Truyện ngắn: Thằng đánh giày

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện ngắn:

Thằng đánh giày

- Đánh cho chú đôi giày

Nguyên mừng rỡ ngẩng đầu lên, đỡ lấy đôi giày da từ người khách bước vào uống cà phê. Cả buổi sáng nó chưa đánh được thêm đôi giày nào.

- Dạ. Chú để đó cho con.

- Ừ, đánh cho cẩn thận đấy. Nói rồi người đàn ông bước vào quán cà phê. Nguyên nghĩ chắc người đàn ông kia có hẹn với ai đó

Thằng bé lại cặm cụi với công việc của mình. Nó không chỉ muốn đánh giày để có tiền mà hơn nữa nó say mê với những đôi giày. Đánh giày ở một quán cà phê, một quán cà phê khá đông khách và có một ví trí đẹp ở Hà Nội. Nguyên đã gặp không ít những người sang trọng với những đôi giày cả cuộc đời đi đánh giày của nó cũng chẳng thể đổi lấy được. Nhưng nó vẫn thích những đôi giày, chẳng hiểu vì lý do gì nhưng những đôi giày đủ màu sắc và kiểu dáng này luôn thu hút nó. Dù không có quyền sở hữu một đôi giày nào nhưng chí ít nó cũng được phép ngắm nghía những đôi giày này chứ. Đó cũng là lý do vì sao nó chọn cho mình cái công việc này.

Nó ngồi ở gần quầy pha chế, nơi Diệp, đứa bé tầm tuổi nó và là con gái của chủ quán đang chờ để bê đồ cho khách. Nguyên đang chăm chú vào đôi giày thì bụng nó kêu lên ùng ục. Diệp vẫn tiếp tục đi tới đi lui với những khay nước uống và cả đồ ăn, quán đang đông khách mà. Còn nó, dĩ nhiên là nó chưa có cái gì vào bụng ngoài mẩu bánh mỳ đã chia cho thằng Kiên bán báo một nửa từ trưa hôm qua. Bụng nó đói cồn cào.

Nguyên mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cả hai đã mất trong một vụ tai nạn, lớn lên giữa xã hội này, không người thân thích, không tài sản, không mục đích. Nó làm đủ mọi việc, nay đây mai đó, từ rửa bát, trông xe, đến phụ hồ, rồi đến đánh giày. Cứ không thích là nó lại bỏ không làm nữa, đơn giản vì suy cho cùng nó cũng chỉ tìm cho mình miếng ăn qua ngày, thì làm gì chẳng được, vả lại người ta thường khinh thường nó, ghét bỏ nó, thế nên nó không muốn làm thuê cho họ.

- Này, cậu ăn đi. Chắc cậu đang đói phải không?

Nguyên ngẩng đầu lên khỏi đôi giày. Dĩ nhiên là nó đang đói rồi

- Tớ không đói đâu.

- Cầm lấy đi. Cậu đừng giả bộ như thế nữa.

- Cậu mang bánh mỳ cho tớ không sợ mẹ mắng sao?

- Tớ lấy tiền công của mình để trả mà.

- Thế thì để tớ trả tiền cậu.

- Không cần. Để tớ mời cậu. Chỉ là một cái bánh mì thôi mà.

Diệp có vẻ kiên quyết bắt Nguyên nhận. Còn thằng bé thì đang rất đói, thế nên nó chẳng cần phải giữ ý nữa mà nhận luôn chiếc bánh mỳ. Bánh mì Diệp làm ngon tuyệt. Thằng bé nghĩ vậy.

- Cậu uống nước nhé? Diệp ngồi xuống bên cạnh Nguyên

- Thôi không cần đâu. Với Nguyên một cái bánh mì như vậy là quá nhiều rồi. Bình thường nó chỉ toàn ăn bánh mì không.

- Ngày nào cậu cũng phải làm công việc này có thấy chán không? Diệp bất ngờ hỏi Nguyên.

- Tớ cũng không biết nữa. Chán thì có tác dụng gì chứ. Tớ đâu thể làm gì khác. Mà đối với tớ, có gìay để đánh tức là có cái để cho vào bụng. Không bị đói nữa. Chỉ vậy thôi.

Diệp im lặng nghe Nguyên nói. Nó không biết Nguyên cảm thấy mỗi ngày trôi qua thế nào. Nhưng nó đang thấy mỗi ngày của nó thật là dài. Nó không thích đi học chút nào, nó cảm thấy mình không hợp với việc học hành, điểm của nó ở lớp lúc nào cũng kém. Mà hơn nữa, từ ngày bố nó mất do căn bệnh ung thư, nó phải phụ mẹ trông quán cà phê, thế nên nó chỉ muốn ở nhà bán hàng với mẹ.

- Cậu có muốn đi học không? Diệp lại hỏi

- Có chứ, tớ muốn thích học môn văn nhất. Hồi trước tớ đang học lớp sáu thì bố mẹ tớ mất. Thế là, tớ nghỉ học để kiếm tiền. Nếu lúc ấy không có chuyện gì sảy ra thì không biết bây giờ tớ thế nào nhỉ?

Diệp lại chìm đắm vào câu chuyện của Nguyên. Một thằng bé bình thường như vậy mà bên trong nó lại ẩn chứa nhiều điều bí mật đến thế.

- Tớ sẽ dạy cậu học nhé. Bây giờ tớ học lớp mười một rồi. Nhưng tớ vẫn còn đầy đủ sách từ lớp sáu. Diệp thấy mình có động lực để đến lớp hơn.

- Bao nhiêu năm rồi tới không động tớ sách vở. Bây giờ quay lại làm sao được. Nguyên lưỡng lự.

- Chưa thử thì sao cậu biết được.

Nguyên đành đồng ý. Ngoài những lúc đánh giày cho khách ra thì nó cũng chỉ biết ngồi ở một góc quán cà phê, ngắm cây cối và nghe những câu chuyện của họ. À, nó còn ngắm Diệp chạy qua chạy lại từ trong quán ra ngoài sân nữa.

Thế là hai đứa bắt đầu học với nhau. Ban đầu mẹ Diệp cũng thắc mắc nhưng bà không nói gì, bà cũng quý thằng Nguyên nên mới đồng ý cho nó đánh giày ở quán của mình. Hết ngày, bao giờ Nguyên cũng quét dọn quán giúp bà, và nó được phép ngủ lại quán luôn. Và bà thấy Diệp lại chăm chỉ với sách vở như vậy nên cũng mừng, chứ bình thường nó toàn nghỉ học vô tội vạ, cũng chẳng hề quan tâm đến điểm số ở lớp.

Nguyên học rất kém môn toán, kể cả kiến thức từ lớp sáu nó cũng không nắm được. Diệp không học giỏi nên cũng không chỉ dạy được cho Nguyên nhiều. Nhưng các môn như văn, sử và địa thì nó học rất nhanh, rất nhanh so với những gì một đứa trẻ đánh giày đã bỏ học năm sáu năm như nó có thể làm được.

Nguyên thuộc rất nhanh các sự kiện lịch sử, các đặc điểm của từng vùng đất ghi trong sách giáo khoa. Đến cả Diệp cũng không làm được như vậy. Còn môn văn thì nó lại càng khiến con bé bất ngờ hơn, nó hiểu rất sâu sắc từng tác phẩm, không những theo những bài giảng trên lớp mà Diệp cho nó đọc trong vở mà thằng bé còn có những cách hiểu khác nữa. Nguyên nói về những nhân vật trong đó một cách rất logic và hợp lý. Thằng bé khiến Diệp cảm giác rằng chính Nguyên đang dạy con bé học mới đúng.

Nhờ có Nguyên mà Diệp chăm chỉ đến lớp hơn. Nó nhận thấy rằng các tiết học cũng không còn quá khó khăn với nó nữa. Chắc hẳn, do trước đây nó không có động lực gì để đến lớp thế nên cảm giác phải đến trường với nó như một cực hình, và tất nhiên như vậy thì nó không thể học tốt các môn học được.Bây giờ cứ sáng nó lại đều đặn đến trường còn nuổi chiều nó giảng bài cho Nguyên trước khi quán đông khách và hai đứa lại bắt tay vào với công việc của riêng mình. Nó chạy bàn còn Nguyên đánh giày.

Từ khi bắt đầu học với Diệp, Nguyên thấy cuộc sống của mình thú vị hơn rất nhiều. Nó nhớ lại quãng thời gian thời thơ ấu, lúc nó vẫn còn cả bố, cả mẹ, lúc nó có bạn bè, đó sẽ mãi là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời nó. Cuộc đời của một đứa trẻ đánh giày. Thế rồi nó nhớ lại câu hỏi Diệp đã từng hỏi nó về từng ngày trôi qua của nó. Phải, nó cũng có mơ ước chứ, ngày bé nó ước mơ trở thành nhà văn. Nó đã đọc rát nhiều sách, những quyên sách được bố mẹ mua cho, những trang sách ấy bây giờ vẫn còn in hằn trong tâm trí nó về một Jên Erơ , một Ôlivơ Tuýt, về một Perin và vô số những nhân vật trong tiểu thuyết khác đã từng đi qua tuổi thơ của nó.

Nó bắt đầu nghĩ đến việc viết một cái gì đó. Nó nghĩ đến khu tập thể mà ngày trước nó đã từng ở đó cùng gia đình mình, nghĩ đến cái sân mà nó và lũ bạn đã chạy nhảy, nô đùa. Phải rồi, nó sẽ viết về chính bản thân mình, viết về tuổi thơ của nó, tuổi thơ đẹp đẽ mà nó sẽ chẳng bao giờ được sống lại. Nguyên lấy quyển vở Diệp tặng ra và bắt đầu viết những dòng đầu tiên. Những dòng đầu tiên của một thằng bé đã lâu không còn cầm đến cây bút.

Nó lồng vào trong những trang viết của mình cả cuộc sống hiện thực lẫn trong quá khứ, nó để cả Diệp vào trong những dòng chứ của mình. Nguyên như sống trong một thế giới thần tiên, một thế giới mà nó được phép cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan, cảm nhận những yêu thương mà người khác dành cho mình. Nó yêu cái thế giới trong những trang viết của mình. Vì thế giới ấy khác hẳn cái thế giới nghiệt ngã mà hàng ngày nó phải đối mặt.

Khi viết được khá nhiều rồi, một buổi chiều nó cầm tay Diệp kéo con bé ra Hồ Gươm. Hai đứa ngồi ở ghế đá nhìn ra mặt hồ phẳng lặng, đó là một chiều mùa hè. Mùa hè quyến rũ mà đi qua nó người ta thường thấy như đi qua những giấc mơ. Nguyên đưa quyển vở của mình cho Diệp đọc. Con bé ngay lập tức chìm đắm vào từng câu chữ mà cậu bạn mình viết lên.

- Tất cả là cậu viết sao? Diệp ngạc nhiên một cách thích thú.

Nguyên gật đầu.

Rồi nó lại chăm chú đọc tiếp. Nguyên hồi hộp nhìn Diệp, sao nó thấy Diệp xinh xắn một cách lạ thường.

- Câu viết hay quá. Tuy còn một số chỗ sai chính tả. Nhưng sao cậu có thể viết được như vây?

- Tớ viết vể tuổi thơ của mình, cả những ngày lang thang đi làm đủ mọi công việc và gặp rất nhiều con người khác nhau nữa. Nguyên nói.

- Cậu viết hay quá. Tớ nghĩ là có thể xuất bản được đấy. Nếu cậu chăm chút hơn

Nguyên lắc đầu. Cậu viết chỉ đề những lúc chán chường và buồn khổ cậu có một thế giới để trốn vào đó. Chỉ vậy thôi, Nguyên đâu có ý định để tất cả mọi người cùng đọc những gì cậu viết đâu.

- Tớ sẽ mang sách của tớ cho cậu đọc. Cậu viết tiếp đi nhé. Diệp đưa trả Nguyên quyển vở

Thế rồi, Diệp nắm tay Nguyên về nhà. Đó là lần đầu tiên hai đứa nắm tay nhau. Cả Diệp và Nguyên đều có một cảm giác lạ lùng. Diệp thoáng đỏ mặt. Còn Nguyên thì không hiểu cảm giác của mình là gì, đã từ lâu rồi nó chỉ cảm nhận rõ hai cảm giác đó là đói và không đói.

Nguyên bắt đầu đọc bất cứ thứ gì Diệp mang đến cho nó. Còn Diệp thì đọc những gì Nguyên viết rồi sửa lỗi chính tả và diễn đạt. Tác phẩm đầu tay của Nguyên, nếu nó được coi là một tác phẩm, đã sắp hoàn thiện.

- Cậu không nghĩ đến chuyện xuất bản cuốn sách này thật sao? Bất chợt Diệp hỏi Nguyên như thế khi hai đứa đang ngồi bên chồng sách vở.

- Nghĩ đến làm gì khi mình không thể làm được điều đó. Cuộc sống của tớ chỉ là cuộc sống của một thằng đánh giày thôi Diệp ạ. Nguyên nhấn mạnh hơn vào bà chứ: Thằng đánh giày

- Tớ không bao giờ coi thường cậu Nguyên ạ. Diệp nắm lấy bàn tay Nguyên.

- Có lẽ cậu không nên tiếp tục thân thiết với tớ Diệp ạ. Tớ sẽ làm ảnh hưởng đến cậu đấy. Nguyên thở dài, hình như nó thấy mắt mình ươn ướt. Đã bao lâu rồi nó chưa khóc. Ở bên cạnh Diệp, một cô gái cá tính và tự tin như vậy, nó đã được trải qua bao cảm xúc.

- Tại sao?

- Vì tớ không xứng với cậu.

- Thế thì... Diệp ngập ngừng, Hãy làm cho cậu xứng với tớ đi. Cậu hãy viết thật hay cuốn sách này đi, và cả những cuốn sách khác nữa. Hãy thực hiện ước mơ của cậu. Như thế thì cậu mới xứng với tớ.

Diệp nói một liền một mạch rồi bỏ đi để Nguyên ở đó với bao điều trăn trở. Nó muốn thực hiện ước mơ của mình lắm chứ, nhưng một thằng đánh giày như nó có quyền ước mơ không? Nó sẽ phải làm gì với ước mơ của mình đây? Hay ước mơ ấy chỉ càng làm cho nó đau khổ. Tâm trí Nguyên giăng xé trong biết bao câu hỏi. Cuối cùng, nó muốn biết rõ nhất một câu hỏi: Có phải nó thích Diệp rồi không? Nó đau khổ nhắm mắt rồi lắc đầu. Nó lấy cơ sở gì để thích Diệp chứ.

Sau khi Nguyên đã viết, Diệp lén lấy cuốn vở đem đi đánh máy. Rồi nó mang bản thảo ấy cho cô giáo dạy văn. Hôm sau, cô gọi riêng nó ra nói chuyện. Cô bảo nó đây là một bản thảo rất hay và sẽ giúp nó xuất bản. Con bé mừng rỡ ôm lấy cô, chưa bao giờ nó yêu quý cô chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy văn của mình đến thế. Nó kể cho cô nghe vê Nguyên, về thằng bé đánh giày.

Thế là bỗng chốc, Nguyên được đi học, được đi học một cách đàng hoàng chứ không phải được Diệp dạy học. Cô giáo của Diệp đã đem câu chuyện của Nguyên kể trước Hội đồng nhà trường. Và tất cả các thầy cô giáo đã đồng ý kèm cặp Nguyên học, dặc biệt là các thầy cô dạy văn. Thày hiệu trưởng đã hứa sẽ giúp Nguyên xin học tại một trung tâm bổ túc văn hóa để Nguyên có thể hoàn thành chương trình học tập của mình như tất cả các bạn khác. Cuối cùng, tất cả những sự giúp đỡ trên hoàn toàn là tấm lòng của các thày cô, họ không hề lấy bất cứ một đồng tiền nào. Bởi họ yêu mến tài năng và thương cảm cho số phận của Nguyên.

Ngày được các thày cô kem cặp riêng cùng Diệp Nghuyên rất hồi hộp. Nó hồi hộp từ khi được Diệp cho biết là nó sẽ được đi học. Nó không ngờ một đứa trẻ như nó vẫn có thể được đến trường, được học hành. Nó mừng đến nỗi bật khóc.

Nhờ sự tận tình của các thày cô cùng sự động viên và khích lệ của Diệp,Nguyên đã dần dần lấy lại được những kiến thức sau mấy tháng ôn tập. Nó cũng đã được nhận vào một trung tâm bổ túc văn hóa.

Thế rồi một buổi sáng đẹp trời, khi đang cùng Diệp học môn văn. Cô giáo nhận được một cuộc điên thoại, nết mặt cô nghiêm lại rồi cô mỉm cười thật tươi. Cả hai đứa tròn xoe mắt không hiểu chuyên gì đã xảy ra. Rồi cô quay sang Nguyên gật đầu. Thằng bé càng tò mò hơn.

Phải mấy phút sau cuộc điện thoại mới kết thúc. Cô cô nói với Nguyên giọng mừng rỡ:

- Chúc mừng Nguyên. Cuốn sách của em đã được đồng ý xuất bản rồi.

Nguyên bây giờ mới nhớ ra những gì mình đã viết. Mây tháng nay, được học đối với Nguyên đã là mãn nguyện và hạnh phúc lắm rồi. Nguyên quên đi những gì mình đã viết. Và nó không ngờ Diệp và cô giáo dạy văn đã giúp nó sử chữa và xuất bản cuốn sách đầu tay. Nguyên cảm thấy như mình đang mơ. Nó có thể sống một cuộc sống như vậy ư? Chính nó cũng không thể tin được.

Rồi cô giáo, Diệp và cả mẹ của Diệp nữa đưa nó đi mua sắm quần áo để chuẩn bị cho cuộc gặp với nhà xuất bản. Mẹ Diệp lâu nay vẫn coi nó như con cháu, cho nó ăn ngủ ở quán cà phê, lại cho nó được học ở quán cùng con gái mình. Nguyên vô cùng cảm động trước những gì mọi người xung quanh dành cho nó.

- Cậu đẹp trai lắm. Diệp nói với nó khi nó mặc bộ đồ mới mua và đã cắt kiểu tóc mới.

- Cảm ơn cậu. Cảm ơn tất cả mọi người. Tớ biết làm gì để đền đáp những gì mọi người làm cho tớ đây.

- Chỉ cần em viết thật nhiều sách hay và tặng cô là được. Cô giáo nói.

- Đúng đấy, cậu xứng đáng nhận được những điều này mà. Mọi người đều yêu quý cậu. Diệp động viên Nguyên.

Cuộc gặp gỡ hôm ấy rất suôn sẻ. Phía nhà xuất bản càng bất ngờ hơn khi được chính Nguyên kể lại cuộc sống của mình cùng những gì Nguyên đã trải qua.

*************

Vài tháng sau, sách của Nguyên được xuất bản. Nguyên được nhận tiền nhuận bút, được một nhiều nhà báo phỏng vấn. Cũng phải thôi, nhà văn thì có nhiều nhưng từ một thằng bé đánh giày trở thành nhà văn thì mới là chuyện lạ.

Nguyên mời tất cả những người thân của mình, những người đã giúp đỡ Nguyên đạt được ước mơ, những ân nhân của Nguyên đến bữa tiệc được tổ chức tại quán cà phê của nhà Diệp. Và Nguyên tặng mọi người những cuốn sách của mình. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc cho Nguyên. Mọi người đều thấy mình đã làm được những điều tốt đẹp.

Nguyên kéo tay Diệp ra moi góc quán cà phê. Nắm chặt tay Diệp, giọng Nguyên run run:

- Bây giờ.. Tớ có thể nói với cậu điều này rồi.

Diệp im lặng.

- Diệp này, tớ thích cậu.

- Tớ cũng vậy.

Nguyên kéo Diệp vào lòng mình, mùi thơm từ cô bé tỏa ra khiến nó ngây ngất. Diệp chinh là vị cứu tinh của cuộc đời nó.

Quang Minh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro