Thanh Toan QT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thanh toán quốc tế

1/ Định nghĩa

Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối ngoại của một nước đối với các nước khác để hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kĩ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước.

TTQT gồm 2 nội dung lớn :

- TTQT có tính chất mậu dịch, đây là các khoản thanh toán để phục vụ cho việc luân chuyển sản phẩm, hang hoá giữa các nước, bao gồm thanh toán và xuất nhập khẩu hàng hoá, dục vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng....

- TTQT phi mậu dịch là những khoản thanh toán không liên quan đến sự vận động của sản phẩm hàng hoá dịch vụ, mà nó góp phần thực hiện các mối quan hệ phi mậu dịch giữa các nước với nhau, bao gồm các quan hệ về ngoại giao, xã hội, hợp tác khoa học kỹ thuật,...

2/ Đặc điểm

- TTQT được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng nội địa và các ngân hàng quốc tế.

Điều này cho phép giải quyết nhanh chóng các giao dịch thanh toán, lại vừa đảm bảo dộ an toàn và chính xác cao. Thanh toán chuyển khoản gắn liền với hệ thống ngân hang và sự liên kết giữa hệ thống ngân hang của các nước các tổ chức tài chính quốc tế.

- TTQT được tiến hành bằng các phương thức thanh toán tiên tiến hiện đạ, trên cơ sở sự phát triển của công nghệ ngân hang và công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo độ tin cậy và chính xác cao độ.

3/ Vai trò của TTQT

a/ Đối với lĩnh vực ngoại thương.

TTQT là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt động xuất - nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể phát triển được một cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. TTQT khong những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn.

b/ Đối với lĩnh vực tài chính - Ngân hang

TTQT ko chỉ đơn thuần thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính- ngân hang của mỗi nước.

TTQT thường gắn liền với các quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên quan đến sự luận chuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ở trên phạm vi toàn thế giới. Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế cho những nước có tình trạng tài chính chưa ổn định.

TTQT gắn liền với hoạt động của hệ thống ngân hang nội địa với các ngân hang nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế. Qua đó giúp cho hệ thống ngân hang của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các ngân hang nước này với các ngân hang nước khác; mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Nhờ sự phát triển các phương thức TTQT mà sự liên kết giữa hệ thống ngân hang trong nước với ngân hang nước khác càng được mở rộng hơn, hình thành sự liên kết mang tính toàn cầu của hệ thống ngân hang, đây là điều kiện rất quan trọng để vừa thúc đẩy quan hệ quốc tế càng ngày càng được phát triển, vừa là điều kiện để hình thành hệ thống an ninh tài chính kinh tế.

Quá trình thực hiện quá trình TTQT không những làm tăng thu nhập của ngân hang bằng những khoản phó, hoa hồng mà khách hang trả cho ngân hang mà còn tạo cho ngân hang tăng thêm nguồn vốn của mình khi khách hang mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hang, đồng thời ngân hang có thể thục hiện các nghiệp vụ khác như chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh thanh toán... Như vậy việc thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt đọng của ngân hang, nâng cao uy tín của ngân hang trên thương trường quốc tế.

b/ Đối với lĩnh vực ngoại giao xã hội.

TTQT ko chỉ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế thương mại, lĩnh vực tài chính ngân hang mà thanh toán quốc tế còn trực tiếp góp phần thực hiện các quan hệ ngoại giao xã hội giữa các nước.

Trong điều kiện và xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay thì các hoạt động kinh tế, thương mại, hoạt động tài chính ngân hang và hoạt động ngoại giao xã hội...trên bình diện quốc tế không còn riêng lẻ với nhau mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ.

Nếu giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thương mại thì đồng thời cũng giải quết tốt các quan hệ về ngoại giao xã hội.

Nếu loại bỏ các yêu tố chính trị cực đoan, thì việc giải quyết tốt các mối quan hệ quốc tế, rõ rang là góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các nước càng hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau hơn và cùng phát triển trong thế giới hoà bình và hợp tác thân thiện.

4/ Các phương tiện thanh toán quốc tế

a. Hối phiếu.

Là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày xác định, trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo mệnh lệnh của người đó trả tiền cho người khác hoặc trả tiền cho người cầm phiếu.

Người ký phát hối phiếu :

Là người lập hối phiếu và ký tên vào hối phiếu. Người ký phát chính là người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ. Người này có các quyền lợi và nghĩa vụ:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tờ hối phiếu do mình ký phát

- Ký phát hối phiếu đúng luật, đúng thực tế và đúng giao dịch thương mại

- Có quyền chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.

Người bị ký phát :

Còn gọi là người trả tiền - là người mà hối phiếu gởi đến để đòi tiền. Người bị ký phát có thể là : Người mua, người nhập khẩu, hoặc là dại diện của người mua, người nhập khẩu, hoặc là ngân hang của người mua, người nhập khẩu - có thẻ là ngân hnầg mở L/C, có thể là ngân hang đang nắm giữ TK người mua.

Quyền của người bị ký phát:

- quyền từ chối trả tiền hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu nếu hối phiếu ký phát không đúng

- Quyền được nhận bộ chứng từ hoặc được cung cấp các thông tin có liên quan đến việc trả tiền.

Nghĩa vụ của người bị ký phát

- Trả tiền theo hối phiếu

- CHấp nhận vô điều kiện vào hối phiếu.

Người hưởng lợi hối phiếu:

NGười hưởng lợi hối phiếu có thể là bản thân người ký phát, cũng có thể là một người nào đó do người ký phát chỉ định, hoặc người đó là ngân hang của của người ký phát

( trong trường hợp ngân hang đóng vai trò là người thu hộ, hoặc chủ nợ của người ký phát )

Quyền :

- Nhận được tiền thanh toán khi hối phiếu đến hạn

- Chuyển nhượng hối phiếu cho người khác bằng phương pháp ký hậu hoặc trao tay

- Mang hối phiếu đi cầm cố để vay nợ ở ngân hang.

Trách nhiệm:

- Xuất trình hối phiếu đúng hạn, đúng thời điểm

- Thông báo kịp thời cho người trả tiền nếu hối phiếu bị thất lạc để ngan trặn việc trả tiền sai cho đối tượng.

Người cầm phiếu:

Người cầm phiếu chỉ xuất hiện đối với hối phiếu vô danh - người cầm phiếu trong hối phiếu vô danh chính là người hưởng lợi

NGười chuyển nhượng

Là người hưởng lợi, nhưng chuyển quyền hưởng lợi cho người khác. Tên, địa chỉ, và chữ ký của người chuyển nhượng ghi ở mặt sau của hối phiếu.

Tính chất của hối phiếu:

- Tính bắt buộc: CÒn gọi là tính bất khả kháng, theo đó người trả tiền bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không được từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền vì bất cứ lí do gì. Với tính chất này hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán có uy tín cao, và càng được sử dụng phổ biến.

- Tính trừu tượng: Trên hối phiếu có ghi số tiền trả cho ai, thời gian, địa điểm, phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức nội dung kinh tế của hối phiếu. Tính trừu tượng vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của hối phiếu vì nó sẽ phát sinh các hối phiếu tài chính ( hối phiếu không phát sinh trong các quan hệ thương mại )

- Tính lưu thông : Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ tay người này sang tay ngưwif khác thông qua thủ tục ký hậu hối phiếu trong thời gian hiệu lực của hối phiếu. Nhờ tính chất này, mà hối phiếu - một công cụ thanh toán trở nên có tính thanh khoản cao và được ưa dung trong thanh toán.

Nội dung

- TIêu đề của hối phiếu

- Địa điểm ký phát

- Ngày tháng ký phát

- Tên người ký phát

- Tên người bị ký phát

b. SEC

Séc là lệnh trả tiền do chủ tài khoản phát hành theo mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hang để yêu cầu đơn vị thanh toán ( ngân hàng của chủ tài khoản ) trích tiền trên tài khoản của mình để trả cho người hưởng thụ séc. Như vậy, séc là một cổ phiếu được lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành để trả tiền hang hoá dịch vụ.

Các đối tượng liên quan:

- Người phát hành séc: Là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hang, là người ký tê, đóng dấu khi phát hành tờ séc và là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tờ séc do mình phát hành. Trong quan hệ thương mại thì người phát hành séc là người mua, người nhận cung ứng, người trả tiền nói chung.

- Ngân hang thanh toán: là ngân hang thực hiện trích tiền từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người được hưởng séc bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.

- Người thụ hưởng séc: là người được ngân hang thanh toán số tiền và tờ séc. Người thụ hưởng là người bán - người cung cấp dịch vụ - người này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện trước toà nếu tờ séc không đựơc thanh toán.

- Người chuyển nhượng séc : là người chuyển nhượng quyền thụ hưởng của mình cho người theo yêu cầu của luật định. tất cả các đối tượng liên quan đều có trách nhiệm liên đới với nhau trong việc thanh toán, giải quyết khiếu nại....

Phân loại :

Theo cách xác định người thụ hưởng:

• Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.

• Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.

Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:

• Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.

• Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.

• Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có:

• Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.

• Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.

Điều kiện phát hành séc

- người phát hành séc phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hang và phải có tiền trong tài khoản đó. số tiền phát hành séc không được vượt quá số dư trên tài khoản, trừ trường hợp ngân hang cho vay hoặc được ngân hang thấu chi.

- Người phát hành séc nếu là pháp nhân thì phải có đầy đủ tư cách pháp nhân

- Người phát hành séc nếu là thể nhân thì thể nhân này phải là người có đủ năng lực hành bi và năng lực pháp luật dân sự có mở TK tại ngân hang và đã đăng ký chữ ký mẫu tại ngân hang

- Việc phát hành séc phải được thực hiện trên mẫu in sẵn của ngân hang, các yếu tố phải được ghi rõ rang đầy đủ, số tiền phải ghi bằng số và bằng số và phải khớp nhau. Cấm sửa chữa tẩy xoá trên tờ séc. Nếu séc hỏng thì gạch chéo và viết lại tờ khác cho đúng.

- Người phát hành séc nếu vi phạm qui chế sẽ bị phạt tiền, nếu tái phạm sẽ bị đình chỉ việc sử dụng séc.

Nội dung:

- tiêu đề của séc được in sẵn

- Tên, địa chỉ của ngân hang thanh toán

- Số hiệu của séc, số hiệu của dức được in sẵn

- Tên, địa chỉ người thụ hưởng séc ( nếu là cá nhân thì phải có cả Số CMT)

- Số tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hang...

- Số tiền ( số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải khớp nhau )

- Tên, địa chỉ người phát hành séc

- Số hiệu tài khoản của người phát hành séc tại ngân hang

- Ngày tháng năm phát hành séc

- Ngày tháng năm và tên ngân hàng bảo chi séc

- chữ ký và con dấu người phát hành

- và các đối tượng liên quan khác ( người chuyển nhượng, người nhận tiền ...)

phân biệt kỳ phiếu séc hối phiếu

Kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

Nội dung kỳ phiếu:

- Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện

- Thời hạn trả tiền

- Ðịa điểm trả tiền

- Tên họ người thụ hưởng

- Ðịa điểm, ngày ký phát hối phiếu

- Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu

Séc

Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:

1. Tiêu đề SEC. Nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc.

2. Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc.

3. Ngân hàng trả tiền.

4. Tài khoản của người trả tiền.

5. Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.

6. Tên và địa chỉ người trả tiền.

7. Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có).

8. Chữ ký của người phát hành séc.

Theo Kỹ thuật kinh doanh XNK (PGS.TS Võ Thanh Thu)

Hối phiếu

Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:

1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).

2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành lập hối phiếu.

3. Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.

4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của ... (Pay to the order of...)

5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.

Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.

6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:

+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At ... sight of first (second) Bill of Exchange).

+ Trả tiền sau:

- Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight)

- Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date)

- Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).

7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định.

8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.

9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu... mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối phiếu đó.

5. Phương thức thanh toán

A. Phương thức tín dụng chứng từ

Tín dụng chứng từ ( một phương thức thanh toán còn đuợc gọi là thanh toán bằng L/C ) là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở L/c - ngân hang phục vụ người nhập khẩu ) sẽ phát hành một thư bảo lãnh dưới một dạng thư tín dụng ( L/C) theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam kết với người xuất khẩu là sẽ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng, đồng thời xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo quy định của thư tín dụng

Tín dụng chứng từ là bất kỳ một sự thoả thuận nào của khách hang đối với ngân hàng của mình để ngan hang này phát hành một thư tín dụng nhằm cam hết trả tiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận hối phiếu, hoặc chỉ thị cho một ngân hang khác làm việc đó thay mình, nếu người hưởng lợi thực hiện đúng các khoản của thư tín dụng

Khái niệm thư tín dụng:

Là một văn bản cam kết trả tiền có điều kiện, do đó một ngân hang ký phát hành cho người xuất khẩu để cam kết trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện đã nêu trong thư tín dụng và được chứng minh bằng một bộ chứng từ hợp lệ hợp pháp và được xuất trình đúng hạn.

Nội dung:

- tên ngân hang phát hành thư tín dụng

- tên ngân hang thông báo thư tín dụng

- tên một số ngân hang có liên quan

- ngày tháng mở thư tín dụng

- mã số của thư tín dụng

- số hiệu và thư tín dụng

- số tiền của thư tín dụng

- tên và địa chỉ của người hưởng lợi thư tín dụng

- địa điểm và thời hạn hiệu lực của l/c

- thiừu hạn giao hang, nơi gửi hang, nơi hang đến, phương thức giao hang.

- Tên hang quy cách, phẩm chất, giá đơn vị, bao bì đóng gói, số lượng, chất lượng...

- Phương tiện vận chuyển, cảng đi, cảng đến.

- Phương thức vận chuyển,

- Danh mục và số lượng các loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình

- Văn bản tham chiếu

- lời cam kết chữ ký và con dấu của ngân hang phát hành L/c nếu l/c mở bằng thư hoặc bằng mật mã.

B. Phương thức uỷ thác nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán với sự chủ động khởi sự quá trình thanh toán của người bán, người xuất khẩu. Theo sự phương thức này, người bán, người xuất khẩu sau khi hoàn thành việc gửi hang đi, hoặc đã hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua, người nhập khẩu, sẽ lập bộ chứng từ thanh toán rồi gửi đêns ngân hang của mình để nhờ thu hộ tiền từ người mua, người nhập khẩu.

Đặc điểm:

- trong phương thức nhờ thu, quá trình thanh toán không có sự rang buộc trách nhiệm của các bên chặt chẽ như trong phương thức tín dụng chứng từ.

- Các ngân hang chỉ tham gia với vai trồ người cung cấp dịch vụ thu hộ, ho chỉ có nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn của người xuất khẩu đã ghi trong " lệnh nhờ thu " mà ko phai thực hiện những cam kết.

- Việc kết thúc qui trình thanh toán có được thực hiện hay ko phần lớn đều phụ thuộc vào thiện chí của người trả tiền

Các hình thức nhờ thu

Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà người bán sau khi giao hàng cho người mua sẽ tiến hành lập BCT và chuyển toàn bộ chứng từ cho người mua nhận hàng. Sau đó, người bán mới ký phát hối phiếu cho NH nhờ NH thu hộ tiền ở người mua (trả sau).

Nhờ thu kèm chứng từ: là hình thức mà người bán sau khi giao hàng hóa cho người mua sẽ lập BCT và kí phát B/E nhờ NH phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua với điều kiện là NM trả tiền hoặc chấp nhận B/E mới giao BCT cho người mua nhận hàng nếu ko thì giữ lại BCT cho người bán.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro