than kinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 11: Giải phẫu – sinh lý thần kinh

I. Mục tiêu 1: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của nơron

1. Đặc điểm cấu tạo: 3 Phần chính: thân, sợi trục và đuôi gai

a. Thân ( ở chất xám của thần kinh trung ương; nhân và hạch thần kinh

- Phần to nhất của nơron

- Có nhiều hình dạng, kích thước

- Trong thân có chứa 1 nhân, trong bào tương quanh nhân chứa nhiều đám lưới nội chất có hạt, thể Golgi, nhiều mitôchndria và tơ thần kinh

- Chứa nhiều RNA tạo thể Nissl màu xám -> thân màu xám

- Màng của thân chứa nhiều protein cảm thụ đặc hiệu đối với chất truyền đạt thần kinh

b. Sợi gai

- Mỏm bào tương ngắn, phân nhánh, ở gần thân nơron

- Đo số các nơron có nhiều sợi gai, trừ nơron tế bào 2 cực ( võng mạc chỉ có 1 sợi)

- Có nhiều receptor cảm thụ đặc hiệu với chất truyền đạt thần kinh

c. Sợi trục

- Mỏm bào tương dài

- Phần cuối chia thành các nhánh tận cùng, đầu nhánh tận cùng phính to lên gọi là cúc tận cùng. Trong cúc tận cùng chứa nhiều bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh và ty thể

- Bao quanh sợi trục là tế bào soan, cuộn thành lớp tạo vỏ soan

- Mỗi nơron chỉ có 1 sợi trục dẫn truyền xung động thần kinh từ thân tế bào.

- 2 loại

+Sợi có nhiều myelin: -sợi trắng, bọc bằng bao myelin, giữa các lớp cuộn của tế bào soan.

                                                - có những chỗ khuyết dọc theo chiều dài của sợi trục, gọi là eo Ranvie

                                                - tập trung lại thành chất trắng

+ Sợi không myelin : - sợi không có myelin hay sợi xám

d. Synap

- Là chỗ tiếp xúc giữa sợi trục của 1 nơron này với nơron khác, giữa nơron với tế bào đáp ứng

- 3 phần:

+ Màng trước synap là màng của tận cùng

+ Khe synap

+ Màng sau Synap có các receptor

2. Chức năng

- Nơron cảm giác: dẫn truyền thông tin cảm giác từ bộ phận thụ cảm về não của tuỷ sống.

- Nơron liên hợp: xử lý, lưu giữ thông tin cảm giác và đưa ra quyết định đáp ứng thích hợp.

- Nơron vận động: truyền thông tin vận động từ não và tuỷ sống đến các bộ phận đáp ứng ở ngoại vi.

- Ngoài ra,

+ thân nơron chứa RNA -> tổng hợp protein

+ thể Golgi -> dự trữ, vận chuyển và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh.

+ mitochondria -> cung cấp năng lượng cho nơron, đặc biệt duy trì bơm ion và điện thế màng.

II. Mục tiêu 2: Chức năng của tuỷ sống, hành - cầu não, não giữa, não trung gian, tiểu não và các vùng chức năng của vỏ não.

1. Tuỷ sống: 3 chức năng chính

a. Dẫn truyền cảm giác đi lên.

- Thông tin cảm giác về tuỷ sống theo rễ sau của dây thần kinh tuỷ

- Vào tuỷ, thông tin đi theo 2 đường

+ 1 đường dừng lại ở chất xám tuỷ sống, gây nên các phản xạ do đốt tuỷ đó chi phối.

+ 1 đường tiếp tục lên các trung tâm cao hơn của trục não tuỷ.

- Trong tuỷ sống rất nhiều sợi đi lên, xuống từ đốt tuỷ này đến tốt tuỷ khác: là các đường dẫn truyền cảm giác xúc giác, nóng - lạnh, đau, cảm giác sâu có ý thức và không có ý thức.

Đặc điểm của các đường dẫn truyền này: bắt chéo sang bên đối diện -> cảm giác của nửa cơ thể bên này được dẫn truyền lên vỏ não của bán cầu đại não bên kia.

b. Dẫn truyền vận động đi xuống: qua 2 đường.

- Đường tháp: dẫn truyền thông tin chi phối vận động tuỳ ý từ thuỳ của vỏ não đi xuống tuỷ sống

                                    9/10 bó tháp bắt chéo sang bên đối diện ở hành não

                                    1/10 còn lại đi thẳng xuống tuỷ sống rồi cũng bắt chéo sang bên  đối diện

-> vỏ não bên này chi phối vận động nửa bên kia.

- Đường ngoại tháp:

+ xuất phát từ các nhân dưới vỏ, sợi trục đi đến sừng trước tuỷ sống

+ chi phối vận động không tuỳ ý, điều hoà trương lực cơ, chi phối phản xạ thăng bằng, tư thế và chỉnh thế.

c.Trung tâm của các phản xạ.

- Các sợi trong tuỷ sống có tác dụng dẫn truyền các phản xạ bên đốt tuỷ, trong đó các phản xạ bên đốt tuỷ, trong đó các phản xạ phối hợp vận động của mặt trước và mặt sau chi

- 1 số phản xạ tuỷ

+ Trường lực cơ: (mức căng nhất định của các cơ)

- Bản chất: là phản xạ có trung tâm ở tuỷ sống. Khi tuỷ sống bị tổn thương -> cơ sẽ tăng hoặc giảm trương lực.

+ Gân – cơ: mỗi đoạn của tuỷ sống có chức năng điều khiển 1 nhóm cơ trên cơ thể.

·       Đốt tuỷ cổ: trung  tâm vận động của cơ hoành, cơ cổ

·       Đốt tuỷ ngực: chi phối cơ ở thận

+ Thực vật: phản xạ có định khu

+ Da: khi gãi nhẹ lên da 1 số nơi gây co cơ ở gần hoặc ở dưới nơi đó.

- Phản xạ tuỷ chịu ảnh hưởng điều hoà của vỏ đại não. Vỏ đại não ức chế các phản xạ tuỷ nhất là phản xạ gần và phản xạ da

2. Hành - cầu não: nằm trên tuỷ sống trong hộp sọ

a. Dẫn truyền

- Hành - cầu não có các đường cảm giác đi lên và vận động đi xuống có thêm bó dẫn truyền cảm giác vùng đầu, mặt, tạng trong lồng ngực và ổ bụng

- Hành - cầu não là nơi xuất phát của nơron vận động nhãn cầu, bài tiết các tuyến tiêu hoá, chi phối hoạt động của các cơ trơn ống tiêu hoá và cơ vùng đầu, mặt.

b. Trung tâm các phản xạ là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng, liên quan đến sinh mạng

- Điều hoà hô hấp: điều khiển nhịp thở

- Điều hoà tim mạch: có nhân dày x. làm giảm hoạt động tim, điều hoà vận mạch

- Tiêu hoá: nhai, nuốt, nôn, cử động của dạ dày, ruột, túi mật.

- Bảo vệ hô hấp: ho,hắt hơi

- Giác mạc: chớp mắt, tiết nước mắt.

c. Điều hoà trương lực cơ.

- Hành não có nhân tiền đình -> tăng trương lực cơ.

- Não giữa có nhân đỏ -> giảm trương lực cơ.

* Trạng thái duỗi cứng mất não: khi cắt ngang qua thân não của 1 con vật ở dưới nhân đỏ, phía trên nhân tiền đình, trương lực cơ tăng các cơ duỗi khoẻ hơn cơ gấp -> con vật ở tư thế duỗi.

- Hành não còn tham gia hình thành các phản xạ tư thế và chỉnh thế, giữa thăng bằng.

3. Não giữa: trên cầu não

a. Dẫn truyền

- Có đường đi lên, đi xuống

- Có thêm đường dẫn truyền thính giác từ tai trong qua não giữa lên vỏ não thuỳ thái dương.

b. Chức năng của củ não sinh tư

- Củ não sinh tư trước: trung tâm của các phản xạ định hướng với ánh sáng.

- Củ não sinh tư sau: trung tâm của phản xạ định hướng với âm thanh.

c. Chức năng của nhân đỏ

- Giảm trương lực cơ

- Phối hợp nhân tiền đình điều hoà trương lực cơ.

- Cùng với các cấu trúc thần kinh khác hình thành phản xạ tư thế và chỉnh thế.

4. Não trung gian.

a. Của đồ thị

- Trạm dừng của mọi đường cảm giác trước khi lên trung tâm ở vỏ não

- Trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau

- Điều hoà các vận động biểu hiện cảm xúc

b. Vùng dưới đồi

- Điều hoà, hoạt động kết nối: nơron tổng hợp, bài tiết hormon: RH (hormon giải phóng), TI (ức chế0 -> điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết và hoạt động khác.

- Sinh dục: trong thời kỳ bào thai, vùng dưới đồi biệt hoá thể thức hoạt động sinh dục

- Chống bài niệu: ADH dự trữ thuỳ sau tuyến yên, bài tiết vào máu có tác dụng: tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp.

- Chuyển hoá: nhân giữa -> glucid

                                    nhân cử xám -> lipid, là trung tâm khát

-            Thực vật: nửa sau -> Hệ giao cảm

nửa trước -> phó giao cảm

- Điều nhiệt: nước trước -> chống nóng

                                    nửa sau -> lạnh

- Dinh dưỡng: nhân bụng: trung tâm no

- Khác : liên quan đến trạng thái thức ngủ, xúc cảm, hành

a. Dẫn truyền

- Bó sợi thần kinh từ tuỷ sống -> tiểu não, vỏ não -> tiểu não, bỏ đi ra khoải tiểu não.

b. C/n của Nguyên tiểu não

- Giữ thăng bằng

c. Tiểu não cổ

- Điều hoà giảm trương lực cơ cùng bên ngoài nhân đỏ.

- Tham gia phản xạ từ thề và chỉnh thế.

d. Tiểu não mới.

- Tăng trương lực cơ cùng bên

- Điều hoà, phối hợp các động tác tuỳ ý phức tạp.

6. Các vùng chức năng của vỏ não.

a. Vận động: trước rãnh trung tâm, thuộc thuỳ đỉnh của 2 bên bán cầu.

- Sơ cấp: ngay trước rãnh trung tâm.

+ Bán cầu não phải chi phối vận động tuỳ ý của nữa người bên trái

+ Bán cầu não trái chi phối vận động tuỳ ý của nữa người bên phải.

- Tiền vận động

+ Ngay trước vùng vận động sơ cấp.

+ Gây cử động các nhóm cơ thực hiện các động tác chuyên biệt

- Vận động bổ sung.

+ Ngay trước, trên vùng tiền vận động.

+ Gây co cơ ( thường là cả 2 bên) khi kích thích mạnh

- 1 số vùng đặc biệt.

+ Broca: ở thuỳ trái bên bán cầu não trái.

                        chi phối cơ quan tham gia động tác phát âm.

+ Wernicke: thuỳ thái dương, bên bán cầu não trái nhận thức lời nói.

b. Cảm giác.

- Ở thuỳ đỉnh: nơi tận cùng  của các đường cảm giác

- Thị giác: ở thuỳ chẩm của 2 bán cầu não

                        cho cảm giác về ánh sáng, bóng tối,màu sắc.

- Thính giác: thuỳ thái dương 2 bán cầu não cho cảm giác về âm thanh.

- Vị giác: ở vùng dưới hồi đỉnh lên thuộc thuỳ đỉnh 2 bên bán cầu não cho cảm giác về thị của thức ăn.

- Khướu giác: ở hồi hải mã thuộc thuỳ thái dương 2 bên bán cầu não cho cảm giác mùi.

III Mục tiêu 3: Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh thực vật.

-            Đại cương: + Hệ thần kinh chia thành 2 loại: hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh thực vật.

+ Điều có các phần ngoại vi và trung ương, các thành phần cảm giác và vận động

+Ở đây chỉ mô tả thành phần vận động của thần kinh thực vật ngoại vi.

1. Hệ giao cảm

-                        Trung tâm ở sùng bên chất xám tuỷ từ đổi thuỷ nực 1 đến đối uỷ chất lưng 2

-                         Các sợi trước hạch đi theo rễ trước thàn kinh thuỷ đến cách hạch giao cảm nằm ở 2 bên cột sống và các hạch trước cột sống.

Tại đây, các sợi trước hạch tạo sunap với nơron ở hạch giao cảm, từ các nơron này cho các sợi sau hạch đến chi phối các trạng.

Riêng các sợi của hệ giao cảm chi phối tuyến tuỷ thượng thận xuất phát từ sừng bên chất xám tuỷ đến thẳng tuyến không qua hạch giao cảm, tại tuỷ thương thận, chúng trực tiếp tạo synap với các tế bào bài tiết adrencilin và noradrenalin.

2. Hệ phó giao cảm

- Trung tâm của hệ nằm ở thân não, cho các sợi đi theo dây III, VII, Ĩ, X X và sừng bên chất xám tuỷ từ đốt cùng 2 đến đốt cùng 4

- Các sợi phó giao cảm trong dây IV tới chi phối cơ co đồn tử, các cơ thể mi của mắt.

- Các sợi trong dây VII chi phối tuyển lệ, tuyến nhầy niêm mạc mũi tuyến dưới hàm.

- Các sợi trong dây IX chi phối tuyền màng tai

- Các sợi trong dây X chi phối toàn bộ các tạng trong khoang ngực và ổ bụng.

- Các sợi phó giao cảm ở tuỷ cũng tới chi phối đại tràng xuống, trực tràng, bàng quang và phần thấp của mệ quán, cơ quan sinh dục ngoài synap với nơron ở hạch phó giao cảm nằm ngay trong các tạng hay gần tạng, các nơron hạch phó giao cảm nằm ngay trong các tạng hay gần tạng, các nơron hạch cho các sợi sau hạch chi phối tạng.

Các sợi sau hạch (sợi hậu hạch) chỉ dài từ 1mm đến vài mm 1 số sợi phó giao cảm chi phối tạng không qua nơron hạch

IV. Mục tiêu 4: định nghĩa và phân loại trí nhớ

1. Định nghĩa

Trí nhớ là : + Khả quan lưu trữ thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể.

+ Khả năng tái hiện lại những thông tin đã được lưu giữa hoặc những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.

-            Bản chất: Quá trình hoạt động thần kinh lặp đi lặp lại trên 1 mạch noron.

-            Mạch nơron này lúc đầu dẫn truyền xung động cảm giác từ ngoài vào trung tâm thần kinh, sau đó trở thành con đường mòn dấu vết nhớ.

2. Phân loại

a. Nhớ dương tính và nhớ âm tính

- Nhớ là quá trình dương tính lặp lại tư duỹ cũ, nhưng phần lớn các quá trình nhớ lại âm tính.

Não luôn bị tràn ngập các thông tin, nếu não lưu giữ toàn bộ các thông tin này thì chỉ trong vài phút kho nhớ hết chỗ chứa. Vì thế, não bỏ qua những thông tin không liên quan, do ức chế quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua các synap tương ứng, đó là nhó âm tính

- Với các thông tin quan trọng như cảm giác đau, kích thích gây cảm xúc dương tính…. thì chúng làm tăng hưng phấn các đường mòn và lưu giữ trí nhớ -> Nhớ dương tính, cơ chế: tăng tính hưng phấn truyền qua synap.

- Trong hệ thần kinh, bộ phận quan trọng có chức năng chọn lọc thông tin để tạo trí nhớ dương tính là hệ nền.

Hệ nền hoạt động theo tiềm thức, quyết định thông tin nào là quan trọng thì thuận hoá, tạo nhó dương tính, còn thông tin nào không quan tọng thì xoá đi, tạo nhó âm tính

b. Nhớ nguyên phát và nhó thứ phát

- Nhớ nguyên phát là nhớ việc ngay lúc xảy ra

- Nhớ thứ phát là hồi tưởng lại chuyện đã qua.

c. Dựa vào hình thành trí nhớ

- Trí nhớ hình tượng: hình thành trên cơ sở tiếp nhận kích thích thông qua các giác quan.

- Trí nhớ vận động: hình thành trên cơ sở thực hiện các động tác cụ thể như đánh đàn, điều khiển máy.

- Trí nhớ cảm xúc: hình thành khi cơ thể bị tác động bở các kích thích gây ra cảm xúc như vui, buồn…

- Trí nhớ ngôn nữ - logic: hình thành qua các trí hiệu kích thích là những từ câu nói, câu viết với nội dung chứa đựng trong đó

d. Dựa vào thời gian tồn tại củ trí nhớ trong não.

- Trí nhớ tức thời: thời gian tồn tại trí nhớ vì giây đến vài phút

- Trí nhớ ngắn hạn: thời gian tồn tại trí nhớ vì vài giây đến vài tuần

- Trí nhớ dài hạn: thời gian tồn tại trí nhớ vì vài năm hoặc suốt đời.

IV. Mục tiêu 5:  Vai trò của các cấu trúc thần kinh và chất truyền đạt thần kinh với hoạt động cảm xúc.

1. Vai trò của cấu trúc thần kinh

2.  Phức họp amyglale: hình thành phản ứng cảm xúc và biểu thị  cảm xúc Amygdale nằm dưới võ não thuỳ thái dương, có nhiều đường liên lạc 2 chiều với vùng dưới đồi.

- Vùng hippocampus: hình thành và biểu thị cảm xúc

- Vùng septum: giảm cường độ các phản ứng cảm xúc

- Vùng septum cùng hippocampus và vỏ não thuỳ trán tạo hệ thống “lượng lự và ghi ngờ”, vai trò ức chế cảm xúc, tạo sự thận trọng trong những tình huống mới xuất hiện.

2. Vai trò của 1 số chất truyền đạt thần kinh

- Serotonin:     + Ức chế hoạt động của hệ thống hoạt hoá cấu tạo lưới và những hoạt động khác của não, nên đóng vai trò tạo nên giác ngủ.

+ Ức chế dẫn truyền cảm giác đau ở tuỷ sống nên làm dịu đau.

- Nordrealin: tăng hưng phấn tâm thần do kích thích hệ thống cấu tạo lưới.

- Dopamin: gây rối loạn cảm xúc, đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tâm thần phân liệt.

- Acetylecholin: tham gia vào hoạt động trí nhớ và chức năng tâm thần khác, đặc biệt là cảm xúc. Acetylcholin hoạt hoa các nơron, đảm bảo lưu trữ thông tin và kho nhớ cũng như gọi ký ức từ kho nhớ ra.

- Endorphin – Enkephalin: Ức chế cảm giác đau nên có tác dụng làm dịu đau và cho cảm giác khoan khoái.

- Chất P: Gây trạng thái buồn chán, lo âu và đau khổ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro