tết việt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

        Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội.Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết Nguyên Đán.
        Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa-lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết Nguyên Đán cũng là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam.Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian nước ta chính thức đón năm mới,còn được gọi là Tết Ta,Tết âm lịch,Tết cổ truyền hoặc Tết.Nhưng cách gọi thông dụng nhất vẫn là Tết Nguyên Đán.Nguyên tức là sơ khai,ban đầu.Đán tức là buổi sang sớm.Nếu trong một ngày buổi sớm là khởi đầu một ngày mới thì Nguyên Đán ở đây tức là khoảng thời gian giống như buổi sớm,khởi đầu một năm mới. Tết là phong tục của các nước chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa.Tết đựơc đọc chệch đi từ Tiết,tức Tiết Xuân hay Xuân Tiết,Tân Niên hoặc Nông lịch tân niên..Trong tâm niệm người dân Việt,Tết mang rất nhiều ý nghĩa linh thiêng nhưng quan trọng nhất vẫn là thời gian người Việt nhớ về cội nguồn,ông bà tổ tiên.Tết cũng là sự khởi đầu mới cho những điều tốt đẹp,rũ bỏ những điều xấu của năm đã qua.Người Việt đón Tết với nhiều hoài bão,hy vọng thịnh vượng cho năm mới.
Tết Nguyên Đán là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới.Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).Dù ông bà ta có câu " 30 chưa phải Tết" nhưng thực tế, Tết đã sớm la tràn từ 27,28 tháng 12 âm lịch.Mọi người quan niệm rằng,Tết phải là sự khởi đầu tốt đẹp nhất,may mắn nhất để những điều lành đó sẽ theo họ đến hết cả một năm.Vì thế,cứ gần đến Tết là mọi người tất bật chuẩn bị để đón năm mới.Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn người dân Việt luôn làm mới nhà cửa để đón Tết,họ quét lại sơn tường từ mươi ngày trước Tết.Đến bây giờ,mọi người đã không còn quét lại sơn vào dịp này như trước đây nữa nhưng laị chú ý hơn đến dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa.Họ đi mua những vật dụng ,đồ dung cần thiết mới để trưng bày trong ngày Tết.Tết Nguyên Đán chia làm ba giai đoạn.Đầu tiên là thời gian giáp Tết,thường từ 23 tháng Chạp(ngày ông Táo về trời ). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.. Lễ cúng gồm có hương (nhang), nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.Gần đến Tết,mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh đựơc nghỉ từ 27-28 âm lịch để ở nhà phụ gia đình dọn dẹp nhà cửa,thích nhất là cảnh gói bánh tét,bánh chưng ;ngồi trông nồi luộc bánh chín, các bà các mẹ thì quây quần bên nhau gói những đòn bánh tét thật dài thật đẹp treo lủng lẳng trên cây hoặc những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn.Cuối cùng là ngày 30 tết, ngày này mọi người sẽ cùng nhau tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất.Quan trọng nhất,vào tối 30,mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới.
Vào đêm 30 tết chính là thời khắc quan trọng nhất,nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, còn được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cơm. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng.Ở ngoài Bắc thì người ta thường chưng bánh chưng bánh giầy,còn ở miền nam,đặc biệt là Sài gòn, lại chuộng chưng bánh tét là chính cùng với những món mặn như thịt kho tàu,canh khổ qua ăn chung với cơm hoặc các món ăn khác như giò,chả,bánh tráng lỗ tai heo,đặc biệt ngon nhất chính là món củ kiệu tôm khô và củ cải làm mắm để ăn chung với bánh chưng xanh và bánh tét. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết.
Cũng như mâm cơm, trái cây ngũ quả cũng là một thứ không thể thiếu trong ngày tết.Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.Tất cả đều sẽ được cúng vào lúc nửa đêm 30 âm lịch và kéo dài đến mùng 1,2,3 tết.Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm và mâm ngũ quả còn có bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt.Đó là về phong tục thờ cúng ở miền nam Sài gòn.
Tết đến,mọi người kiêng kị nóng giận,cãi cọ,quét nhà sợ mang lại điềm gở,mất tài mất lộc vào năm mới.Đây là dịp để mọi người tha thứ,hàn gắn,chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ.Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.Trong ngày Tết,gam đỏ chiếm màu chủ đạo vì theo quan niệm,màu đỏ đem lại điềm lành,sự may mắn:pháo đỏ,câu đồi đỏ,tranh Tết......tất cả đều có sắc đỏ.Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Tuy nhiên ngày Tết mà thiếu câu đối Tết là vẫn chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,...vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình đặc biệt là câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai... làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới...
Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình....
Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt.
        Đón Tết từ xưa đến nay vốn là nét đẹp của dân tộc,dù là người dân xa xứ hay người đang sống trên đất nước Việt Nam thì cứ đến ngày Tết là tất cả đều hướng về chào đón.Ngay cả những du khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam cũng rất thích thú khi tham gia cách đón năm mới của Việt Nam. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bài#minh