% giá trị trung bình của người lớn.

5. Tìm ý

không

phù hợp  với thành phần nước tiểu ở trẻ em.

a.Nước tiểu trẻ em đã được toan hoá, cũng đạt được những trị số như người lớn

@b.Tỷ trọng nước tiểu trẻ nhỏ cao hơn người lớn

c.Sự bài tiết Kali ở trẻ nhỏ nhiều hơn trẻ lớn.

d.Sự bài tiết Natri ở trẻ nhỏ ít hơn trẻ lớn.

6. Mỗi thận có:

a.7-9 đài thận                      @b.10-12 đài thận                  c.13-15 đài thận                      d.16-18 đài thận 

7. Chiều dài thận tương đương với:

a.2 đốt sống thắt lưng đầu tiên                                           b.3 đốt sống thắt lưng đầu tiên  

@c.4 đốt sống thắt lưng đầu tiên                                       d.5 đốt sống thắt lưng đầu tiên   

8.Mỗi thận có:

a.2 nhóm đài thận               @b.3  nhóm đài thận               c.4  nhóm đài thận                   d.5  nhóm đài thận 

9. Chức năng nội tiết của thận là tiết ra:

a.Creatinin                          b.Ilunin                                    @c.Renin                                d.Insulin 

10. Dung tích bàng quang của trẻ sơ sinh là:

a.10-20 ml                          @ b.30-80 ml                          c.90-100 ml                             d.10-120 ml 

11. Dung tích bàng quang của trẻ bú mẹ là:

a.10-20 ml                          b.30-50 ml                               @c.60-100 ml                         d.110-150 ml 

12. Chức năng lọc cầu thận ở trẻ sơ sinh chỉ đạt được

a.20-30 %  trị số bình thường của người lớn.                    @b.40-50  %  trị số bình thường của người lớn.

c.60-70  % trị số bình thường của người lớn.                    d.80- 90  % trị số bình thường của người lớn.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Khả  năng toan hoá nước tiểu ở trẻ em kém hơn người lớn

Đ

S

2.

Tỷ trọng nước tiểu trẻ càng nhỏ càng thấp

Đ

S

3.

Khả năng bài tiết Na của thận trẻ em kém hơn người lớn

Đ

S

4.

Thận trẻ em bài tiết ure và creatinin nhiều  hơn người lớn

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn giữ cấu tạo…………………

2. Thận trái thường…………..và nằm cao hơn thận phải

3. Chiều dài của thận tương đương với………….cho bất kỳ tuổi, giới nào

4. Bổ sung đặc điểm niệu quản trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

A.Khẩu kính tương đối lớn.

B…………………………..

C. Vuông góc với bể thận

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 - Đ    2 - Đ    3 - Đ    4 - S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. thuỳ                                                                                                 2. lớn

3. bốn đốt sống đầu tiên cho bất kỳ tuổi, giới nào                                           4. Tương đối dài nên dễ bị gấp xoắn

HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1, Yếu tố bắt buộc phải có để chẩn đoán HCTH là:

a.Phù                                  @b.Protein niệu cao                c.Tăng Lipid máu                    d.Tăng Cholesterol

2, HCTH  xuất hiện sau bệnh nào dưới đây thì được gọi là HCTH thứ phát:

a.Viêm họng                       b.Viêm cầu thận cấp               c.Viêm phổi                    @d.Lupus ban đỏ hệ thống

3, Đặc điểm chủ yếu nhất của xét nghiệm nước tiểu trong HCTH tiên phát đơn thuần là:

a.Có trụ trong                                                                     b.Có thể lưỡng hình chiết quang

c.Tỉ trọng nước tiểu cao                                                     @d.Có Protein nhiều và chọn lọc

4, Hình thái tổn thương cầu thận hay gặp nhất trong HCTH tiên phát đơn thuần là:

@a.Tổn thương cầu thận tối thiểu                                                 b.Viêm cầu thận tăng sinh

c.Viêm cầu thận màng                                                        d.Tổn thương xơ cứng cầu thận

5, Trong HCTH, loại Protein được bài tiết nhiều nhất qua thận là:

@a.Albumin                       b.IgG                                       c.Lipoprotein                           d.Transferin

6, Biến chứng thường gặp nhất của HCTH tiên phát:

@a.Nhiễm khuẩn               b.Tetani do hạ canxi máu        c.Tắc mạch            d.Chậm lớn và thiếu dinh dưỡng

7, Tìm ý

không

phù hợp với đặc điểm của HCTH tiên phát thể kết hợp:

a.Bệnh thường xuất hiện muộn hơn(trên 10 tuổi)                         b.Phù không nhiều nhưng kéo dài

c.Huyết áp đa số trường hợp vẫn bình thường                              @d.Protein niệu có tính chất chọn lọc

8, Tìm ý

không

phù hợp trong các biện pháp chăm sóc bệnh nhân thận hư:

a.Hạn chế nước trong giai đoạn phù nhiều và đái ít:15ml/kg/24h + thêm lượng nước do nôn, ỉa chảy, sốt cao

b.Ăn nhạt tuyệt đối trong giai đoạn phù nhiều và đái ít

@c.Hạn chế protein trong giai đoạn phù nhiều và đái ít

d.Trong giai đoạn phù nhiều, nghỉ tại giường

9,  Kết quả điện di Protein huyết tương

không

phù hợp của bệnh nhân HCTH tiên phát đơn thuần:

@a.Albumin tăng               b.

a

2

globulin tăng       c.

globulin tăng          d.

globulin giảm hoặc bình thường

10, Đặc điểm phù của HCTH tiên phát đơn thuần là:

@a.Phù to toàn thân                                                                      b.Phù nhẹ

c.Ăn nhạt giảm phù                                                                        d.Phù không giảm nếu uống prednison

11, Đặc điểm của HCTH tiên phát kết hợp là:

a.Không phù.                      @b.Có tăng huyết áp.                                     c.Không đái máu.                    d.Đái ít

12-

Một bé trai  6 tuổi được bà mẹ đưa tới khám vì phù và đái ít. Bác sĩ phòng khám thấy trẻ tỉnh táo, da hơi xanh, Ha 80/60 mmHg, cân nặng 16 kg, phù to toàn thân mức độ vừa, đái khoảng 400 ml nước tiểu vàng, không đau đầu, không nôn, không đau bụng, tim phổi bình thường, không có tiền sử viêm họng viêm da trước khi bị bệnh.Thử nước tiểu: protein(+++),hồng cầu niệu vết.Chẩn đoán sơ bộ nào sau đây là đúng nhất:

@a.Hội chứng thận hư đơn thuần.                                                            b.Hội chứng thận hư thể kết hợp

c.Viêm cầu thận cấp                                                                       d.Nhiễm khuẩn tiết niệu

13-

Một bé trai  6 tuổi được bà mẹ đưa tới khám vì phù và đái ít. Bác sĩ phòng khám thấy trẻ tỉnh táo, da hơi xanh, Ha 80/60 mmHg, cân nặng 16 kg, phù to toàn thân mức độ vừa, đái khoảng 400 ml nước tiểu vàng, không đau đầu, không nôn, không đau bụng, tim phổi bình thường, không có tiền sử viêm họng viêm da trước khi bị bệnh.Thử nước tiểu: protein(+++),hồng cầu niệu vết.Xét nghiệm của bệnh nhân thấy: Protid máu 50g/l, albumin máu 20g/l. Chẩn đoán sơ bộ là Hội chứng thận hư đơn thuần, cần làm thêm xét nghiệm nào sau đây để quyết định chẩn đoán :

a.Urê máu                           b.Creatinin máu                       c.Cholesterol máu                 @d.Protein niệu / 24h

14.Liều dùng prednison giai đoạn tấn công trong hội chứng thận hư là:

a.0,2 mg/ kg/24 giờ            b.0,5 mg/ kg/24 giờ                 c.1 mg/ kg/24 giờ                    @d.2 mg/ kg/24 giờ

15.Liều dùng Endoxan trung bình trong hội chứng thận hư kháng steroid là:

a.0,5mg/ kg/24 giờ             b.1 mg/ kg/24 giờ                    @c.2,5 mg/ kg/24 giờ             d.5 mg/ kg/24 giờ

16.Liều cao truyền tĩnh mạch Methylprednisolon trong hội chứng thận hư kháng steroid là:

a.10 mg/ kg/ lần                  b.20 mg/ kg/lần                       @c.30 mg/ kg/lần                    d.40 mg/ kg/lần

17. Cần theo dõi ngoại trú bệnh nhân thận hư ít nhất là:

a.1 năm                               b.3 năm                                   @c.5 năm                                d.10 năm

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Đặc điểm của HCTH tiên phát đơn thuần là có nhiều hồng cầu trong nước tiểu

Đ

S

2.

Đặc điểm của HCTH tiên phát đơn thuần là Protein niệu nhiều và có chọn lọc

Đ

S

3.

Đặc điểm của HCTH tiên phát kết hợp là Protein niệu không có tính chọn lọc 

Đ

S

4.

HCTH tiên phát đơn thuần là bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi  

Đ

S

5.

HCTH tiên phát  hay gặp nhiều ở trẻ gái hơn so với trẻ trai

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Bổ xung tính chất phù trong HCTH tiên phát đơn thuần:

Phù trắng, mềm, ấn lõm

Phù to, nhanh, có kèm theo tràn dịch màng phổi, màng bụng, màng tinh hoàn

.........................................................................................

2. Tiêu chuẩn albumin máu để chẩn đoán HCTH là:....………………

3. Tiêu chuẩn cholesterol máu để chẩn đoán HCTH là:....……………

4. Bổ sung khả năng có thể xảy ra sau đợt điều trị bằng Prednisolon 2mg/kg/ ngày trong 4 tuần ở bệnh nhân thận hư:

Thuyên giảm hoàn toàn: hết protein niệu, hết phù....

...................................................................................

Không thuyên giảm

5. Bổ sung biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân HCTH:

Viêm mô tế bào

Nhiễm khuẩn tiết niệu

................................................................

6.

Tiên lượng bệnh nhân HCTH theo tiêu chuẩn hình thái học; thể ..................... cho tiên lượng tốt nhất

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 – S    2 - Đ    3 - Đ    4 – S    5 - S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Phù giảm nhanh khi được điều trị bằng steroid

2. 25g/l

3. > 220 mg%

4. Thuyên giảm 1 phần

5. Viêm phúc mạc tiên phát

6.Tổn thương tối thiểu

VIÊM CẦU THẬN CẤP Ở TRẺ EM

CÂU HỎI LỰAC CHỌN

1.Vi khuẩn gây viêm cầu thận cấp thường gặp nhất là:

a.Phế cầu                            b.Tụ cầu                      @ c.Liên cầu                           d.Hemofilus Influenzae 

2. Chỉ số xét nghiệm nước tiểu quan trọng nhất để chẩn đoán VCTC là:

a.Protein niệu 2g/m2/ 24h               @b.Hồng cầu niệu nhiều        c.Bạch cầu niệu nhiều             d.Trụ hạt.

3. Chỉ số có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán VCTC sau nhiễm khuẩn là:

a.Bạch cầu tăng                  b.Tốc độ máu lắng tăng                       @c.ASLO tăng           d.Ure máu tăng

4. Trẻ trai, 6 tuổi bị phù. Qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, có một triệu chứng không phù hợp với chẩn đoán VCTC:

a.Phù nhẹ                b.Đái ít, nước tiểu sẫm màu                @c.Protein niệu 8g/24h        d.Hồng cầu  niệu (++)

5. Biện pháp điều trị quan trọng nhất trong VCTC thể nhẹ là :

@a.Nghỉ ngơi, Ăn nhạt      b.Kháng sinh                           c.Lợi tiểu                                 d.Hạn chế nước

6. Tuổi thường gặp VCTC nhiều nhất ở trẻ em Việt Nam là:

a.1 đến 3 tuổi                      @b.4 đến 6 tuổi                      c.7 đến 10 tuổi                                    d.11 đến 15 tuổi

7. Đặc điểm phù trong viêm cầu thận cấp là:

@a.Phù nhẹ.                       b.Phù to.            c.ăn nhạt không giảm phù          d.Giảm phù khi dùng Prednison

8. Biện pháp điều trị VCTC thể tăng huyết áp có biến chứng suy tim cấp quan trọng nhất là:

a.Ăn nhạt                @b.Lợi tiểu, trợ tim, hạ HA               c.Hạn chế nước                       d.Cho kháng sinh

9. Xét nghiệm để đánh giá chức năng thận trong giai đoạn cấp của VCTC là:

a.Điện giải đồ                     @b.Ure và creatinin máu                    c.Protid máu                d.Hồng cầu niệu

10. Một trẻ 7 tuổi, phù nhẹ ở mặt, đái ít, nước tiểu sẫm màu. Xét nghiệm quan trọng nhất để giúp chẩn đoán VCTC là:

a.Ure và creatinin máu                                                       @b.Hồng cầu niệu, protein niệu

c.Bạch cầu niệu, trụ niệu                                                    d.Huyết sắc tố niệu

11. Chế độ ăn nhạt trong điều trị VCTC thể thông thường chỉ áp dụng trong giai đoạn

a.Một tuần                          b.Hai tuần                               @c.3 tuần                                d.4 tuần

12. Nồng độ Ure huyết thanh có  giá trị để chẩn đoán suy thận là:

a.> 20 mg%                        b.> 30 mg%                             c.> 40 mg%                             @d.> 50 mg%

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Tuổi thường gặp VCTC nhiều nhất ở trẻ em Việt Nam là 4-6 tuổi

Đ

S

2.

Xét nghiệm nước tiểu thấy protein niệu nhiều  và chọn lọc là tiêu chuẩn  quan trọng để chẩn đoán VCTC

Đ

S

3.

Trong VCTC, xét nghiệm bổ thể thấy C3 tăng rõ rệt

Đ

S

4.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong giai đoạn cấp của VCTC là HA cao

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. ổ nhiễm khuẩn khơỉ điểm gây VCTC là:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Nêu 3 triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất của VCTC:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Bổ sung đặc điểm của triệu chứng phù trong VCTC:

A. Phù nhẹ

B. Xuất hiện ở mặt rồi xuống chân

Phù trắng, mềm, ấn lõm

.............................................................................................................................................

4. Biểu hiện tăng huyết áp/ trong VCTC có thể gây ra biến chứng:

Tim mạch: Suy tim

.............................................................................................................................................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 - Đ    2 – S    3 – S    4 - Đ

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. a.viêm họng            b.viêm da

2. a. phù          b. Đái máu       c. tăng HA

3. d. ăn nhạt giảm phù,

4.b. Thần kinh: phù não (đau đầu, co giật,hôn mê)

NHIỄM KHUẨN TIẾT  NIỆU Ở TRẺ EM

I. CÂU HỎI LỰA CHỌN

1.

Một bà mẹ đưa một trẻ trai 2tháng tuổi tới cơ sở y tế, trẻ bị sốt cao từ 3 ngày nay, dùng thuốc hạ sốt không đỡ, hôm nay trẻ đi tả phân lỏng 2lần/ngày, khóc từng cơn, nước tiểu đục. Trẻ không tăng cân so với lúc một tháng tuổi. Khám thực thể không có biến đổi bệnh lý đặc biệt.Bạn nghĩ đến 1chẩn đoán có khả năng đúng nhất:

a.Viêm ruột cấp                  b.Viêm tai giữa cấp                 @c.Nhiễm khuẩn tiết niệu      d.Viêm cầu thận cấp

2.

Một bà mẹ đưa một trẻ trai 2 tháng tuổi tới cơ sở y tế, trẻ bị sốt cao từ 3 ngày nay, dùng thuốc hạ sốt không đỡ, hôm nay trẻ đi tả phân lỏng 2 lần/ngày, khóc từng cơn, nước tiểu đục. Trẻ không tăng cân so với lúc một tháng tuổi. Khám thực thể không có biến đổi bệnh lý đặc biệt. Được chẩn đoán sơ bộ là nhiễm khuẩn tiết niệu, cần cho xét nghiệm gì để xác định chẩn đoán:

a.Cấy máu.                                                             b.Cấy phân

c.Ngoáy họng tìm VK.                                           @d.Xét nghiệm nước tiểu thường quy (Protein, tế bào)

3.

Một bà mẹ đưa một trẻ trai 2 tháng tuổi tới cơ sở y tế, trẻ bị sốt cao từ 3 ngày nay, dùng thuốc hạ sốt không đỡ, hôm nay trẻ đi tả phân lỏng 2 lần/ngày, khóc từng cơn, nước tiểu đục. Trẻ không tăng cân so với lúc một tháng tuổi. Khám thực thể không có biến đổi bệnh lý đặc biệt. Được chẩn đoán sơ bộ là nhiễm khuẩn tiết niệu, trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm, bạn hãy chọn một kháng sinh dưới đây để điều trị.

a.Penicillin.                         b.Chloramphenicol.                 @c.Bactrim.                            d.Erythromycine.

4. Nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp nhất ở trẻ em lứa tuổi nào dưới đây:

@a.Dưới 1 tuổi.                 b.1 - 4 tuổi.                             

c.5 - 10 tuổi.                            d.11 - 15 tuổi.

5. Vi khuẩn thường gặp nhất trong NKTN ở trẻ em là:

a.Proteus                             b.Klebsiella                             @c.E.coli                                d.Tụ cầu vàng

6. Triệu chứng nào dưới đây gợi ý tới một NKTN ở trẻ sơ sinh

@a.Chậm phát triển cân nặng                    b.ỉa chảy          c.Da vàng                    d.Sự thay đổi thân nhiệt

7. Hãy chọn ra một triệu chứng lâm sàng trong số các triệu chứng dưới đây cho phép nghi ngờ một NKTN cao:

a.Đái đục                            @b.Đau vùng thắt lưng          c.Đái dắt                                 d.Đái buốt

8. Triệu chứng nào dưới đây cho phép nghĩ tới một NKTN ở trẻ lớn:

a.Sốt                       b.Đau bụng hoặc đau thắt lưng                       @c.Đái buốt                d.Đái dắt

9. Xét nghiệm nào dưới đây có giá trị nhất để chẩn đoán NKTN.

a.Nghiệm pháp cô đặc nước tiểu                                                    b.Chụp bàng quang

@c.Cấy nước tiểu                                                                          d.Xét nghiệm cặn nước tiểu

10. Giá trị nào dưới đây cho phép khẳng định vi khuẩn niệu có giá trị chẩn đoán NKTN (nước tiểu giữa dòng):

a.>103 vi khuẩn /ml            b.>103 vi khuẩn /ml                 c.>104 vi khuẩn /ml               @d.>105 vi khuẩn /ml

11. Giá trị nào dưới đây cho phép khẳng định vị khuẩn có giá trị chẩn đoán NKTN

a.

³

104 /ml nước tiểu trong túi đựng                                  b.

³

104 /ml nước tiểu giữa dòng

@c.

³

104 /ml nước tiểu qua sonde BQ                              d.

³

10 /ml nước tiểu qua chọc dò bàng quang.

12. Số lượng bạch cầu niệu có giá trị để chẩn đoán NKTN là:

a.

³

10 bạch cầu/vi trường với độ phóng đại 400 lần          b.

³

10.000/1 phút theo phương pháp Addis

c.

³

30/ mm3 nước tiểu tươi không ly tâm                          @d.Tất cả đều đúng

13. Trong 4 nhóm KS dưới đây, những nhóm nào thường được lựa chọn để điều trị NKTN ở trẻ em:

a.Macrolide                                    b.Tetraxilin                              @c.Aminosides                       d.Polypeptides

14. Hai kháng sinh thường được dùng để điều trị NKTN dưới là:

a.Amoxicilin và Cloroxit                                                    @b.Amoxicilin và Co-Trimoxazol

c.Tetraxilin và Cloroxit                                                      d.Erythromixin và Co-Trimoxazol

15. Hai đường xâm nhập chính của vi khuẩn gây NKTN ở trẻ em

@a.Đường máu và đường tiểu                                          b.Đường máu và bạch huyết

c.Đường bạch huyết và đường tiểu                                   d.Đường tiêu hoá và đường tiểu

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1.

Tần suất mắc bệnh NKTN ở trẻ em ít hơn ng­ười lớn

Đ

S

2.

NKTN trên thường nhẹ hơn NKTN dưới

Đ

S

3.

NKTN ở trẻ em có thể gây suy thận mạn về sau

Đ

S

4.

Vi khuẩn gây NKTN ở trẻ em chủ yếu là liên cầu

Đ

S

III. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Hãy bổ sung các dấu cần thiết về sự phân bố tỷ lệ nam: nữ trong NKTN ở trẻ em các lứa tuổi.

a- < 2 tháng: nam.... nữ

b- 2 tháng – 1 tuổi: nam .... nữ

c- > 1 tuổi: nam .... nữ

2. Nêu ra 4 chỉ định chụp UIV và chụp bàng quang ở trẻ em bị NKTN:

a- ...............................................................................................................................

b-................................................................................................................................

c-................................................................................................................................

d- ...............................................................................................................................

3. Chọn hai kháng sinh thường được dùng để điều trị NKTN trên, nêu liều dùng:

a-................................................................................................................................

b-................................................................................................................................

4. Nêu 5 biện pháp phòng bệnh NKTN

a-................................................................................................................................

b-................................................................................................................................

c-................................................................................................................................

d-................................................................................................................................

e-................................................................................................................................

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 – S    2 – S    3 - Đ    4 – S

CÂU HỎI NGỎ NGẮN

Câu 1: a- nam > nữ

b- nam > nữ

c- nam < nữ

Câu 2: a- NKTN kéo dài hoặc tái phát

b- Trẻ trai < 1 tuổi

c- Nghi ngờ có dị dạng tiết niệu

d- Có biểu hiện suy thận - Huyết áp cao0

Câu 3: a- Ampicillin hoặc Cefotaxim 100mg/kg/24h

b- Gentamycine 2 - 5mg/kg/24h

Câu 4: a- Hướng dẫn cho gia đình biết cách đề phòng NKTN

b- Hạn chế các can thiệp thủ thuật ở hệ tiết niệu

c- Điều trị kịp thời các bệnh có khả năng đưa đến NKTN

d- Điều trị tích cực các trường hợp NKTN cấp.

e- Điều trị kháng sinh dự phòng cho các trẻ có các dị dạng đường tiết niệu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro