thanh nien1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thế nào là bản lĩnh của thanh niên?

- Theo tôi, đó là một tập hợp nhiều đức tính, nhưng có lẽ quan trọng nhất là mấy đức tính sau đây: 

1) Dám nghĩ, dám nói, dám làm theo quan niệm mà mình tin là đúng, không bị bất cứ áp lực nào làm nhụt chí, và dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 

2) Có tính độc lập cao, không ỷ lại không dựa dẫm vào người khác. 

3) Không cầu an, không ngại khó, không chùn bước trước những trở lực. 

4) Có chí lớn, dám chấp nhận mạo hiểm để đạt tới mục tiêu đã chọn. 

5) Đầu óc khoáng đạt, cởi mở với cái mới, không bảo thủ cố chấp, cũng không tủn mủn hẹp hòi. Chung quy là ý thức tự khẳng định, góp sức với đời để lại một dấu ấn, dù nhỏ nhưng đặc sắc, không bằng lòng dễ dãi với kiểu sống mờ nhạt, vô thưởng vô phạt, có trên đời cũng như không.

Trong xây dựng hoà bình, bản lĩnh thanh niên phải thể hiện trước hết ở ý thức biết nhục sâu sắc trước cảnh nghèo nàn, lạc hậu của quê hương, từ đó quyết tâm làm chủ nghề nghiệp, ra sức nắm lấy khoa học, kỹ thuật, vươn lên những đỉnh cao của trí tuệ để xây dựng cho bản thân mình một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời qua đó góp phần xây dựng đất nước tiến lên giàu mạnh. ở thời đại văn minh trí tuệ đi đôi với toàn cầu hoá này, muốn có được một vị thế xứng đáng trong cộng đồng nhân loại phải có ý thức cạnh tranh quyết liệt và không để mình bị nhận chìm trong cuộc cạnh tranh này. Cho nên phải có những công dân biết kinh doanh giỏi, lao động tinh thông và có một đội ngũ khoa học kỹ thuật tài năng. Thanh niên có bản lĩnh phải biết tuỳ theo khả năng của mình vươn lên lập nghiệp xuất sắc theo một trong các hướng đó. Chủ nghĩa trung bình, cái gì cũng tạm được, cứ tà tà đi theo mọi người - không thể tiêu biểu cho lớp thanh niên thời nay. Người Nhật và người Đức ở tuổi tôi kể lại những hồi mới chấm dứt chiến tranh, hai nước ấy thua trận, lớp thanh niên như họ thời kỳ đó cảm thấy rất nhục, do đó họ nung nấu ý chí rửa nhục, và từ đó đã dấy lên phong trào thanh niên đứng lên xây dựng lại đất nước thành cường quốc kinh tế. Chính nhờ vậy mà Nhật và Đức mới được như ngày nay. Đó cũng là các bản lĩnh cần có của thanh niên ta hiện nay.

Cần nhìn thẳng vào các vấn đề của thanh niên, vậy đó là những vấn đề gì?

- Trả lời câu hỏi này cho trúng, thật không đơn giản. Không đi vào chi tiết, tôi thử nêu lên vài vấn đề mà tôi cho là về mặt xã hội cần suy nghĩ nhất, đó là những nguyện vọng tha thiết mà cũng là quyền lợi chính đáng nhất của thanh niên: học tập và làm việc, để cống hiến và hưởng thụ, sống một cuộc sống phong phú để có thể sống hết mình, một cuộc sống cân đối hài hoà giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa vật chất và tinh thần, giữa cá nhân và xã hội, giữa truyền thống và hiện đại, v.v. Nói thế để thấy hai yêu cầu cấp bách của xã hội; phát triển giáo dục, để cho mọi thanh niên đều có điều kiện học tập tốt, đầy đủ, thường xuyên, đồng thời phát triển kinh tế để mỗi thanh niên có việc làm thích hợp với khả năng và sở thích của mình. Thất học và thất nghiệp là hai mối lo lớn nhất của thanh niên. Giải quyết được hai vấn đề đó thì mới giải phóng được khả năng to lớn của thanh niên và có điều kiện giải quyết các vấn đề khác mà ở đây tôi không có điều kiện bàn chi tiết.

Thanh niên VN còn yếu hoặc thiếu những đức tính gì để bước vào thời đại mới, vào kinh tế tri thức?

- Thanh niên Việt Nam có rất nhiều ưu điểm như: thông minh, cần cù, chịu khó, ham học, tiếp thu cái mới nhanh, v.v... Những đức tính ấy là cơ sở rất thuận lợi để xây dựng đất nước. Song ngay cả về những đức tính ấy cũng phải thấy rằng thanh niên nhiều nước khác đâu có chịu nhường bước ta, họ còn có ưu thế là có hoàn cảnh thuận lợi để phát huy các ưu điểm ấy. Hơn nữa, về từng ưu điểm ta đều có mặt hạn chế: ví như thông minh nhưng ít kiên trì; ham học nhưng mục đích học không đúng hoặc không rõ ràng; cần cù nhưng kém kỷ luật, chỉ thích làm việc tự do thoải mái, một mình một chiếu, không thích hợp tác, không quen làm việc có tổ chức, có đồng đội v. v... Khi bước vào thời đại mới, trong đó cạnh tranh là điều kiện sinh tồn theo nghĩa đầy đủ của từ này, quan trọng nhất là phải thấy những nhược điểm đó của thanh niên ta. Bao trùm lên trên hết, như tôi đã có dịp nói đến nhiều lần, là đầu óc sáng tạo, trí tưởng tượng phóng khoáng, đi đôi với tính nhẫn nại kiên trì theo đuổi đến cùng một mục đích, một sự nghiệp. Muốn vậy phải có ước mơ, hoài bão và say mê.

Bản lĩnh, khát vọng của thanh niên hiện nay có trùng với bản lĩnh, khát vọng người Việt Nam nói chung không?

- Theo tôi, gần như là một, vì thanh niên là tầng lớp đông đảo nhất, năng động nhất, là tầng lớp hội tụ tất cả khả năng, tài trí của dân tộc, và cũng mang trong mình những ước vọng sâu xa thầm kín nhất của dân tộc - một dân tộc tuy đã có hàng nghìn năm lịch sử nhưng vẫn còn rất trẻ trong thế giới và thời đại này, và đang cần huy động tất cả sức lực của tuổi thanh xuân để vươn lên giành một chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng nhân loại. Kết thúc tôi muốn nhắn nhủ với thanh niên điều này: gần đây hai tổng thống rất thông minh của hai đại cường quốc khi đến Việt Nam đều đã đến thăm Văn Miếu. Họ muốn nói gì với chúng ta? Mong rằng cái tinh thần Văn Miếu ấy sẽ động viên thế hệ thanh niên ngày nay vững bước tiến vào thế kỷ trí tuệ để biến những khát vọng ngàn đời của dân Việt thành hiện thực.

Theo TS Vũ Đăng Minh, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Bộ Nội vụ, mặc dù về mặt chủ trương, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài nhưng cho đến nay chưa có một cơ quan chuyên trách được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển tài năng trẻ, nhất là những tài năng lãnh đạo trẻ cho khu vực Nhà nước, Đảng, đoàn thể, trong khi đây lại là yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Do vậy, để giải quyết vấn đề này, ông Minh cho rằng, trước hết cần phải có một tổ chức chăm lo công việc phát hiện bồi dưỡng nhân tài trong thanh niên. Chức năng của tổ chức này là phát hiện những người có phẩm chất, năng lực vượt trội để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc giao nhiệm vụ. 

Đi liền với đó là phải thường xuyên rà soát, bình chọn những người xuất sắc trong xã hội để bố trí họ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn hoặc lớp người làm công tác khoa học và lớp nghệ nhân sáng tác. Công việc này phải làm thường xuyên, duy trì đều đặn, thiết thực, tránh hình thức khoa trương rầm rộ ban đầu sau... tắt lặn.

“Cần có cơ chế, chính sách cụ thể để cất nhắc, đề bạt nhanh những thanh niên có tài vào vị trí xứng đáng, đặc biệt là những vị trí đứng đầu của khu vực công vì chìa khóa của việc nâng cao năng lực thật sự của khu vực công là tuyển chọn những người đứng đầu. Đây là hình thức đào tạo thế hệ trẻ thiết thực, muốn vậy phải có hệ thống theo dõi, đánh giá xuyên suốt và cụ thể làm sao sớm có được những nhà lãnh đạo trẻ, nhà khoa học trẻ và nghệ nhân có tài”, TS Minh nhấn mạnh.

Trong bối cảnh tình hình mới của đất nước, việc giáo dục thế hệ trẻ cần được quan tâm ở nhiều khía cạnh.  Cần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Ðồng thời, tạo cho thanh niên cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, hưởng thụ văn hóa, lối sống đẹp, sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và tinh thần. Ðảng và Nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, tạo chuyển biến trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, giải quyết các vấn đề về an toàn giao thông, môi trường sống, tạo ra nhiều công trình, tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng, có tính định hướng thẩm mỹ cao góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành lối sống văn hóa và ý thức công dân cho thanh niên.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp bộ đoàn cần quan tâm khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thanh niên. Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ, cần chú trọng các hoạt động gắn trách nhiệm của thanh niên với bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, coi việc tôn vinh, nêu gương, cổ vũ thanh niên sống đẹp, sống có ích, làm rạng danh Tổ quốc cũng chính là cách để giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên.

Phát huy khả năng sáng tạo, nhu cầu vươn tới sự hoàn thiện và mong muốn thể hiện bản lĩnh của thanh niên, biến quá trình giáo dục thành "tự giáo dục" đối với mỗi thanh niên. Bên cạnh đó, điều quan trọng trong công tác giáo dục thanh niên chính là sự lựa chọn trúng những vấn đề thanh niên đang quan tâm, khát khao vươn tới. Thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm, là những người vừa thiết kế ý tưởng, vừa tổ chức thực hiện, vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Nhiều hoạt động của thanh niên vừa qua như các lễ hội, Festival, hội trại, các hành trình du khảo "Về nguồn"... đã thật sự mang mầu sắc thanh niên và hấp dẫn các bạn trẻ một cách tự nhiên mà vẫn bảo đảm định hướng chính trị. Quan trọng hơn cả là quá trình giáo dục khi đã "thấm" vào thanh niên một cách tự giác, góp phần định hướng giá trị, chuẩn mực hành vi cho thanh niên.

Cần coi công tác giáo dục thanh niên là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp từ các lực lượng xã hội, tăng cường nguồn lực cho công tác giáo dục thanh niên. Công tác thanh niên đã và đang tiếp tục được sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Ðảng, Nhà nước, được cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng, Luật Thanh niên, bằng Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc triển khai thực hiện các nội dung này chưa thật sự hiệu quả, chưa tới được với đông đảo thanh niên.

Với quan điểm, mục tiêu được nêu tại Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X): "Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh" sẽ tạo động lực thúc đẩy sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội cho thanh niên. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển của xã hội và đất nước, những nhu cầu đòi hỏi của thanh niên cũng đặt ra nhiều vấn đề mới. Việc giáo dục thanh niên cần được đổi mới về phương thức tiếp cận thông qua hệ thống công cụ: sách, báo, phim ảnh, in-tơ-nét, các phương tiện truyền thông đa phương tiện... Các cấp bộ Ðoàn cần chủ động, sáng tạo, tranh thủ các nguồn lực để tăng cường và đổi mới phương thức giáo dục của Ðoàn với thanh niên.

Tôi nghĩ rằng, thanh niên, sinh viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng nên chăng trước hết chúng ta thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà.

Đoàn Trường có thể phát động phong trào thực hiện 5 điều Bác dặn thanh niên:

Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.

Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.

Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.

Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.

Nếu thực hiện được những lời căn dặn trên đây của Bác, là chúng ta đang giáo dục bản thân mình một cách toàn diện, sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã hội.

Đặc biệt, thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những con người Việt Nam trong thời đại mới: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng v.v.

Rất nhiều bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể tìm hiểu và giúp đỡ nhau qua các hành động cụ thể: quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu việc làm thêm v.v. Rất nhiều cảnh đời xung quanh chúng ta cần được cảm thông và chia sẻ: những em bé mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn… Sự giúp đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào cuộc sống. Chiến dịch Mùa hè xanh, Sinh viên tình nguyện,… chúng ta đã, đang và sẽ làm tốt hơn nữa. Hay, học tập tốt cũng chính là nhiệm vụ của thanh niên sinh viên như lời dạy của Bác Hồ.

Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của thanh niên, sinh viên, chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thanhnien