tham thien 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tham Thiền 1

Câu đối I: LIỄU LIỄU ĐƯỜNG

了 達 人 空 喜 樂 世 情 常 受 用

了 知 無 法 泥 洹 當 處 莫 推 求

Phiên âm:

Liễu đạt nhơn không hỷ lạc thế tình thường thọ dụng

Liễu tri vô pháp nê hoàn đương xứ mạc suy cầu.

Dịch nghĩa:

Người hành đạo trước tiên rõ biết :

Quán "nhơn không" đích thật tu hành

Ai người hiểu kỹ "vô nhơn"

Là người thọ hưởng an nhiên cõi đời!

Thêm bước nữa quán sâu "vô pháp"

Nhận rõ rằng vạn hữu là "vô"

Tâm không cảnh lặng như tờ

Niết Bàn là đó, khỏi chờ không mong.

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Con người có khổ do chấp thủ. Chấp thủ nặng nhất của con người là chấp ngã. Đức Phật Thích Ca khi sanh ra, vừa lọt lòng mẹ đã biết điều đó. Kinh sách Phật học chép rằng: Hài nhi Hoàng tử bước bảy bước, mỗi bước có hoa sen, Hoàng tử hài nhi tay chỉ lên, tay chỉ xuống tuyên bố: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Có nghĩa là: Hướng lên gọi là trời, dưới trời gọi là người đang sống trên mặt địa cầu đều quí bản ngã, chấp ngã một cách nặng sâu tột cùng các chấp. Ai là đệ tử Phật, có học tu, có tham thiền quán chiếu đều thấy rõ sự thật đó. Con người duy ngã tôn trọng cái ta dữ lắm! Không có cái duy nào bằng duy ngã. Tôi, ta, trẫm ... là đại danh từ biểu hiện cụ thể tánh và chất duy ngã của nhân loại.

Hoàng tử Tất Đạt Đa lớn lên xuất gia tầm đạo, tu hành và kết quả thành bậc Chánh Giác Vô Thượng, Người ứng dụng trí tuệ giác ngộ và giải thoát, thực hiện chương trình Giác tha và Giác hạnh mà chính mình đã phát họa ngay lúc sơ sinh.

"Duy ngã độc tôn" là bản chất thân ngũ ấm của con người thiên thượng thiên hạ, mà hài nhi Tất Đạt Đa đã chỉ và tuyên bố.

Vũ trụ bao la hài nhi hoàng tử cho biết rằng: ngay dưới bảy bước đi của ta qua bảy bông sen tượng trưng bảy thứ đại, Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại, Không đại, Kiến đại và Thức đại. Bảy đại đó tác động tương quan duyên khởi hình thành hiện tượng sự vật, đạo Phật gọi là vạn pháp. Vạn pháp là sản phẩm duyên sanh từ con số 7 ấy. Từ ngũ ấm thân, con người khởi ý niệm chấp thủ gọi là ngã chấp. Từ thất đại duyên sanh, hợp thành đối tượng chấp thủ gọi là pháp chấp. Ngã chấp tức là chấp thủ bản ngã, chấp ta đây. Pháp chấp, tức là chấp thủ giang san, điền địa, gia sản, chức vị của ta đây. Kinh điển Phật gọi hai thứ chấp đó là chấp ngã và chấp pháp. Chấp ngã và chấp pháp là nền móng căn nguyên sanh ra các khổ:

- Khổ khổ

- Hành khổ

- Hoại khổ

- Sanh khổ

- Lão khổ

- Bệnh khổ,

- Tử khổ

- Ái biệt ly khổ

- Oán tắng hội khổ

- Cầu bất đắc khổ

- Ngũ ấm xí thạnh khổ.

Thế cho nên, sau khi được thọ dụng quả Bồ đề và Niết bàn Vô thượng, mở màn chương trình thuyết giáo độ sanh đức Phật triển khai chân lý Tứ Diệu Đế, mà khổ đế được Thế Tôn dạy rõ trước tiên vì đó là những thứ bức bách, đọa đày, hành hạ đau đớn khủng khiếp nhất kiếp sống của mọi con người. Truy nguyên nguồn gốc khổ, rõ ra nó là ý niệm chấp ngã và chấp pháp của con người ngũ ấm ấy chớ chẳng ở đâu đem đến!

Liễu Liễu Đường là tên gọi giống như tên một cơ quan, một công ty, một am, thất, chùa chiền. Bảng tên có ba chữ mà hai chữ trùng nhau. Đó là dụng ý chỉ rõ và nhắc nhở ai ở nơi đây tu học, thường tự nhắc nhở tỉnh thức rằng: hãy hiểu rõ nhận thức kỹ về nhơn không, tấm thân ngũ ấm vô ngã chẳng có gì là chắc thật, nó mục bở, vô thường. Hãy tỉnh thức và luôn luôn quán chiếu hiện tượng vạn hữu chỉ là pháp "vô" không có gì, là thứ duyên sanh như mộng huyễn. Tư duy quán chiếu như vậy thường xuyên liên tục, đạo Phật gọi đó là Thiền. Làm được vậy, tự mình là Thiền giả, Thiền sinh, Thiền sư. Ai tu tập thiền như thế, người đó đương nhiên tự thọ dụng được "sự mừng vui hạnh phúc trên cõi đời" người đó cũng thọ dụng "sự an lạc giải thoát Niết bàn bất cứ chỗ nào" mà không cần tìm kiếm, mong cầu!

"Viết gì cũng không trúng hết, là trúng"

Thông tin từ: phatphapdaithua.com

01-09-2009

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chau#tue