thanh phan tinh chat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỠ NHỜN

   Mỡ bôi trơn trong nhiều trường hợp thể hiện ưu điểm hơn dầu bôi trơn. Chẳng hạn:

Bôi trơn các cụm ma sát khó có điều kiện quan sát.

Nơi thời hạn sử dụng chất bôi trơn cần kéo dài.

Bôi trơn các vị trí nằm ngang, thậm chí là thẳng đứng.

-Bôi trơn các ổ bi lăn có nắp che kín tại nơi sản xuất.

-Sử dụng ở những nơi có sự tiếp xúc với nước.

-………

Khái niệm:

   Mỡ bôi trơn là loại sản phẩm có nhiều dạng từ rắn cho đến bán lỏng do sự phân bố của các chất làm đặc, chất bôi trơn và các tác nhân khác đưa vào để tạo nên các đặc tính của mỡ.

I. CÔNG DỤNG CỦA MỠ NHỜN:

1. Làm nhờn:

-Sử dụng ở những nơi mà người ta không thể sử dụng dầu nhờn để bôi trơn

-Sử dụng ở những nơi có áp lực cao, chốt, nhíp xe.

-Ở những môi trường có bụi nhiều như: moay-ơ bánh xe, cơ cấu nâng hạ hệ thống thủy lực…

-Ở những chốt trong hộp tay lái

-Bôi trơn bạc đạn

2. Bảo vệ:

-Khi tra mỡ  nhờn vào bề mặt kim loại, tránh trực tiếp tiếp xúc với không khí

-Khả năng dính bám cao hơn, bảo quản sẽ dài hơn.

-Khả năng chịu nhiệt độ tốt hơn.

            Chú ý những chi tiết trong hệ thống điện không được sử dụng mỡ nhờn để bảo quản.

3. Làm kín:

-Mỡ dùng để bịt kín các mối nối tại các đầu ống dẫn chất lỏng và khí, các tấm đệm nắp máy,.., nên còn có tác dụng ngăn cản các chất bẩn, nước, bụi vào trong bề mặt ma sát.

Ưu và nhược điểm khi dùng mỡ bôi trơn:

Ưu điểm: phương pháp bôi trơn và bảo dưỡng đơn giản.

Nhược điểm: mỡ không có tác dụng làm mát và làm sạch bên trong máy.

II. THÀNH PHẦN CỦA MỠ NHỜN:

1. Dầu nhờn:

-Thường là dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp, có nhiệm vụ bôi trơn.

-Chiếm một tỉ lệ 60 - 90%, phụ thuộc vào chất làm đặc.

-Ví dụ: chất làm đặc là gốc xà phòng thì lượng dầu nhờn sẽ chiếm 80 - 90%, nếu là gốc sáp thì lượng dầu nhờn sẽ chiếm 70%: loại này có tính ổn định cao, dùng để bảo vệ.

-Dầu nhờn hóa học: tổng hợp hydrocacbon cao phân tử, có đặc điểm chịu lạnh rất tốt.

2. Chất làm đặc:

-Có nhiệm vụ là giữ dầu và chống chảy dầu.

• Chất làm đặc dùng pha với dầu nhờn nhằm tạo ra kết cấu dẻo cho mỡ nhờn. Thông thường chất làm đặc có 2 loại: gốc xà phòng và gốc sáp.

a. Gốc xà phòng:

-Cho axit béo tác dụng với hydroxýt kim loại, cho ra xà phòng mỡ nhờn kim loại, thường là mỡ nhờn Ca, Na, Al, Li,...

b. Gốc sáp:

-Parafin ( thạch lạp)

-Ôzôkerit (địa lạp)

-Mỡ nhờn gốc sáp có tính ổn định hóa học tốt., chịu được nhiệt độ vừa phải, dùng để bảo quản

3. Phụ gia:

   Được sử dụng để cải thiện các đặc tính vốn có của mỡ hoặc làm cho mỡ có thêm các đặc tính cần thiết.

IV. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA MỠ NHỜN:

1. Độ nhỏ giọt:

-Là nhiệt độ làm cho mỡ nhờn nóng chảy và nhỏ xuống một giọt đầu tiên trong dụng cụ đo độ nhỏ giọt

-Căn cứ vào độ nhỏ giọt để sử dụng mỡ nhờn cho hợp lý. Thông thường nhiệt độ sử dụng phải nhỏ hơn nhiệt độ nhỏ giọt từ 10 – 300C

-Căn cứ vào độ nhỏ giọt để biết được mỡ nhờn có gốc xà phòng Ca, Na, hoặc Al (phân biệt chất làm đặc)

- Na độ nhỏ giọt lớn hơn 1000C

- Ca độ nhỏ giọt 60 – 650C

- Al độ nhỏ giọt 70 – 900C

2. Tính ổn định nhiệt:

-Định nghĩa: là khả năng giữ những kết cấu ban đầu của mỡ dưới tác dụng của nhiệt độ.

-Căn cứ vào tính ổn định nhiệt của mỡ nhờn, ta có thể sử dụng mỡ nhờn hợp lý ở những nơi có nhiệt độ cao. Nếu mỡ nhờn có tính ổn định nhiệt kém, ta chỉ dùng để bảo quản.

3. Tính ổn định hóa học:

-Là tính mà ở đó mỡ nhờn có khả năng chống lại sự ôxy hóa, dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

-Khi mỡ nhờn bị ôxy hóa, nếu ta đem nó sử dụng, thì chi tiết xẽ bị ôxy hóa, làm làm mài mòn và giảm tuổi thọ máy

-Trong điều kiện ở nước ta qui định thời gian sử dụng trong khoảng từ 5 – 6 tháng

4. Tính nhủ hóa của mỡ nhờn:

-Tính nhủ hóa của mỡ nhờn là hiện tượng mỡ nhờn hấp thu nước

Qui ước:

-Mỡ nhờn bị nhủ hóa hoàn toàn ghi số 4

-Mỡ nhờn không tan trong nước, không bị nhủ hóa ghi số 1.

-Mỡ Na mang số 4

-Mỡ Ca mang số 2

-Hydro cácbon, sáp không bị phủ hóa mang số 1

-Mỡ có gốc xà phòng Ca + Na mang số 3

5. Sự ăn mòn của mỡ:

-Khi mỡ tiếp xúc bề mặt kim loại sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn. Để tránh hiện tượng ăn mòn này, ta có thể pha thêm vào mỡ một số thuốc chống ăn mòn.

6. Axit hữu cơ và bazờ trong mỡ

-Trong mỡ có nhiều axit hữu cơ sẽ làm cho mỡ giảm độ nóng chảy

-Trong mỡ có nhiều bazờ sẽ làm cho mỡ không bền và dễ lỏng

7. Độ xuyên kim:

-Định nghĩa: Độ xuyên kim biểu thị tính mềm, cứng của mỡ, nó được xác định bằng chiều sâu của hình chóp nón rơi ngập vào mỡ trong dụng cụ đo độ xuyên kim.

8. Hàm lượng tro trong mỡ:

-Đem đốt hoặc nung nóng mỡ sẽ còn lại một lượng cặn, thì lượng cặn đó chính là lượng tro trong mỡ nhờn. Đối với mỡ có chất lượng tốt, thì yêu cầu lượng tro phải ít, nó nằm trong khoảng từ 0,02 – 0,07% đối với góc sáp, 0,04% đối với góc xà phòng.

9. Tạp chất cơ học:

Là những chất có trong mỡ nhờn, không tan được trong hỗn hợp cồn, rượu êtylic, benzen và không tan được trong nước nóng. Yêu cầu chung đối với tất cả loại mỡ là không được có tạp chất cơ học (có thể cho phép từ 0,3 – 0,6%).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro