TH1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG

Chủ biên soạn: Lương Sơn Bá.       Trắc Địa - K7.

Câu 1: Kn về bảo hộ lao động: là các hoạt động đồng bộ trên tất cả các mặt của pháp luật, tổ chức hành chính, ktxh, khkt, nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

KN: về tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động công tác do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài có thể dẫn đến chết người  hoặc tổn thương phá hủy chức năng lao động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Nếu bị tai nạn trên đoạn đường từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nhà và trong khoảng thời gian phù hợp thì tai nạn đó được gọi là tai nạn lao động, nhiễm độc cấp tính cũng được gọi là tai nạn lao động.

Kn: về bệnh nghề nghiệp là một hiện tượng trong bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc lien quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

KN: điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên xh, kt,kt được biểu hiện thông qua công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lđ, dây chuyền công nghệ, mt lđ và sự xắp xếp bố trí chúng trong không gian, thời gian, sự tác động qua lại với người lđ tạo nên một đk nhất định.

_ Tâm lý được coi là yếu tố gắn liền với đk lđ.

Câu2: Các yếu tố nguy hiểm và có hại gây tai nạn lao động.

_ Trong một đk lđ nhất định bao giờ cũng tồn tại những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu và có khả năng gây tai nạn lđ, bệnh nghề nghiệp ta gọi đó là những yếu tố nguy hiểm và có hại.

_ Có 4 loại: +) Các yếu tố về hóa học

+) Chất khí độc, axit, chất độc công nghiệp.

+) Yếu tố vật lý ( tiếng ồn độ rung,……… )

+) Yếu tố vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút rắn rết.

+) Cơ địa, tâm sinh lý: cơ địa phản ứng với các tác hại nghề nghiệp hoặc lđ trong tình trạng ốm, mệt mỏi.

Câu3: An toàn vệ sinh lđ.

KN: An toàn lđ là hệ thống các biện pháp phương tiện tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương cho người sản xuất.

Phân loại các yếu tố nguy hiểm.

_ Do các bộ phận cơ cấu của thiết bị máy móc, phần sắc nhọn nhô ra, bộ phận chuyển động tịnh tiến, đồ gá.

_ Các mảnh văng bắn của vật liệu gia công.

_ Điện: dòng điện tác hại nên cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố, cường độ dòng điện, thời gian tác động, điện trở cơ thể người, đường đi của dòng điện trong cơ thể.

 Có 2 hai loại tai nạn điện: tai nạn mang tính chất bên trong( điện giật), tai nạn mang tính chất bên ngoài ( bỏng).

_ Chất độc công nghiệp: Co, Co2, H2SO4, HNO3,…  thâm nhập vào cơ thể qua 3 đường: hô hấp, tiêu hóa, qua da, gây 2 loại nhiễm độc: nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc cấp tính.

_ Nhiệt độ nóng: khí nóng, hơi nogns hoặc các vật liệu được nung nóng  bỏng,  Lạnh   bỏng lạnh.

_ Các yếu tố khác như: trơn trượt, vấp ngã khi đi lại hoặc vật rơi từ trên cao xuống hoặc các vụn vỡ vật lý, nổ hóa học.

Một số biện pháp an toàn cơ bản;

_ Sử dụng thiết bị che chắn nhằm cách ly người lđ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm, có các thiết bị che chắn di động và cố định.

_ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa làm việc dựa trên nguyên tắc loại trừ những nguy cơ gây tai nạn lđ khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn cho phép.

_ Tín hiệu an toàn có thể sử dụng bằng màu sắc, âm thanh hoặc biển báo nhằm báo cho người lđ những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lđ bệnh nghề nghiệp hoặc hướng dẫn về kỹ thuật hoặc kỹ thuật an toàn.

_ Phương tiện bảo vệ cá nhân: đây là biện pháp bổ sung hỗ trợ nhưng có vai trò rất quan trong nhằm cách ly người lđ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm: quần áo, dày dép, găng tay, dây đai an toàn.

Khái niệm về vệ sinh lao động : 

_Vệ sinh lđ là 1 môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại đến sức khỏe của người lđ và đưa ra các biện pháp để cải thiện đklđ, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong mọi đk sản xuất.

Phân loại các yếu tố có hại:

_ Do quy trình công nghệ phát sinh ra yếu tố về vật lý, hóa học, vi hóa học, # 

_ Do tổ chức lđ bất hợp lý, phân công xắp xếp người lđ không phù hợp về trình độ, sk, giới tính.

_ Do kỹ thuật vệ sinh không đảm bảo thiếu các thiết bị vệ sinh như thông gió, chiếu sang, môi trường lđ không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh lao động.

_ Cơ địa, tâm sinh lý, lđ trong tình trạng ốm, mệt mỏi hoặc cơ địa phản ứng với các tác hại nghề nghiệp.

Biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp.

_ Khoa học công nghệ, CNH – HĐH quy trình sản xuất, cải tiến thiết bị dây chuyền công nghệ thay thế những nguyên nhiên vật liệu độc hại bằng những nguyên nhiên vật liệu ít độc hại hơn.

_ Tổ chức lđ khoa học hơn: phân công xắp xếp người lđ phù hợp về trình độ, sk, giới tính.

_ Sử dụng kỹ thuật vệ sinh các biện pháp thông gió chiếu sang, hút bụi, nhằm cải thiện môi trường lđ cho người lđ.

_ Hoạt động y tế, chăn sóc sk: 

+) Khám sk đầu vào nhằm phân công lao động 1 cách hợp lý.

+) Khám sk định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và có biện pháp phòng ngừa.

+) Phương pháp bảo vệ cá nhân: Khi những biện pháp trên không loại bỏ được hết các yếu tố có hại thì phương tiện bảo vệ cá nhân sẽ là biện pháp bổ trợ. 

Câu 4: Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn doanh nghiệp.

a)Kn: Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lđ trong cơ chế 3 bên. Công đoàn có vai trò đại diện cho người lđ trước phấp luật để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lđ.

b)Trách nhiệm và quyền hạn về bảo hộ lao động:

_ Trách nhiệm: Đại diện cho người lđ trong việc thương lượng  về ký kết hợp đồng lđ, thỏa ước tập thể.

+ Hướng dẫn, giáo dục, đào tạo người lđ thực hiện tốt các nội quy, quy định về bảo hộ lđ.

+ Động viên khuyến khích người lđ phát huy sang kiến cải tiến thiết bị nhằm giảm sức lđ.

+ Tổ chức lấy ý kiến của tập thể người lđ để xây dựng kế hoach bảo hộ lao động.

+ Tổ chức các phong trào để đẩy mạnh hoạt động bảo hộ lđ, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

_ Quyền hạn: + có quyền tham gia với người sử dụng lđ xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động.

+ Có quyền tham gia các đoàn thể kiểm tra do đơn vị tổ chức về an toàn vệ sinh lđ tại DN.

+ Có quyền tham dự các cuộc họp kết luận của đoàn thanh tra kiểm tra về an toàn lao động.

Câu 5: Nhiệm vụ và quyền của người lđ và người sử dụng lđ.

a)Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

_ Theo điều 13 chương IV NĐ 06/CP quy định người sử dụng lđ có 7 nghĩa vụ:

_ Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thì người sử dụng lđ phải xây dựng kế hoạch bảo hộ lđ.

_ Phân công trách nhiệm cử người giám sát việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

_ Phải cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân.

_ Xây dựng nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lđ đối với máy móc thiết bị vật  tư có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn vệ sinh lao động.

_ Tổ chức giáo dục và đào tạo người lđ tuân thủ các nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lđ và phòng ngừa những nguy cơ gây tai nạn lao động.

_ Phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp quy định hiện hành.

_ Người sử dụng lđ phải báo cáo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần về tình hình cải thiện đk lđ, về tai nạn lđ và bệnh nghề nghiệp cho sở lao động thương binh xã hội, sở y tế nơi doanh nghiệp hoạt động.

b)Quyền của người sử dụng lao động.

_ Điều 14 chương IV của NĐ 06/CP quy định người sử dụng lđ sẽ có 3 quyền:

+ Có quyền buộc người lđ phải tuân thủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động.

+ Có quyền khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện các nội quy, quy định về bảo hộ lao động.

+ Khiếu lại và tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của đoàn thanh tra kiểm tra nhưng vẫn phải thực hiện theo đúng quy định đó cho đến khi có kết quả mới.

c)Nghĩa vụ của người lao động.

_ Điều 15 chương IV NĐ 06/CP quy định người lđ có 3 nghĩa vụ sau:

+ Phải chấp hành nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lđ có lien quan đến công việc được giao.

+ Phải sử dụng và bảo quản các loại phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải có trách nhiệm bồi thường.

+ Phải báo cáo kịp thời vời người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ gây tai nạn lđ, phối hợp trong việc khắc phục và sơ cứu người bị tai nạn lđ khi có yêu cầu của người sử dụng lđ.

d)Quyền của người lđ.

_ Điều 16 chương IV NĐ 06/CP quy định người lđ có 3 quyền sau:

+ Có quyền yêu cầu người sử dụng lđ phải đảm bảo đk lđ an toàn vệ sinh, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lđ.

+ Có quyền từ chối và rời bỏ nơi làm việc nếu phát hiện nguy cơ gây tai nạn lđ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mình, đồng thời báo cho người có trách nhiệm biết từ chối quay trở lại làm việc nếu nguy cơ đó chưa được khắc phục.

+ Có quyền khiếu lại và tố cáo với cơ nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lđ vi phạm các quy định về bảo hộ lđ hoặc không chịu thực hiện các cam kết trong hợp đồng lđ hoặc thỏa ước lđ tập thể.

Câu 6: Tiền lương:

Kn: Là sự thỏa thuận giữa người lđ và người sử dụng lđ ở trong hợp đồng lđ và được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, tiền lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

_ Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định và được ấn định theo giá cả sinh hoạt, đảm bảo cho người lđ làm công việc giản đơn nhất trong đk lđ bình thường có thể phục hồi sức lđ và 1 phần tái sản xuất sức lđ.

Tiền lương thực lĩnh = HSlg * Tiền lương tối thiểu + hệ số phụ cấp + thưởng – quỹ.

Hình thức trả lương và thời điểm trả lương.

_ Hình thức trả lương có 3 hình thức trả lương chủ yếu.

+ Trả theo sản phẩm, theo thời gian, theo khoán, tùy thuộc vào đk lđ mà người sử dụng lđ lựa chọn hình thức trả lương phù hợp nhưng phải thông báo cho người lđ biết và duy trì trong 1 thời gian cố định.

_ Thời điểm trả lương: 

+ Theo sản phẩm, theo khoán thì thời gian trả lương 2 bên thỏa thuận và thường được trả sau khi đã kết thúc công việc.

+ Trả theo thời gian, h, ngày, tuần, thì sau thời gian làm việc này sẽ được trả lương.

+ Trả theo tháng:  1 tháng 1 lần hoặc nửa tháng 2 lần.

+ Nếu công việc kéo dài trong nhiều tháng thì hàng tháng người lđ sẽ được tạm ứng 1 khoản tiền tương ứng với khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Câu 7: Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

a)Thời gian làm việc:

_ Những thời giờ được coi là giờ làm việc và hưởng nguyên lương gồm:

+ Thời gian nghỉ ca và nghỉ theo tính chất công việc.

+ Thời gian ngừng việc không dõ lỗi của người lđ.

+ Thời gian học tập và huấn luyện theo yêu cầu của người sử dụng lđ

+ Thời gian học tập, huấn luyện về an toàn vệ sinh lđ

b)Thời gian làm thêm.

_ Không vượt quá 50% thời giờ làm việc được quy định trong ngày.

_ Tổng thời gian làm thêm trong một năm không được vượt quá 200h đối với những công việc đặc biệt thì không được vượt quá 300h trên 1 năm.

+ Công việc đặc biệt như:

_ công việc theo mùa.

_ Công việc theo đơn xuất khẩu

_  Công việc do yêu cầu kỹ thuật không dừng được

_ Công việc khắc phục do thiên tai, hỏa hoạn,

+ Những ngày lễ tết được nghỉ và hưởng nguyên lương: 

_ Tết dương lịch 1 ngày ( 1/1)

_ ngày dỗ tổ 10/3 âm lịch

_ Ngày quốc tế lđ 1/5

_ Ngày quốc khánh 2/9

_ Tết âm lịch 4 ngày < 1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm>

+ Nếu những ngày này trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo

+ Nếu người lđ làm 8h liên tục trong 1 ngày thì sẽ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. 

+ Người làm ca đêm được nghỉ ít nhất 45 phút và cũng được tính vào giờ làm việc.

+ Người làm theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ liên tục trước khi chuyển sang ca # trong 7 ngày liên tục được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Câu 8: An toàn điện

a)Nguyên nhân gây tai nạn:

_  Chạm điện trực tiếp.

_ Chạm điện gián tiếp

_ Nhiễm từ trường, điện trường

_ Điện áp bức

_ Sét: là hiện tượng phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa đám mây với mặt đất tích điện trái dấu với nó, quá trình hình thành sét giữa các đám mây trong những ngày nắng nóng, luồng khí nóng bốc lên cao, kéo theo 1 lượng hơi nước rất lớn khi lên cao gặp nhiệt độ lạnh, lượng hơi nước này tích tụ thành các hạt nước và các đám mù, với tác động của gió và đối lưu không  những hạt nước này bị tách ra làm 2 phần.       H2O      H  + OH.

Hidro tích tụ thành các đám mây tích điện dương, OH tích tụ thành các đám mây tích tụ âm, trong những ngày giông bão khi lượng điện tích này, tích tụ đến 1 giới hạn nhất định, các đám mây trái dấu bay gần nhau, tạo ra sự chênh lệch điện thế rất lớn và xảy ra quá trình trung hòa điện giữa các đám mây: từ đám mây tích điện dương phóng ra 1 luồng điện(+), từ đám mây tích điện âm phóng ta luồng điện (-) và 2 luồng điện tích này gặp nhau tạo ra luồng điện, quá trình này diễn ra trong vài micro giây với cường độ lên đến hàng vạn AP tạo ra 1 tia sáng chói gọi là sét đồng thời nhiệt độ lên tới hàng vạn độ gây sự dãn nở không khí đột ngột tạo ra tiếng nổ vang trời ta gọi đó là sấm. Quá trình sét phóng xuống mặt đất trong nhưng ngày giông bão với lượng hơi nước rất lớn, các đám mây bay rất gần mặt đất dưới tác động của 2 hiệu ứng: hiệu ứng cảm ứng từ, cảm ứng mũi nhọn, tất cả các vật mà nhô cao, càng sắc nhọn sẽ tích lượng điện trái dấu với đám mây, còn khi lượng điện tích này lớn đến 1 giới hạn nhất định thì cũng sẽ xảy ra quá trình trung hòa điện tương tự như giữa các đám mây.

b)Tác hại của dòng điện:

_ Tác hại  nhiệt độ: Dòng điện vào cơ thể sẽ gây phát nóng các bộ phận, phá hủy các mô và các tế bào dẫn đến phá hủy chức năng sống.

_ Tác hại điện phân: Dòng điện sẽ điện phân  các dung dịch lỏng trong cơ thể đặc biệt là máu,phá hủy các thành phần của máu, dẫn đến phá hủy chức năng sống.

_ Tác hại điện sinh: Dòng điện sẽ phá hủy các chu trình điện sinh trong cơ thể, phá hủy chức năng sống.

c)Biện pháp phòng tránh tai nạn điện:

_ Phải chấp hành các nội quy, quy định về ATĐ có liên quan đến công việc được giao, sử dụng thiết bị che chắn nhằm cách ly dòng điện.

_ Sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa vd: cầu trì, ác tô mác, cầu giao,.....

_ Sử dụng dây nối đất, lối không.

_ Hệ thống chống sét: gồm 3 bộ phận:

+ Bộ phận thu sét đc làm bằng thanh kim loại hoặc mạ kim loại đầu trên được làm nhọn và được đặt tại vị trí cao nhất của công trình.

+ Bộ phận dẫn sét được làm bằng các dây dẫn nối từ bộ phận thu sét xuống bộ phận nối đất và được bố trí theo con đường ngắn nhất và dễ nhìn thấy nhất.

+ Bộ phận nối đất cũng được làm bằng các thanh kl hoặc mạ kl và được chôn sâu dưới lòng đất và bên dưới thường được nối với nhiều thanh kl # tạo thành các tia để tản nhanh dòng điện vào trong đất.

d)Biện pháp sơ cứu, cấp cứu, người bị tai nạn điện.

_ Nguyên tắc phải đảm bảo an toàn cách điện trong người.

_ Tận dụng thời gian từng giây, từng phút để cứu người bị nạn.

B1: Tách nạn nhân ra khỏi mạng điện.

+ Với mạng điện cao áp: Nếu trạm điện ở gần đó thì lập tức báo cho trạm điện cắt điện, nếu trạm điện ở xa thì làm ngắn mạch mạng điện: dùng 1 thanh kl ném lên cao nối liền 2 dây dẫn.

_ Dùng 1 dây dẫn đủ dài 1 đầu nối xuống đất, 1 đầu ném lên cao nối liền 1 dây dẫn hoặc đứng trên 1 vật cách điện, nót tay = 1 miếng vải khô, nắm vào phần khô, kéo nạn nhân ra khỏi mạng điện, cầm vật cách điện gạt dây dẫn ra khỏi người nạn nhân.

+ Với điện hạ áp: lập tức rút phích cắm, dập cầu dao, ngắt cầu trì, hoặc chúng ta dùng vật cách điện gạt dây dẫn ra khỏi người nạn nhân.

B2: Kiểm tra tình trạng cảu bệnh nhân.

_ Đặt 2 ngón tay tại vị trí động mạch chính trên cổ nếu động mạch vẫn đập, nạn nhân vẫn thở, chỉ bị choáng thì tháo các phần thắt nút của cơ thể, moi các vật cản ở trong miệng nạn nhân, đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, để nạn nhân từ từ hồi phục.

_ Nếu tim nạn nhân đã ngừng đập thì lập tức sơ cứu cấp cứu.

B3: Sơ cứu, cấp cứu:

_ Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê 1 vật mềm dưới gáy, tháo các phần thắt nút vào cơ thể, moi các vật thể trong miệng nạn nhân và tiến hành sơ cứu cấp cứu.

C1: Đấm 3 phát thật mạnh vào vị trí sương sườn thứ 3 từ dưới lên ở bên trái, nếu nạn nhân tỉnh lại thì lập tức gọi cơ sở y tế, nếu nạn nhân ko tỉnh lại thì tiếp tục cách 2 cách 3.

C2: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực , đặt chéo 2 lòng bàn tay tại vị trí sương sườn thứ 3 ở bên trái, người cứu quỳ bên cạnh và dùng toàn bộ sức mạnh làm sao cho lồng ngực của nạn nhân sẹp xuống từ 3 4 cm. Rồi thả ra để nạn nhân tự thở lặp đi lặp lại từ 15 25 lần trên 1 phút cho đến khi nạn nhân tự thở đc.

C3: Hà hơi thổi ngạt

_ Qua đường mũi, 1 tay đặt lên chán nạn nhân và hơi ấn ra phía sau, sao cho đường hô hấp tạo thành 1 đường thẳng, 1 tay bịt chặt miệng nạn nhân lại, ng cứu hít 1 hơi thật mạnh, ngậm chùm kín mũi nạn nhân và thổi thật mạnh sao cho ngực nạn nhân phồng lên từ 2  3 cm rồi thả ra để nạn nhân tự thở và ta lặp đi lặp lại 15  25 lần trên 1 phút cho đến khi nạn nhân tự thở được.

_ Qua đường miệng tương tự như trên.

   

                      

               

                  Tôi làm đề cương này nhằm mục đích giúp các bạn ôn tập tốt cho kỳ thi tới. chúc các bạn thi tốt/

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro