thần thoại hy lạp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN 1 : TRUYỆN CÁC VỊ THẦN

I - SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI VÀ CÁC THẦN LINH

Truyền thuyết của người Hi Lạp cổ xưa kể rằng, thế giới ban đầu là một trạng thái hỗn mang, hồng hoang, vô biên, vĩnh hằng và chìm trong bóng tối âm u, nó được hiên thân bằng một vị thần khởi nguyên mà người Hi Lạp gọi là thần Khaôx ( Khaos), trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là Hỗn Mang.
Chính vị thần Hỗn Mang này là nguồn gốc của sự sống vạn vật. Vạn vật tức là cả hế giới muôn làoi, trong đó có cả các vị thần bất tử đều sinh ra từ thần Hỗn Mang vô biên. Cả nữ thần Gaia, tức nữ thần Đất, cũng được sinh ra từ thần Hỗn Mang. Gaia là một nữ thần cường thịnh và phì nhiêu, đem lại sự sống cho tất cả những sinh vật nào sống trên cơ thể nữ thần, và vị nữ thần này thâu tóm cả một miền đất rộng lớn vô vờ bến là Trái Đất cảu chúng ta. Còn trong sâu thẳm vô cùng dưới lòng trái đất lại là nơi để ra vị thần Tartarôx ( Tartaros) - đó là vị thần Địa Ngục âm u khủng khiếp. Nó là nơi sâu thẳm vô cùng của vũ trụ, bởi vì khoảng cách từ vực thảm Tartarox đến thế giới âm phủ của loài người dưới lòng đất -mà sau này thuộc quyền cai quản của thần Diêm Vương Hađêx (Hades) - cũng xa chẳng kém gì khoảng cách từ Thượng Giới đến Trái Đất của chúng ta.



Nữ thần đất mẹ Gaia

Từ Vị thần Hỗn Mang Khaôx sinh ra một vị thần có sức mạnh vô biên nữa là thần Ái Tình để đem lại sinh khí cho vạn vật, trong tiếng Hi Lạp, vị thần này có tên là Êrôx ( Eros). Và thế là thế giới bắt đầu hình thành. Thần Khaox vô biên còn đẻ ra bị thần Tăm Tối vĩnh hằng, thần Êrêbôx (Erebos, rồi lại đẻ ra nữ thần Bóng Đêm Nic (Nyx). Thần Nic và thần Êrêbôx lại sinh ra thần Không khí và Ánh Sáng vĩnh cửu của bầu trời xanh cao tên là Aithe (Aither) cùng với nữ thần Ban Ngày rạng rỡ tên là Hêmêra. Thần Aithe rọi chiếu ánh sáng trên toàn thế giới và từ đó, đêm và ngày bắt đầu diễn ra nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn vĩnh cửu. Thế là, trong thần thoại Hy Lạp, Tăm Tối và Bóng Đêm sinh ra Ánh Sáng và Ban ngày chứ không phải ngược lại.
Nữ thần Đất Gaia lại sinh ra thần Bầu trời trong sanh trải rộng bao la ( hay còn gọi là thần Thiên Vương ), tên là Uranôx (Ouranos); vị thần này dang rộng cánh tay, bao bọc lấy cả Trái Đất rộng lớn. Như vậy, trong quan niệm Hy Lạp cổ, Trái Đất sinh ra bầu trời chứ không phải ngược lại. Sau đó, nữ thần Gaia lại sinh ra núi non hùng vĩ, sinh ra thần Pôntôx (Pontos) hiện thân của Biển cả mênh môn. Vậy là trời, búi, biển đều là con của đất, và tất cả bọn họ đều không có cha.

  #2  

Tham gia ngày: 22-06-2008

Chủng tộc: 

Bài gửi: 147

Cấp Độ3

Rep126


Do bộ này rất dài nên khi type tớ sẽ bỏ một số phần hay truyền thuyết không hay, hoặc không quan trọng. Tuy nhiên, làm thế thì khi theo dõi một số truyện, có thể sẽ hơi khó hiểu. Vậy nên bây giờ, bênh cạnh tên một số địa danh hay nhân vật tớ sẽ thêm vào phần bổ sung, phần bổ sung này nằm trong dấu " ( ) ".
Mong các bạn ủng hộ


II - CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ TITAN

Thần Bầu trời Uranôx dang tay ôm cả thế giới trái đất. Sau đó thần lấy mẹ mình là nữ thần Ðất Gaia để sinh ra 6 người con trai và 6 người con gái,
tất cả đều là các vị thần khổng lồ hùng mạnh và đáng sợ. Trong tiếng Hy Lạp, 6 người con trai có tên gọi là Titanêx, gọi tắt là Titan. Còn 6 người con gái kia 
có tên gọii là Titaniđex.
6 vị thần Titan gồm có: Ôkêanôx, Côiôx, Hypêrion, Criôx, Iapêtôx và Crônôx
6 nữ thần Titaniđêx là : Têthyx, Rêa, Thêmix, Mnêmôxynê, Phôibê và Thâya
Thần Ôkêanôx là thần Hải Dương, thần lấy nữ thần Titaniđêx Têthyx(Tethys) sinh ra 3 nghìn con sông và 3 nghìn nữ thần hải dương có tên chung là Ôkêaniđêx.
Thần Titan Côiôx lấy nữ thần Titaniđêx Phôibe sinh ra Axtêria và Lêtô (nữ thần Lêto sau này là người tình của thần Dớt, mẹ của 2 thần song sinh Apolo và Atêmix)
Thần Titan Hypêrion lấy nữ thần Titaniđêx Thâya sinh ra 3 anh em : Thần Mặt Trời Hêliox (Helios), nữ thần Mặt Trăng Sêlenê và nữ thần Rạng Ðông đỏ tía có những ngón tay màu hồng
đào tên là Êôx.
Thần Titan Criôx lấy nữ thần Êurybiê sinh ra thế hệ thần titan thứ 2 là thần ; Axtraiôx, thần Palax, thần Perxêx.
Thần Titan Iapêtôx lấy con gái thần Ôkêanôx là nữ thần Axia cũng sinh ra các vị thần Titan thứ 2 là Atlax, Promêthêux (đọc theo tiếng Pháp là Prômêtê, 
là vị thần ân nhân của loài người,chính thần đã dạy con người trồng trọt, chữ viết,... Cũng chính thần đã đánh cắp lửa về hạ giới khi thần Dớt tước nó khỏi con người) 
và thần Êpimêthêux (vị thần ngốc nghếch đã tiếp nhận món quà của thần Dớt là nàng Pandora cùng chiếc hộp nổi tiếng, từ đó mà sinh ra mọi sự xấu xa trên thế gian này).
Còn thần Titan út Crônôx lấy chị gái là nữ thần Titaniđêx Rêa sinh ra thế hê thần mới mà sau này được gọi là các vị thần trên núi Ôlympôx, đó là 3 vị nữ thần : Hextia,
Ðêmêtê và Hêra cùng 3 vị thần là Hađêx (Hades), Pôxâyđôn( Poseidon) và Dớt (Zeus).
Thần Titan thế hệ thứ 2 Axtraiôx lại lấy nữ thần Êôx và sinh ra tất cả các vì sao cùng 4 vị thần gió.



Heinrich Feuger, 1817, 'Prometheus Brings Fire to Mankind.

Nữ Thần Ðất Gaia còn sinh ra 3 vị thần khổng lồ Kyclốp (đọc theo tiếng Pháp là Xiclốp) và 3 vị thần khổng lồ 100 tay và 50 đầu tên là Hêcatônkhirêx.
Truyện kể rằng, vì tức giận các con mà thần Uranôx đã nhốt các con xuống vực thẳm trong lòng đất âm u, không bao giờ đượcc nhìn thấy mặt trời.
Ðiều này làm cho nữ thần Gaia rất tức giận, bà đã kêu gọi các con đứng lên chống lại cha; nhưng chẳng có thần Titan nào dám đứng lên nhận nhiệm vụ
này ngoài thần Titan nham hiểm Crônôx. Bằng thủ đoạn ranh mãnh và sự giúp đỡ của mẹ, thần Crônôx đã thiến cha mình, vứt cái đó xuống biển rồi, đẩy ông xuống địa ngục. 
Từ đó thần Crônôx thay cha thống trị cả vũ trụ.



Thần Titan Crônôx (ông lão đang quỳ)

Ðể trừng phạt thần Crônôx, thần bóng dêm Nic đã sinh ra một bầy thần khủng khiếp: Thần Chết Thanatôx; Thần Erix - nữ thần bất hòa (nữ thần 
chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến thành Trôia); Atê - Nữ thần Dối trá; Ke - nữ thần tàn sát; Hypnôx - thần Ngủ cùng với bầu đoàn bóng ma tăm tối
của thần. Ngoài ra nữ thần Nic còn sinh ra các nữ thần Báo thù Nêmêxix hung dữ cùng nhiều vị thần đáng sợ khác nữa. Tất cả các vị thần này chuyên đi
reo rắc nỗi kinh hoàng, sự tan vỡ và dối trá, gieo rắc sự tranh chấp và bất hạnh cho cái thế giới mà trong dó Crônôx đã hãm hại chính cha mình để cướp ngai vàng.
Vậy là thế giới đã hình thành. Nhưng nó còn phải trải qua những cuộc tranh giành quyết liệt mới có thể đi đến một trật tự có luật lệ để cho muôn loài có thể sống trong cảnh bình yên.

Người La Mã gọi Thần Crônôx là Saturn, trong tiếng anh Saturn có nghĩa là sao Thổ.

  #3  

 03-08-2008, 08:18

Infernus9 

Panzer Katze


SP: 224

Phòng trưng bày huy hiệu

Tổng số huy hiệu: 6

Tham gia ngày: 16-09-2007

Chủng tộc: 

Bài gửi: 3,928

Cấp Độ310

Rep15116


Phụ lục tên các nhân vật (vì nghe tên Việt hóa ghê quá và có một số bị sai, theo thứ tụ là tên tiếng Anh thông dụng rồi đến tên Hy Lạp cổ):
Gaia: tên không đổi
Khaôx: Chaos, Khaox
Uranôx: Uranus, Ouranos
Êrêbôx: Erebus, Erebos
Pôntôx: Pontus, Pontos
Hêmêra: Hemera
Aithe: Aether
Êrôx: Eros
Hađêx: Hades
Nic: Nyx
Titanêx: Titanes
Titaniđêx: Titanides (Titanesses)
Ôkêanôx, Côiôx, Hypêrion, Criôx, Iapêtôx và Crônôx: Oceanus, Coeus, Crius, Hyperion, Iapetus, Cronus; Okeanos, Koios, Hyperion, Kreios (the Ram), Iapetos, Cronos or Kronos
Têthyx, Rêa, Thêmix, Mnêmôxynê, Phôibê và Thâya: Tethys, Rhea, Mnemosyne, Theia (Thea, Thia, thậm chí còn được gọi là Euryphaessa); Tethys, Ρέα, Themis, Mnemosyne, Phoibe, Theia
(còn chỉnh sửa)

__________________

thay đổi nội dung bởi: Infernus9, 03-08-2008 lúc 08:19

  #4  

 04-08-2008, 15:55

infernape 

Pawn

Tham gia ngày: 22-06-2008

Chủng tộc: 

Bài gửi: 147

Cấp Độ3

Rep126


III - THẦN ZEUS VÀ CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC

Sự ra đời của thần Zeus

Mặc cảm về tội lỗi giết cha, thần cronos luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại lâu. Thần bị ám ảnh bởi một ý nghĩ rằng rồi có lúc đến lượt các con thần sẽ nổi loạn trừng phạt thần giống như thần đã trừng phạt cha mình. 
Thế là thần liền ra lệnh cho vợ là nữ thần Rhea phải đem ngay những đứa con mà thần vừa sinh ra đến để thần nuốt chửng ngay chúng không chút thương xót. Và thế là thần Cronos đã lần lượt nuốt con 5 người con của mình vào bụng, đó là 3 người con gái : Demeter, Hera, Hestia, và 2 người con trai là Hades và Poseidon.
Không thể để chồng nuốt chửng luôn đứa con út, nữ thần Rhea đã khóc lóc van xin mẹ mình là nữ thần Gaia giúp đỡ. Theo lời khuyên của Gaia, nàng bỏ trốn đén hòn đảo Crete trên biển Địa Trung Hải. 
Tại đây, trú trong một chiếc hang sâu trong núi Ida, nàng đã sinh hạ thần Zeus. Giấu con ở đó, nữ thàn Rhea quay trở về và trao cho Cronos một hòn đá bọc trong một chiếc tã lót thay cho đứa trẻ mới sinh. Không hề nghi ngờ, Cronos đã nuốt ngay cả hòn đá lẫn chiếc tã vào trong bụng.
Trong khi đó, thần Zeus vẫn được nuôi dưỡng và trưởng thành tại đảo Crete. Các nữ thần sông núi đã chăm sóc chàng, con dê thần Amalthea cho chàng bú, từng đàn ong bay lên đỉnh núi lấy mật hoa về cho chàng; và cứ mỗi khi cậu bé Zeus cất tiếng khóc là những người thổ dân trên đảo lại lấy kiếm gõ vào khiên để khỏa lấp tiếng khóc của cậu, tránh cho cậu phải chịu chung số phận với các anh chị mình.



Thần Zeus 

Cuộc chiến với các vị thần khổng lồ.

Sau khi trưởng thành, biết chuyện về các anh chị mình, Zeus với sự giúp đỡ của nữ thần Gaia và người vợ đầu tiên là nữ thần trí tuệ Metis đã bắt thần Cronos già nua phải nhả các anh chị mình ra. 
Khi vừa ra khỏi bụng cha, 2 anh trai của Zeus, lúc này đã là các vị thần xinh tươi rạng rỡ, đã đứng ngay xung quanh Zeus để tuyên chiến với Cronos và các vị thần Titan để giành quyền cai trị thế giới.
Cuộc chiến giữa đôi bên vô cùng ác liệt. Những vị thần trẻ chiếm giữ đỉnh nói Olympos. Đứng về phía họ còn có một số vị thần khổng lồ Titan và các vị thần khổng lồ một mắt Cyclops. Các vị thần này đã rèn cho Zeus những lưỡi tầm sét để thần ném vào các vị thần Titan.
Cuộc chiến kéo dài đến năm thứ 10 mà vẫn bất phân thắng bại. Cuối cùng, thần Zeus quyết định giải thoát cho các vị thần khổng lồ Hecatonkhires một trăm tay và 50 đầu bị giam dưới vực thẳm Tartaros và nhờ họ giúp đỡ. 
Vừa được giải thoát, các vị thần này đã tham gia ngay vào cuộc chiến, họ bốc những tảng đá khổng lồ và ném về phía các vị thần Titan. Cả mặt đất rung lên rền rĩ, không trung vang lên những âm thanh náo loạn, vạn vật rung chuyển. Đến ngay cả địa ngục Tartaros cũng bị chấn động vì cuộc chiến này. 
Ngọn lửa bao trùm mặt đất, nước biển sối lên sùng sục, còn những đám khói và khí độc thì lan tỏa khắp nơi như những tấm vả liệm đen đặc.



Cuộc chiến với các vị thần khổng lồ Titan

Cuối cùng các vị thần Titan hùng mạnh cũng phải chịu lùi bước. Các vị thần trên núi Olympos lấy xiềng xích trói họ lại rồi quẳng họ xuống vực thẳm Tartaros tối tăm và họ sẽ phải vĩnh viễn bị giam ở đó sau những cánh cổng bằng đồng thau vững chắc khổng thể nào phá vỡ. Bên ngoài cổng có các vị thần trăm tay Hecatonkhires ngày đêm canh gác để đảm bảo không có một vị thần Titan nào thoát ra được. 
Thế là quyền cai trị của các vị thần Titan đã chấm dứt. Bắt đầu thời đại của các vị thần trên núi Olympos

(còn tiếp)

  #5  

 05-08-2008, 13:51

infernape 

Pawn

Tham gia ngày: 22-06-2008

Chủng tộc: 

Bài gửi: 147

Cấp Độ3

Rep126


Cuộc chiến với các vị thần khổng lồ (tiếp)

Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, thấy thần Zeus cư xử tàn nhẫn với các con mình là các vị thần Titan, nữ thần Gaia tỏ ra vô cùng tức giận. 
Bà liền sai các thần Ghigantex đi đánh các vị thầ Olympos để trả thù cho các vị thần Titan đang bị thần Zeus giam giữ vực thẳm Tartaros. 
Các vị thần Ghigantex được sinh ra từ máu của thần Ouranos khi ông bị thần Cronos lật đổ. Các vị thần Ghigantex là dạng quái thần khổng lồ có sức khỏe phi thường.
Và mặc dù có người gốc thần thánh nhưng họ khổng hoàn toàn bất tử; họ chỉ có thể bị hạ sát bởi sự hợp lực giữa một vị thần và một người trần. 
Sau khi dò được bí mật đó, thần Zeus liền sai người đi cầu cứu tráng sĩ Heracles. 
Nhờ có sự hợp tác của dũng sĩ Heraclex, các vị thần Olympos đã giết được nhiều thần ghigantex và buộc họ phải đầu hàng.

Đánh nhau với quái thần Typhoeus

Thấy các con mình liên tiếp thất bại trước các thần Olympos, nữ thần Gaia liền dùng đến phương sách cuối cùng. Bà ăn nằm với thần Địa Ngục tối tăm Tartaros và đẻ ra một quái thần gớm ghiếc có 100 cái đầu được gọi là quái thần Typhoeus. Với một trăm cái đầu mẵng xà và thần hình vô cùng khổng lồ, con quái thần Typhoeus vừa ra khỏi bụng mẹ đã cất lên những tiếng rú man dại làm rung chuyển cả không trung. Quanh mình còn typhoon là những chiếc lưỡi lửa bốc cháy ngùn ngụt, còn mặt đất thì chao đảo dưới sức nặng của bước chân nó. Với sức mạnh khủng khiếp, Typhoeus hùng hổ kéo đến núi Olympos.
Các vị thần trên núi Olympos run lên vì sợ. Nhưng thần Zeus đã dũng mãnh lao vào nó và thế là cuộc chiến bắt đầu diễn ra. Những lưỡi tầm sét tóe lửa trong tay thần Zeus, còn những tiếng sấm của thần phát ra thì làm vỡ cả không trung. Mặt đất trở thành biển lửa y như trong cuộc chiến trước đây với các vị thần Titan. Khi con Typhoeus đi đến đâu thì nước biến bị sức nóng của nó làm sai lên sùng sục. Hàng trăm mũi tên lửa do thần Zeus phóng ra thiêu rụi cả không trung, thậm chí đến cả những đám mây đen mang giông bão cũng bị làm cho cháy rụi. Nhưng con quái thần typhoon dũng mãnh đã bắt được thần. Nó cắt gân tay gân chân của thần và giam thần trong một chiếc hang sâu trên đảo Xichilia (ngày nay thuộc Italia). Thần đưa tin Hermex cùng với con trai là thần mục phu Pan đã tìm cách giải cứu cho thần Zeus. Hai cha con thần Hermex đã đến gần Typhoeus và chơi đàn, thổi sáo cho nó nghe.Tiếng đàn lia của thần Hermex làm cho quái thần typhoon mê mẩn. Thần Hermex còn bảo hắn là nếu lấy gân tay, gân chân của một vị thần làm giây đàn thì tiếng đàn sẽ còn hay hơn nữa. Thần Typhoeus ngốc nghếch liền lấy gân tay, gân chân của Zeus đưa cho Hermex. Thần Hermex liền sai con bí mật mang gân đến nối lại cho thần Zeus. Vừa lấy lại được sức mạnh, thần Zeus đã phóng ngay lưỡi tầm sét, thiêu rụi cả một trăm cái đầu của Typhoon. Thần Zeus liền ném nó xuống nơi nó được sinh ra, vực thẳm Tartoros; rồi sau đó thần lấy ngọn núi Etna chặn lên trên. 



Thần Zeus và quái thần Typhoeus

Ngay cả khi đã bị tống xuống Địa ngục tartaros, thì Typhoeusn vẫn là mối họa cho các vì thần. Cơ thể nó luôn khuấy động cả lòng đất gây ra núi lửa phun trào. Tại đây, nó ăn nằm với em gái mình là Ekhidna (Echidna), cũng là quái thần nửa đàn bà, nửa rắn và đẻ ra một loạt quái vật : Chó ngao Kerberos, có nhiệm vụ canh cổng Âm phủ; Con hổ dương xà Chimera; con Hydra xứ Lerne; Sư tử khổng lồ thành Nemea, con rồng Ladon; con chó 2 đầu em song sinh với Kerberos, con Orthros và Nhân sư Sphinx. 
Thế là một lần nữa các vị thần Olympos đã chiến thắng, và giờ đây sau thất bại của quái thần Typhoeus hùng mạnh và đáng sợ, sẽ không còn ai dám đương đầu với sức mạnh của họ nữa.
Các vị thần núi Olympos hay đơn giản gọi là các vị thần Olympos được dùng để chỉ các vị thần thuộc phe thần Zeus trong cuộc chiến với các thần Titan. Trong tiếng Hy Lạp, các vị thần này được gọi là Olympios. Theo một quan niệm hẹp hơn thì Olympios được dùng để chỉ 12 vị thần gồm các anh em và những người con ưu tú của thần Zeus, gồm:
- Zeus : Vị thần của sấm sét, chúa tể của các vị thần.
- Poseidon: Anh của thần Zeus, là vị thần cai quản đại dương và tất cả các nguồn nước trên thế giới.
- Hades : Anh của thần Zeus, vị thần lạnh lùng không khoan nhượng, vị chúa tể của thế giới cõi âm.
- Hera : Vợ chính thức của thần Zeus, nữ hoàng của muôn loài, là người bảo trợ cho cuộc sống gia đình và sự bền vững của nó
- Demeter : Chị gái của Zeus, là nữ thần bảo trợ cho mùa màng và nghề nông.
- Hestia : Chị của thần Zeus, người bảo trợ công việc nội trợ, bếp núc.
- Athena : Con gái của thần Zeus nữ thần và nữ thần trí tuệ Metis. Athena là một nữ thần thông minh và dũng mãnh. Thần bảo trợ cho các chiến binh và cả các nghề thủ công (nghề dệt)
- Apollo : Con trai của thần Zeus với nữ thần Leto,Thần của ánh sáng, y học và thơ ca. Thần là một thiện xạ với cây cung bạc và những mũi tên vàng.
- Artemis : Em gái song sinh của thần Apollo, là nữ thần săn bắn với cây cung vàng và những mũi tên bạc.
- Ares : Vị thần chiến tranh, con trai của thần Zeus có với nữ thần Hera, là một vị thần chỉ ưa chém giết và các cuộc đánh nhau.
- Hephaestus : Thần thợ rèn hay thần lửa, con trai của thần Zeus và nữ thần Hera. Tuy xấu xí và thọt chân nhưng Hephaistos là một vị thần rất tốt bụng và khéo tay.
- Aphrodite : Vị nữ thần của sắc đẹp và ái tình. Aphrodite là nữ thần được sinh ra từ bộ phận sinh dục của Ouranos khi thần bị Cronos thiến và quang xuống biển. Trớ trêu thay, nữ thần lại là vợ của thần thợ rèn thọt chân Hephaestus xấu xí vì vậy mà thần sẵn sàng trở thành tình nhân của nhiều vị thần và cả những người trần đẹp trai khác.


Có nhiều dị bản khác nhau về thành phần của 12 vị thần Olympos, trên là phần tớ lấy từ sách ra, vì thế nên có thể một số bạn sẽ thắc mắc về điều này. Phần thông tin về các vị thần là do tớ tóm tắt lại (do bộ này dài mà) đủ để các bạn hiểu những chi tiết về sau của truyện còn những vị thần nổi tiếng chúng ra sẽ tìm hiểu riêng vào phần sau.

Mong các bạn tiếp tục ủng hộ.

  #6  

 07-08-2008, 12:46

infernape 

Pawn

Tham gia ngày: 22-06-2008

Chủng tộc: 

Bài gửi: 147

Cấp Độ3

Rep126


IV - THẦN POSEIDON VÀ CÁC VỊ THẦN BIỂN

Ở dưới đáy biển sâu có một tòa cung điện nguy nga tráng lệ. Đó là cung điện của thần Biển Poseidon, anh trai của thần Zeus. Poseidon nắm quyền cái trị mọi vùng nước biển trên trái đất. Với chiếc đinh ba đáng sợ, thần poseidon chỉ cần khua nhẹ tay trong nước là sóng biển nổi lên ầm ầm. Vợ của thần là nữ thần Amphotorite xinh đẹp, con gái của thần biển già nua Nereus, bị Poseidon bắt cóc. Trước đây, một hôm di dạo bằng xe ngựa trên mặt biển, thần nhìn thấy nàng trên bờ đảo Nacsos đang nhảy mua vui đùa cùng các chị em của nàng cũng là các nữ thần biển. Poseidon đem lòng yêu nàng và muốn bắt cóc nàng về làm vợ. Nhưng nàng chạy trốn đến lâu đài của thần Atlas, một vị thần khổng lồ Titan làm nhiệm vụ gánh đỡ bầu trời. Poseidon đã mất bao nhiêu thời gian tìm kiếm mà không tìm ra nàng Amphotorite xinh đẹp. Cuối cùng, một con cá heo tiết lộ chỗ ở của nàng cho thần biết. Để đền ơn, Poseidon đã cho con cá heo thành mọt chòm sao trên trời. Sau đó thần bắt Amphorite về làm vợ.
Từ đó Amphorite sống với Poseidon trong cung điện của thần dưới đáy biển sau. Xung quanh Poseidon là một bầy thần biển luôn sẵn sàng đợi lệnh của thần. Trong đó có cả con trai của Poseidon tên là Toriton. Chàng có một chiếc tù và bằng vỏ ốc biển mà mỗi khi chàng thổi mạnh thì bão tố khủng khiếp nổi lên ầm ầm. Trong số các thần biển còn có bốn mươi chín nữ thần biển gọi là các nữ thần Neraydes, đều là các chị em xinh đẹp của Amphorite.
Poseidon là chủ nhân của mọi biển cả. Mỗi khi thần phóng ngựa chạy trên mặt nước thì sóng biển sang hai bên nhường đường cho thần. Với vẻ đẹp rực rỡ như thần Zeus, thần Poseidon đánh xe bay như gió trên mặt biển rộng mênh mông, xung quanh có những con cá heo nhào lộn đón mừng và từng đàn cá tung tăng bám theo cỗ xe thần thánh. Khi thần vung cây đinh ba khủng khiếp đập xuống mặt nước thì những con sóng bạc đầu dâng cao như những trái núi và biển cả nổi bão tố kinh hoàng. Sóng biển đập vào vách đá rung chuyển cả mặt đất. Nhưng khi thần chĩa cây đinh ba lên đầu các ngọn sóng thì chúng ngoan ngoãn dịu dàng. Bão tố ngừng thổi và mặt biển trở lại hiền hòa trong xanh như mặt gương bao la. 
Xung quanh Poseidon có rất nhiều các vị thần biển, trong đó có cả thần Nereus, cha của nữ thần Amphorite, ông già tiên tri của biển cả, người được coi là biết hết mọi bí mật của tương lai.Ông không bao giờ biết nói dối và lừa lọc, đối với các vị thần và cả đối với con người, ông chỉ biết nói sự thật. Ông chính là cha của 50 nữ thần biển Neraydes. Các nàng Neraydes suốt ngày nô đùa trên sóng biển, phô bày vẻ đẹp rạng rỡ của mình. Họ thường nắm tay nhau múa hát trên bãi biển, trong tiếng sóng vỗ rì rào. Tiếng hát của họ cất lên vang vọng vào vách đá tạo ra những âm thanh du dương của biển cả. Các nữ thần Neraydes này thường bảo vệ những khách du hành trên biển, chỉ cho họ những con đường may mắn.



