Thành Phố Los Angele

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

V: Khi một người muốn làm thêm tiền hay muốn được lên chức trong công việc của người thường, người ấy sẽ đạt được điều họ muốn bằng cách làm việc cho tốt hơn. Còn ở trong một cơ sở hay công ty truyền tin do đệ tử Ðại Pháp điều hành, thưa một người nên có địa vị hay được tiền mà họ muốn qua sự làm việc vất vả không?

Ð: Trong xã hội khi chư vị làm việc giỏi, tự nhiên chư vị sẽ được lên chức. Và khi người lãnh đạo của chư vị hài lòng thì họ sẽ tưởng thưởng chư vị khá hơn. Nhưng trong cơ sở truyền tin do đệ tử Ðại Pháp điều hành thì không có đủ lợi tức, và trong khía cạnh này họ phải [cố gắng] để được trở thành cơ sở truyền tin chủ yếu trong xã hội. Bởi vì không thực hiện được, thì những tư tưởng đó có phải là phù phiếm không? Còn về việc làm sao để đạt được một chức vị theo ý muốn, nếu một người suy nghĩ quá nhiều về điều như thế này, có lẽ là có gì sai lệch rồi, và [sự sai lệch này] dường như còn [to] hơn cả một cái tâm ràng buộc chấp chước bình thường. Ðệ tử Ðại Pháp làm việc tự nguyện. Tôi không nghĩ rằng tôi có nghe qua về những gì rắc rối như là ai đó muốn đạt được một chức vị gì đó. (Thầy cười) (Mọi người cười) Ước muốn được một chức vị không phải là điều mà đệ tử Ðại Pháp nên chú tâm, đúng không? Và phiền ngẫm [nghĩ tới nghĩ lui] làm sao đạt được một chức vị thì lại càng rắc rối hơn nữa, có đúng không? Ðệ tử Ðại Pháp điều hành các cơ sở truyền tin với mục đích là để chứng thực Pháp, giảng rõ sự thật, và cứu độ chúng sinh, họ đã làm việc đó mà không đòi hỏi điều gì, hay là mong muốn điều gì, [hay là] được đền bù. Không ai nghĩ gì nhiều về chức vị cả, có đúng không? Tất nhiên, kỳ thực nếu các cơ sở truyền tin có thể điều hành tốt và lại còn trả lương và tưởng thưởng hay cung cấp quyền lợi, thì tôi mừng cho chư vị. Ðiểm chủ yếu là trước tiên chúng ta phải có phương tiện để làm như thế.

V: Làm việc nhiều với các học viên Tây Phương và học viên Taiwan hơn, kỳ thực tôi cảm thấy học viên ở Trung Hoa Lục Ðịa đã trưởng thành trong cái văn hóa của Ðảng độc ác kia khiến cho họ bị nhiễm khá nhiều. Từ thói quen tư tưởng cho đến lời nói hay tư cách cá nhân ra sao, có quá nhiều điều mà chúng ta phải tìm xâu vào bên trong.

Ð: Khi người từ Trung Hoa Lục Ðịa đến, họ phê bình bên Tây Phương, họ nói thế này điều kia sai, hay là điều này nay điều kia không đúng. Tại sao thế? Kỳ thực thì, bởi vì họ đã quen với những điều của cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đệ tiện kia. Chỉ khi nào họ trãi qua một thời gian thì họ mới nhận thức những điều của cái Ðảng đê tiện kia là xấu ác and nham hiễm. Ðó là kết quả của văn hóa Ðảng đã nhồi vào tâm trí của họ qua một thời gian lâu dài. Nhưng cách sống bên ngoài văn hóa Ðảng là cách sống tự nhiên của con người, không ai tìm cách nhồi vào trong tâm chư vị điều gì cả. Ðây là tại sao những người, mà đã ở nước ngoài một thời gian lâu, trở về Trung Hoa Lục Ðịa, họ phát hiện rằng người ở Lục Ðịa nói chuyện khá buồn cười. Họ phát hiện rằng mỗi một câu phát biểu là đầy độc đoán của Ðảng. Ðó là kết quả của sự thấm nhuần văn hóa của Ðảng độc ác kia trong đời sống của họ, mỗi một chi tiết thấm xâu vào tư tưởng, đến cả hành động, tư cách, lời nói, lẫn vẻ mặt, và cái nhìn của họ, đầy cái vết di truyền của văn hóa của cái Ðảng đệ tiện kia. (Mọi người cười) Tất nhiên những điều này không phải là then chốt. Miễn là chánh niệm của đệ tử Ðại Pháp mạnh và nhận thức ra điều gì đúng và sai, những thói quen đó dần dần sẽ bị loại bỏ đi. Những điều này không phải là chủ yếu.

V: Trong giai đoạn tu luyện cá nhân, khi tôi trãi qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh, tôi biết đó là để tiêu trừ nghiệp lực của tôi và qua sự chịu đựng và kiên định trong Pháp tôi có thể vượt qua được khảo nghiệm đó, và cuối cùng Sư Phụ sẽ tiêu trừ nghiệp cho tôi. Nhưng trong giai đoạn tu luyện thời Chính Pháp, nếu thế lực cũ, bọn hắc thủ kia, đám yêu ma sa đọa và cái hồn ma của Ðảng tà ác kia bức hại thân thể này của tôi, thì biểu hiện cũng giống như nghiệp bệnh, bởi vì chúng ta không nên chấp nhận sự bức hại của thế lực cũ và cũng không nên chịu đựng, thưa tôi có thể tiêu diệt yếu tố tà ác ở phía sau bằng cách kiên định trong Pháp và phát chánh niệm để phủ nhận sự bức hại này được không?

Ð: Khi chư vị có chánh niệm mạnh, không có gì có thể cản trở chư vị được. Kể từ ngày mà một đệ tử Ðại Pháp tham gia tu luyện, cả một cuộc đời của người ấy đã được an bài trở lại rồi. Nói một cách khác, cuộc đời này của chư vị bây giờ là cuộc đời của một người tu luyện. Không có gì là ngẫu nhiên nữa cả, và cũng không có gì sẽ xảy ra một cách tình cờ. Tất cả những gì xảy ra trên đường đời của chư vị là có liên hệ đến sự đề cao và sự tu luyện của chư vị. Sau khi đã được an bài xong rồi, không ai có thể sửa động được nữa. Sửa động được cũng không khác chi là vi phạm luật của Thiên Ðàng. Chỉ có Sư Phụ mới sửa động được. Nhưng, vì để tiêu diệt đi tất cả những điều này, thế lực cũ và các sinh mệnh của vũ trụ cũ mà đã bị ảnh hưởng vì Chính Pháp, chúng đã tham gia trong việc này với danh nghĩa là hổ trợ Chính Pháp, vì thế mà đã tạo ra một tấm chắn [ngăn cách] rất to lớn. Mặc dù Pháp Thân của tôi có thể thay đổi được những điều này, con đường tu luyện của đệ tử Ðại Pháp đã được an bài một cách chi tiết rất tỉ mỉ, và nếu chỉ có một sự thay đổi nhỏ thôi cho một đệ tử Ðại Pháp, thì các sự việc [khác] cũng sẽ phải hoàn toàn an bài trở lại. Trong khi sức mạnh to lớn của Chính Pháp đang tiến tới, sự việc to lớn này đang hiển lộ ra song song với đệ tử Ðại Pháp đang cải biến cá nhân. Hơn nữa, 99% của toàn bộ vũ trụ đã và đang trải qua Chính Pháp, và trong giai đoạn Chính Pháp này đệ tử Ðại Pháp đã tiến bước [đến] đoạn cuối của quá trình của họ. Cho nên không thể sửa lại từ đầu phần mà đã trải qua Chính Pháp chỉ vì phải sửa lại cho chỉ một sinh mệnh. Ðó là tại sao nhiều đệ tử Ðại Pháp không tu luyện khá, khi một số vấn đề đặc định có liên hệ đến họ xảy ra, hay là khi sự việc gì có vẽ nghiêm trọng trong khi họ bị khảo nghiệm, lúc ấy nếu chư vị muốn Sư Phụ trực tiếp làm gì cho chư vị, thì Sư Phụ phải sửa lại tất cả từ ban đầu [những gì] trong vũ trụ mới đến cả vũ trụ cũ mà có liên hệ với chư vị. Tất cả sự việc đã trải qua Chính Pháp trong bao nhiên năm qua cũng phải sửa lại, thời gian cũng phải quay trở lại... tất cả cũng phải sửa lại từ đầu. Vấn đề là to lớn như thế. Ðiều đó giải thích rằng tại sao tôi bảo với chư vị tôi không thể sửa động điều gì [trong viễn cảnh đó]. Chư vị tu luyện đến tầng thứ nào thì đó sẽ là tầng thứ của chư vị, và nếu trong giây phút cuối cùng chư vị thể hiện chư vị không thăng hoa được nữa, thì tình huống đó cũng chứng tỏ rằng yếu tố của thế lực cũ can nhiễu chư vị. Kỳ thực thì, lúc mà dường như một người không vượt qua được khảo nghiệm, đó là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Kỳ thực khi chúng ta có người phải rời đi sớm, miễn là người ấy là một đệ tử Ðại Pháp, người mà đã làm tất cả 3 điều, chắc chắn người ấy sẽ đạt Viên Mãn; chỉ có là tầng thứ của họ sẽ khác.

Thêm nữa, nếu chính cá nhân tôi làm điều gì đó cho chư vị, tà ác sẽ bắt chộp sự kiện này và vũ trụ mới sẽ bị ô uế. Chính Pháp là cực kỳ trang nghiêm. Khi chư vị vừa bắt đầu tu luyện, lúc ấy Sư Phụ đã làm tất cả những gì phải cần làm cho chư vị rồi. Bây giờ thì còn tùy vào chư vị, chư vị dùng chánh niệm mà chiến đấu trong các khảo nghiệm. Khi chánh niệm của chư vị đầy đủ thì Sư Phụ có thể giúp chư vị. Nhưng chư vị không có đủ chánh niệm và chư vị không đủ tiêu chuẩn, giả thử Sư Phụ làm điều gì cho chư vị, thì sẽ có liên hệ đến các sự việc nghiêm trọng như tôi vừa giảng qua. Vì vậy, hễ khi con đường tu luyện của một đệ tử Ðại Pháp đã được an bài, trên căn bản không ai được bừa bải sửa động đến được, và không ai từ dù là tốt hay xấu cũng không làm gì được chư vị. Ðến cả khi ai đó muốn cho chư vị một điều gì đặc biệt và tốt, vị ấy cũng không có khả năng thêm vào được. Và nếu ai đó muốn ban cho chư vị một điều gì đặc biệt mà không thuộc vào phần mà đã được an bài lúc ban đầu trong sự tu luyện của chư vị, hay nếu như ai muốn bức hại chư vị quá mức, họ cũng không làm được. Chỉ trừ khi chính cá nhân chư vị thể hiện thấp kém. Chư vị có hiểu tôi giảng gì không? (Vỗ tay)

Nhiều học viên đã thấy trước đây, khi tôi chữa bệnh cho người thường, tôi không cần giơ một ngón tay. Tôi chỉ cần nhìn người ấy là họ đã lành rồi. Khi tôi nhìn họ tôi phát ra một số điều đặc định; tôi có thể phát ra thần thông từ bất cứ nơi nào trong thân thể của tôi. Nơi chỗ kia, vừa khi tôi phát ra những điều đó, tức thì người ấy được lành bệnh. Con người chung qui cũng là con người, cho nên có lúc họ nghĩ "Nếu ông không cần giơ một ngón ta làm sao mà trị bệnh cho tôi?" Vì nguyên nhân này mà tôi thường dùng tay của tôi. Hầu hết lúc nào căn bệnh cũng được chữa lành ngay lập tức, không kể là bệnh gì. Tôi có thể bất cứ bệnh gì người thường có; tôi có thể chữa tất cả bệnh. Nhưng đối với đệ tử Ðại Pháp thì lại là chuyện khác. Tất nhiên, chư vị không nên mang người thường đến đây sau khi tôi nói như thế, bởi vì tôi không trị bệnh. Ðối với đệ tử Ðại Pháp, tiến đến bước này hôm nay trong quá trình tu luyện là không phải dễ dàng, cho nên tôi không muốn có thêm rắc rối và can nhiễu. Bởi vì trị bệnh cho người thường có quan hệ đến cả cuộc đời của người ấy và quan hệ đến việc quân bình sự quan hệ nghiệp lực của họ trong các không gian khác nhau, chỉ có lúc ấy thì họ mới được chữa cho, tất cả nợ nần kia của họ phải được giải quyết một cách thiện từ, và các sinh mệnh mà muốn lãnh nghiệp của họ cũng phải được đền bù với những điều tốt lành. Chỉ lúc ấy thì bệnh của họ mới được chữa cho. Trong hiện tại Sư Phụ không muốn làm những điều này. Ðó là tại sao trên căn bản [trong các khía cạnh đó] tôi không muốn làm gì cho con người, và đó là để ngăn chận rắc rối xảy ra cho các đệ tử Ðại Pháp trong quá trình tu luyện. Nếu điều gì đó không xử lý cho đúng thì rắc rối sẽ xảy ra tức thì, và những rắc rối đó sẽ gây can nhiễu. Tình hình trên căn bản là như thế.

V: Một số đệ tử Ðại Pháp đã bị bọn người ác độc kia và các hồn ma tà ác từ các không gian khác bức hại một cách khắc nghiệt, họ muốn đi nhà thương và dùng phương cách của người thường để giải quyết, hay là đi chích thuốc, hay là uống thuốc để giảm bớt cơn đau. Thưa làm thế có gây thiệt hại cho thân thể người tu luyện hay không? Họ vẫn tiếp tục tu luyện được không? Trước khi một người thoát khỏi tà ác bức hại thân thể của họ, họ có thể dùng phương cách của người thường được không?

Ð: Ðối với các đệ tử Ðại Pháp điều quan trọng là chánh niệm. Khi chư vị có chánh niệm mạnh mẽ, chư vị có thể đối phó với bất cứ điều gì và có thể làm bất cứ điều gì. Ðó là vì chư vị là người tu luyện: một người đang tiến bước trên con đường thành Thần và không bị các yếu tố của người thường hay đạo lý của người thường khống chế. (Vỗ tay)

Tôi giảng cho chư vị trước đây rằng tôi đã xóa tên của mỗi một đệ tử Ðại Pháp từ danh sách của Ðịa Ngục rồi. Mỗi một người thường, ai cũng đều có tên trong danh sách đăng ký đó. Tôi đã xóa tên của các đệ tử Ðại Pháp từ danh sách đăng ký của Ðịa Ngục. Tôi đã xóa tên của chư vị từ Ðịa Ngục. Cho nên tên của chư vị không còn ở đó nữa. Nói một cách khác, chư vị không còn là sinh mệnh của Tam Giới nữa, và chư vị cũng không còn là người thường nữa. Ðó là tại sao khi chánh niệm của chư vị mạnh, chư vị có thể giải quyết bất cứ rắc rối nào. Nghiệp bệnh mà đang thể hiện trong thân thể của chư vị đó là biểu hiện của một khảo nghiệm. Tất nhiên nó thể hiện giống như nghiệp bệnh, chắc chắn là sẽ không thể hiện một vị Thần đang bị bệnh. Cho nên chư vị phải dùng chánh niệm mà xử lý. Chư vị là người tu luyện, cho nên chắc chắn đó không phải là bệnh; nhưng nó không thể hiện dễ dàng như thế đâu. Chư vị có biết thế lực cũ nghĩ sao không? Chúng nghĩ rằng "Ôi chao, ông, Sư Phụ của họ, phải giảng Pháp về nghiệp bệnh rõ ràng đến thế à." Ðúng, thực sự thì thời ấy khi tôi phải đối diện với các học viên mà bị khó khăn trải qua khảo nghiệm của nghiệp bệnh, tôi đã giảng những điều này rất rõ ràng, và các học viên tại đây hôm nay cũng biết điều đó. Nhưng không kể là Pháp lý đã giảng rõ như thế nào, tu luyện cũng sẽ không bớt khó khăn, và [tiêu chuẩn đòi hỏi] có thể lại càng nghiêm khắc hơn nữa. Ví dụ, một biểu hiện là, nếu một người chỉ đơn thuần nhận thức điều gì thì chưa đủ: người ấy phải có chánh niệm chánh hành. Nếu trong quá trình tu luyện, chánh niệm của một người không mạnh, thì sẽ không vượt qua được các khảo nghiệm tốt và các khảo nghiệm này sẽ kéo dài hơn. Hơn nữa khi họ không đạt được chánh niệm mạnh mẽ, niềm tin của họ sẽ yếu kém. Có phải là một số người đã mất niềm tin và kết quả là họ đã "nhận thức" sai lầm không? Ðôi khi chư vị chỉ muốn Sư Phụ giảng Pháp cho chư vị một cách thật rõ ràng hơn, nhưng không có gì thay thế cho tu luyện cả nếu người học viên vẫn không kiên định tin tưởng vào Pháp lý. Tất nhiên, về mặt khác, các đệ tử Ðại Pháp mà có chánh niệm mạnh mẽ và niềm tin càng kiên định hơn sau khi lĩnh hội được Pháp lý, thì sẽ vượt qua bất cứ khảo nghiệm nào.

Ngược lại, khi một người, là một học viên mới hay là người mà cá nhân tự nhận thức không siêng năng đủ, bị bệnh và đi nhà thương thì cứ đi, [tôi đoán rằng] chúng ta chỉ tính việc đó là một phần trong quá trình tu luyện của họ thôi. Sau này khi tu luyện khá hơn, dần dần họ sẽ nhận thức là phải làm gì. Tu luyện có một quá trình, và xét cho cùng chúng ta cũng nên cho họ cơ hội. Tất nhiên không cần giảng tại đây về những người siêng năng. Còn những ai mà tâm chưa vững: Nếu chư vị đi [nhà thương] Sư Phụ không thể nói chi. Nếu một người tiến từng bước giỏi trong tu luyện, ai cũng sẽ khâm phục. Chư Thần sẽ khâm phục và Sư Phụ sẽ rất quý trọng. Nếu một đệ tử vượt qua các chướng ngại tiến đến Viên Mãn mà chưa bao giờ vấp ngã dù chỉ một lần (mọi người cười), tôi nói với chư vị rằng có lẽ vị này là một vị Thần. (Mọi người cười) Hay là, có lẽ Sư Phụ đã không an bài sự việc tốt cho vị ấy, và khảo nghiệm của vị ấy quá nhỏ cho nên vị ấy vượt qua tất cả. Cho nên thông thường thì khảo nghiệm được quy định có thể vượt qua miễn là người tu luyện cải thiện cá nhân mình; nếu chư vị không cải thiện cá nhân mình, thì chư vị không thể vượt qua khảo nghiệm. Trên căn bản là thế. Nếu ai phạm lỗi lầm, thì chỉ xem đó là một trạng thái trong quá trình tu luyện, không thể nói rằng người ấy không còn tốt đủ, hay cũng không thể nói rằng người ấy sẽ ở trong trạng thái đó mãi. Ðơn thuần đó chỉ là một trạng thái trong quá trình [tu luyện]. Kỳ thực đôi khi nếu một người không có đủ chánh niệm và không chịu đựng được nỗi nữa, thì phải làm sao? Thì cứ đi. (Mọi người cười) Ðược (Thầy mĩm cười) cứ đi nhà thương.

Cái lý thì là như thế. Nhưng người thường làm sao chữa cho một vị Thần? Và làm sao người thường chữa được bệnh của một vị Thần? (Vỗ tay) (Thầy cười) Những điều này là Pháp lý. Nhưng thường thường trường hợp là chư vị thực sự không có đủ chánh niệm. Khi cá nhân chư vị không xử lý cho tốt, thì cứ đi. Nếu tâm của chư vị không vững, có nghĩa là chư vị không đủ tiêu chuẩn, kéo dài quá trình cũng không có gì thay đổi; và nếu cố gắng để dự thể diện, thì lại càng tạo thêm ràng buộc chấp chước lên trên ràng buộc chấp chước. Trong những trường hợp này thì có hai sự chọn lựa: Chư vị cứ đi nhà thương và bỏ cuộc không còn cố gắng vượt qua khảo nghiệm nữa, hay chư vị hoàn toàn buông bỏ tất cả, hành xử như một đệ tử Ðại Pháp trung trực và đáng được khâm phục, không oán giận hay bị ràng buộc chấp chước, phó thác cho Sư Phụ an bài cho chư vị ở hay đi. Khi chư vị làm được như thế, thì chư vị là một vị Thần.

V: Các hoạt động giảng rõ sự thật ở Mã Nhật Tân (Nữu Ước) đã kết thúc, và các học viên từ các vùng khác trở về nơi họ ở để chứng thực Pháp. Còn các đệ tử Ðại Pháp từ Trung Hoa Lục Ðịa đến có nên trở về không, nếu hoàn cãnh thích hợp, chúng tôi có thể về đó để giảng rõ sự thật không?

Ð: Nếu chư vị rời khỏi Trung Quốc bởi vì chư vị đã bị bức hại ở đó, tuyệt đối chư vị không nên trở về. Hiện tại chư vị đã rời khỏi nơi đó, thì chư vị đã thoát ra rồi. Ở lại và giảng rõ sự thật ở đây. Nếu chư vị nghĩ rằng nếu chư vị trở về bên đó mà hoàn cảnh của chư vị khá dễ chịu, thì đó là khác. Trong trường hợp đó chư vị có thể trở về, không có vấn đề gì. Nếu trở về mà nguy hiểm cho chư vị, thì đừng trở về.

V: Bởi vì mục đích của Ðại Nhạc Hội Tất Niên là để cứu độ chúng sinh, chúng tôi nên cho vé không tính tiền và cũng không nên nói về việc làm tiền, hay là chúng tôi phải bán các vé với giá thấp. Thưa ý nghĩ đó có đúng không?

Ð: Không, không đúng. Ðệ tử Ðại Pháp là đệ tử Ðại Pháp thời Chính Pháp. Hồi mà chư vị mua sách Ðại Pháp, hầu như là tôi muốn tặng không cho chư vị. Nhưng sách đó là để cho người tu luyện vào thời Chính Pháp. Ðối với người thường, nhận được gì không [trả lại] thì không phù hợp với cái lý của không gian này. Nhưng là đệ tử Ðại Pháp chư vị có thể tặng cho không; [vì] đó là từ lòng thiện của một đệ tử Ðại Pháp.

Nhưng chư vị có suy nghĩ về việc các cơ sở mà đệ tử Ðại Pháp điều hành bị khó khăn như thế nào không? Các đệ tử không liên hệ không biết được rằng tài trợ hạn hẹp như thế nào trong việc duy trì hoạt động của các cơ sở truyền tin, như là đài truyền hình, báo chí v..v. Mọi người đã tìm cách vượt qua bằng cách quảng cáo và tìm cách để cho khá hơn. Ðó cũng là ước muốn của tôi, và cũng là ước muốn của tất cả học viên giúp trong việc truyền tin, và họ đã tiến hành như thế. Nếu họ có một chút lời lãi trong Ðại Nhạc Hội NTDTV thì có phải là điều tốt không? Những người có liên hệ trong buổi trình diễn Giáng Sinh ở Hội Trường Âm Nhạc Phát Thanh Ðô Thị chính họ cũng nói "Buổi trình diễn của chúng tôi không xuất sắc như của quý vị. Chương trình của chúng tôi không so sánh bằng." Nhưng vé của họ thì rất cao. Họ trình diễn 90 buổi như thế trong một tháng và họ đã làm đủ tiền để trã cho tất cả chi phí trong cả năm lẫn cả tiền lương. Thì tại sao NTDTV không làm được như thế?

Còn về giá vé, vì giá trị của Ðại Nhạc Hội Tất Niên và nỗ lực của đệ tử Ðại Pháp bỏ ra, trên thực tế kỳ thực thì giá vé không cao lắm. Bất cứ nơi nào ở nước Mỹ cũng thế, vì mức sống ở Mỹ Quốc từ vùng này đến vùng khác thì không khác nhau. Vấn đề thực tế là danh tiếng được nhận thức. Một số học viên muốn mua vé để tặng, nghĩ rằng "Nếu giá vé không cao và rẽ hơn một chút, tôi sẽ mua thêm và dùng làm quà tặng. Tôi không mua được nếu vé quá mắc, cũng không có khả năng để tặng." Ðây là vấn đề, và đó là tại sao một số học viên than phiền. Tất nhiên cũng có các loại giá vé khác nhau và các vé này rẽ hơn, bởi vì các ghế ngồi khác nhau. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm của chúng ta trong lần trước hay là hai lần rồi, sửa giá vé lại vào lần sau thì được. Hay chúng ta có thể có một buổi trình diễn đặc biệt riêng cho các đệ tử Ðại Pháp.

V: Chúng tôi dự định quay phim, các chuyện ngắn cho đài truyền hình về đệ tử Ðại Pháp chứng thực Pháp, và câu chuyện là có liên quan đến quang cảnh ở Trung Hoa Lục Ðịa. Chúng tôi phải làm sao?

Ð: Kỳ thực giải quyết vấn đề quang cảnh ở phía sau thì dễ lắm. Chư vị biết, sáng tác phim ảnh là một kỹ thuật giản dị. Nếu chư vị cần quang cảnh nơi nào đó, chỉ cần hỏi ai đó quay phim một đoạn ở nơi nào đó và mang về đây.

V: Thưa, có rất nhiều người đồng tình luyến ái ở San Francisco [California, Mỹ Quốc] và có nhiều người thường ủng hộ tư cách đó. Tà ác đã lợi dụng một số lời giảng từ kinh văn của Sư Phụ về đồng tình luyến ái để công kích Ðại Pháp. Thưa Sư Phụ, làm ơn chỉ đạo là chúng tôi có nên công khai trả lời và trả lời trên diện rộng không, hay là giảng rõ sự thật với các cá nhân đó thôi, những người mà tâm đã bị đầu độc.

Ð: Chỉ cần giảng rõ sự thật với cá nhân là đủ rồi. Ðối với điều đó chư vị không cần phản ứng. Chư vị biết tôi đang duy trì một điều khá tốt: Khi nói đến những gì cần giải quyết mà thuộc về Pháp Chính nhân gian, tuyệt đối bây giờ tôi không làm gì cả. Không kể đó là do thế lực cũ hay là tà ác, bọn yêu ma sa đọa, bất kể dụng ý nào tạo ra hỗn loạn mà không thuộc về sự việc trong hiện tại, thì sẽ không có hiệu quả. Chúng có thể gây một chút náo động, nhưng chúng ta không cần để ý đến. Tôi biết tôi phải làm gì. Nếu ai nói chi, tôi có thể xét vấn đề mà họ nêu lên. Nhưng sự việc mà tôi muốn làm tuyệt đối sẽ không bị gián đoạn; [điều này] áp dụng cho việc chứng thực Pháp hôm nay và việc Chính Pháp trong toàn vũ trụ. Tôi sẳn sàng lắng nghe bất cứ ai đề nghị, nhưng tôi cũng vẫn thực thi sự việc thể theo ước muốn của tôi muốn làm và không ai có thể sửa động được. (Vỗ tay) Chư vị cũng thế, chư vị phải biết chư vị đang làm gì, và hễ khi chư vị quyết định một sự lựa chọn chánh đáng rối, thì không thể vì ai hay vì điều gì đó mà chư vị không nên bị gián đoạn. Trong khi chư vị đệ tử Ðại Pháp đang tu luyện, giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sinh, và chống lại cuộc bức hại này, chư vị không nên để cho bất cứ điều gì xảy ra tạo can nhiễu với những gì trước nhất và trước tiên cho chư vị. Chư vị phải xử lý điều này cho tốt! Khi một số sự việc xảy ra trong xã hội, đến cả nếu sự việc đó hổ trợ đệ tử Ðại Pháp chống lại cuộc bức hại này, tuyệt đối đệ tử Ðại Pháp cũng không được ngừng tu luyện và chỉ chú tâm làm sự việc đó! Tu luyện là tu luyện.

V: Có nhiều câu chuyện cao thượng về các hoàng đế với tâm tưởng rất cao và các cá nhân vào thời cỗ xưa đối ứng với phê bình bằng lòng biết ơn và không oán giận. Kỳ thực tôi cảm thấy cá nhân tôi chưa vững về việc chấp nhận lời phê bình. Ðôi khi tôi không giao thiệp tốt với người khác bởi vì tôi chỉ chú tâm đến việc bảo vệ cá nhân tôi.

Ð: Bàn về bảo vệ cá nhân (Thầy mĩm cười), làm tôi nhớ một điều. Có người nói với tôi, kỳ thực tôi cũng có theo dõi, có người nói với tôi rằng có sự khác biệt giữa các học viên ở Trung Hoa Lục Ðịa và học viên ở Taiwan giải quyết vấn đề. Nếu một học viên ở Taiwan không làm tốt, nếu chư vị chỉ điểm cho họ họ sẽ lắng nghe và cũng không thủ thế. Nhưng khi một học viên ở Trung Hoa Lục Ðịa không làm điều gì đó tốt và người khác chỉ điểm cho họ, họ sẽ lập tức nói rằng "Mấy người không biết chuyện gì xảy ra. Tình huống lúc ấy là thế này thế này." (Thầy mĩm cười) (Mọi người cười, vỗ tay) Họ cũng biết rằng người tu luyện mà trực tiếp cự tuyệt phê bình thì không tốt; cho nên họ tìm cách đẩy trách nhiệm theo cách quanh co, để bào chữa cho cá nhân họ một cách quanh co. Khi chư vị làm lỗi, thì là làm lỗi. Cứ thẳng thắn. Nếu chư vị làm gì sai, thì chư vị làm sai. Chỉ có người dám tự mình nhận lỗi, thì sự sai lầm đó sẽ được người khác xét trong xác thực và khâm mộ. Ðến cả chư Thần cũng khâm mộ họ. (Vỗ tay) [Hảy tưởng tượng điều này] nếu chư vị đạt được đến bước cuối cùng trong sứ mạng này và chư Thần hỏi chư vị "Khi người khác phê bình chư vị, chư vị luôn hành xử đúng phải không? Thể hiện cho chúng tôi xem," thì chư vị đâu có gì để thể hiện đâu. (Mọi người cười) Và nếu chư vị nói rằng "Tôi không bao giờ làm gì sai, và cũng không ai phê bình tôi cả," có ai tin chư vị không?

Làm sao con người không phạm lỗi? Có phải là con người đang tu luyện, vì thế làm sao mà họ không phạm lỗi? Vậy mà không ai thấy chư vị thú nhận rằng chư vị đã phạm lỗi. (Mọi người cười). Chẳng phải chư vị từ chối sự kiện là chư vị có gì sai sót sao? Chư vị không có gì thiếu sót trong sự tu luyện của chư vị hay sao? Kể từ bây giờ trở đi tôi sẽ quan sát xem ai dám nhận lỗi của mình. (Mọi người cười, vỗ tay) Ai mà chưa từng phạm lỗi chứ? Và phạm lỗi thì tính ra sao? Chư vị chỉ cần sửa lại, phải không? Ðiểm chính là các tâm ràng buộc chấp chước của chư vị. Chẳng phải chư vị cần tu luyện để buông bỏ các tâm ràng buộc chấp chước của chư vị sao? Nếu chư vị luôn luôn tìm cách lẩn tránh, trốn tránh xung đột, và không muốn buông bỏ các tâm đó, thì đó là một rắc rối to lớn.

V: Thưa Sư Phụ, xin Sư Phụ làm ơn giảng về sự quan trọng và mục đích duy nhất về việc giảng rõ sự thật ở Phố Tàu ở San Francisco?

Ð: Chư vị cũng biết, đường phố ở trong Phố Tàu hầu như các tiệm buôn ở bên đường là các thương mại từ Trung Hoa Lục Ðịa, chủ tiệm buôn là từ Trung Hoa Lục Ðịa. Ðến cả nếu chư vị làm việc tốt ở Vùng Vịnh trên toàn diện, và mặc dù cộng đồng người Hoa ở rãi rác và Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đê tiện kia không có người đáp ứng, cũng vẫn còn có người từ các vùng khác thường đến Phố Tàu, cho nên nơi này không được bỏ bê. Ðừng để một chỗ hở nào cho Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đê tiện kia lợi dụng. (Vỗ tay) Không kể là nơi nào, phải tiêu diệt nó. Ðơn thuần là chư vị không được để cho bọn yêu ma sa đọa kia hại người ở đây.

V: Khi chúng tôi giảng rõ sự thật cho mọi người, chúng tôi có gặp một số người thường, họ biết Ðại Pháp tốt và họ tử tế với đệ tử Ðại Pháp, nhưng họ không muốn ly khai khỏi Ðảng. Thưa những người này có tương lai hay không? Chúng tôi phải làm gì?

Ð: Một người [thường] muốn làm điều gì, đó là tùy vào cá nhân của họ. Ðệ tử Ðại Pháp phải làm những gì cần phải làm và đừng để bị hối tiếc điều gì [sau này].

V: Chi nhánh địa phương của thời báo Ðại Kỹ Nguyên đang bị rắc rối về tiền nông rất nhiều. Vì tình huống này, thưa chúng tôi có nên thu tiền từ các học viên mà đang tham gia trong công tác truyền tin hay không?

Ð: Tôi chưa bao giờ làm điều như thế. Bởi vì tôi biết rằng tôi tuyệt đối cấm [các đệ tử] không được quyên tiền khi tôi bắt đầu giảng Pháp, sau này, đến lúc mà tình hình cực kỳ khó khăn, tôi cũng luôn luôn không chấp thuận việc quyên tiền từ các đệ tử Ðại Pháp. Trên thực tế, mỗi một đệ tử Ðại Pháp đã dùng lợi tức của chính cá nhân mình để chứng thực Ðại Pháp. Ðó là quá xuất sắc. Và cũng không phải là từ quyên tiền; mà chính là từ trong tâm của họ [mà họ làm]. Ðó là uy đức vô cùng. Giả như chúng ta theo lối của tôn giáo, tôi luôn luôn nghĩ rằng làm thế là phá hoại Ðại Pháp. Và đó là tại sao chính cá nhân tôi chưa bao giờ làm điều này, và tôi cũng không cho phép chư vị làm điều đó. Chúng ta không quyên tiền từ mọi người; thay vào đó chúng ta lại chủ động làm việc [vì người]. Ðiểm trước là thụ động, trong khi điểm sau là xuất phát từ tâm [của chư vị]. Ðệ tử Ðại Pháp đang chứng thực Pháp và đạt uy đức của chính mình. Nếu giả như tôi quyên tiền để làm việc [Ðại Pháp], thì uy đức sẽ không phải là của đệ tử Ðại Pháp mà là của tôi. Cho nên phải cố gắng hết sức không được quyên tiền. Nếu chư vị thực sự có khó khăn, chư vị có thể hỏi một số ít học viên mà có nhiều tài nguyên.

V: Khi Thầy nói rằng phân nửa số người sẽ được cứu độ, có phải Thầy nói rằng phân nửa người Trung Hoa, hay là phân nửa số dân của con người thế giới?

Ð: Chưa có gì quyết định cả. Tôi nói rằng nếu chư vị cứu độ được phân nửa người Trung Hoa, là Sư Phụ của chư vị tôi rất mừng cho chư vị và mừng cho các chúng sinh. Chư vị không thấy người Trung Hoa hiện nay đã trở thành [cái gì rồi]. Nếu chư vị có thể thấy được, chư vị sẽ giật mình! Chư vị không thấy được sự việc đồi bại xảy ra như thế nào ở Trung Quốc. Giả như nếu mà hoàn cảnh thực sự thể hiện ra được trước mắt của chư vị, thì khũng khiếp vô cùng. Cái Ðảng đê tiện kia đã biến người Trung Quốc thành những kẽ hung ác vô thần. Tư cách của họ trở nên mất trí và suy đồi, họ bị lún xuống đến một mức độ thấp nhất mà con người có thể trở thành. Thêm vào đó là cuộc bức hại Pháp Luân Công.

V: Sư Phụ tôi xin đại diện cho các đệ tử Ðại pháp như sau gửi lời kính Sư Phụ: các đệ tử ở Thái Lan, Pusan, Germany, Shenyang city, đô thị Chaoyang tỉnh Liaoning, đô thị Changsha, và tỉnh Hunan, các đệ tử đang bị giam giữ bất hợp pháp và đang bị giam trong tù gửi lời kính Sư Phụ nhân từ và vĩ đại.

V: Cám Ơn! (Vỗ tay) Và một đệ tử ở Trung Hoa Lục Ðịa gửi lời kính tôi. Tôi sẽ không đọc tên của vị này lớn lên ở đây, bởi vì chúng ta cần bảo vệ các đệ tử Ðại Pháp [ở bên đó].

V: Khi chúng tôi làm việc với các bạn đồng tu ở bên Nhật trong dự ác mạng lưới, chúng tôi luôn gặp một số học viên đã từng [bị sai lệch] đi sai đường. Chúng tôi bất đồng ý kiến với nhau về việc này, nhưng các học viên hiểu biết về kỹ thuật thì chỉ là một số ít thôi. Thưa Sư Phụ chúng tôi có thể làm việc chung với các học viên trong tình trạng đó không.

Ð: Nếu họ đã có lần đi sai đường và phạm lỗi lầm, miễn là họ quay trở về thì tốt rồi. Rắc rối là vẫn có người ngoan cố đi sai đường. Nếu một người đã quay trở về và không làm điều gì sai từ khi họ làm việc với đệ tử Ðại Pháp, thì chư vị có thể tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà quyết định. Ðừng hỏi Sư Phụ quyết định những điều này.

V: Thưa chúng tôi thường mời người thường đến tham dự trong buổi bình luận phát thanh của chúng tôi, miễn là họ không chống lại Ðại Pháp và chống đối cái Ðảng đê tiện kia thì được không?

Ð: Làm thế thì được, tôi không nghĩ là có vấn đề gì với điều đó. Ðối với các chương trình bình luận thì được.

V: Thưa vợ tôi có tham gia trong một dự án kỹ thuật. Cô ấy đã bỏ rất nhiều thời gian và năng lực vào đó. Nhưng cô thấy rằng người phụ trách đối xử với cô không công bằng, và cô không muốn hợp tác với các học viên trong một nhóm làm việc dự án lớn. Kết quả là kỹ thuật mà cô đã sáng kiến không được dùng trong các dự án Chính Pháp. Tôi lo rằng cô đi sai đường. Thưa Sư Phụ làm ơn nhân từ chỉ dạy về điều này.

Ð: Kỳ thực thì đây là vấn đề: buông bỏ đi các tâm ràng buộc chấp chước và không chịu nỗi khi khảo nghiệm trở nên to lớn. Trên thực tế chư vị có nhìn thấy [rắc rối ở chỗ này] không?

Chư vị đã vượt qua trạng thái mà đệ tử Ðại Pháp tu luyện rồi và chư vị sắp sửa rời khỏi hí trường nơi mà chư vị phải chứng thực Pháp.

Ðôi lúc khi người khác đánh trúng cái tâm ràng buộc chấp chước của chư vị, cái tâm mà chư vị không muốn ai đụng đến, kỳ thực thì điều này làm cho chư vị khó chịu. Một số người không muốn nghe người khác phê bình. Một số thì không vui khi ý kiến của họ không được áp dụng. Tất cả những điều này là các tâm ràng buộc chấp chước của con người, các tâm ràng buộc chấp chước ngoan cố của con người. Mỗi khi chư vị đề nghị điều gì, là phải được áp dụng hay sao? Một số người nói rằng "Tôi đã lập đi lập lại [đề nghị của tôi] bao nhiêu lần một cách kiên nhẫn, vậy mà không có gì thay đổi cả." Tình huống chân thực giản dị như chư vị nghĩ hay sao? Rất nhiều sự việc cần phải được phối hợp với chủ đích bao rộng trong tâm. Cũng thế, kỳ thực có thể có những người mà chư vị làm việc chung không tu luyện khá tốt bằng chư vị. Nhưng nếu các đệ tử đó không tu luyện khá tốt bằng chư vị, thì họ không phải là đệ tử Ðại Pháp hay sao? [Vì thế mà] chư vị không cần phối hợp sự việc nữa hay sao? Hơn nữa trong mỗi một vấn đề mọi người ai cũng đều có ý kiến riêng. Có thể là cho dù ý kiến có xuất sắc bao nhiêu đi nữa, cũng sẽ không được áp dụng. Thế thì chư vị sẽ ngưng làm việc trong dự án đó hay sao? Các phụ trách viên trong các dự án phải chú ý các vấn đề nghị liên hệ đến sự việc trên toàn diện, và phải chú ý sự liên hệ tương thông của các sự việc với nhau. Ðây là sự khác biệt chủ yếu giữa sự suy nghĩ của người phụ trách và các người khác [trong nhóm].

Một số người tu luyện nghĩ rằng chỉ có kỹ năng kỹ thuật của họ là tốt nhất, và khi ý kiến của họ không được chấp thuận thì họ tách ra một mình. Trên thực tế thì họ đang làm ngược lại. Chư vị đừng làm việc theo cách ấy. Người phụ trách chắc chắn là có ý kiến riêng của họ. Chư vị là đệ tử Ðại Pháp, cho nên chư vị phải cố gắng làm việc chung với nhau cho tốt hơn. Mặc dù ý kiến của chư vị không được áp dụng, không kể là ý kiến của chư vị xuất sắc bao nhiêu, [chư vị nên nghĩ rằng] "Bất cứ ý kiến nào quý vị cho là tốt tôi cũng sẽ làm theo, và tôi sẽ giúp và làm cho sự việc tốt đẹp. Và tôi sẽ cố gắng hết sức làm cho tốt với những gì tôi phải làm, bởi vì tôi đang tu luyện." Không phải là nếu kỹ thuật của chư vị được chấp nhận thì chư vị sẽ đề cao trong tu luyện. Làm việc tốt và phối hợp được với người khác, và làm chung với nhau để làm việc cho tốt với công tác đặc định, người tu luyện là phải như thế, và điều đó là trước tiên và trước hết.

Tôi nghĩ rằng tôi chỉ giảng bao nhiêu đó thôi hôm nay. Tôi đã trả lời tất cả giấy câu hỏi rồi. (Vỗ tay nhiệt liệt) Tất nhiên, tôi biết là có một số giấy câu hỏi đã bị các học viên phụ trách [Pháp] hội loại bỏ ra. Sự thật thì tôi không thể trả lời hết tất cả các câu hỏi đó bởi vì thời gian có hạn. Vì thế trong mỗi một Pháp hội các học viên này đã loại bỏ đi các câu hỏi mà đã hỏi trước đây hay những câu hỏi không có liên quan đến Pháp hội trên toàn diện. Trong bất cứ trường hợp nào: người tu luyện cũng phải suy xét sự việc như là người tu luyện phải suy xét, và phải suy xét với cái tâm của người tu luyện, tuyệt đối không được suy xét sự việc với tâm của người thường. Không có gì mà chư vị đối diện là giản dị, ngẫu nghiên, hay là chuyện của người thường; sự việc đều có liên quan với sự tu luyện của chư vị và sự đề cao của chư vị. Bởi vì chư vị là người tu luyện, đường đời của chư vị đã được thay đổi rồi, và chư vị đã được ban cho một con đường tu luyện mới; không có gì xảy ra trên con đường [tu luyện] là tình cờ. Tuy nhiên nó xảy ra giống như là tình cờ, bởi vì chỉ trong mê ão và trong trạng thái mà chư vị giống như một người bình thường thì chư vị mới thể hiện được rằng chư vị có tu luyện hay không, chư vị có tu luyện tốt hay không, và qua khảo nghiệm này đến khảo nghiệm khác chư vị có vượt qua được hay không. Ðó chính là tu luyện, và đó chính là giác ngộ chân chánh!

Trong hiện tại, giai đoạn Chính Pháp của đệ tử Ðại Pháp là phải như thế này. Trong tương lai thì sự việc sẽ khác rồi. Ðệ tử Ðại Pháp trong giai đoạn tương lai sẽ không tu luyện theo cách này. Tiêu chuẩn đòi hỏi cho người đệ tử Ðại Pháp trong giai đoạn hiện tại rất cao, và đệ tử Ðại Pháp có trách nhiệm khỗng lồ, sứ mạng lịch sử của các đệ tử là vô cùng to lớn. (Vỗ tay) cho nên trong trạng thái mê ão này mà họ tu luyện ra sao thì rất là quan trọng. Ðó là tại sao chư vị không cảm thấy điều gì hay nhìn thấy điều gì chân thực đang xảy ra trong sự tu luyện của chư vị, [vì thế] chư vị không được chểnh mảng. Chư vị phải chú ý điều này. Trong môi trường mà chư vị tu luyện chư vị sẽ dần dần lĩnh hội và nhận thức được sự việc một cách gián tiếp. Tôi nghĩ rằng, cộng thêm với Pháp lý của Ðại Pháp là đủ để tăng cường chánh niệm của chư vị.

Còn về Pháp lý mà Sư Phụ đã giảng, nhiều người trong chư vị khán giả [đây] hôm nay cũng đã đọc các kinh thư của Phật Giáo và Ðạo Giáo, một số cũng đã từng là cư sĩ của Phật Giáo, một số thì cũng đã từng tu luyện ở các nơi nào đó trước đây. Cho nên chư vị có thể đọc và nhận thấy rằng: có ai truyền giảng Pháp lý đến mức độ thế này chưa? [Có kinh thư] nào đã được giảng cao hay rõ ràng đến như thế chưa? Ðây là điều mà chưa từng xảy ra trước đây. Nếu tôi chỉ xúc tiến sự việc và bịa đặc ra, tôi không nghĩ rằng sự việc có thể tiến đến bước [này hôm nay], những gì chư vị đang nhìn thấy cũng sẽ không xảy ra, và cái hồn ma tà ác của cái Ðảng đê tiện kia cũng sẽ không khiếp sợ đến thế. Từ quan điểm kiến thức của người thường, điều mà tôi - Lý Hồng Chí - đã tiết lộ là vượt xa và qua khỏi sự hiểu biết của con người hiện đại và qua khỏi tầm kiến thức hiện đại. Tôi đã giải các bí ẩn mà đã khiến cho các nghành kiến thức hoang mang. Ðây không phải là điều mà chư vị có thể tìm trong sách vở hay học từ xã hội. Qua sự tu luyện mà chư vị lĩnh hội được rằng: đây là Phật Pháp, đây là Ðại Pháp của Vũ Trụ, và đây là Pháp mà đã chân chánh vén mở Chân Lý của Vũ Trụ. Tôi cũng có thể tiết lộ nhiều và nhiều điều làm cho nhân loại ngạc nhiên hơn, nhưng điều đó [tôi sẽ làm] trong giai đoạn kế tiếp. Cội nguồn của nhân loại, các chi tiết cụ thể của sự việc, tất cả bí ẩn mà đã thể hiện ra trong các chu kỳ lịch sử khác nhau, tất cả những sự việc mà đã xảy ra trong thế giới trong các chu kỳ khác nhau, các nhân vật lịch sử khác nhau, và hiện tượng cụ thể không giải thích được mà con người không tin, lẫn cả thiên thần v..v, tất cả sẽ hiển lộ ra qua bằng [hình] màu trong xã hội con người tương lai. Lúc ấy, tôi sẽ dùng phương cách mới để chỉ đạo cho các đệ tử Ðại Pháp [thuộc vào] giai đoạn tương lai và sẽ trao truyền cho họ một con đường tu luyện khác để tu luyện. Còn về Sự việc hôm nay thì phải thể theo cách như thế này.

Các đệ tử Ðại Pháp, cho đến bước cuối cùng tiến đến Viên Mãn, chư vị sẽ bị khảo nghiệm để xem chư vị có đạt được hay không. Có thể là sẽ có các khảo nghiệm rất nghiêm trọng xảy ra cho chư vị, đến bước cuối cùng, chỉ một bước trước khi đạt được Viên Mãn. Ðó là vì, mỗi một bước trở thành nghiêm trọng và nghiêm trọng cho sự tu luyện của chư vị và cho các khảo nghiệm của chư vị, nhất là càng gần về cuối cùng. Chư vị biết rằng, đám chư Thần vô pháp kia của vũ trụ cũ, miễn là chúng còn tồn tại, chúng sẽ dùng các thủ đoạn để thao diễn sự việc cho đến cuối cùng. Khi chư vị không theo đúng tiêu chuẩn, chắc chắn chúng sẽ tìm cách làm cho chư vị rơi xuống. Chúng biết là ông Lý Hồng Chí sẽ không bỏ rơi chư vị, cho nên chúng sẽ dùng tất cả thủ đoạn đủ loại để làm cho chư vị rơi xuống. Chỉ cần một tư tưởng sai lệch là bị rơi xuống rồi. Vì thế càng về cuối cùng, khảo nghiệm càng nghiêm trọng và chủ yếu hơn.

Ðệ tử Ðại Pháp mà bấy lâu nay đã bị bức hại nhưng cũng vẫn còn kiên trì và tiếp tục chứng thực Pháp làm việc rất nhọc nhằn, và những gì họ đạt được thì không dễ; nói chi đến sao lãng sự việc. Ðừng để cho cá nhân chư vị tách rời khỏi trạng thái mà chư vị đang tu luyện chỉ vì một chốc lát mơ ão nhất thời, hay bị kiệt quệ chỉ vì phải chịu dựng trong thời gian quá lâu. Một khi đánh mất cơ duyên này, rất cả sẽ chấm dứt. Bọn tà ác đang tìm đủ mọi cách để làm cho chư vị rơi xuống. Một số chư Thần lại còn không muốn chư vị thăng hoa qua tu luyện. Ðừng nghĩ rằng "Họ muốn điều tốt cho chúng ta và mong muốn cho chúng ta thăng hoa qua tu luyện." Ðiều đó là không thật! Chúng đang tìm đủ mọi cách để làm cho chư vị rơi xuống và cũng không để chư vị thăng hoa. Chư vị cần phải để tâm điều này và thực tế là như thế. Chư Thần trong các cảnh giới khác nhau có tư tưởng riêng của các cảnh giới khác nhau. Trong Chính Pháp chúng không được nhìn thấy chân lý tối cao của vũ trụ, và một số trong bọn chúng lại còn nghĩ rằng Chính Pháp và đệ tử Ðại Pháp là không xứng đáng. Chỉ có các chư Thần mà đã biết được sự thật mới hiểu được tầm nghiêm trọng của sự việc này, cho nên họ không dám làm điều gì ngang bướng. Giả thử mà Chính Pháp của toàn vũ trụ bị thất bại, thì vũ trụ sẽ vĩnh viễn ngừng không tồn tại nữa, tất cả sẽ bị giải thể, căn nguyên của vật chất tất cả cũng bị giải thể, và nếu chư vị muốn hình thành một cái gì từ một thiên thể, trống không và không có gì trong đó, thời gian đòi hỏi để xúc tiến đơn thuần sẽ khũng khiếp lắm. Hơn nữa, cũng không hình thành được nếu cơ hội hay môi trường không thuận tiện.

Tất cả đệ tử Ðại Pháp đều biết rằng những gì tôi giảng là bắt đầu cao hơn và cao hơn, lớn hơn và lớn hơn, được phơi bài thêm và thêm nữa, một số điều đặc định mà đang xảy ra trong Chính Pháp. Còn về các học viên mới hay các học viên mà không siêng năng, nói về lĩnh hội điều gì đó, không siêng năng là tạo ra một sự gián đoạn và không thông hiểu sự việc. Không có cách nào hơn. Tôi đã giảng Pháp trong phạm vi toàn diện tình hình của Chính Pháp, và đó là tại sao tôi phải giảng chi tiết theo cách này. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người, ai đã thọ Pháp sẽ quý trọng Pháp và sẽ không đánh mất cơ hội này. Trong quá khứ, khi tôi bắt đầu truyền Pháp, tôi đã giảng rằng "Nếu tôi không cứu độ được chư vị, không ai sẽ cứu độ [chư vị]." Sự thật là, không những chỉ không ai có khả năng cứu độ chư vị, mà chư vị cũng sẽ vĩnh viễn không gặp được một cơ hội thêm một lần nữa như thế này. Ðó là vì, lần này, nhân loại đã tiến đến điểm này, đoạn cuối này. Sau khi Chính Pháp và Pháp Chính Nhân Gian kết thúc, chu kỳ kế tiếp của nhân loại sẽ là nhân loại mới, và con người ai có thể bước qua sẽ trãi qua các cải biến, đến cả hình dáng bên ngoài cũng sẽ thay đổi.

Ðược rồi, tôi chỉ giảng bao nhiêu thế thôi. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ thực thi khá hơn và khá hơn trong giai đoạn cuối cùng [này]. Tuyệt đối là không được chểnh mảng. Chư không được sao lãng và thiếu nghị lực. Một vấn để khác là, điều tôi giảng vừa qua về một yếu tố cần thiết mà đệ tử Ðại Pháp bị thiếu sót, điều mà chư vị quên, đó là chư vị không chịu đựng được người khác phê bình chư vị. Chư vị không được từ chối lời phê bình có tính cách xây dựng của người khác và đến cả lời phê bình không tốt cũng thế. Chư vị không được đẩy nó đi. Kể từ bây giờ tất cả chư vị phải bắt đầu vứt đi cái tâm ràng buộc chấp chước này. Ðây không phải là điều giống như tôi đã từng yêu cầu chư vị là cần phải cải thiện từng bước một như những điều tôi thường giảng khi tôi giảng Pháp. Ðúng hơn, đây là vấn đề rất chủ yếu, cuối cùng, và quan trọng mà chư vị phải vứt nó đi, ngay bây giờ. Tôi chỉ giảng bao nhiêu đó thôi. (Tiếng vỗ tay dài nhiệt liệt)

Các học viên ngồi ở phía sau cũng đã nghe tất cả, có đúng không? (Vỗ tay) Không kể là ngồi phía sau bao xa, các học viên đều có Pháp Thân của tôi, vô số Pháp Thân, ở phía sau chư vị. (Thầy cười) (Các đệ tử vỗ tay một cách nồng nhiệt)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#scscs