Thần biển Poseidon

Trong số các vị thần biển có ông già Proteus, người có khả năng thay đổi hình dạng, có thể biến thành các loại động vật khác nhau. Cả ông cũng là một vị thần tiên tri. Có điều muốn ông tiết lộ các sự kiện của tương lai thì phải tìm ra cách bất ngờ khống chế được ông để buộc ông phải nói ra.
Trong số các vị thần tùy tùng của thần Poseidon có thần Glacos, con trai của thàn Poseidon và có nhiệm vụ bảo vệ thủy thủ và ngư dân trên biển. Glaucos cũng có tài tiên tri. Rất nhiều làn chàng lên bờ ban cho người trần những lời khuyên thông thái. Thần biển là những vị thần có sức mạnh lớn, nhưng tất cả bọn họ đều phải chịu dưới quyền cai trị của thần Poseidon. 
Mọi biển cả và toàn thể trái đất đều được bao bọc bởi thần Hải Dương Okeanos già nua, thuộc thế hệ thần Titan, cũng có đức tính chính trực và thanh cao như thần Zeus. Ông sốn ở miền tây xa xôi, nơi tận cùng của thế giới và không màng đến sự việc trên Trái Đất. Okeanos có ba nghìn người con trai, đều là các thần sông suối và ba nghìn người con gái, được gọi là các nữ thần Hải dương Okeanides. Bằng nguồn nược sinh sống của mình, các con của thần đem lại niềm vui và hạnh phúc cho loài người; họ ban cho cả trái đất dòng nhựa sống tràn trề. Nhưng từ khi các vị thần Olympos lên nắm quyền cai trị thì thần Okeanos cũng phải chịu dưới quyền cai quản của thần Biển Poseidon.
Người La Mã gọi Poseidon là Neptunus, tiếng anh là Neptune, đây là tên sao Hải Vương trong hệ mặt trời.

  #7  

 09-08-2008, 10:25

infernape 

Pawn

Tham gia ngày: 22-06-2008

Chủng tộc: 

Bài gửi: 147

Cấp Độ3

Rep126


V - VƯƠNG QUỐC ÂM U CỦA THẦN HADES




Hades, vị thần lạnh lùng không khoan nhượng

Ở dưới lòng đất âm u là vương quốc âm phủ của thần Hades, một vị thần lạnh lùng không khoan nhượng. Vương quốc của thân đầy bóng tối cùng những cảnh khủng khiếp. Nơi đó không bao giờ có ánh nắng tươi vui của mặt trời chói lọi. Đường xuống vương quốc sâu thẳm của Thần Hades là những vực sâu thăm thẳm. Dưới đó có những con sông đen ngòm, chạy ngoằn ngoèo ngang dọc, trong đó có con sông Stich với dòng nước bùn lầy sôi sùng chạy 7 vòng quanh Trái Đất. Sông Stich được cai quản bởi nữ thần sông Stich là con gái của thần Okeanos có với nữ thần Tethys. Mỗi khi các vị thần trên nói Olympos phải đưa ra lời thề nguyền với người trần thì họ đều mời nữ thần Stich ra làm chứng.
Dưới Âm Phủ còn có 2 con sông Kokytos và Akheron. Ở bên bờ tăm tối ảm đạm của chúng vang lên nững tiêng rên rỉ của linh hồn người chết. Rồi đến con sông Lethe nổi tiếng mà bất cứ hồn người chết nào xuống đây cũng đều phải uống nước của nó để quên đi mọi chuyện trên trần thế. Trên những cánh đồng của vương quốc thần Hades phủ đầy những bông hoa tuy-lip dại nhợt nhạt có những linh hồn người chết lượn lờ lang thang. Họ vừa đi vừa khóc than cho cuộc sống tăm tối vô nghĩa. Tiếng khóc của họ cất lên nghẹn ngào như tiếng xào xạc của lá vàng rơi trong gió mùa thu. Không ai có thể quay về một khi đã xuống thế giới sâu thẳm này. Trước của Âm Phủ có một con chó ngao 3 đầu, con Kerberos làm nhiệm vụ canh giữ không cho ai ra khỏi đây. Con chó này có 3 cái đầu, trên cổ nó có một đàn rắn quấn xung quanh thởi phì phì trông thật khủng khiếp. 



Kerberos

Trên sông Akheron có một ông lão lầm lì tên là Kharon làm nhiệm vụ chở đò, đưa linh hồn người chết qua sông sang bên bờ cõi âm phủ. Ông được nhận một đồng tiền trả công cho việc này. Chính vì vậy mà ở nhiều dân tộc có tục lệ bỏ tiền vào miệng người chết. Ở dưới vương quốc tăm tối này của thần Hades, linh hồn người chết không bao giờ biết được thế nào là niềm vui.



Âm phủ, vương quốc của thần Hades

Trong cung điện Âm phủ, thần Hades ngự trên ngai vàng cùng vợ thần là nàng Persephone xinh đẹp. Phục vụ cho thần Hades có các vị nữ thần báo thù không khoan nhượng Erinyes. Các vị nữ thần này cầm nững chiếc roi rắn dẽo theo từng bước chân của kẻ gian ác không để cho họ yên một phút. Không ai có thể thoát khỏi được các vị thần báo thù, bởi vì họ luôn tìm ra được nạn nhân của mình, bất kể kẻ đó trốn ở đâu. Bên cạnh ngai vàng của Hades là 3 vị phán quan làm nhiệm vụ xử tội người chết, đó là Minos, Aiacos và Radamanthys. 
Cũng ở đó còn có thần chết Thanatos cầm thanh kiếm trong tay, mình khoác chiếc áo dài màu đen và đôi cánh khổng lồ cũng màu đen. Khi Thanatos bay đến bên giường người chết để dùng kiếm cắt tóc họ và bắt linh hôn người đo đem đi thì từ đôi cánh của thần phả ra hơi lạnh của nhà mồ. Cùng đi với thần Thanatos là các nữ thần Tàn Sát Ke. Họ vỗ cánh cùng xông xáo bay không biết mệt mỏi trên các bãi chiến trường và vui sướng khi nhìn thấy các chiến binh lần lượt ngã xuống; họ ghé đôi môi đỏ như máu vào viết thương của những người ngã xuống rồi say sưa hút dòng máu nóng và lôi linh hồn ra khỏi cơ thể người chết.
Cạnh ngai vàng của Hades cũng có một chàng trai trẻ đẹp Hypnos, đó là thần Ngủ. Chàng thường lướt nhẹ không một tiếng động bên trên mặt đất, tay cầm quả thuốc phiện và chiếc sừng đựng rượu ngủ. Chàng dùng cây gậy thần chạm khẽ vào mắt mọi người, làm cho mi mắt học từ từ khép lại rồi đưa họ vào một giấc ngủ êm đềm. Thần ngủ có một sức ru ngủ phi thường mà không một người trần hay một vị thần linh nào có thể cưỡng nổi, ngay cả thần Zeus cũng bị thần Ngủ làm cho díp mắt lại và thiếp đi trong một giấc ngủ say sưa. 
Trong vương quốc của Hades còn có cả các vị thần mộng mị. Trong số này có những vị thần đem lại nững giấc mơ tiên tri và mang lại niềm vui; có những vị thần khác lại chỉ đem lại những giấc mơ nặng nề khủng khiếp làm cho con người hoảng sợ; ngoài ra còn có những vị thần đem lại những giấc mơ lừa dối làm con người hoang mang, thậm chí đôi lúc còn dẫn họ tới cái chết.
Trong vương quốc khủng khiếp của thần Hades còn có con ma Empuxa đáng sợ với đôi chân lừa đi lang thang trong bóng tối. Con ma này thường lên trần gian hiện hình thành một phụ nữ xinh đẹp, dụ dỗ mọi người vào chỗ kín, giết chết, hút lấy máu rồi nuốt chửng thân thể người ta. Ở dưới vương quốc của Hades đó còn có con ma cái Lamia đáng sợ có hình dạng là con mãng xà, ban đêm nó thường lên trần gian, lẻn vào các nhà tìm bắt trẻ con để hút máu. Tất cả các loài ma này đều chịu sự cai quản của nữ thần ma thuật Hecate của thế giới cõi âm, một nữ thần có 3 mình và 3 đầu. Vào những đêm không trăng, thần thường lên trần gian đi lang thang trong đêm tối trên đường và trong nghĩa địa cùng với bầu đoàn đáng sợ của nàng, theo sau họ là bầy chó ngao sống bên bờ sông Stich dưới Âm Phủ. 



Nữ thần ma thuật Hecate

Với bầu đoàn như vậy, nàng gây ra nỗi hoảng sợ và những giấc mơ hãi hùng cho loài người. Những phù thù và người hành nghề ma thuật thường cầu xin Hecate giúp đỡ họ hành nghề. Nhưng đồng thời, nàng cũng là phương thuốc duy nhất giải được bùa chú phù thủy cho tất cả những ai biết giết chó cúng tế cho nàng ở ngã 3 đường.
Vương quốc của Hades thật khủng khiếp và ai cũng ghét nó.
Trong thần thoại La Mã, hades có tên là Pluto.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn