thanh tri - cronin 11-20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 11 Cạo râu và tắm xong – nhờ có chị En-ni, thùng nước nóng bao giờ cũng đầy – En- đru đỡ mệt. Nhưng thấy giường anh không có người ngủ nên đến bữa ăn sáng, Blốt- đoen thốt ra những câu rất mỉa mai, nhất là khi thấy anh cứ lặng thinh trước những lời châm chọc của mụ. - A! Sáng nay, ông có vẻ hơi ỉu xìu đấy, ông bác sĩ ạ. Mắt hơi quầng nữa. Ở Xoan- đi mới về sáng nay hả? Lại quên bánh hiệu Pe-ri cho tôi nữa rồi. Mải chơi bời quá chứ gì, ông bạn? A ha! Ông không thể dối tôi được đâu. Tôi cứ tưởng ông ngoan ngoãn, không có chuyện đó. Té ra, các ông phụ tá, ông nào cũng như ông nào. Tôi chưa hề thấy ông nào mà không uống rượu hoặc không làm chuyện bậy bạ bao giờ! Sau buổi khám bệnh tại trạm xá và đi thăm các bệnh nhân, En- đru trở lại thăm bác Mo-gân. Anh đến phố Blai-na vào khoảng hơn mười hai rưỡi. Mấy bà phụ nữ đứng tụm năm túm ba nói chuyện bên cạnh khoang cửa để ngỏ. Khi En- đru đi qua, họ không nói nữa, chỉ mỉm cười thân mật chào anh. Gần đến số nhà 12, anh thoáng nhìn thấy có một khuôn mặt ở cửa sổ. Đúng, họ đang chờ anh. En- đru vừa mới đặt chân lên bậc cửa trát đất sét trắng thì cách cửa đã mở ra và bà cụ ra mời anh vào nhà, gương mặt răn reo của cụ hớn hở không thể tả. Cụ nóng lòng cảm ơn En- đru đến nỗi nói mãi mới thành lời. Cụ mời anh trước hết hẵng ra phòng khách uống nước đã. Khi En- đru từ chối, cụ khe khẽ nói: - Thôi được, thôi được, tùy ý bác sĩ. Nhưng trước khi về, thể nào bác sĩ cũng có thì giờ uống một chút rượu hương mộc và ăn một miếng bánh chứ. Với bàn tay run rẩy, cụ đưa En- đru lên gác. Anh vào phòng ngủ. Gian phòng nhỏ đêm qua còn nhớp nháp bừa bãi, bây giờ đã được lau chùi sạch bóng. Tất cả các dụng cụ của anh đều được xếp gọn gàng bóng loáng trên mặt bàn véc-nị Túi đồ của anh đã được đánh bóng cẩn thận bằng mỡ ngỗng, khóa được đánh bằng thuốc đáng đồng trông sáng như bạc. Giường đã được thay khăn mới. Trên giường, người mẹ nhìn En- đru, gương mặt trung niên hiền lành ngây dại vì sung sướng, trong khi đứa bé nằm yên ấm áp bên cạnh bú bầu vú đầy đặn của người mẹ. Đang ngồi cạnh giường, bà đỡ phốp pháp vội đứng dậy, cười mãi không thôi: - Ôi chao! Hai mẹ con trông khỏe mạnh cả, bác sĩ nhỉ? Họ không biết là họ đã làm cho chúng ta lao đao thế nào. Cả mẹ lẫn con đều chẳng biết gì cả, có đúng không nào? Đưa lưỡi liếm môi, con mắt dịu dàng long lanh ấm áp, bác Xu-gân Mo-gân cố lắp bắp tỏ lòng biết ơn. - Ừ, chị biết ơn là phải lắm – bà đỡ nói, cố kể cho hết công lao của việc đỡ đẻ – Và chị đừng quên ở tuổi chị, chị sẽ không bao giờ có con được nữa đâu nhé. Lần này, hoặc không bao giờ có nữa, chị ấy. Bà cụ Ở ngoài cửa hiểu ý nói xen vào: - Chúng tôi biết, bác Giôn ạ. Chúng tôi biết là chúng tôi chịu ơn bác sĩ vô cùng. Người mẹ rụt rè nói: - Bác sĩ Men-sân, nhà tôi đã gặp bác sĩ chưa? Chưa à? Thế nào ông ấy cũng đến nhà bác sĩ đấy. Ông ấy sung sướng lắm. Duy có điều ông ấy nói rằng rất tiếc là chúng tôi sang Nam Phi không được bác sĩ trông nom cho nữa. Ra về, sau khi đã ăn no bánh nhân mứt và rượu hương mộc nấu lấy tại nhà (anh sẽ làm bà cụ mủi lòng nếu không uống chén rượu mừng cho đứa cháu trai cụ), En- đru tiếp tục buổi đi thăm bệnh, lòng ấm áp lạ thường. Anh hãnh diện nghĩ: “Giá mình có là vua nước Anh thì họ cũng chỉ tiếp đón đến thế mà thôi. Việc này như một chất giải độc đối với cảnh tượng anh thấy ở sân ga Ca- đíp. Hôn nhân và thú vui gia đình là những điều đáng mong muốn một khi nó đem lại hạnh phúc như niềm hạnh phúc tràn ngập ngôi nhà hai vợ chồng bác Mo-gân. Sau đó nửa tháng, khi En- đru đã lại thăm lần cuối số 12 phố Blai-na, bác Giâu Mo-gân đến gặp anh, dáng điệu trịnh trọng. Loay hoay tìm chữ mãi, bác ta sôi nổi nói: - Bác sĩ bỏ quá đi cho, tôi không giỏi về khoa ăn nói. Không thể lấy tiền bạc ra mà đền đáp những gì bác sĩ đã giúp chúng tôi. Nhưng dù sao, bà nhà tôi và tôi muốn tặng bác sĩ chút quà nhỏ này. Bác ta dúi vào tay En- đru một mảnh giấy. Đó là một tờ ngân phiếu trị giá năm ghi-ni, lĩnh tại Ngân hàng xây dựng. En- đru nhìn tờ ngân phiếu. Gia đình bác Mo-gân, theo lối nói địa phương, là dân có của ăn của để. Nhưng họ cũng chẳng phải giàu có gì cho lắm. Sát ngày lên đường với bao nhiêu thứ phải chi tiêu cho cuộc hành trình dài, số tiền này đối với họ hẳn là một sự hy sinh rất lớn, một tấm lòng rộng rãi đẹp đẽ. En- đru xúc động trả lời: - Tôi không thể nhận, bác Giâu ạ. Giâu Mo-gân nằng nặc nói, giọng nghiêm trang, hai bàn tay bác ta nắm chặt hai bàn tay En- đru: - Bác sĩ phải nhận, nếu không thì làm nhà tôi và tôi mếch lòng lắm đấy. Đây là tặng riêng bác sĩ chứ không phải là tặng bác sĩ Pây-giợ Ông Pây-giơ lấy tiền của chúng tôi từ bao nhiêu năm nay, nhưng chưa bao giờ chúng tôi nhờ đến ông ấy, trừ có lần này. Ông ta được trả tiền như thế là hậu lắm rồi. Đây là quà tặng riêng bác sĩ, bác sĩ hiểu cho. - Tôi hiểu, bác Giâu ạ, tôi hiểu - En- đru gật đầu, mỉm cười. Anh gập tờ ngân phiếu lại, đút vào trong túi áo ngực, và liền mấy ngày sau không nghĩ đến nó. Thứ ba tuần sau, nhân lúc đi ngang qua Ngân hàng miền Tây, En- đru đứng lại, suy nghĩ giấy lát rồi bước vào, Blốt- đoen Pây-giơ bao giờ cũng trả lương anh bằng tiền mặt, tiền đó anh lại đem gửi ngay bằng thư bảo đảm cho quỹ cứu trợ Glen cho nên anh chưa bao giờ có dịp tiếp xúc với các ngân hàng. Nhưng lần này, khoan khoái nghĩ đến số tiền riêng của mình, anh quyết định mở một tài khoản cho mình với món quà tặng của bác Giâu. Ở quầy giao dịch, anh ký tên lĩnh tiền, điền chữ vào mấy bản khai làm thủ tục rồi đưa cả cho người nhân viên ngân hàng trẻ tuổi, miệng mỉm cười, nói: - Không có nhiều, dù sao, đây mới là bắt đầu. Trong khi đó, En- đru để ý thấy A-nơ-rin Rít lảng vảng ở phía sau theo dõi anh. Khi En- đru sắp sửa ra về thì viên giám đốc đầu dài như quả dưa tiến đến quầy giao dịch. Lão cầm trong tay tờ khai của anh. Tay vuốt nhẹ tờ giấy, lão nhìn chéo qua đôi kính trắng về phía En- đru. - Chào bác sĩ Men-sân, ông mạnh khỏe chứ? – lão dừng lại, hít một hơi thở qua hàm răng vàng khè – À, ông muốn gửi số tiền này tài khoản mới của ông phải không? En- đru trả lời, hơi ngạc nhiên: - Phải. Số tiền ấy không đủ để mở tài khoản hay sao? - Aø, không. Không đâu, bác sĩ Men-sân ạ. Không phải là số tiền không đủ. Chúng tôi rất vui mừng có ông làm khách hàng. – Rít ngập ngừng, nhìn kỹ tờ khai, rồi ngước hai con mắt ti hí ngờ vực nhìn vào mặt En- đru – A! Ông muốn đứng tên ông à? - Nhất định rồi. - Được, được,bác sĩ Men-sân ạ. – Nét mặt lão bỗng chuyển thành một nụ cười mơn trớn – Tôi chỉ muốn hỏi… tôi chỉ muốn biết cho rõ thôi. Thời tiết năm nay đẹp quá, ông nhỉ. Chào ông, bác sĩ Men-sân. Xin chào ông nhé. Ở ngân hàng ra về, En- đru băn khoăn, thắc mắc không hiểu cái lão già sói trán bí hiểm này muốn gì. Mấy hôm sau, anh mới tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ấy. Xem tiếp: Chương 12 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 12 Cơ-ri-xtin đã đi nghỉ hè từ hơn một tuần naỵ En- đru bận bịu với việc sinh nở của bác Mo-gân đến nỗi hôm Cơ-ri-xtin lên đường, anh chỉ gặp mặt được có một lát. Anh chưa nói gì với nàng. Bây giờ nàng đã đi xa rồi thì anh lại càng mong ước nàng. Mùa hè ở thị trấn rất cực. Màu xanh còn rơi rớt lại của mùa xuân đã khô héo từ lâu và biến thành một màu vàng bẩn. Trên núi, không khí rất nóng bức. Hàng ngày tiếng mìn nổ ở khu mỏ và khu công trường đá vang vọng trong không gian âm thanh bóng loáng. Thợ mỏ dưới lò chui lên mặt mũi lem luốc bụi quặng vàng như rỉ sắt. Trẻ con chơi đùa uể oải. To-mớt, lão đánh xe già, mắc bệnh vàng da nên En- đru phải đi bộ thăm bệnh nhân. Những lúc lê chân qua những dãy phố bức ngốt người trong người như trong lò, En- đru lại nghĩ đến Cơ-ri-xtin. Nàng hiện đang làm gì? Nàng có nghĩ đến anh không? Có lẽ một chút chăng? Tương lai sẽ ra sao? Ý nàng như thế nào? Hai người có khả năng chung sống hạnh phúc với nhau không? Bỗng một hôm, hoàn toàn bất ngờ, En- đru nhận được một bức thư của ông Uốt-kin mời anh đến văn phòng Công ty mỏ. Ông giám đốc mỏ tiếp anh niềm nở, mời anh ngồ rồi đẩy bao thuốc trên bàn về phía anh. Ông thân mật: - Bác sĩ Men-sân này, từ lâu tôi muốn nói chuyện với anh, và ta cũng nên giải quyết vấn đề này cho xong trước khi tôi làm báo cáo hàng năm của tôi. –Ông ngừng lại, lấy ra một sợi thuốc lá vàng dính vào lưỡi – Ở chỗ tôi, có một số thợ, đầu trò là Em-ri-hiuđơ và Et-Uất Uy-liêm, đến yêu cầu tôi đưa anh vào biên chế chính thức của công ty. En- đru ngồi thẳng người trên ghế, một cảm giác vui mừng, sung sướng lan nhanh khắp người. - Phải chăng ông định đưa tôi lên thay bác sĩ Pây-giơ? - Oà, không hẳn như vậy, anh Men-sân ạ.Tế nhị đấy, anh hiểu không. Tôi phải thận trọng trong cách giải quyết vấn đề nhân lực ở đây. Tôi không thể gạt bác sĩ Pây-giơ ra ngoài biên chế được. Sẽ có nhiều người không chịu. Ý tôi, hoàn toàn có lợi cho anh, là hết sức nhẹ nhàng đưa anh vào biên chế của Công tỵ Rồi sau, những ai muốn rời bác sĩ Pây-giơ chuyển sang chữa bệnh ở chỗ anh thì chuyển. Vẻ háo hức biến mất trên gương mặt En- đrụ Anh cau mày, người vẫn ngay đơ. - Chắc ông biết tôi không thể làm như vậy. Tôi đến đây với tư cách là phụ tá cho bác sĩ Pây-giợ Nếu tôi đứng ra tranh khách… không một người bác sĩ trung thực nào có thể làm chuyện ấy. - Không có cách nào khác. - Sao không thể để cho tôi đảm nhiệm lấy số khách của ông Pây-giở Tôi sẵn sàng trả tiền cho bác sĩ Pây-giơ, lấy ở tiền công của tôi. Đó cũng là một cách khác đấy. – En- đru nói một cách háo hức. Uốt-kin lắc đầu: - Blốt- đoen không nghe. Tôi đã nêu vấn đề với bà ấy rồi. Bà ta biết cái thế của bà ta vững vàng. Hầu như tất cả cánh thợ già ở đây, ví dụ như cụ E-nốc Đây-vít chẳng hạn, đều đứng về phía bác sĩ Pây-giợHọ tưởng rằng rồi ông ấy sẽ trở lại làm việc. Tôi mà gạt ông ấy ra thì sẽ vấp phải chuyện bãi công ngay… Anh Men-sân ạ. - Ông ta dừng lại rồi tiếp – Anh cứ suy nghĩ kỹ cho đến mai. Mai là tôi phải gởi bản biên chế mới lên ban tổng giám đốc ở Xoanđị Một khi bản danh sách đã gởi đi rồi, chúng ta không thể làm gì được nữa trong mười hai tháng. En- đru cúi đầu nhìn xuống đất một lúc, rồi lắc đầu từ chối. Hy vọng của anh, vừa mới đây còn nóng hổi, bây giờ hoàn toàn tắt ngấm. - Phỏng có ích gì? Tôi không thể làm như vậy… dù có suy nghĩ hàng tuần đi nữa. Trước mối thiện cảm của ông Uốt-kin với anh, En- đru rất đau lòng phải đi đến quyết định ấy. Tuy nhiên không sao tránh được thực tế là anh đã đến Blâynen-li trong cương vị phụ tá cho bác sĩ Pây-giợ Đứng ra cạnh tranh với người mà mình phụ tá, dù trong tình huống đặc biệt nào cũng không thể chấp nhận được. Giả sử bác sĩ Pây-giơ may mắn trở lại làm việc được thì lúc bấy giờ anh sẽ ra sao, tranh giành bệnh nhân với người chủ cũ của mình à! Không, không, anh không thể và cũng không muốn chấp nhận. Dẫu vậy, suốt ngày hôm đó, En- đru buồn bã, ỉu xìu, bực tức với sự bóc lột trâng tráo của mụ Blốt- đoen, biết rằng mình bị mắc vào một cái thế không thể xoay sở cách nào khác và nghĩ rằng giá Uốt-kin đừng có đưa ra đề nghị ấy với anh thì hay hơn. Bởi vậy, về đến nhà khi bước qua cổng ngoài và treo mũ lên mắc, anh đâu phải ở trong tâm trạng vui lòng nghe Blốt- đoen réo: - Bác sĩ Men-sân đấy à? Bác sĩ, tôi cần gặp ông. En- đru lờ đi, giả tảng không nghe thấy. Anh quay lưng, định lên buồng mình trên gác. Nhưng anh vừa mới để tay lên thành cầu thang thì tiếng Blốt- đoen lại vang lên to hơn, the thé hơn: - Bác sĩ Men-sân, tôi cần gặp ông. En- đru quay lại vừa lúc Blốt- đoen chạy xô ở phòng khách ra, mặt tái đi khác thường, hai con mắt đen rực lên vì xúc động dữ dội. Mụ tiến lại chỗ En- đru. - Ông điếc hay sao? Ông không nghe thấy tôi bảo tôi cần gặp ông à? En- đru bực dọc đáp: - Có việc gì, bà Pây-giơ? - Có việc gì à? Có hẳn đi chứ lị! – Mụ thở không ra hơi – Ghê thật, ông lại còn hỏi tôi. Chính tôi đây mới cần hỏi ông, ông bác sĩ Men-sân quý hóa của tôi. - Gì nào? – En- đru gắt. Cử chỉ cộc lốc của anh hình như làm cho mụ sôi người lên, không chịu nổi. - Có cái này đây này! Đúng, ông bạn trẻ trung đẹp đẽ của tôi ạ! Xin ông vui lòng cắt nghĩa cho tôi nào. Blốt- đoen lấy trong bộ ngực đồ sộ của mụ ra một mẩu giấy, cầm dứ dứ vào mặt En- đrụ Anh nhận ra đó là tờ ngân phiếu của bác Mo-gân. Ngẩng đầu lên, En- đru thấy đằng sau Blốt- đoen, lão Rít đang lẩn sau ngưỡng cửa phòng khách. Blốt- đoen nói tiếp: - À, ông cứ nhìn đi! Tôi thấy là ông đã nhận ra rồi. Ông nên nói ngay cho chúng tôi biết tại sao ông lại mang tiền này đi gửi ngân hàng đứng tên ông trong khi ông biết rằng đó là tiền của bác sĩ Pây-giơ. En- đru thấy máu bốc lên mặt. - Đây là tiền của tôi. Ông Mo-gân biếu tôi. - Biếu à? Ô hô! Hay đấy nhỉ. Ông ta không còn ở đây để bác lại nữa. En- đru nghiến răng trả lời: - Bà không tin thì cứ việc viết thư hỏi ông ấy. - Tôi có nhiều việc cần làm hơn là viết thư đi khắp nơi. – Không kềm chế được nữa, mụ xỉa xói – Tôi không tin lời ông. Ông tưởng ông láu cá lắm đấy hả? Uùi chà! Đến đây rồi nghĩ là có thể nắm được bệnh nhân vào riêng tay mình trong khi lẽ ra phải làm việc cho bác sĩ Pây-giợ Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào. Đúng thế! Ông là một thằng ăn cắp. Ông đúng là như vậy, một thằng ăn cắp tầm thường. Mụ Blốt- đoen phun vào mặt anh lời lăng mạ đó rồi quay nửa người lại tìm kiếm sự hậu thuẫn của lão Rít lúc bấy giờ đang đứng ở ngưỡng cửa, lí nhí trong họng những tiếng chê trách gì đó, mặt càng tái xanh tái xám hơn thường ngày. En- đru thấy rõ lão Rít là kẻ gây ra tất cả chuyện này. Lão ta do dự mất mấy ngày rồi lon ton kể lại với mụ Blốt- đoen. En- đru nắm chặt tay lại, bước xuống hai bậc thang cuối cùng, tiến về phía hai người, con mắt dữ dội nhìn trừng trừng vào đôi môi mỏng dính xám ngoét của lão Rít. Anh tái nhợt đi vì tức giận và chỉ muốn đánh nhau. Anh nói, giọng nặng nhọc: - Này bà Pây-giợ Bà đã lăng nhục tôi. Nếu trong hai phút nữa, bà không rút lại ý kiến và xin lỗi, tôi sẽ kiện bà, đòi bồi thường về tội phỉ báng. Người cung cấp tin tức cho bà cũng sẽ bị tố giác trước Tòa. Tôi tin chắc Hội đồng quản trị của ông Rít sẽ rất thích thú được biết ông ta đã tiết lộ công việc của khách hàng như thế nào. - Tôi… tôi chỉ làm nhiệm vụ của tôi – Viên giám đốc chỉ nhánh ngân hàng lắp bắp, mặt càng tái hơn. En- đru nói thẳng một mạch, nhanh đến nghẹn lời: - Tôi chờ bà xin lỗi, bà Pây-giợ Nếu bà không nói nhanh, tôi sẽ cho ông giám đốc của bà một trận nên thân mà ông ta chưa được nếm bao giờ. Blốt- đoen biết mụ đã quá lời… đã nói quá… quá nhiều cái ý mụ định nói. Lời hăm dọa của Men-sân, thái độ chẳng lành của anh làm mụ phát hoảng. Hầu như có thể nhìn thấy được sự suy tính chớp nhoáng của mụ: Bồi thường! Bồi thường nặng. Ôi chao ôi, họ có thể lấy mất của mụ nhiều tiền! Mụ tắc họng, nuốt nước bọt, lắp bắp: - Tôi… tôi rút lại ý kiến. Tôi xin lỗi. Mụ đàn bà lũn cũn, phục phịch này chịu khuất phục đột ngột và bất ngờ như vậy, thật gần như một chuyện hài hước. Nhưng En- đru không thấy có gì đáng cười. Hết sức chua chát, anh bỗng nhận ra anh chịu đựng đến thế này là cùng cực rồi. Anh không thể chịu đựng thêm nữa mụ đàn bà hay sách nhiễu, quấy rầy ấy. Anh hít một hơi dài. Anh quên hết mọi thứ, chỉ còn thấy ghê tởm mụ. Anh cảm thấy một niềm vui man dại khi được nói hết những điều chất chứa trong lòng: - Bà Pây-giơ, tôi có một đôi điều muốn nói với bà. Trước hết, tôi biết bà mỗi năm thu về một nghìn năm trăm bảng nhờ việc tôi làm cho bà ở đây. Trong số tiền đó, bà trả tôi một khoản nhỏ mọn là hai trăm năm mươi bảng. Ngoài ra, bà đã làm hết sức để cho tôi chết đói. Có lẽ tưởng cũng nên để bà biết rằng tuần trước, một đoàn đại biểu công nhân mỏ đã kiến nghị lên ông giám đốc, và ông giám đốc đã bảo với tôi là sẽ ghi tên tôi vào danh sách biên chế của Công tỵ Có lẽ tưởng cũng nên để bà biết thêm rằng, xuất phát từ những lý do đạo lý mà có lẽ bà không mảy may hiểu nổi, tôi đã dứt khoát từ chối. Và bây giờ, bà Pây-giơ, tôi đã chán ngấy bà hết sức rồi, tôi không ở lại đây nữa. Bà là một con vật đê tiện, tham lam, vụ lợi. Thực ra, bà cũng là một ca bệnh lý đấy. Tôi báo trước để bà biết một tháng nữa tôi thôi việc. Mụ ta há hốc mồm nhìn En- đru, hai con mắt như hai viên bi đen bật ra khỏi đầu. Bỗng nhiên mụ rít lên: - Không, không phải. Không phải, nói láo. Ông không thể nào vào biên chế Công ty được. Ông bị đuổi cổ đi thì có. Trong đời tôi, chưa có đứa phụ tá báo thôi việc với tôi bao giờ. Xấc láo, hỗn xược thật, nói với tôi như thế à. Tôi nói rồi, ông bị đuổi cổ đi thì có, đúng thế, bị đuổi cổ, đuổi cổ… Mụ thét lên ầm ĩ, điên dại, đê tiện. Tiếng lu loa lên đến tột độ thì bỗng ngắc lại. trên đầu cầu thang, cánh cửa buồng bác sĩ Pây-giơ mở ra chầm chậm, và một lát sau, ông Pây-giơ hiện ra, thân hình gầy gò hốc hác kỳ dị, hai cẳng chân khẳng khiu thò ra dưới chiếc áo ngủ. Sự xuất hiện kỳ quái ấy bất ngờ đến nỗi mụ Blốt- đoen đang nói nửa chừng phải im bặt. Đứng ở dưới nhà, mụ ngửa cổ nhìn lên gác, cả lão Rít và En- đru cũng vậy, trong khi ông già ốm yếu đau đớn chậm chạp lết bên chân liệt đến đầu cầu thang. Giọng ông tuy bị kích động nhưng nghiêm khắc: - Không để tôi yên được một phút à? Có chuyện gì thế? Mụ Blốt- đoen lại há hốc mồm ra lần nữa rồi sụt sịt sỉ vả Men-sân và kết luận: Thế là… thế là tôi cho ông ấy thôi việc. En- đru không bác lại cách mụ trình bày sự việc. Toàn thân run lên cầm cập vì xúc động và vì gắng sức đứng cho vững, bác sĩ Pây-giơ hỏi: - Bà bảo là ông ấy sắp thôi à? Mụ ta khụt khịt: - Đúng thế, mình ạ. Với lại, mình sắp trở lại làm việc rồi. Tất cả im lặng một lúc. Bác sĩ Pây-giơ gác bỏ tất cả những điều ông định nói. Con mắt ông dừng lại lâu ở En- đru thầm xin lỗi, rồi nhìn sang lão Rít, xong chuyển nhanh sang bà vợ, cuối cùng buồn bã nhìn vào khoảng không. Bộ mặt cứng đờ của ông đượm vẻ tuyệt vọng nhưng vẫn trang nghiêm. Sau cùng ông nói: - Không. Tôi sẽ không bao giờ trở lại làm việc. Các người đã biết thế rồi, biết cả rồi. Ông không nói gì nữa. Chậm chạp quay người lại, tựa tay vào tường,ông lê bước trở về buồng. Cánh cửa đóng lại không một tiếng động. Xem tiếp: Chương 13 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 13 Nhớ lại niềm vui sướng, niềm tự hào trong sáng đã nẩy nở trong anh sau ngày trông nom cho bác Mo-gân gái được mẹ tròng con vuông mà mấy lời đê tiện của mụ Blốt- đoen sau đó biến thành một việc nhơ nhuốc, lòng En- đru sôi lên căm giận. Anh tự hỏi xem anh có nên đẩy sự việc đi xa hơn nữa không, viết thư cho bác sĩ Giâu Mo-gân, rồi đòi một cái gì hơn chỉ là những lời xin lỗi đơn thuần. Nhưng anh gạt bỏ ý nghĩ ấy vì nó xứng với mụ Blốt- đoen hơn là với anh. Cuối cùng, En- đru chọn một hội từ thiện vô dụng nhất trong vùng, và với một tâm trạng vô cùng cay dắng, anh gửi số tiền năm ghi-ni đến hội ấy, bảo họ gửi giấy lĩnh tiền đến chỗ A-nơ-rít. Sau đấy, En- đru thấy khoan khoái hơn. Anh chỉ muốn nhìn thấy mặt Rít khi lão ta nhận được tờ giấy lĩnh tiền kia. Hiểu rằng đến cuối tháng là anh nghỉ việc ở Blây-nen-li, En- đru tức khắc đi tìm một chỗ khác. Anh xem đi xem lại các trang cuối của tờ “Mũi dao chích”, nộp đơn xin làm bất cứ việc gì xem ra có vẻ thích hợp. Có nhiều nơi đăng báo “tìm người phụ tá”. En- đru gởi đơn đến hết, kèm theo bản sao văn bằng, giấy chứng nhận, và cả ảnh nữa như nhiều nơi yêu cầu. Nhưng hết một tuần, rồi hai tuần mà vẫn chưa có nơi nào trả lời. Anh thất vọng và kinh ngạc. Sau Đen-ni giải thích cho En- đru biết bằng một câu ngắn gọn: “Vì anh đã ở Blây-nen-li”. En- đru hoảng sợ, chợt hiểu rằng anh đã bị mang tội mang mợ vì đã làm việc tại thị trấn nhỏ hẻo lánh ở xứ Uên này. Không một nơi nào muốn nhận những người “ở vùng thung lũng” về làm phụ tá: họ chắc mang tiếng xấu cả rồi. Qua mười lăm ngày, En- đru bắt đầu thực sự lo ngại. Anh làm gì bây giờ? Anh hãy còn nợ Quỹ Glen hơn năm mươi bảng. Cố nhiên, họ sẵn sàng cho anh chịu thêm một thời gian nữa. Nhưng ngoài ra, nếu anh không tìm được việc nào khác thì anh sẽ sống bằng gì? Túi anh chỉ có khoảng hai, ba bảng. Anh không có đồ đạc, không có tiền dành dụm. Từ ngày đặt chân đến Blây-nen-li đến nay, ngay quần áo mới anh cũng chưa mua được tuy quần áo anh đã sờn cả rồi. Đôi lúc, En- đru kinh hoàng khi hình dung anh bị sa vào cảnh khốn cùng. Trong cuộc sống vô định, tràn ngập khó khăn, En- đru thấy thiếu Cơ-ri-xtin. Thư từ không ích gì, có viết được gì thì chắc chắn cũng diễn đạt sai ý của mình mất thôi. Thế mà đến tuần đầu tháng chín nàng mới về. En- đru ngước mắt buồn phiền mong nhớ nhìn quyển lịch, tính xem còn bao nhiêu ngày nữa. Còn mười hai ngày. Mỗi lúc một chán nản hơn, anh nghĩ mười hai ngày ấy chẳng khác gì đã trôi qua rồi vì cũng không thể chờ đợi gì ở chúng. Tối hôm ba mươi tháng tám, ba tuần sau ngày anh báo tin thôi việc với mụ Blốt- đoen, đúng vào lúc cùng quẫn anh toan xin làm một chân dược tá, đang buồn bã bước chân trên phố Nhà thờ thì anh gặp Đen-nị Thời gian gần đây, hai người cư xử với nhau một cách xã giao hơi gượng gạo cho nên En- đru ngạc nhiên khi Đen-ni giữ anh lại nói chuyện. Gõ tẩu thuốc vào đế giày, Đen-ni ngắm nghía mãi chiếc tẩu như thế có cái gì đáng để anh ta chú ý lắm, rồi cuối cùng nói: - Anh Men-sân, tôi rất tiếc là anh bỏ đi. Có anh ở đây, tình hình khác đi nhiều. – Đen-ni ngập ngừng – Chiều nay, tôi nghe nói Hội y tế E-bơ-re-lo đang cần một bác sĩ phụ tá. E-bơ-re-lo cách đây có ba mươi dặm, ở phía bên kia thung lũng. Hội này rất đứng đắn, ấy là so với mức đứng đắn của các hội cùng loại. Tôi cho rằng viên bác sĩ trưởng ở đấy, tên là Lu-ê-lin, là một tay làm ăn được. Vì thị trấn ấy cũng nằm trong thung lũng nên họ khó có lý do cự tuyệt một kẻ từ thung lũng đến. Anh thử hỏi xem sao. En- đru nhìn Đen-ni ngờ vực. những hy vọng cùa anh gần đây được vẽ ra rất đỗi đẹp đẽ nhưng rồi lại tan ra như bong bóng đến nỗi anh mất hết niềm tin ở khả năng thành công của mình. En- đru từ tốn gật đầu. - Thôi được, nếu đúng thế, tôi cứ thử xem sao. Mấy phút sau, En- đru về nhà dưới làn mưa lúc này đã nặng hạt, và viết đơn xin việc. Ngày sáu tháng chín có phiên họp toàn thể của Hội đồng quản trị Hội y tế E-bơ-re-lo để chọn người thay chân bác sĩ Le-xli vừa mới xin thôi để đến làm tại một đồn điền cao su ở Mã Lai. Có bảy người xin và cả bảy người đều được mời đến. Một buổi chiều mùa hè đẹp đẽ, chiếc đồng hồ lớn ở Cửa hàng hợp tác chỉ gần bốn giờ. En- đru đi đi lại lại trên vỉa hè trước trụ sở. Hội tại quảng trường E-bơ-re-lo, lo lắng liếc nhìn sáu người khác cùng đến xin việc, nóng lòng chờ tiếng chuông đầu tiên điểm giờ của chiếc đồng hồ. Nay đã thấy những điều linh cảm của mình là không đúng và bây giờ anh đã có mặt ở đây, thực sự sắp được xét chọn, nên En- đru hết lòng mong trúng tuyển. Qua những điều đã thấy thì anh ưa thích E-bơ-re-lọ Năm ở cuối cùng thung lũng Ghét-li, thị trấn này không thụt dưới lòng hẽm, mà là ở phía trên hẽm núi. Cao ráo, không khí trong sạch, rộng lớn hơn Blây-nen-li nhiều - En- đru ước tính có đến gần hai vạn dân – đường phố và các cửa hiệu đẹp đẽ, có hai rạp chiếu bóng, thị trấn này gây cho người ta cảm giác thoáng đãng nhờ ở những cánh đồng xanh rờn chung quanh. Sau không khí ngột ngạt ở khe Pê-nen-li, En- đru coi E-bơ-re-lo thực sự là một thiên đường. En- đru đi tới rồi lại đi lui, suy nghĩ:”Nhưng mình sẽ không bao giờ được nhận vào đâu”. Không bao giờ, không bao giờ. Anh không thể nào có cái may ấy. Tất cả những người kia đều có vẻ dễ được nhận vào làm hơn anh nhiều, họ thông tốt mã hơn, tự tin hơn. Nhất là người bác sĩ tên là Et-Uất thì lộ rõ niềm tự tin khiến En- đru đâm phát ghét người trung niên béo lùn phì nộn ấy. Trong câu chuyện giữa mọi người cách đây mấy phút ở ngoài cửa, ông này đã công khai kể ông ta vừa mới nhường lại chỗ làm việc cũ ở dưới thung lũng để “xin” vào đây. En- đru bực dọc nghĩ bụng: thằng cha khốn kiếp kia đã chẳng từ bỏ một nơi chắc chắn nếu chưa nắm chắc chỗ này! En- đru cứ đi đi lại lại mãi, đầu cúi gằm, tay thọc trong túi. Cơ-ri-xtin sẽ nghĩ thế nào về anh nếu anh không được nhận. Nàng sẽ trở về Blây-nen-li hôm nay hoặc ngày mai. Trong thư nàng không nói chắc ngày nào. Trường học phố Ngân hàng sẽ khai giảng thứ hai tới. Tuy En- đru chưa viết thư kể cho Cơ-ri-xtin biết anh xin vào đây, nhưng không được nhận có nghĩa là anh sẽ đến gặp nàng với vẻ ỉu xìu, chán nản, hoặc tệ hơn nữa, với vẻ vui vẻ giả tạo, đúng vào lúc anh mong mỏi hơn mọi thứ trên đời được đứng thoải mái bên nàng, được đóng nhận nụ cười điềm đạm, thân thiết của nàng, nụ cười làm xao xuyến lòng anh. Sau cùng, đã đến bốn giờ. En- đru đang đi về phía trụ sở Hội thì một chiếc xe hơi xinh đẹp lướt qua quảng trường êm như ru và đỗ ngay trước cổng. Ở ghế sau bước xuống là một người đàn ông thâm thấp, bảnh bao, sang trọng, miệng mỉm cười niềm nở với những người đến xin việc nhưng vẫn có một vẻ nghênh ngang dửng dưng. Trước khi bước lên bậc cửa, ông ta nhận ra Et-Uất và gật đầu chào. - Thế nào, Et-Uất? – Rồi nói riêng – Chắc là tốt cả thôi. Et-Uất thì thào, hết sức kính cẩn: - Cảm ơn bác sĩ Lu-ê-lin, cô cùng cảm ơn ông. En- đru cay đắng nghĩ thầm: “Đâu vào đấy cả rồi”. Ở tầng trên, phòng đợi là một gian phòng nhỏ, trơ trọi, bí hơi, nằm ở cuối một hành lang ngắn dẫn đến phòng của Hội đồng Hội y tế. En- đru là người thứ ba được mời vào xét hỏi. Anh bước vào gian phòng rộng trong lòng bồn chồn nhưng bề ngoài cố giữ vẻ cứng cỏi. Nếu họ đã dành trước chỗ này cho người khác rồi thì anh sẽ không việc gì phải quỵ lụy cầu xin. Anh ngồi xuống chiếc ghế được mời, không để lộ vẻ gì trên nét mặt. Trong phòng có khoảng ba mươi người thợ mỏ, người nào cũng đang hút thuốc, chăm chú nhìn En- đru với một vẻ tò mò lấc cấc, nhưng không phải không có thiện cảm. Ngồi ở chiếc bàn nhỏ kê về một bên là một người điềm tĩnh, da mai mái, gương mặt thông minh tinh nhanh. Với nước da hơi xạm, người ấy như có vẻ đã từng làm thợ dưới hầm lò. Đó là On- Oen, thư ký Hội. Bác sĩ Lu-ê-lin thì đang uể oải tì người lên cạnh bàn, miệng mỉm cười ân cần với En- đru. Cuộc xét hỏi bắt đầu. Bằng một giọng từ tốn, On- Oen giải thích về điều kiện làm việc nếu được tuyển dụng. - Tình hình ở đây như thế này, bác sĩ Men-sân ạ. Theo cách tổ chức của chúng tôi, công nhân ở eb giải thích về điều kiện làm việc nếu được tuyển dụng. - Tình hình ở đây như thế này, bác sĩ Men-sân ạ. Theo cách tổ chức của chúng tôi, công nhân ở E-bơ-re-lo – trong quận có hai mỏ than an-thra-xít, một nhà máy thép và một mỏ than đá – góp một số tiền cho Hội chúng tôi, trích từ tiền lương hàng tuần của họ. Với số tiền ấy, Hội chúng tôi tổ chức ra những bộ phận y tế cần thiết, xây một bệnh viện nho nhỏ xinh xắn và những bệnh xá, mua thuốc men, y cụ, vân vân… Ngoài ra, Hội còn tuyển dụng các bác sĩ. Có bác sĩ Lu-ê-lin là bác sĩ trưởng kiêm bác sĩ ngoại khoa, cùng với bốn bác sĩ phụ tá và một nha sĩ. Hội trả lương cho các bác sĩ theo đầu người, tức là tùy theo số người đăng ký chữa bệnh ở từng bác sĩ mà trả lương nhiều hay ít. Theo tôi biết, trước khi rời đây, bác sĩ Le-xli hình như mỗi năm được năm trăm bảng thì phải… Nhìn chung, chúng tôi thấy cách tổ chức đó là tốt. – Ba mươi thành viên của Hội đồng xì xào tỏ ý tán thành. On- Oen ngẩng đầu lên nhìn họ và hỏi – Bây giờ, thưa các vị, các vị có cần hỏi gì không? Họ bắt đầu hỏi En- đru dồn dập. Anh cố trả lời bình tĩnh, trung thực, không khoác loác. Có một lần, anh châm chọc một câu. - Ông có nói được thổ ngữ Uên không? – Câu hỏi ấy là của một người thợ mỏ còn trẻ tên là Chen-kin, thích hỏi nhiều. - Không, tôi được nuôi dạy bằng tiếng Xen-tơ (#1) - Thế thì ở đây khá thuận lợi đấy! - Tôi thấy thuận lợi ở chỗ có thể dùng nó để rủa bệnh nhân. - En- đru lạnh lùng trả lời, và mọi người cười mũi Chen-kin. Cuối cùng, cuộc xét hỏi kết thúc, On- Oen nói: “Rất cảm ơn ông, bác sĩ Men-sân”, En- đru trở lại gian phòng đợi bé nhỏ, hôi hám, cảm thấy như mình vừa mới bị những cơn sóng lớn trên mặt biển xô đẩy, và nhìn những người khác lần lượt vào. Người vào cuối cùng là Et-Uất. Ông ta ngồi lại rất lâu. Khi trở ra, ông ta ngoác miệng như nói thẳng với mọi người: “Rất tiếc cho các bạn, nó nằm gọn trong túi tôi rồi”. Tiếp theo sau là những giây phút chờ đợi dài dằng dặc. Sau cùng, cánh cửa phòng Hội đồng lại mở, và từ trong màn khói thuốc dầy đặc, On- Oen bước ra, tay cầm một tờ giấy. Ông ta đưa mắt tìm kiếm, cuối cùng dừng lại ở En- đru, vẻ thân thiện thực sự: - Bác sĩ Men-sân, mời ông vào đây thêm mấy phút nữa. Hội đồng muốn gặp ông thêm. Môi tái nhợt, ngực đập thình thịch, En- đru theo chân On- Oen vào phòng Hội đồng. Chẳng lẽ, - không, không có lý, chẳng lẽ họ lại để ý đến anh. Lại ngồi vào chiếc ghế bị cáo, En- đru nhận thấy có những nụ cười và những cái gật đầu khích lệ đối với anh. Nhưng bác sĩ Lu-ê-lin thì không nhìn gì đến En- đru. Người phát ngôn của cuộc họp là On- Oen bắt đầu: - Bác sĩ Men-sân, chúng tôi xin nói thẳng với ông, Hội đồng có phần nào lưỡng lự. Thực tế là, theo lời khuyên của bác sĩ Lu-ê-lin, Hội đồng ngả nhiều về một người dự tuyển khác nhiều kinh nghiệm trong việc thực hành nghề y tại thung lũng Ghét-li này. Một ủy viên Hội đồng có mái tóc hoa râm ở phía dưới nói xen vào: - Ông Et-Uất ấy bụng phệ quá. Giá mà được nhìn ông ấy leo dốc đến thăm các gia đình trên đồi Ma- đi nhỉ! Đầu óc quá căng thẳng, En- đru mỉm cười không nổi. Anh hồi hộp chờ đợi On- Oen nói tiếp: - nhưng hôm nay, tôi phải nói là Hội đồng rất ưng ý ông. Như bác sĩ Tom Két-tơn vừa mới nói văn hoa cách đây một phút, Hội đồng muốn có những người trai trẻ, xông xáo. Có những tiếng cười, tiếng reo: “Hoan hô”, “Bác Tom khá đấy”. - Ngoài ra, bác sĩ Men-sân ạ - On- Oen tiếp lời – tôi phải nói với ông rằng Hội đồng đã có ấn tượng rất mạnh trước lời giới thiệu của hai người…, có thể là hai lời giới thiệu mà bản thân ông không dẫn ra khiến cho Hội đồng coi những lời giới thiệu ấy càng có giá trị. Hai bức thư giới thiệu ấy vừa mới được bưu điện chuyển đến chúng tôi sáng nay, mà người giới thiệu là hai vị bác sĩ ở ngay thị trấn của ông, tôi muốn nói là ở Blây-nen-lị Một người là bác sĩ Đen-ni, có bằng bác sĩ ngoại khoa, một học vị rất cao quý như bác sĩ Lu-ê-lin đây đã công nhận. Lời giới thiệu thứ hai, gửi đến cùng một lúc với lời giới thiệu của bác sĩ Đen-ni là của bác sĩ Pây-giơ, người mà ông hiện nay hình như phụ tá. Bác sĩ Men-sân, Hội đồng chúng tôi đã có kinh nghiệm về những lời giới thiệu. Và hai người giới thiệu này đã nói rất tốt về ông bằng những lời nồng nhiệt khiến Hội đồng có ấn tượng rất mạnh. En- đru cắn môi, mắt nhìn xuống đất. Bây giờ anh mới biết đến việc làm cao cả này của Đen-ni đối với anh. - Chỉ có mỗi một khó khăn thôi. - On- Oen dừng lời, ngập ngừng, lấy tay đẩy chiếc thước kẻ trên bàn – Tuy Hội đồng hiện nay nhất trí chọn ông, nhưng công việc này, với những trách nhiệm của nó, có thể nói là phải đòi hỏi một người bác sĩ có gia đình. Chắc ông cũng hiểu, ngoài một điều là mọi người muốn có một vị bác sĩ đã có vợ để đến trông nom chữa chạy gia đình họ được tiện còn có một điều là vị bác sĩ ấy sẽ được sắp xếp ở một ngôi nhà riêng biệt, một ngôi nhà đẹp… Cái đó không… đúng thế, cái đó không thích hợp với một người sống độc thân. Một sự im lặng xôn xao. En- đru nín một hơi dài, hình ảnh Cơ-ri-xtin bỗng hiện lên sáng rực trong suy nghĩ của anh. Mọi người, cả bác sĩ Lu-ê-lin nữa, đều nhìn anh, chờ câu trả lời. En- đru nói, không nghĩ ngợi, hoàn toàn không điều khiển nổi trí óc mình nữa. Anh nghe thấy tiếng anh trả lời bình tĩnh: - Thưa các vị, thực tế là tôi đã đính hôn với một cô gái ở Blây-nen-lị Tôi… tôi chỉ đợi có một nơi làm việc thích hợp, như ở đây, làm lễ cưới. On- Oen đập chiếc thước kẻ xuống mặt bàn, hài lòng. Những người khác cũng bằng lòng, thể hiện bằnng tiếng gõ giày thình thình trên sàn. Và bác Két-tơn bộc trực nói oang oang ngay: “Tốt đấy, anh bạn trẻ ạ, E-bơ-re-lo là một nơi đẹp đẽ hiếm có để hưởng tuần trăng mật”. On- Oen nói to, át tiếng ồn ào: - Tôi coi như vậy là các vị đã đồng ý cả. Bác sĩ Men-sân đã được nhất trí tuyển chọn, có phải không ạ? Tiếng xì xào tán thành nổi lên mạnh mẽ. En- đru cảm thấy một niềm say sưa thắng lợi. - Bao giờ ông có thể bắt đầu làm việc, bác sĩ Men-sân? Đối với Hội đồng thì càng sớm thì tốt. - Tôi có thể bắt tay vào việc đầu tuần sau. - En- đru trả lời. Rồi anh lạnh toát người khi nghĩ: “Nhỡ Cơ-ri-xtin không bằng lòng mình thì sao? Nhỡ mình mấy cả nàng, mất luôn cả chỗ làm tuyệt vời này thì sao?”. - Thế là đã giải quyết xong xuôi cả. Bác sĩ Men-sân, cảm ơn ông. Tôi tin chắc Hội đồng sẽ chúc ông… và bà Men-sân tương lai… thu được mọi kết quả thật tốt đẹp trong công việc mới. Tiếng vỗ taỵ Các uỷ viên Hội đồng, Lu-ê-lin, On- Oen, tất cả mọi người giờ đây đều chúc mừng En- đrụ Riêng On- Oen còn thân thiết ôm ghì lấy anh. Sau đó, En- đru ra phòng ngoài cố không để lộ vẻ hân hoan, làm như không để ý đến bộ mặt tiu nghỉu, ngơ ngác của Et-Uất. Nhưng anh kìm mình không được, hoàn toàn không được. Lúc đi bộ từ quảng trường đến nhà ga, ngực anh căng lên vì niềm vui thắng lợi. Anh bước thoăn thoắt, như nhảy nhót. Ở bên phải đồi thoai thoải anh đang đi là một vườn hoa công cộng nhỏ có vòi phun nước và lầu hòa nhạc. Thấy không! Một lầu hòa nhạc nhé, còn trang điểm cho cho phong cảnh ở Blây-nen-li thì chỉ có những bãi xỉ quặng. Lại còn rạp chiếu bóng đằng kia nữa, những cửa hàng to đẹp, đường bằng phẳng dễ đi, chứ không phải là đường mòn trên núi lổn nhổn sỏi đá. On- Oen hình như lại còn nói về một bệnh viện nữa, một bệnh viện “nhỏ nhắn xinh xắn” thì phải. Chà! Nghĩ đến tác dụng của một bệnh viện đối với công việc của anh, En- đru hít một hơi dài ngây ngất. Anh nhảy vội lên một toa vắng tanh của chuyến tàu Ca- đíp, và lòng vui hớn hở trong khi tàu đưa anh về Blây-nen-li. Chú thích: (1-) Thổ ngữ của người Xen-tơ sống ở Ai-rơ-lân và cao nguyên Xcốt-lân. Xem tiếp: Chương 14 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 14 Tuy khoảng cách không xa theo đường chim bay, nhưng con đường xe lửa từ E-bơ-re-lo về Blây-nen-li phải chạy vòng vèo qua nhiều dãy núi, và đến ga nào tàu cũng phải đỗ. Đến Ca- đíp, En- đru chuyển sang tàu đi thung lũng Pi-nen-li, con tàu này thì chạy chậm rì rì, chậm quá thể. Tâm trạng En- đru bây giờ cũng đổi khác. Thu mình vào một góc, lòng nôn nao chỉ mong chóng về tới nhà, đầu óc rối bời. Lần đầu tiên, En- đru nhận ra rằng từ mấy tháng nay anh chỉ biết nghĩ về mình, chỉ xem xét tình hình trên phương diện của mình. Nỗi phấp phỏng về việc cưới xin, sự do dự trong việc ngỏ lời với Cơ-ri-xtin, tất cả chỉ tập trung vào tình cảm của bản thân anh và mặc nhiên coi như nàng sẽ chấp thuận. Giả sử anh đã tính nhầm một cách đáng sợ thì sao? Giả sử Cơ-ri-xtin không yêu anh thì sao? En- đru hình dung ra anh bị cự tuyệt, đau lòng viết thư báo cho Hội đồng biết là “do những tình huống mà tôi không định đoạt nổi”, anh không thể nhận công việc ấy. Trong lúc này, En- đru tưởng như nhìn thấy Cơ-ri-xtin đang đứng trước mặt. Anh đã hiểuu nàng sâu sắc biết bao: miệng hơi nhoẻn cười như hỏi han, thói quen lấy tay chống cằm, vẻ trung thực điềm đạm trong đôi mắt nâu. Anh thấy lòng quặn lại vì ao ước. Cơ-ri-xtin thân yêu! Nếu phải mất nàng thì dù có điều gì xảy ra với anh nữa cũng chẳng đáng kể gì. Đến chín giờ tối, con tàu bò từ từ vào Blây-nen-lị Nhanh như cắt, En- đru nhảy xuống sân ga, đi dọc phố Gạ Tuy chắc sáng mai Cơ-ri-xtin mới về nhưng cũng có khi may ra nàng đã về đến nhà rồi chăng. Phố Nhà thờ… rồi qua Học viện… Aùnh đèn ở phòng ngoài nhà nàng làm anh nhói lên một nỗi đau hy vọng phấp phỏng. Anh tự nhủ phảii bình tĩnh, có thể đó chỉ là bà chủ trọ dọn phòng hộ nàng thôi, rồi anh lao vào trong nhà, đẩy cửa phòng khách. Đúng rồi! Đúng là Cơ-ri-xtin. Nàng đang quỳ gối trên mấy quyển sách ở góc buồng, xếp sách vào ngăn dưới cùng của cái giá. Xếp xong, nàng thu dọn mấy mẩu giấy gói vướng trên sàn cạnh nàng. Chiếc va-li để trên ghế, áo ngoài và mũ nàng đặt lên trên. En- đru hiểu là nàng vừa mới về đến nhà xong. - Cơ-ri-xtin, em! Nàng quay người lại, đầu gối vẫn còn quỳ dưới đất, mớ tóc xõa trên trán. Nàng khẽ reo lên vì ngạc nhiên và mừng rỡ rồi đứng dậy. - Anh En- đru! Anh đến, thật ân cần với em quá! Cơ-ri-xtin bước lại phía anh, gương mặt rạng rỡ, chìa tay ra với anh. Nhưng En- đru lại cầm cả hai bàn tay nàng trong hai bàn tay anh xiết chặt. Anh nhìn nàng. Anh đặc biệt yêu nàng trong chiếc váy và chiếc áo nàng đang mặc, nó tôn dáng mảnh mai, vẻ dịu dàng non trẻ của nàng. Ngực anh lại đập rộn rã. - Cơ-rít! Anh có câu chuyện này muốn nói với em quá! Mắt nàng đượm vẻ lo ngại. Nàng chăm chú nhìn gương mặt xanh tái đầy bụi bặm đường trường của anh và thực sự lo lắng. Nàng hỏi ngay: - Sao đấy anh? Lại có chuyện rắc rối với bà Pây-giơ phải không? Anh bỏ đi ư? En- đru lắc đầu, giữ chặt hơn nữa hai bàn tay vé nhỏ của Cơ-ri-xtin. Rồi anh nói liền một hơi: - Em! Anh mới xin được việc làm, một nơi tuyệt diệu, tại E-bơ-re-lọ Anh vừa mới đến gặp Hội đồng hôm naỵ Năm trăm bảng một năm, lại có nhà nữa. Cả một tòa nhà, em nhé! Em yêu quý, ôi, Cơ-ri-xtin, em của anh, em có thể,… em có bằng lòng làm vợ anh không? Mặt nàng tái đi. Đôi mắt long lanh trên gương mặt tái nhợt. Hơi thở dường như bị nghẹn lại trong ngực. Nàng nói yếu ớt: - Em tưởng… là anh đem đến cho em tin chẳng lành. En- đru sôi nổi: - Không, không đâu. Đây là tin tuyệt vời nhất, em ạ. Ôi, giá mà em được nhìn thấy nơi đó. Rộng rãi, sạch sẽ, với những cánh đồng xanh rờn, những cửa hiệu đàng hoàng, đường sá đẹp đẽ và một vườn hoa và ôi chao! Cơ-ri-xtin ạ, một bệnh viện thực sự nữa! Chỉ cần em bằng lòng làm vợ anh, em yêu của anh, là chúng ta có thể rời đây đi ngay tức khắc. Đôi mắt nàng mềm ra, run rẩy. Nhưng đôi mắt nàng thì cười với En- đru, long lanh một ánh kỳ lạ. - Vì E-bơ-re-lo, hay vì em hở anh? - Vì em chứ, Cơ-rít! Ôi, nếu em biết anh yêu em đến nhường nào. nhưng này, hay có lẽ em không yêu anh chăng? Nàng khẽ kêu lên một tiếng gì nhỏ trong cổ và áp đầu vào ngực anh. Trong khi En- đru quàng tay ôm lấy nàng thì Cơ-ri-xtin nghẹn ngào: - Anh, anh thân yêu của em! Em đã đem lòng yêu anh ngay từ – nàng nhoẻn cười qua những giọt nước mắt sung sướng –… ôi ngay từ lúc em nhìn thấy anh bước vào cái lớp học tẻ ngắt ấy. Xem tiếp: Chương 15 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 15 Chiếc xe tải ọp ẹp của Guy-liêm Gion Lo-xin phì phò leo núi. Đằng sau xe, một miếng vải bạt cũ thả thõng xuống mảnh ván hậu gãy nát, tấm biển số han gỉ và ngọn đèn không bao giờ được thắp lên, quệt một vạch mờ mờ trên lớp bụi đường. Hai bên xe, hai vạt cánh gà không buộc chặt đập phần phật và kêu lạch cạch theo nhịp chạy của chiếc xe cổ lỗ. Và đằng trước, ở ghế người lái có hai vợ chồng bác sĩ Men-sân cùng với bác tài Guy-liêm Gion vui vẻ ngồi áp sát bên nhau. En- đru và Cơ-ri-xtin vừa mới làm lễ cưới hồi sáng xong. Đây là vài ba thứ đồ đạc ít ỏi của cặp vợ chồng mới cưới, một cái bàn nấu bếp mua lại hai mươi si-linh ở Blây-nen-li, mấy cái nồi xoong mới và mấy chiếc va-li của hai người. Không sĩ diện nên họ nghĩ rằng cách tốt nhất, rẻ tiền nhất để đưa toàn bộ số của cải vật chất đồ sộ ấy cùng với bản thân họ đến E-bơ-re-lo là thuê cái cửa hàng tạp hóa lưu động này của Guy-liêm Gion. Trời đẹp, một làn gió mát thổi nhẹ làm sáng bầu trời xanh lợ Đôi vợ chồng trẻ khúc khích đùa với bác Guy-liêm Gion khiến bác thỉnh thoảng phải đáp lại bằng tiếng còi ô-tô theo điệu nhạc “Chậm rãi” của Hây- đợ Họ đỗ lại ở một quán hàng lẻ loi trên núi, bên đèo Ri-thin, để Guy-liêm Gion có dịp nâng cốc bia Rim-ni mừng hạnh phúc của họ. Đầu hơi hâm hấp, mắt lại hiếng, Guy-liêm Gion mấy lần nâng cốc bia lên chúc mừng hai vợ chồng rồi lại tợp một ly rượu để mừng cho bản thân mình. Sau đó thì chiếc xe lao như tên bắn trên đoạn đường dốc bên kia đèo Ri-thin với hai chỗ đường vòng chữ U ven một cái vực sâu gần năm trăm bộ. Vượt qua ngọn núi cuối cùng, chiếc xe lượn theo con đường chạy xuống E-bơ-re-lọ Đây là những giây phút khoan khoái mê lỵ Thị trấn E-bơ-re-lo trải ra trước mắt họ với những mái nhà dài uốn lượn như sóng theo địa hình lên xuống của thung lũng, những cửa hiệu, nhà thờ, công sở, xúm xít lại với nhau ở phía trên thị trấn, còn ở phía dưới là các giếng mỏ và nhà máy luyện kim với những cột khói liên tục phun lên, cỗ máy tụ vuông vức phả ra những đám hơi nước… tất cả đều ánh lên một màu vàng óng ả dưới ánh nắng ban trưa. Xiết chặt cánh tay Cơ-ri-xtin, với tất cả sự hăm hở của người thuộc lối dẫn đường En- đru thì thầm: - Cơ-rít, em thấy đấy! Một nơi khá đẹp, có phải không em? Quảng trường ở chỗ kia kìa. Chúng mình đến đó bằng đường phía sau. Đây nữa, em này. Không phải thắp đèn dầu đâu, em nhé. Nhà máy đốt hơi kia kìa. Không biết ngôi nhà của chúng mình đâu nhỉ? Họ hỏi thăm một người thợ mỏ qua đường và được biết “Sơn cốc” – cái tên mà Hội đồng Hội y tế E-bơ-re-lo đặt cho ngôi nhà của họ – nằm chính trên con đường này, bên rìa thị trấn. Mấy phút sau, chiếc xe của họ đã tới nơi. Cơ-ri-xtin reo: - Ôi! Nó… đẹp đấy chứ, phải không anh? - Ờ… ờ, nó trông… trông có vẻ là một ngôi nhà đáng yêu. - Cha mẹ Ơi! - Guy-liêm hất chiếc mũ ra sau gáy, thốt lên. – Một cái nhà kỳ quái làm sao! “Sơn cốc” quả là một ngôi nhà khác thường. Thoạt nhìn, nửa như một ngôi nhà gỗ Thụy Sĩ, nửa như một cái chòi của những người đi săn trên cao nguyên, với rất nhiều đầu hồi nhỏ xíu, tất cả đều trát vữa, đứng giữa một khu vườn hoang vắng tiêu điều rộng nửa ây-cơ mọc đầy cỏ dại và tầm ma; vườn có một con suối chảy qua, lòng suối ngổn ngang vỏ đồ hộp đủ loại, và vắt qua con suối ở khúc giữa là một chiếc cầu thô kệch đổ nát. “Sơn cốc” chính là cơ hội đầu tiên giới thiệu với họ quyền lực đa dạng và sự có mặt ở khắp nơi của Hội đồng mà lúc bấy giờ họ chưa biết. Năm 1919, năm thu được nhiều tiền góp nhất, các uỷ viên Hội đồng đã hào phóng tuyên bố sẽ xây ngôi nhà thật đẹp đề làm vẻ vang cho Hội đồng, ngôi nhà đó phải là một công trình có sắc thái, một ngôi nhà kiểu mẫu. Vị uỷ viên nào cũng có ý kiến của mình về ngôi nhà kiểu mẫu ấy. Có tất cả ba mươi ủy viên, và kết quả là ngôi nhà “Sơn cốc” này. Tuy nhiên, dù cho nhìn bên ngoài họ có cảm tưởng thế nào đi nữa, những người chủ mới đã nhanh chóng yên lòng khi vào thăm nhà. Nhà hãy còn chắc chắn, sàn còn tốt, tường dán giấy còn sạch sẽ. Nhưng số buồng thật đáng ngại. Tuy không nói ra, cả hai vợ chồng đều nhận thấy ngay là mấy thứ đồ đạc ít ỏi của Cơ-ri-xtin chỉ vừa để đủ bày biện được có hai buồng. Xem nháo nhào qua một lần rồi về đứng ở gian phòng lớn ngay cạnh cửa ngoài, Cơ-ri-xtin đếm nhẩm trên đầu ngón tay: - Em tính thử xem, anh nhé. Ở dưới nhà là một phòng ăn này, một phòng khách này, một phòng để tủ sách… hay là phòng làm việc, chúng mình muốn gọi nó là gì cũng được. Và trên gác là năm buồng ngủ. - Đúng, em ạ - En- đru cười. Thảo nào họ chả muốn một người đã có vợ. – Nụ cười của En- đru biến thành vẻ ân hận. – Cơ-ri-xtin, thực ra anh cảm thấy hổ thẹn đấy, em ạ. Anh không có một xu nào trong túi mà giờ đây lại dùng những đồ đạc xinh xắn của em thì khác nào anh bòn rút em. Ai lại cứ làm như mọi việc đã ổn thỏa cả, rồi lôi em đến đây, chẳng để cho em kịp nghĩ phút nào… Và cũng chỉ để cho họ vừa đủ thời gian tìm người khác dạy thay em ở trường. Anh thật là một kẻ ích kỷ. Lẽ ra anh phải đến đây trước, sắp đặt chỗ ở cho đâu vào đấy rồi mới đển em đến. - Anh Men-sân! Anh dám để em lại một mình à? - Dù sao, anh cũng phải làm một cái gì đó về phương diện này – En- đru ngiêm sắc mặt, tiếp tục ý nghĩ riêng – Em nghe này, Cơ-rít… Nàng cắt ngang với một nụ cười. - Em thấy việc cần làm bây giờ là đi tráng cho anh một quả trứng, theo cách tráng của bà Pu-lạ Hay ít ra theo cách chỉ dẫn trong sách nấu ăn. Bị chặn lời ngay khi định bắt đầu nói một thôi dài, En- đru há hốc mồm nhìn Cơ-ri-xtin. Vẻ nghiêm trang dịu dần, miệng lại mỉm cười, anh theo vợ xuống bếp. Để Cơ-ri-xtin xa anh, anh không chịu nổi. Tiếng chân hai người vang lên trong ngôi nhà trống như trong một nhà thờ lớn. Họ nhờ bác tài Guy-liêm Gion đi mua hộ trứng rồi mới để cho bác đánh xe về Blây-nen-lị Món trứng lấy ở chảo ra vàng ngậy, nóng hổi và thơm phức. Hai người ngồi ngay lên mép bàn ăn. En- đru reo: - Mẹ kiếp!… Aáy chết, anh xin lỗi, anh quên mất là đã có vợ. Ôi chao! Em nấu bếp giỏi quá! Cái quyển lịch họ bỏ lại trên tường kia trông cũng không đến nỗi tồi, làmm cho bức tường đẹp hẳn ra. Anh thích cái ảnh trên lịch… những bông hồng ấy. Trứng còn không em? Bà Pu-la là bà nào thế, nghe như tên một con gà mái. Cám ơn, Cơ-rít. Chà, em không thể tưởng tượng nổi anh nóng lòng bắt tay vào việc đến thế nào. Ở đây chắc là có nhiều cơ hội tốt để làm việc. Những cơ hội lớn đấy! - En- đru bỗng im bặt, mắt nhìn vào một cái hộp gỗ đánh véc-ni đặt ở cạnh đống hành lý của họ Ở góc phòng. – Ơ này, Cơ-rít, cái gì kia thế em? Cơ-ri-xtin trả lời, giọng thảnh nhiên: - À, một món quà cưới đấy mà, của anh Đen-ni! - Đen-ni à? En- đru đổi sắc mặt. Đen-ni đã tỏ ra cộc cằn khi En- đru chạy đến nhà cảm ơn anh ta về việc giúp anh vào làm ở đây, và nhân thể báo tin anh lấy Cơ-ri-xtin. Sáng nay, Đen-ni cũng chẳng thèm đến tiễn chân hai người. En- đru thấy mếch lòng, anh cảm thấy Đen-ni quá phức tạp, quá khó hiểu để tiếp tục làm bạn mình. En- đru bước từ từ lại chỗ để cái hộp, trong bụng nghi hoặc, nghĩ rằng bên trong chắc lại đựng một chiếc giày rách cũ… một kiểu đùa cợt của Đen-nị Anh mở nắp hộp ra và reo lên một tiếng mừng rỡ. Trong hộp là bộ kính hiển vi của Đen-ni, bộ kính Đức hảo hạng của hãng Xai-xơ, kèm theo mấy chữ: “Tôi thật sự không cần đến cái này. Tôi đã nói với anh tôi là một tay mổ xẻ mà. Chúc anh may mắn”. Không có gì để nói. Đăm chiêu, im lặng, En- đru ăn nốt miếng trứng, mắt cứ nhìn bộ kínnh hiển vị Sau đó, anh cẩn thận bê nó lên, sang gian buồng đằng sau phòng ăn, Cơ-ri-xtin bước theo sau. Anh trịnh trọng đặt bộ kính hiển vi giữa sàn nhà trơ trụi. - Đây không phải là phòng đọc sách, phòng khách hay phòng làm việc gì sất, em ạ. Nhờ người bạn tốt của chúng mình, anh Phi-líp Đen-ni, anh đặt tên cho phòng này là phóng thí nghiệm. En- đru vừa mới đặt một cái hôn lên môi Cơ-ri-xtin để đánh dấu buổi lễ đặt tên xong thì có tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông lanh lảnh kéo dài, vang lên từ phòng ngoài trống rỗng làm cho hai người giật mình sửng sốt. Họ nhìn nhau thắc mắc thầm hỏi không biết là ai. - Có lẽ là một người đến khám bệnh, Cơ-rít ạ. Em tưởng tượng xem! Người bệnh đầu tiên của anh ở E-bơ-re-lo! En- đru lao người ra phòng ngoài. Không phải là một người bệnh mà là bác sĩ Lu-ê-lin, từ nhà ông ở tít đầu bên kia thị trấn gọi dây nói đến chúc mừng. Giọng ông qua đường dây rành rọt và tao nhã, đến ngay Cơ-ri-xtin đứng kiễng chân ghé đầu bên vai En- đru cũng nghe rõ được hết câu chuyện. - A-lô! Chào anh Men-sân. Anh có khỏe không? Đừng lo, bây giờ không phải là giờ làm việc đâu. Tôi chỉ muốn được là người đầu tiên chúc mừng anh chị tại E-bơ-re-lo này thôi. - Cảm ơn ông, bác sĩ Lu-ê-lin, xin rất cảm ơn. Ông có lòng tốt với chúng tôi vô cùng. Tuy nhiên, nếu có việc làm thì cũng không sao. - Ta-ta-tạ Đừng nghĩ đến công việc vội, khi nào anh ổn định xong xuôi rồi hẵng haỵ – Lu-ê-lin nói liền một thôi – Này, anh Men-sân, nếu tối nay anh không bận gì, mời anh đến chơi dùng bữa tối với chúng tôi, cả hai anh chị, đến chơi thân mật thôi, vào bảy rưỡi. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón hai anh chị. Chúng ta sẽ có dịp chuyện trò với nhau. Đồng ý chứ? Thôi nhé, chào anh, sẽ gặp tối nay nhé. En- đru đặt máy nói xuống, vô cùng hớn hở. - Ông ấy tử tế đấy chứ, em nhỉ? Thăm hỏi chúng mình ngaỵ Mà ông ấy lại là bác sĩ trưởng đấy nhé. Một người có nhiều bằng cấp cao lắm. Anh đã tìm tên ông ấy trong quyển danh bạ ngành y rồi: bằng bác sĩ y khoa cao cấp, đã từng làm bác sĩ điều trị tại bênh viện Luân Đôn, bác sĩ chính ngạch của Bộ Y tế, hội viên Hội phẫu thuật Hoàng gia anh. Em phải biết toàn là những chức vị, học vị loại cao cả đấy. Thế mà ông ấy ăn nói thân mật quá. Cam đoan với em ở đây chúng mình sẽ rất dễ chịu. En- đru quàng tay ôm lấy Cơ-ri-xtin và vui sướng kéo nàng nhảy qua một điệu van-xơ vòng quanh gian phòng. Xem tiếp: Chương 16 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 16 Bảy giờ tối hôm đó, hai người đến cư xá “Glin-mao- Ơ”, tên ngôi nhà của bác sĩ Lu-ê-lin. Chặng đường đi bộ qua những dãy phố nhộn nhịp sầm uất làm họ rất phấn chấn. En- đru nồng nhiệt nhìn những người mà anh sắp bắt đầu chung sống trong cùng một thị trấn. - Em nhìn cái ông đang đi đến kia kìa, Cơ-ri-xtin. Nhanh! Cái ông đang ho sù sụ ấy. - Vâng, em thấy rồi. Làm sao cơ? - À, không sao cả đâu. - En- đru nói tiếp, giọng thản nhiên, - có lẽ ông ấy sẽ là bệnh nhân của anh đấy. Họ tìm được cư xá “Glin-mao- Ơ” không khó khăn, vì có chiếc xe hơi lộng lẫy của bác sĩ Lu-ê-lin đậu ngoài cửa, và ngoài hàng rào chấn song sắt có treo tấm biển bóng loáng, đẹp đẽ, để tên bác sĩ Lu-ê-lin, kèm theo đủ các chức vị, học vị ghi bằng chữ nhỏ. Đó là một tòa biệt thự uy nghi, vườn tược xung quanh được chăm sóc cẩn thận. Hai người bỗng thấy ngại ngùng trước sự cao sang đó. Họ bấm chuông, rồi có người ra mở cửa mời vào. Bác sĩ Lu-ê-lin từ phòng khách bước ra đón hai vợ chồng. Ông trông bảnh bao hơn bao giờ hết trong chiếc áo đuôi tôm, cổ tay áo hồ cứng, khuy vàng, gương mặt tươi cười thân mật. - Chà, chà, thật là tuyệt! Rất vui mừng được gặp chị, chị Men-sân ạ. Mong chị sẽ yêu mến E-bơ-re-lo này. Nó không đến nỗi tồi lắm đâu, tôi xin cam đoan với chị. Ta vào đây. Nhà tôi sẽ xuống ngay bây giờ. Bà Lu-ê-lin ra chào khách ngay, tươi tỉnh không kém gì chồng. Bà khoảng bốn mươi nhăm tuổi, tóc hung hung, mặt tàn hương hơi tai tái. Chào En- đru xong, bà quay sang Cơ-ri-xtin, reo lên âu yếm. - Ôi, cô em thân yêu, cô em bé nhỏ đáng yêu! Tôi xin nói ngay là tôi đã mê cô rồi đấy. Tôi phải ôm hôn cô em mới được. Phải ôm hôn chứ, có được không cô em? Nói xong, bà ôm ghì lấy Cơ-ri-xtin, duỗi thẳng hai tay đỡ người nàng, nhìn nàng rất nồng nàn. Một tiếng cồng vang lên ở cuối phòng ngoài và mọi người sang phòng ăn. Bữa ăn rất ngon: súp cà chua, gà quay nhồi thịt băm và xúc xích, bánh pút- đinh nhân nho khộ Hai ông bà Lu-ê-lin nói chuyện với khách rất vui. - Anh sẽ nắm được tình hình ở đây ngay ấy mà, anh Men-sân ạ. Đúng thế. Chắc chắn là tôi sẽ hết sức giúp đỡ anh. Nhân tiện, tôi xin nói cho tôi mừng là tay Et-Uất ấy không được tuyển. Tôi sẽ không hậu thuẫn hắn ta bằng bất kỳ giá nào, tuy tôi đã nửa như hứa hẹn là sẽ nói vài lời ủng hộ hắn. Tôi đang nói gì ấy nhỉ. Ừ, à quên. Anh sẽ làm việc tại trạm xá khu tây, khu của anh đấy, cùng với bác sĩ Ơ-cớt, một ông già khéo chân khéo tay, và người dược tá tên là Ghết-giợ Tại trạm xá ở khu đông ở đây, có bác sĩ Mét-li và bác sĩ Oác-xbo-râu. Toàn là những người tốt cả. Anh sẽ thấy yêu mến họ. Anh có chơi gôn không nhỉ? Nếu có thì thỉnh thoảng chúng ta có thể kéo nhau đến bãi Phơn-li, đi xuôi thung lũng độ chín dặm. Đương nhiên là tôi ở đây lắm việc lắm. Đúng thế. Bản thân tôi thì không phải bận tâm đến các trạm xá. Nhưng tôi phải trông nom bệnh viện, phải giám định các trường hợp mà công ty phải trợ cấp, tôi lại còn là thanh tra y tế của thị trấn, thấy thuốc điều trị của xí nghiệp hơi đốt, bác sĩ phẫu thuật của Viện tế bần, rồi lại còn trưởng ban tiêm chủng nữa. Tôi phải gánh lấy tất cả các trường hợp kiểm tra do Hội yêu cầu và làm khá nhiều việc cho Tòa án khụ À, lại còn làm bác sĩ khám tử nữa. Ngoài ra – vào những lúc rỗi rãi, tôi còn trông nom cho khá nhiều bệnh nhân tư. - Thật là đủ thứ mọi việc. Lu-ê-lin tươi tỉnh: - Cũng phải lo liệu để đủ ăn đủ tiêu chứ, anh Men-sân. Chiếc xe nhỏ mà anh thấy ở ngoài kia mất khoảng một nghìn hai trăm bảnh rồi. Còn… à thôi. Không vì lẽ gì mà anh lại không được đàng hoàng ở đây. Cứ tạm nói là khoảng ba bốn trăm bàng về phần anh đi, miễn là anh chịu khó làm việc và chú ý đừng gây ra chuyện lôi thôi. - Lu-ê-lin dừng lại giây lát, giọng tâm sự, ngọt ngào chân thành. – Có một điều tôi thấy cần phải nói để anh haỵ Mọi người đều thỏa thuận, tức là đã nhất trí giữa các bác sĩ phụ tá với nhau là mỗi người đóng cho tôi một phần năm số lương của mình. – Rồi ông nhanh nhẩu nói tiếp, chân thật – Aáy là vì tôi coi bệnh nhân cho họ. Khi gặp khó khăn gì, họ nhờ đến tôi. Như vậy rất tiện cho họ, cam đoan với anh thế. En- đru ngẩng đầu lên, không khỏi có phần nào ngạc nhiên. - Điều đó có quy định trong các tổ chức của Hội không? Lu-ê-lin cau mày trả lời: - À, không hẳn thế. Đó là điều đã được dàn xếp và thỏa thuận giữa các bác sĩ với nhau lấu rồi. - Thế nhưng… ? - Bác sĩ Men-sân! – Bà Lu-ê-lin từ đầu bàn đằng kia dịu dàng gọi anh – Tôi vừa mới nói với người vợ xinh xắn thân yêu của anh là ta phải đi lại thăm viếng nhau nhiều vào. Cô ấy phải thỉnh thoảng đến đây uống trà với tôi. Anh dành cô ấy cho tôi một tí chút có được không, anh Men-sân? Rồi, dăm ba bữa, nửa tháng một lần, cô ấy phải đi cùng với tôi ra Ca- đíp bằng xe hơi nữa. Sẽ rất vui, có phải không, cô em thân mến? - Dĩ nhiên, như thế có lợi cho anh - Lu-ê-lin giải thích – Le-xli, cái gã ở đây trước anh, là một tay phất phơ, dốt đặc, tồi chẳng kém gì lão Et-Uất. Hắn không biết gây mê cho ra hồn. À, anh Men-sân, chắc anh biết gây mê chứ? Khi tôi phải tiến hành những ca mổ quan trọng, nhất lại là bệnh nhân tư của tôi, tôi cần có một người gây mê giỏi. Nhưng thôi, lạy Chúa, ta không nên nói đến chuyện ấy bây giờ. Anh vừa mới đến đây xong. Quấy rầy anh với những chuyện ấy ngay bây giờ là không phải. - I- đrít, mình này! – Bà Lu-ê-lin gọi chồng, thú vị được báo một tin vui giật gân – Hai vợ chồng vừa mới lấy nhau sáng nay xong, thế có chết không chứ! Cô Men-sân vừa mới nói với tôi. Cô dâu mới bé bỏng của tôi! Nào ai ngờ, các bạn trẻ mến thương! - Hay nhỉ, hay, hay nhỉ! - Lu-ê-lin tươi cười, hể hả. Bà Lu-ê-lin vuốt ve bàn tay Cơ-ri-xtin. - Cô em bé nhỏ tội nghiệp của tôi! Biết bao nhiêu việc phải làm mới ổn định xong chỗ ăn ở tại cái cư xá “Sơn cốc” quái quỷ ấy! Hôm nào tôi phải đến giúp cô một tay mới được. Hơi đỏ mặt, En- đru cố trấn tĩnh. Anh cảm thấy cả Cơ-ri-xtin lẫn anh hình như bị biến thành một quả bóng mềm mềm nho nhỏ mà ông bác sĩ Lu-ê-lin và bà vợ Ông ta khéo léo chuyền tay nhau. Sau đó, bốn người sang uống cà phê ở phòng khách. Cà phê rót ra trong những chiếc tách “vẽ hoa bằng tay” như bà Lu-ê-lin giới thiệu. Ông Lu-ê-lin chìa hộp thuốc lá bằng vàng ra mời. - Bác sĩ Men-sân, anh nhìn này. Rồi anh cũng sẽ được tặng những món quà như thế. Người bệnh hàm ơn mà. Nặng đấy chứ. Cầm chắc được hai mươi bảng. Gần đến mười giờ, bác sĩ Lu-ê-lin nhìn đồng hồ, nói cho đúng hơn là ông say sưa ngắm nghía chiếc đồng hồ thể thao sang trọng của ông, bởi vì ông này có thể say sưa ngắm cả những vật vô tri vô giác, với một vẻ trìu mến dịu dàng riêng mình ông có, nhất là khi những vật ấy thuộc về ông. En- đru đã tưởng ông sẽ lại kể lể về chiếc đồng hồ. Nhưng không, ông nói: - Tôi phải đến bệnh viện bây giờ đây. Một ca loét dạ dày và hành tá tràng, tôi vừa mới mổ sáng naỵ Anh có muốn đi xe hơi với tôi đến xem một chút không? En- đru hắm hở ngồi ngay dậy. - Có chứ, tôi rất muốn, thưa bác sĩ Lu-ê-lin. Cả Cơ-ri-xtin cũng được mời nên cả hai vợ chồng anh chào bà Lu-ê-lin rồi bước lên chiếc xe hơi đang chờ sẵn. Bà Lu-ê-lin đứng ở cổng ngoài vẫy tay từ biệt rất lưu luyến. Chiếc xe sang trọng chạy êm như ru qua phố chính rồi rẽ trái theo con đường dốc lên đồi. Lu-ê-lin bật đèn pha lên cho họ xem và nói: - Pha khỏe đấy chứ? Pha Liu-xít đấy. Tôi mua thêm ngoài, lắp vào cho đặc biệt. Cơ-ri-xtin bỗng nhiên lên tiếng, giọng êm ái: - Liu-xít à? Chắc phải đắt lắm, phải không bác sĩ Lu-ê-lin? Lu-ê-lin gật đầu, khoái chí về câu hỏi đó. - Nhất định là đắt rồi. Mất ba mươi bảng đấy. En- đru co mình lại, không dám nhìn vào mắt vợ. Hai phút sau, Lu-ê-lin nói: - Đến nơi rồi. Đây là nơi ở tinh thần của tôi. Bệnh viện là một tòa nhà kiểu đẹp, xây bằng gạch đỏ, lối đi rải sỏi, hai bên trồng nguyệt quế. Ngay khi mới bước vào trong nhà, mắt En- đru đã sáng lên. Tuy nhỏ nhưng bệnh viện được trang bị hiện đại và đầy đủ. Trong lúc Lu-ê-lin dẫn họ đi thăm lần lượt phòng mổ, phòng điện quang, phòng băng bó, hai phòng bệnh nhân đẹp đẽ, thoáng đãng, En- đru luôn luôn hào hứng suy nghĩ! Thật là tuyệt vời. Khác hẳn Blây-nen-lị Trời! Mình sẵn sàng gửi bệnh nhân của mình đến đây. Trong lúc đi xem họ gặp người quản lý bệnh viện, một người đàn bà cao lớn, xương xương. Bà ta không thèm nhìn gì đến Cơ-ri-xtin, thờ ơ chào En- đru một câu rồi khúm núm thưa gửi với Lu-ê-lin. Ông ta nói: - Ở đây, chúng cần gì là có, mà là những thứ khá tốt, có phải không, bà quản lý? Chúng tôi chỉ cần báo một câu với Hội đồng. Đúng thế, nói chung họ không phải là những tay tồi. Ca cắt dạ dày và thông ruột của tôi thế nào rồi, bà quản lý? - Thưa bác sĩ Lu-ê-lin, rất tốt ạ. - Được, tôi đến xem ngay bây giờ. Ông đưa En- đru và Cơ-ri-xtin trở lại phòng ngoài. - Đúng thế, anh Men-sân. Tôi phải thừa nhận là tôi khá kiêu hãnh về tòa nhà này. Tôi coi nó như của riêng tôi. Cũng chẳng trách gì tôi được. Hai anh chị biết đường về nhà chứ? À này, đến thứ tư, nghỉ xong, anh gọi điện thoại cho tôi nhé. Tôi cần anh gây mê cho một ca mổ. Đi bộ bên nhau trên đường phố, hai người lặng thinh một lúc rồi Cơ-ri-xtin níu tay En- đru, hỏi: - Thế nào anh? En- đru có thể nhận thấy nàng mỉm cười trong tối. Anh nói nhanh: - Anh thích ông ấy. Khá thích. Em có để ý đến mụ quản lý không, tưởng như mụ ấy sắp sửa hôn gấu quần ông tạ Mẹ kiếp! Một bệnh viện xinh xắn tuyệt vời! Họ cho chúng mình ăn một bữa ngon đấy chứ! Họ không phải là những người keo kiệt đâu. Duy có điều, anh không hiểu, nhưng tại sao mình lại phải nộp cho ông ấy một phần năm tiền lương của mình nhỉ? Có cái gì không công bằng, không hợp đạo lý ở chỗ này. Lại còn, anh hơi cảm thấy là anh được vuốt ve, chiều chuộng và được nhắn nhủ là phải ngoan ngoãn thì phải. - Anh đã chẳng rất ngoan kho hỏi xin nghỉ hai ngày đấy sao? Nhưng này anh… chúng mình làm thế nào? Chúng mình làm gì có tiền mua đồ đạc… chúng mình đã có tiền đâu? - Rồi em sẽ thấy - En- đru trả lời với vẻ bí ẩn. Aùnh sáng của thị trấn bây giờ đã lùi lại đằng sau, và giữa hai vợ chồng có một sự im lặng kỳ lạ khi họ gần tới nhà. Bàn tay Cơ-ri-xtin đặt lên cánh tay anh, quý báu vô ngàn đối với anh. Tình yêu như một sóng lớn đang dâng lên trong lòng anh. Anh nghĩ đến nàng, bị cưới xin đột ngột tại một thị trấn mỏ, rồi bị lôi đi qua đồi này núi nọ trên một chiếc xe ọp ẹp, bị đẩy vào một ngôi nhà hầu như trống rỗng với giường tân hôn chính là giường cá nhân của nàng, chịu đựng tất cả những nỗi gian truân và tạm bợ ấy với một thái độ dũng cảm và dịu dàng tươi cười. Cơ-ri-xtin yêu anh, trao thân gửi phận cho anh, tin cậy anh. Một quyết tâm sắt đá đúc lại trong anh. Anh nhất định sẽ đền đáp lại nàng: bằng lao động của mình anh sẽ để nàng thấy nàng tin ở anh là phải. Hai người đi qua chiếc cầu gỗ. Tiếng suối rì rầm êm đềm, hai bờ suối rậm cỏ chìm trong màn đêm êm dịu. En- đru tìm chìa khóa trong túi, chiếc chìa khóa ngôi nhà của hai vợ chồng và tra vào ổ khóa. Phòng ngoài tối đen. Anh đóng cửa lại rồi đi về phía nàng đang đứng đợi. Gương mặt nàng sáng lờ mờ, tấm thân thon thả của nàng chờ đợi, phó thác cho anh. En- đru nhẹ nhàng quàng tay qua người nàng, thì thào câu hỏi kỳ khôi này: - Em tên là gì, em yêu? - Cơ-ri-xtin – Nàng trả lời, ngạc nhiên. - Cơ-ri-xtin gì nữa? - Cơ-ri-xtin Men-sân – Hơi thở nàng dồn dập, dồn dập và nóng hổi trên môi anh. Xem tiếp: Chương 17 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 17 Sau Luân Đôn, ngọn gió hây hây ở E-bơ-re-lo thật mát rượi. Sáng thứ năm, đi bộ từ nhà đến nơi làm, En- đru cảm thấy làn gió lành lạnh ấy tạt vào má làm anh sảng khoái, hồ hởi. Anh hình dung công việc sắp tới của anh ở đây, nó sẽ được hoàn thành chu đáo, tốt đẹp và bao giờ cũng theo đúng phương pháp khoa học, một nguyên tắc mà anh tự đề ra cho mình. Trạm xá khu tây, ở cách nhà anh chưa đến bốn trăm thước, là một tòa nhà cao, mái vòm lợp ngói trắng, hơi có dáng dấp một nhà an dưỡng. Phần chính ở giữa là phòng đợi. Phía cuối, ngăn cách với phòng đợi bằng một cánh cửa lùa là phòng pha chế thuốc. Ở đằng đầu là hai phòng khám, một phòng đề tên bác sĩ Ơ-cớt và một phòng mới sơn lại, đề một cái tên không hiểu vì sao bắt người ta phải chú ý: bác sĩ Men-sân. En- đru sung sướng thấy tên anh đã được đề ngoài phòng khám của anh. Gian phòng tuy không rộng nhưng có một cái bàn đàng hoàng và một chiếc giường rất tốt bọc da để khám bệnh. Anh cũng hãnh diện khi thấy có đông người đợi anh, rất đông là đằng khác, khiến anh thấy nên bắt tay ngay vào việc hơn là sang tự giới thiệu với bác sĩ Ơ-cớt và người dược tá Ghết-giơ như anh đã định. Ngồi xuống ghế, anh ra hiệu cho người đầu tiên vào. Người này chỉ cần xin giấy nghỉ lao động. Anh ta nói, như vừa mới bật nghĩ ra, là anh ta đau đầu gối. En- đru khám thấy anh ta bị sai khớp gối và chứng nhận cho anh ta được nghỉ. Người thứ hai vào. Người này cũng xin giấy miễn lao động vì bị giật nhãn cầu. Người thứ ba cũng xin nghỉ: bị viêm phế quản; người thứ tư, vẫn xin nghỉ: sai khủy tay. En- đru đứng dậy muốn xem tình hình thế nào. Việc khám cấp giấy nghỉ này mất rất nhiều thời giờ. Anh ra cửa hỏi: - Những ai xin giấy nghỉ việc, mời đứng dậy. Có khoảng bốn mươi người đợi ở ngoài. Tất cả đều đứng dậy. En- đru suy nghĩ rất nhanh. Muốn khám cẩn thận tất cả thì phải mất cả nửa ngày. Không thể được. Anh đành quyết định để đến khi khác sẽ khám kỹ hơn. Dẫu vậy, mãi đến mười rưỡi anh mới khám xong người cuối cùng. Lúc bấy giờ, ngẩng đầu lên, anh thấy đứng trong phòng một người tầm thước, có tuổi, mặt đỏ như gạch với bộ ria mép xam xám ngạo mạn. Ông ta hơi gù khiến đầu hơi chúc về phía trước thành ra có vẻ hay gây gổ. Ông ta đi ghệt, mặc quần nhung kẻ, áo vét-tông đen, hai túi nhét tẩu thuốc, mùi son, cả một quả táo và một ống dò bằng cao su, căng phồng đến rách miệng túi. Quanh người phảng phất một mùi thuốc tây, thuốc sát trùng và thuốc lá nặng. Ông ta chưa nói, En- đru đã biết ngay là bác sĩ Ơ-cớt. Chẳng bắt tay mà cũng chẳng có một lời tự giới thiệu, ông ta nói luôn: - Quỷ tha ma bắt anh đi đâu mấy hôm nay, anh bạn? Tôi phải ôm lấy việc của anh. Thôi, không sao, không sao cả, ta không đả động đến nữa. Ơn Trời, anh đã về đến đây, chân tay đầu óc lành lặn cả là được rồi. Anh có hút tẩu không? - Có. - Ơn Trời cả điều đó nữa. Có chơi được vĩ cầm không? - Không. - Tôi cũng không, nhưng tôi có thể làm ra những chiếc vĩ cầm đẹp ra trò. Tôi sưu tầm cả đồ sứ nữa. Người ta có nói đến tôi trong một cuốn sách đấy. Hôm nào tôi sẽ cho anh xem khi anh đến chơi đằng tôi. Nhà tôi ở ngay cạnh trạm xá. Chắc anh đã trông thấy rồi. Bây giờ, anh ra đây gặp Ghết-giơ đi. Một thằng cha chẳng ra gì đâu nhưng cũng biết những thứ thuốc nào là những thứ công nhau không pha được với nhau. En- đru đi theo Ơ-cớt qua phòng đợi, sang phòng pha chế. Ghết-giơ ở đó, gật đầu buồn bã chào anh. Ghết-giơ cao, gầy giơ xương, đầu hói còn vài sợi tóc đen vắt qua đỉnh đầu, và bộ ria cụp cũng đen. Ông ta mặc một cái áo vét-tông ngắn bằng vải ba-ga, xanh lè vì cũ và vì các vệt thuốc pha chế dây vào, cổ tay khẳng khiu thò ra ngoài và xương bả vai đâm ra nhọn hoắt. Ông ta có một vẻ ấu trĩ, cáu gẳn, mệt mỏi, thái độ của con người chán chường nhất thế giới. Lúc En- đru đến, Ghết-giơ đang phục vụ người bệnh cuối cùng: ông ta quẳng qua chấn song một hộp thuốc như thế đó là một gói bả chuột và dường như bảo với người bệnh: - Muốn uống hay vứt đi thì tùy, đằng nào cũng đi đứt. - Thế là anh đã làm quen với Ghết-giơ rồi, tức là làm quen với cái tệ nhất. – Ơ-cớt nhanh nhẩu nói sau khi làm xong việc giới thiệu. – Tôi báo cho anh biết ông ta không hề tin vào một cái gì, có lẽ chỉ trừ dầu thầu dầu và Sa-lơ Brét-lo (#1). Bây giờ, còn có điều gì tôi có thể cung cấp cho anh được nữa không? - Tôi băn khoăn về số giấy cho nghỉ làm việc mà tôi phải cấp. Sáng nay, có mấy người trai trẻ tôi trông có vẻ hoàn toàn đủ sức lao động. - Aùi dà, thế ra Le-xli cứ để họ kéo đến đầy chỗ ông tạ Cách khám bệnh của ông ta là bắt mạch đúng năm giây đồng hồ. Ông ta cóc cần gì hết. En- đru trả lời ngay: - Người ta sẽ nghĩ gì về một bác sĩ phát giấy nghỉ như phát tem mua thuốc lá? Ơ-cớt đưa mắt nhìn En- đru, nói thẳng thừng: - Hãy cẩn thận đến cách cư xử của anh đấy. Nếu anh không cấp cho họ giấy nghỉ, họ có thể sẽ không ưa lối làm việc của anh đâu. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong buổi sáng hôm đó, Ghết-giơ buông ra một câu buồn bã: - Bởi vì trong bọn họ dễ đến một nửa không có bệnh tật gì cả. Toàn là những đứa khỏe như vâm chỉ tìm cách trốn việc thôi. Suốt ngày hôm ấy, lúc đi thăm các bệnh nhân tại nhà, En- đru cứ băn khoăn về việc cấp giấy nghỉ này. Buổi đi thăm bệnh của anh không dễ dàng vì anh chưa quen đường đi lối lại, hay nhầm phố, nhiều lần phải quay ngược lại và có khi đi một đoạn phố đến hai, ba lần. Hơn nữa, khu của anh, hay ít ra là phần lớn khu mà anh phụ trách lại nằm trên sườn đồi Ma- đi mà bác Tom Két-tơn đã nói đến, tức là đi đâu cũng phải leo dốc. Qúa trưa, những suy nghĩ của anh buộc anh phải đi đến một quyết định không vui thích gì. Dù thế nào đi nữa, anh cũng không thể cấp giấy nghỉ bừa bãi, một cách không căn cứ. Anh bắt đầu buổi khám chiều với một nếp nhăn lo âu nhưng kiên quyết giữa hai hàng lông mày. Số người đến khám buổi chiều còn đông hơn hồi sáng. Người đầu tiên bước vào là một người to lớn, phì nộn, sặc mùi bia, trông như thể suốt đời chưa bao giờ làm việc được đầy đủ một ngày. Khoảng năm mươi tuổi, mắt ti hí như mắt lợn hấp háy nhìn En- đru, người đó nói toạc móng heo, không cần giữ ý: - Xin nghỉ. - Vì sao? - … nhãn cầu. Tên là Chen-kin. Ben Chen-kin. Nói xong, Chen-kin chìa tay ra. Riêng giọng nói đã khiến cho En- đru thấy không ưa ngaỵ Chỉ nhìn qua anh đã biết là ông ta không bị chứng giật nhãn cầu. Chưa kể đến lời nhận xét của Ghết-giơ, En- đru đã biết rõ là có một số thợ mỏ già “giả vờ bị bệnh giật nhãn cầu” để lĩnh tiền trợ cấp thương tật lao động từ bao nhiêu năm nay mà lẽ ra họ không có quyền được hưởng. Nhưng chiều nay, En- đru đã đem theo kính soi mắt, anh sẽ biết rõ thực hư ngaỵ Anh đứng dậy khỏi ghế. - Ông cởi quần áo ra. Bây giờ đến lượt Chen-kin hỏi: - Để làm gì? - Tôi sẽ khám cho ông. Ben Chen-kin há hốc mồm. Theo trí nhớ của ông ta thì trong suốt bảy năm qua, ông ta chưa bị bác sĩ Le-xli khám lần nào. Miễn cưỡng, Chen-kin dằn dỗi cởi áo ngoài, cởi cả chiếc sơ-mi sọc đỏ và xanh, phô tấm mình trần béo nung núc đầy lông lá. En- đru khám rất lâu và kỹ, đặc biệt là mắt, anh dùng chiếc bóng đèn nhỏ xíu của anh soi thật cẩn thận võng mạc của cả hai mắt. Rồi anh nói một cách cộc lốc “ông mặc quần áo vào” và ngồi xuống cầm bút bắt đầu viết một tờ giấy chứng nhận. Lão Ben già cười khẩy: - A ha! Tôi biết là ông sẽ cấp mà. - Người sau, mời vào. - En- đru gọi to. Chen-kin gần như giật lấy tờ giấy màu hồng khỏi tay En- đru rồi vênh vang ra khỏi phòng khám. Năm phút sau, lão quay lại lách giữa những người đang ngồi đợi trên ghế dài, mặt tái, mồm oang oang như bò rống: - Xem hắn viết cho tớ này! Tớ phải vào nói cho hắn biết. Thế này là nghĩa lý gì? Chen-kin vung tờ giấy chứng nhận trước mặt En- đru. En- đru giả vờ đọc. Trên giấy anh viết: Tôi chứng nhận là Ben Chen-kin bị chứng bệnh bê tha rượu chè, song hoàn toàn có khả năng lao động. Ký tên: Bác Sĩ Men-sân - Sao? - En- đru hỏi. - … “Nhãn cầu” cơ mà! - Chen-kin hét lên – Giấy chứng nhận… “nhãn cầu”! Đừng có đem đằng này ra làm trò cười. Mười lăm năm nay bị… nhãn cầu rồi. - Nhưng bây giờ thì ông không bị. Đám người xúm lại ngoài cửa để ngỏ. En- đru nhận thấy Ơ-cớt tò mò thò đầu ra khỏi phòng bên và Ghết-giơ thích thú theo dõi câu chuyện ồn ào này qua chấn song cửa phòng pha thuốc. Chen-kin gầm lên: - Lần cuối cùng… ông có định cấp giấy chứng nhận… “nhãn cầu” cho tôi không thì bảo? En- đru nổi nóng. Anh hét lại: - Không, tôi không cấp. Ông đi khỏi đây ngay nếu không muốn tôi tống cổ ông ra. Ngực Ben Chen-kin nhô lên. Dường như lão sắp sửa cho En- đru ngã sõng soài xuống sàn nhà. Song, lão lại cụp mắt, quay đi, lẩm bẩm những lời hăm dọa tục tĩu và ra khỏi phòng khám. Ben Chen-kin vừa đi khỏi thì Ghết-giơ ở bên phòng pha thuốc bước sang chỗ En- đru, xoa hai tay vào nhau với vẻ vui thích vẫn rầu rầu: - Ông có biết ông vừa mới đuổi cổ ai không? Ben Chen-kin. Con trai lão ta là một tay có thần thế trong Hội đồng lắm đấy. ----------- Chú thích: (1-)Sa-lơ Brét-lo (1833-1891): nhà hoạt động chính trị cấp tiến Anh. Xem tiếp: Chương 18 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 18 Vụ Chen-kin gây chấn động rất lớn, loáng một cái đã lan khắp khu En- đrụ Một số người bảo đó là “một việc làm tốt”, một vài người còn nói là “rất tốt”, khi thấy trò bịp của lão Ben đã bị phơi trần và lão bị ghi là đủ sức lao động. Nhưng đa số thì ủng hộ Ben. Tất cả những người hưởng thụ cấp mất sức lao động đều hết sức căm tức người bác sĩ mới. Những buổi đi thăm bệnh nhân, En- đru nhận thấy có những con mắt hằn học nhìn anh. Rồi đến tối, tại phòng khám, anh lại còn gặp phải sự việc cay đắng hơn cho thấy rõ anh đã mất uy tín. Trên danh nghĩa, mỗi bác sĩ phụ tá được phân công phụ trách một khu, nhưng thợ trong khu vẫn có quyền tự do chọn bác sĩ nào mà họ thích. Mỗi người thợ có một tấm thẻ. Nếu họ xin lại tấm thẻ đó mang đến chỗ bác sĩ khác tức là họ đã chuyển sang đăng ký chữa bệnh ở bác sĩ ấy. Chính sự tủi nhục này bây giờ bắt đầu diễn ra với En- đrụ Trong tuần lễ ấy, tối nào cũng có những người thợ mà anh chưa gặp mặt bao giờ kéo đến phòng khám của anh – một số người không muốn tự mình đến, bảo vợ đến thay – và nói, mắt không nhìn anh: - Thưa bác sĩ, nếu không có gì trở ngại thì ông cho tôi xin lại tấm thẻ của tôi. Phải đứng dậy ra rút ở chiếc hộp trên bàn những tấm thẻ đó là một nỗi khổ sở nhục nhã không chịu nổi. Và mỗi tấm thẻ trả lại là lương anh bị trừ đi mất mười si-linh. Tối thứ bảy, Ơ-cớt mời anh sang nhà ông chơi. Suốt tuần qua, ông bác sĩ già này có vẻ muốn bù lại thái độ bực bội của ông hôm đầu. Bắt đầu, ông giới thiệu với anh những báu vật đã thu nhập được qua bốn mươi lăm năm làm bác sĩ của ông. Ông có khoảng hai chục chiếc vĩ cầm màu vàng treo trên tường, tất cả đều do ông tự làm ra. Nhưng số vĩ cầm ấy chưa thấm vào đâu so với những đồ sứ cổ chọn lọc của Anh mà ông đã dày công sưu tầm. Một bộ sưu tập vô cùng giá trị: các loại sứ Xpâu- đơ, Oétđơ-Út, Cơ-rao Đa-bi và quý nhất là đồ sứ cổ của Xoan- đi, tất cả đều có hết. Bát, đĩa, cốc to, cốc nhỏ, bình, vại… chứa đầy các phòng, tràn sang tận phòng tắm để ông có thể vừa rửa mặt, vừa kiêu hãnh ngắm nghía một bộ tách uống trà có hình cây liễu. Chơi đồ sứ thực sự là niềm say mê nhất trên đời của Ơ-cớt, và ông ta là một kẻ khôn ngoan bậc thầy trong nghệ thuật tế nhị thu về tay mình những thứ quý giá này. Nhìn thấy ở nhà bệnh nhân nào có một “món đẹp” – theo cách nói của ông ta – là Ơ-cớt cứ đến xem đi xem lại mãi không biết mệt biết chán, cứ dán mắt vào cái đồ vật thèm muốn đó với một vẻ khao khát dai dẳng cho đến khi bà chủ nhà thấy thế mãi không chịu được nữa đành phải kêu lên: “Thưa bác sĩ, ông có vẻ thích cái vật này quá đi mất. Tôi không còn cách nào khác là để ông mang nó về nhà”. Nghe thấy vậy, Ơ-cớt phản đối chiếu lệ một câu, rồi lấy tờ báo cũ bọc vật mới chiếm đoạt được ấy đắc thắng vừa đi vừa nhảy về nhà và trìu mến đặt nó lên giá. Ở thị trấn này, ông già đó được coi là một người độc đáo. Ông bảo ông sáu mươi tuổi, nhưng có lẽ ông đã quá bảy mươi, có khi gần tám mươi cũng nên. Dẻo dai như sừng cá voi, đi đâu cũng chỉ đi bộ, mà có thể đi rất xa khó ai mà tưởng tượng nổi, hay rủa bệnh nhân như một ông thầy mo, nhưng lại biết tỏ ra dịu dàng như một người đàn bà. Ông sống có một thân một mình từ ngày vợ Ông mất đi cách đây mười một năm, và ăn uống hầu như chỉ toàn là súp hộp. Tối hôm ấy, sau khi kiêu hãnh khoe những đồ sưu tầm của mình, ông bỗng nói với En- đru, vẻ khó chịu: - Mẹ kiếp, anh bạn! Tôi không muốn nhận thêm bệnh nhân của anh nữa đâu. Riêng bệnh nhân của tôi cũng đã đủ rồi. Nhưng làm thế nào được khi họ cứ đến mè nheo tôi? Họ không thể đến trạm xá khu đông vì xa quá. Đỏ bừng mặt, En- đru không biết nói gì. Ơ-cớt đổi giọng nói tiếp: - Anh bạn này, anh cần thận trọng hơn một tí. Ồ, tôi biết, tôi biết, anh muốn phá đổ những bức tường của thành Ba-bi-lôn chứ gì? Trước kia, tôi cũng đã từng có thời trẻ trung. Nhưng dù sao, cũng nên đi từ từ, nhẹ nhàng, nhìn trước rồi hãng nhảy! Thôi, chào anh nhé! Cho tôi gửi lời chào vợ anh nữa! Với lời Ơ-cớt văng vẳng bên tai, En- đru cố hết sức thận trọng. Dẫu vậy, anh lại bị sa ngay vào một tai họa còn lớn hơn thế. Thứ hai tuần sau, En- đru đến nhà To-mớt E-vân, phố Xì-phen. E-vân làm thợ lò ở mỏ than E-bơ-re-lọ Anh ta đánh đổ một nồi nước sôi vào cánh tay trái, bị bỏng nặng trên một diện rộng, nặng nhất là vùng khuỷu taỵ Đến nơi anh thấy người nữ y tá của khu, có mặt lúc xảy ra tai nạn, đã băng chỗ bỏng với dầu gai rồi tiếp tục cuộc đi tua của chị. Xem xét cánh tay, En- đru cố không để lộ ra vẻ khiếp sợ khi nhìn chỗ băng bó bẩn thỉu. Anh liếc mắt nhìn chai dầu gai, nút bằng một mẩu giấy vo lại, bên trong chứa một chất lỏng bẩn thỉu, trắng nhờ nhờ, trong đó anh tưởng chừng có thể thấy vi khuẩn lúc nhúc hàng đống. - Chị y tá Loi- đơ băng tốt đấy chứ, bác sĩ? - E-vân nói, vẻ băn khoăn. E-vân là một thanh niên vạm vỡ, mắt đen. Vợ anh đứng cạnh chăm chú theo dõi En- đru; chị cũng có vẻ bồn chồn và trông bề ngoài không khác gì chồng. En- đru nói với giọng cố tỏ ra phấn khởi: - Băng đẹp lắm. Tôi ít thấy một vết thương nào được băng gọn hơn. Cố nhiên đây chỉ là băng tạm thôi. Bây giờ ta thử bôi thêm một ít a-xít pi-críc. En- đru biết rằng nếu anh không mau dùng thuốc sát trùng thì hầu như chắc chắn cánh tay này sẽ bị nhiễm trùng. Đến lúc đó – anh nghĩ – có Trời mới cứu được khớp khuỷu ấy. Hai vợ chồng E-vân nhìn En- đru e ngại và ngờ vực trong khi anh cẩn thận, nhẹ nhàng rửa sạch cánh tay và đắp lên một miếng gạc tẩm a-xít pi-crít. En- đru hỏi: - Thế là xong. Anh có thấy dễ chịu hơn không? - Tôi không biết thế nào. Bác sĩ tin chắc là tốt chứ? En- đru mỉm cười để anh ta yên lòng. - Tốt chứ. Anh cứ để mặc nó cho chị y tá và tôi. Trước khi ra về, En- đru viết lại mấy chữ cho chị y tá khu; anh hết sức chú ý nói sao thật khéo léo và tỏ ra tôn trọng ý kiến chị tạ Anh cảm ơn chị ta đã giải quyết rất tốt đẹp trường hợp cấp bách này và yêu cầu chị xem có thể tiếp tục băng bó với gạc tẩm a-xít pi-crít được không, coi đó là một biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm trùng máu. Anh dán phong bì lại cẩn thận. Sáng hôm sau, En- đru lại vào nhà E-vân thì thấy tấm băng có a-xít pi-crít của anh bị vứt vào bếp và cánh tay E-vân lại được bôi dầu gai. Còn chị y tá Loi- đơ thì đang đứng chờ anh, sẵn sàng khiêu chiến. - Thế là thế nào, xin nói cho tôi hay? Việc tôi làm, theo ông là chưa tốt hay sao? Chị Loi- đơ là một phụ nữ to béo, tuổi nhờ nhỡ, mái tóc xám rối lòa xòa, nết mặt mệt mỏi và bị kích động mạnh. Chị thở hổn hển, khó khăn lắm mới nói thành lời. En- đru choáng váng nhưng anh cố trấn tĩnh và gượng mỉm cười. - Gượm nào, chị Loi- đơ, đừng hiểu nhần tôi. Hay là ta ra phòng ngoài nói chuyện với nhau nhỉ. Chị y tá vênh mặt lên, nhìn về phía E-vân và vợ đang chăm chú nghe mắt tròn xoe lo lắng, đứa con gái lên ba quấn lấy váy. - Không, cứ ở đây mà nói chuyện. Tôi không có gì phải giấu giếm. Lương tâm tôi trong sạch. Tôi sinh ra và lớn lên ở E-bơ-re-lo, đi học ở đây, lấy chồng ở đây, đẻ con ở đây, rồi cũng mất chồng ở đây và làm y tá khu phố ở đây hai mươi năm nay rồi. Chưa bao giờ có ai bảo tôi là không được bôi dầu gai lên chỗ bỏng hoặc chỗ loét. - Chị Loi- đơ ơi, chị hãy nghe tôi nói này. – En- đru khẩn khoản – Dầu gai bản thân nó có lẽ rất tốt đấy. Nhưng ở trường hợp này, có nhiều nguy cơ khuỷu tay sẽ bị co cứng. – Anh cứng khuỷu tay lại để minh họa – Bởi vậy, tôi muốn chị thử băng theo cách của tôi. - Tôi chưa hề nghe nói đến thứ thuốc ấy bao giờ. Ông bác sĩ già Ơ-cớt cũng không dùng đến nó. Tôi đã bảo với anh E-vân như vậy. Tôi không nghe theo những ý kiến non choẹt của một người mới đến đây chưa được một tuần. En- đru thấy khô miệng. Lòng anh hoang mang lo lắng nghĩ khéo anh vấp phải một chuyện rắc rối mới và sẽ phải chịu đựng mọi hậu quả của cái cảnh này. Bởi vì y tá là người đi hết nhà này đến nhà khác, muốn nói gì cũng được, cho nên cãi nhau với chị ta là rất nguy hiểm. Nhưng anh không thể và không dám phó mặc bệnh nhân của mình cho cách băng bó cổ hủ kia. Anh nói nhỏ: - Chị Loi- đơ ạ, nếu chị không muốn băng thì hàng ngày, sáng và chiều, tôi tự đến băng lấy vậy. - Thì ông cứ việc làm, không can gì đến tôi. – Chị ta nói, mắt hơi ươn ướt. – Mong rằng anh Tom E-vân sẽ sống qua được. Phút sau, chị ta vùng vằng bỏ ra khỏi nhà. Tối hôm ấy, khi En- đru đến trạm xá thì người đầu tiên bước vào là chị E-vân, mặt trắng bệch, con mắt đen e ngại tránh mắt anh. Chị lí nhí: - Thưa bác sĩ, tôi rất tiếc, tôi không muốn làm phiền ông, nhưng tôi có thể xin lại tấm thẻ của anh Tom nhà tôi được không ạ? Một nỗi tuyệt vọng tràn ngập lòng En- đrụ Anh đứng dậy, không nói không rằng, tìm tấm thẻ của Tom E-vân đưa cho chị ta. - Ông hiểu cho ông bác sĩ ạ… ông không cần phải lại nhà nữa. - Tôi hiểu, chị E-vân ạ. - En- đru run run nói. Khi chị E-vân ra đến cửa, anh hỏi thêm – anh không thể không hỏi câu này: “Bôi lại dầu gai phải không?” Chị E-vân gật đầu rồi ra về. Thường ngày, sau buổi khám, En- đru chạy thật nhanh về nhà, nhưng hôm nay anh lê bước nặng nhọc trên con đường về. Anh cay đắng suy nghĩ: thắng lợi của phương pháp khoa học là thế! Với lại, có phải là mình trung thực, hay mình chỉ là vụng về? Vụng về và ngu ngốc… ngu ngốc và vụng về? Trong bữa tối, En- đru không nói một câu nào. Nhưng sau đấy, ở phòng khách nay đã có đầy đủ đồ đạc, khi hai vợ chồng ngồi với nhau trên chiếc đi-văng trước ngọn lửa reo vui, anh tựa đầu vào bộ ngực êm ái của Cơ-ri-xtin, rền rĩ than thở: - Ôi, em ơi! Anh đã làm hỏng những ngày đấu của chúng mình ở đây rồi! Khi nàng vỗ về an ủi, nhẹ ngàng xoa trán anh, En- đru cảm thấy đôi mắt anh nhòe lệ. Xem tiếp: Chương 19 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 19 Mùa đông đến sớm và bất ngờ với một trận mưa tuyết lớn. Tuy mới giữa tháng mười, nhưng E-bơ-re-lo ở cao đến nỗi những đợt lạnh tê tái đã ập đến thị trấn này mà cây cối hầu như chưa kịp trút hết lá. Những bông tuyết bồng bềnh lặng lẽ rơi suốt đêm, Cơ-ri-xtin và En- đru dậy đã thấy trắng xóa một màu chói chang. Một đàn ngựa núi đã chui qua chỗ hàng rào bị gãy ở mé nhà, tụm lại quanh cửa sau. Trên những dải đất rậm cỏ bao quanh E-bơ-re-lo, loài thú rừng nhỏ bé đen sẫm này lang thang từng đàn lớn và bỏ chạy khi có con người đến gần. Nhưng đến mùa tuyết, cái đói xua chúng mon men xuống tận rìa thị trấn. Cơ-ri-xtin cho những con ngựa rừng ấy ăn suốt mùa đông. Ban đầu, chúng thấy nàng thì bỏ chạy, rụt rè và hoảng hốt, nhưng về sau, chúng đến ăn ngay trên tay nàng. Đặc biệt có một con trở thành bạn nàng: con nhỏ nhất, bờm đen rậm, đôi mắt láu lỉnh, không cao hơn giống ngựa đảo Sét-lân bao nhiêu. Hai người đặt tên cho nó là con Đa-ki. Những chú ngựa này ăn cái gì cũng được, ăn cả vụn bánh mì, vỏ khoai, vỏ táo, cả vỏ cam nữa. Có một lần, En- đru nghịch cho con Đa-ki ăn vỏ hộp diêm, nó cũng nhai rồi liếm lưỡi như một kẻ phàm ăn thưởng thức món thịt băm. Tuy còn nghèo, còn phải chịu đựng nhiều thứ, nhưng Cơ-ri-xtin và En- đru đã được biết đến hạnh phúc. En- đru chỉ có loảng xoảng mấy đồng pen-ni trong túi nhưng món nợ của Quỹ Glen đã trả gần xong, và tiền mua đồ chịu đồ đạc hàng tháng được trả đều đặn. Cơ-ri-xtin mảnh khảnh và có vẻ chưa từng trải, song nàng có đặc tính vốn có của người phụ nữ loóc-sơ là biết làm một người nội trợ. Nàng trông nom cửa nhà rất tinh tươm, chỉ cần một cô gái nhỏ, con một người thợ mỏ ở phố bên kia hàng ngày đến giúp với tiền công mỗi tuần vài ba si-linh. Tuy còn bốn gian phòng vẫn chưa có đồ đạc gì, cửa hãy còn đóng im ỉm, nhưng nàng đã làm cho cư xá “Sơn cốc” này trở thành một tổ ấm. Những lúc En- đru về nhà, mệt mỏi gần như rã rời sau một ngày làm việc dài là nàng dọn ra những món ăn ngon lành nóng hổi khiến anh tỉnh táo lại ngay. Công việc ở trạm xá vô cùng vất vả, nhưng tiếc rằng vất vả không phải vì có nhiều người bệnh, mà vì tuyết rơi, vì phải nhọc nhằn leo đến những dãy phố cao và vì người bệnh ở rất xa nhau. Mùa tuyết tan, lòng đường thành một đám bùn loãng, đến đêm đông cứng lại như đá, đi lại thật khó khăn cực nhọc. En- đru thường về nhà với hai ống quần sũng nước khiến Cơ-ri-xtin phải mua cho anh một đôi ủng để đi ngoài giày. Tối tối, khi anh mệt lử gieo mình xuống ghế, nàng quỳ xuống rút ủng, cởi đôi giày nặng nề cho anh rồi sỏ vào chân anh đôi giày vải mỏng. Đây không phải là một việc phục dịch, mà là một cử chỉ yêu thương. Người dân địa phương vẫn cứ giữ thái độ ngờ vực, khó gần. Toàn thể họ hàng Chen-kin, hợp thành một khối cừu địch với En- đru, mà họ Chen-kin thì rất đông vì ở thung lũng này hôn nhân trong họ gần là chuyện thường. Chị y tá Loi- đơ là kẻ thù công khai và quyết liệt của anh, chị ta hết lời mạt sát anh những lúc chị ta ngồi uống trà tại các gia đình chị ta đến trông nom, và những lời mạt sát ấy được các bà phụ nữ hàng xóm láng giềng chăm chú nghe. Ngoài ra, En- đru còn phải ghìm lại một nỗi bực tức ngày càng day dứt. Bác sĩ Lu-ê-lin nhờ anh gây mê nhiều quá cái mức theo anh là vừa phải. En- đru rất ghét làm việc gây mệ Đó là một thứ công việc máy móc, đòi hỏi một tâm tính đặc biệt, một tính tình từ tốn, khoan thai mà En- đru chắc chắn không có. Nếu phục vụ cho bệnh nhân của anh thì đã đi một nhẽ. Nhưng đằng này, mỗi tuần anh lại mất ba ngày về những người bệnh mà anh đi đỡ gánh nặng cho người khác. Thế nhưng anh không dám lên tiếng vì sợ mất việc. Tuy nhiên, một hôm vào tháng mười một, Cơ-ri-xtin nhận thấy có chuyện gì khác thường làm En- đru khó chịu. Tối hôm ấy, về đến nhà En- đru không vui vẻ gọi nàng như mọi hôm. Tuy anh cố giữ vẻ bình thản, nhưng lòng yêu thương nồng nàn làm Cơ-ri-xtin không khỏi nhận thấy, qua nếp nhăn hằn sâu giữa đôi mắt và nhiều dấu hiệu nhỏ khác, là anh đã bất ngờ vấp phải một chuyện gì. Trong bữa tối, Cơ-ri-xtin không đả động một lời nào. Aên xong, nàng đem đồ khâu vá ra ngồi cạnh lò sưởi. En- đru đến ngời cạnh nàng, miệng nhai cán tẩu, rồi đột nhiên anh bật ra: - Anh không thích ta thán, em ạ! Và anh cũng không muốn làm rầy em. Có Trời chứng giám, anh đã cố giữ chuyện này cho riêng mình anh mà không xong… Thái độ kể ra rất lạ, vì thường ngày, tối nào En- đru cũng kể hết mọi chuyện phiền muộn của anh cho nàng nghe. Nhưng Cơ-ri-xtin không mỉm cười khi anh nói tiếp: - Em biết bệnh viện rồi chứ. Em còn nhớ chúng mình đã đến thăm ngay đêm đầu tiên không? Em còn nhớ anh mê cái bệnh viện ấy đến thế nào và sung sướng nghĩ đến những cơ hội và dịp may được làm việc này việc nọ Ở đấy chứ? Anh đã nghĩ nhiểu về nó, có đúng thế không em? Anh đã có những dự kiến lớn lao về cái bệnh viện E-bơ-re-lo xinh xắn của chúnh ta, phải không em? - Có, em có biết. Giọng En- đru lạnh lùng: - Lẽ ra anh không nên tự lừa mình như thế. Đấy không là bệnh viện của E-bơ-re-lo mà là bệnh viện của Lu-ê-lin. Cơ-ri-xtin im lặng, đôi mắt lo ngại chờ đợi En- đru giải thích. - Sáng nay, anh đã có một người bệnh, em ạ. – Giờ đây, En- đru nói thật nhanh, tâm trí căng thẳng. – Em chú ý là anh nói “đã có” nhé. Một trường hợp sưng đỉnh phối chính cống, mà lại rơi đúng vào một thợ khoan giếng than. Anh đã chẳng hay nói với em là anh rất thích theo dõi thể trạng phổi của loại công nhân này là gì. Anh biết chắc đó là một lĩnh vực nghiên cứu rất lớn. Anh tự nhủ: “ Đây là người bệnh đầu tiên của mình gửi đến bệnh viện, đúng là một dịp để theo dõi và nghiên cứu khoa học”. Anh gọi dây nói cho Lu-ê-lin, mời ông ra cùng anh hội chẩn để anh có thể cho người ấy vào viện. En- đru dừng lại hít nhanh một hơi thở rồi dồn dập nói tiếp: - Thế là Lu-ê-lin đi xe hơi đến. Tươi tỉnh hết sức, và khám rất cẩn thận. Lão ta thành thạo lắm, phải nói như vậy. Lão đúng là một tay rất cừ. Sau khi vạch ra một đôi chỗ anh còn bỏ sót, lão xác nhận sự sự chẩn đoán của anh là đúng và hoàn toàn đồng ý đưa người bệnh ấy vào bệnh viện. Anh bắt đầu cảm ơn lão, anh nói anh vui mừng biết bao được đến bệnh viện sử dụng những phương tiện hiện đại cho ca bệnh đặc biệt này. - En- đru lại dừng lời, bặm môi. – Lu-ê-lin quay lại nhìn anh, em ạ, nhìn rất thân mật và vui vẻ. Lão ấy bảo: “Anh Men-sân, anh không phải nhọc công đến nữa. Kể từ nay trở đi, tôi sẽ chăm sóc người bệnh đó, chúng tôi không thể để cho các bác sĩ phụ tá các anh loẹt quoẹt ở các phòng bệnh nhân với những đôi ủng đóng cá như ủng của anh”. Lão nhìn xuống chân anh. – Giọng En- đru nghẹn lại – Thôi, cần gì phải nhắc lại lời lão nữa. Tóm lại là thế này: anh có thể sục vào bếp của những người thợ mỏ trong chiếc áo mưa sũng nước và đôi ủng đầy bùn, khám bệnh cho họ dưới ánh đèn tù mù, chữa bệnh cho họ trong những điều kiện tồi tệ, nhưng còn bệnh viện thì… ôi, ở đấy người ta chỉ cần đến anh để gây mê thôi! Tiếng chuông điện thoại cắt ngang lời En- đrụ Cơ-ri-xtin trìu mến nhìn anh, đoạn đứng dậy ra trả lời điện thoại. En- đru nghe được tiếng nàng nói ở phòng khách. Sau đó, nàng trở lại, chân bước ngập ngừng. - Bác sĩ Lu-ê-lin hỏi anh đấy. Em không biết nói sao cả, anh ạ. Ông ấy cần đến anh vào mười một giờ sáng mai – để gây mê. En- đru không trả lời, ngồi không nhúc nhích, đầu gục xuống chán nản giữa hai bàn tay nắm chặt. Cơ-ri-xtin lo lắng hỏi nhỏ nhẹ: - Em phải trả lời ông ấy thế nào, hở anh? - Bảo lão ấy xéo đi! – En- đru quát. Nhưng rồi, hai tay ôm lấy trán, anh nói luôn – Thôi, thôi. Bảo lão ấy là anh sẽ đến vào mười một giờ. – Anh nhếch miệng cười chua chát – Đúng mười một giờ. Khi Cơ-ri-xtin quay lại, nàng đem cho En- đru một tách cà phê nóng. Đó là một trong những phương thức hiệu nghiệm nàng dùng để xua tan nỗi bực của anh. - Sống với em ở đây, anh vô cùng hạnh phúc, em ạ. Giá mà mọi việc đều trôi chảy, tốt đẹp. Chặc! Phải chịu rằng Lu-ê-lin không để cho anh đặt chân đến bệnh viện là điều không có gì đặc biệt hoặc trái lẽ thường. Ở Luân Đôn cũng thế, và ở tất cả các bệnh viện khác cũng vậy cả thôi. Chế độ chung là như vậy. Nhưng tại sao lại như thế, hở em? Tại sao, người bác sĩ lại bị giằng ra khỏi người bệnh của mình khi người bệnh vào viện? Người bác sĩ thế là mất hẳn bệnh nhân của mình như thể bệnh nhân đó chết rồi. Đó là do cái chế độ chuyên khoa – đa khoa khốn kiếp ở nước ta, và chế độ đó là sai, sai toét. Trời! Anh nói với em chuyện này làm gì! Làm như những chuyện lo riêng của chúng mình chưa đủ hay sao! Khi nghĩ lại hồi anh mới bắt tay vào việc ở đây, có biết bao nhiêu việc anh dự định làm! Bây giờ trái lại, hết chuyện này đến chuyện khác… đều hỏng bét cả! Nhưng đến cuối tuần, En- đru có một người khách đến chơi bất ngờ. Đã rất khuya, En- đru và Cơ-ri-xtin sắp lên gác thì chuông cửa reo. Khách là On- Oen, thư ký Hội đồng. En- đru tái mặt. Anh coi cuộc viếng thăm của viên thư ký Hội đồng là sự việc có nhiều điềm gở nhất, là đỉnh cao của mấy tháng va chạm tai hại này. Hội đồng muốn anh thôi việc chăng? Anh sẽ bị đuổi cổ, bị hất ra đường cùng với Cơ-ri-xtin như một kẻ bất tài khốn khổ chăng? Tim anh thắt lại khi anh nhìn vào gương mặt xương xương, rụt rè của On- Oen, rồi nó bỗng nở ra nhẹ nhõm vui mừng khi On- Oen rút ra tấm thẻ vàng. - Tôi xin lỗi, tôi đến quá muộn, anh Men-sân ạ, vì tôi mắc bận quá lâu ở văn phòng. Tôi không có thì giờ đến trạm xá. Không biết anh có bằng lòng nhận tấm thẻ đăng ký chữa bệnh của tôi không? Trên một phương diện nào đó, kể cũng lạ là tôi, làm thư ký của Hội, mà chưa bao giờ quyết định dứt khoát về việc gởi thẻ của tôi cho ai. Lần tôi đi khám bệnh gần đây nhất là lần ở Ca- đíp. Còn bây giờ, nếu anh vui lòng nhận thì tôi rất vui mừng được đăng ký chữa bệnh ở chỗ anh. En- đru gần như nghẹn lời. Anh đã phải trả lại những tấm thẻ này quá nhiều, mỗi lần trả là một lần đau xót, đến nỗi bây giờ được nhận vào một tấm, mà là tấm thẻ của chính ông thư ký Hội khiến anh bàng hoàng: - Xin cảm ơn, ông On- Oen. Tôi rất sung sướng được có ông trong danh sách của tôi. Đứng ở phòng trong, Cơ-ri-xtin nhanh nhẩu nói: - Ông On- Oen, xin mời ông vào chơi trong nhà. Tuy khước từ, viện cớ sợ làm phiền hai vợ chồng, song On- Oen hình như cũng muốn được mời vào chơi. Ngồi trên chiếc ghế tựa, con mắt trầm ngâm nhìn ngọn lửa, On- Oen có một dáng dấp điềm đạm đặc biệt. Tuy quần áo và lời ăn tiếng nói của ông xem chừng không khác gì mấy người lao động bình thường, nhưng ông có vẻ suy tư yên lặng và diện mạo gần như trong sáng của người khổ hạnh. Hình như o có một dáng dấp điềm đạm đặc biệt. Tuy quần áo và lời ăn tiếng nói của ông xem chừng không khác gì mấy người lao động bình thường, nhưng ông có vẻ suy tư yên lặng và diện mạo gần như trong sáng của người khổ hạnh. Hình như On- Oen sắp xếp lại những ý nghĩ của ông trong một giây lát rồi nói: - Anh Men-sân ạ, tôi vui mừng có dịp nói chuyện với anh. Anh đừng nản chí, nếu như lúc đầu có vấp phải đôi chút thất bại! Người dân ở đây hơi cộc cằn một chút, nhưng trong thâm tâm, họ rất tốt. Rồi họ sẽ trở lại, độ ít lâu nữa là họ sẽ trở lại thôi! En- đru chưa kịp nói câu nào, On- Oen đã nói tiếp: - Anh chưa biết chuyện Tom E-vân phải không? Cánh tay cậu ấy nguy rồi. Aáy đấy, cái thứ thuốc mà anh đã nhắc họ đừng dùng đã gây ra chính cái điều mà anh đã e sợ. Khuỷu tay cậu ấy cứng đờ ra rồi, cẳng tay quắp lại không cử động được nữa, vì vậy bị mất việc. Không làm được ở mỏ nữa, cậu ấy bị bỏng ở nhà cho nên chẳng được một xu trợ cấp nào hết. En- đru lẩm bẩm tỏ ý làm tiếc. Anh không thù oán gì E-vân, anh chỉ cảm thấy buồn là một trường hợp đơn giản như vậy mà để đi đến một hậu quả tai hại cực kỳ vô lý. On- Oen lại im lặng một lúc, rồi bằng một giọng điềm đạm ông bắt đầu kể với hai vợ chồng En- đru về buổi ban đầu vất vả của ông, hồi ông còn là một chú bé mười bốn tuổi phải làm việc dưới hầm lò, theo học các lớp buổi tối rồi dần dần tự nâng cao trình độ của mình, học đánh máy chữ, học tốc ký, và cuối cùng thì giữ chức thư ký Hội. En- đru có thể thấy được On- Oen đã dành toàn bộ cuộc đời ông cho việc cải thiện đời sống công nhân. Ông yêu thích công việc của ông trong Hội, vì nó phù hợp với lý tưởng của ông. Nhưng ông không muốn chỉ có những hoạt động y tế. Ông còn muốn làm cho nơi ăn chốn ở của thợ thuyền được khang trang hơn, vệ sinh hơn, điều kiện sinh sống của họ tốt đẹp và an toàn hơn, và không những cho họ mà cho cả vợ con gia đình họ nữa. Ông dẫn ra tỉ lệ tử vong khi sinh đẻ của những người vợ thợ mỏ, tỷ lệ trẻ tử sản. Ông thuộc lòng tất cả số liệu, tất cả các sự việc. Nhưng On- Oen không chỉ nói chuyện mà còn biết nghe chuyện. Ông tủm tỉm cười khi En- đru kể lại câu chuyện cái cống trong vụ dịch thương hàn ở Blây-nen-lị Ông rất chăm chú đến ý kiến nói rằng công nhân khâu than dễ mắc bệnh phổi hơn các loại công nhân khác cùng làm việc dưới hầm lò. Sự có mặt của On- Oen làm cho En- đru háo hức, anh nói về vấn đề này rất hăng saỵ Qua nhiều lần vất vả nghiên cứu xem xét tỉ mỉ, En- đru đã kinh ngạc thấy số người mắc những hình thức ác tính của bệnh phổi chiếm tỉ lệ rất cao trong công nhân mỏ than. Ở Blây-nen-li, nhiều thợ khoan đều kêu với anh họ ho hoặc “viêm tấy phế quản” thực ra đã bị sơ nhiễm lao hoặc lao nặng rồi. Ở đây, anh cũng thấy tình hình như vậy. Anh đã đi đến chỗ đặt dấu hỏi phải chăng có một mối liên quan trực tiếp giữa nghề nghiệp ấy và căn bệnh này. En- đru sôi nổi trình bày: - Ông hiểu ý tôi chứ? Những người thợ này làm việc suốt ngày giữa bụi, mà ở những mạch cứng là một thứ bụi đá ác hiểm, vì vậy hai lá phổi của họ bị ngột ngạt vì bụi. Tôi nghĩ rằng thứ bụi ấy có thể gây tổn thương được lắm. Thợ khoan vỉ chẳng hạn, loại thợ hít phải thứ bụi đó nhiều nhất, xem ra mắc bệnh này nhiều hơn so với thợ chuyển quặng chẳng hạn. Aáy, có thể hướng đi của tôi là sai. Nhưng tôi thì không nghĩ là sai. Sở dĩ tôi say mê đến vậy, là vì đấy là một hướng nghiên cứu chưa có ai đi. Trong bản danh sách của Bộ lao động quy định những loại bệnh công nghiệp được hưởng tiền trợ cấp, không ghi một thứ bệnh nào thuộc loại này. Cho nên, khi những người thợ mỏ ấy phải nghỉ việc thì họ sẽ không được nhận một xu trợ cấp nào! Thấy hấp dẫn, On- Oen nhô hẳn người về phía trước, một vẻ linh hoạt trên gương mặt mai mái: - Chà, bác sĩ Men-sân! Anh nói rất đúng. Từ bao lâu nay, tôi chưa được nghe một điều nào hệ trọng đến vậy. Hai người say sưa thảo luận vấn đề này. Khi ông thư ký Hội đứng dậy cáo từ ra về thì trời đã khuya. On- Oen xin lỗi đã ở chơi quá lâu. Ông tha thiết thúc giục En- đru phải tiếp tục công cuộc nghiên cứu của anh và hứa sẽ hết sức giúp đỡ bằng mọi khả năng của mình. Khi cánh cửa ngoài khép lại sau lưng ông, On- Oen đã để lại một ấn tượng ấm áp về một con người chân thành. Và như tại cuộc họp của Hội đồng lần anh được xét nhận vào làm. En- đru nghĩ bụng: “Người này là bạn mình”. Xem tiếp: Chương 20 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile   Tủ sách -> Truyện dài -> Thành Trì Thành Trì Tác giả: Archibald Joseph Cronin Chương 20 Tin ông thư ký Hội gửi thẻ y tế ở chỗ En- đru lan nhanh khắp khu và có phần nào chặn bớt được đà mất uy tín của người bác sĩ mới. Ngoài tác dụng vật chất ấy, cả Cơ-ri-xtin lẫn En- đru còn cảm thấy tinh thần dễ chịu hơn nhờ có buổi đến thăm của On- Oen. Cho đến nay, hai vợ chồng hoàn toàn bị đứng ngoài sinh hoạt xã hội ở thị trấn. Tuy Cơ-ri-xtin không bao giờ nói đến, nhưng đã có những lúc khi En- đru thăm bệnh vắng nhà lâu, nàng cảm thấy rất cô đơn, lẻ loi. Vợ các viên chức cao cấp của Công ty thì có ý thức quá rõ về cấp bậc của họ để có thể hạ cố đến chơi với vợ chồng bác bác sĩ phụ tá. Bà vợ bác sĩ Lu-ê-lin hứa hẹn những tình cảm thân thiết, những chuyến đi chơi nho nhỏ kỳ thú bằng xe hơi ra Ca- đíp, nhưng cho đến nay mới chỉ gửi lại tấm danh thiếp của bà vào một hôm Cơ-ri-xtin đi vắng, rồi không bao giờ thấy ló mặt đến nữa. Còn vợ hai bác sĩ Mét-li và Ốc-xbo-râu ở trạm xá khu đông thì thật là tẻ ngắt: bà Mét-li là một phụ nữ tàn tạ, trông như một con thỏ trắng, còn bà Ốc-xbo-râu là một người đàn bà dài ngoẵng, sồn sồn, có thể ngồi nói suốt một giờ về những chuyến công cán ở miền Tây Phi bên cạnh chiếc đồng hồ treo tường mua lại kiểu thời Nhiếp chính. Giữa các bác sĩ phụ tá với nhau hay giữa các bà vợ họ, thực sự xem ra không có gì là cùng chí hướng và cũng không có một sự giao tiếp xã hội nào. Họ sống thờ ơ, cam chịu, và thậm chí còn có một thái độ nhịn nhục đối với thị trấn này. Một chiều tháng chạp, En- đru đang về nhà bằng con đường tắt chạy dọc theo đỉnh đồi, anh nhận thấy có một người đàn ông trẻ trạc tuổi anh, cao dong dỏng và hơi xương xương, đi về phía anh. En- đru nhận ra ngay Ri-sớt Von. Phản ứng đầu tiên của anh là chuyển sang bên kia đường lánh mặt, nhưng rồi anh lại bực dọc nghĩ: “Tại sao ta phải tránh mặt? Hắn có là ông gì đi nữa thì cũng mặc”. En- đru nhìn đi chỗ khác khi sắp sửa đi ngang qua Von thì anh bỗng kinh ngạc nghe thấy tiếng gọi tên mình với một giọng thân mật, hơi đùa cợt. - Chào anh! Thế nào, có phải đúng anh là người đã đẩy Ben Chen-kin phải trở lại làm việc đấy không? En- đru dừng bước, dè dặt ngẩng đầu lên nhìn dường như muốn bảo: “Thì sao? Tôi làm việc ấy không phải vì ông đâu”. Tuy anh trả lời khá lịch thiệp, song anh tự nhủ sẽ không để cho ai lên mặt với mình, dù cho người đó là con trai Et-Uyn Von. Gia đình Von thực tế là chủ Công ty mỏ E-bơ-re-lọ Họ được hưởng toàn bộ lợi tức của các giếng mỏ trong vùng, họ rất giàu có, chiếm một địa vị riêng biệt, không ai có thể đến gần. Ông bố là Et-Uyn nay đã về nghỉ tại một gia trang gần Bre-cơn nên người con trai duy nhất của ông là Ri-sớt nắm quyền quản lý Công tỵ Ri-sớt mới cưới vợ được ít lâu và đã xây cho mình một tòa nhà lớm tân kỳ trên một khu đất cao nhìn xuống thị trấn. Mắt nhìn En- đru, tay giật giật hàng ria thưa thớt, Ri-sớt Von nói: - Bộ mặt lão Ben trông chắc tức cười lắm. - Tôi không thấy có gì đặc biệt đáng buồn cười. Von lấy tay che miệng, giấu một cái bĩu môi trước sự kiêu ngạo cứng nhắc của người Xcốt-lân này, rồi nhẹ nhàng nói: - Hóa ra anh lại là láng giềng gần nhất của vợ chồng tôi đấy. Hai anh chị bây giờ đã ổn định chỗ ăn ở rồi, cô vợ tôi thế nào cũng sẽ lại thăm hai anh chị. Mấy tuần nay, cô ấy còn đang ở Thụy Sĩ. - Cảm ơn! – En- đru cộc lốc đáp và bước tiếp. Đến tối, ngồi uống trà với nhau, En- đru kể lại chuyện này cho Cơ-ri-xtin nghe với giọng giễu cợt: - Hắn có ý định gì thế, em thử nói anh nghe nào? Anh thấy hắn chỉ thèm khẽ gật đầu khi qua mặt Lu-ê-lin ngoài phố. Hay hắn định bụng sẽ xúi bẩy anh đẩy thêm mấy người nữa trở lại làm việc tại các mỏ than khốn kiếp của hắn chăng? - Anh đừng nghĩ thế, anh En- đru, - Cơ-ri-xtin bác lại – Đó là một cái sai của anh đấy. Anh hay ngờ vực người khác lắm, ngờ vực đến khiếp đi được. - Anh mà ngờ vực được hắn à? Một kẻ quyền cao chức trọng, tiền bạc như nước, bộ quần áo rõ là con nhà nòi ăn học ở những trường nổi tiếng. “Cô vợ tôi hiện đang nhởn nhơ chơi trên vùng núi An-pơ trong khi các anh chen chúc nhau ở ven đồi Ma- đi, cô ấy sẽ đến thăm hai anh chị đấy nhé”. Hừ, anh đã có thể hình dung ra chị ta dẫn xác đến chỗ chúng mình rồi đấy, em ạ. Mà này, nếu chị ta có đến - En- đru bỗng lớn tiếng – phải chú ý đừng để cho chị ta giở lối kẻ cả ra với em nhé. Cơ-ri-xtin trả lời với một giọng đanh lại mà En- đru chưa hề bao giờ thấy trong mấy tháng đầu chung sống vừa qua đầy dịu dàng âu yếm: - Em nghĩ em biết cách cư xử, anh ạ. Trái với những điều tiên đoán của En- đru, vợ Ri-sớt Von có đến thăm Cơ-ri-xtin và hình như đã ở lại chơi lâu hơn thời gian mà phép xã giao thông thường đòi hỏi. Tối hôm ấy, về nhà, En- đru thấy Cơ-ri-xtin tươi tỉnh, má ửng hồng, với mọi biểu hiện cho thấy nàng vui. Cơ-ri-xtin không chịu trả lời nhiều những câu dò hỏi mỉa mai của En- đru song nàng nhận rằng buổi gặp gỡ rất kết quả. En- đru giễu vợ: - Anh đoán chừng em phải bày hết các loại bát dĩa bằng bạc, các loại cốc chén thếp vàng của nhà ra. Aùi chà! Lại còn bánh ngọt mua ở hiệu Pe-ri nữa chứ. - Không. – Nàng từ tốn – Em và khách dùng bánh mì và pha trà bằng ấm đất men nâu. En- đru nhớn lông mày châm chọc: - Thế mà chị ta cũng thích thú à? - Em chắc chị ấy thích. Sau chuyện này, En- đru cảm thấy trong người có một cái gì lạ lùng, một cảm xúc mà dù anh có cố đi nữa cũng không phân tích nổi. Mười hôm sau, khi vợ Ri-sớt Von gọi dây nói mời Cơ-ri-xtin và En- đru đến ăn tối thì anh sững sờ. Lúc bấy giờ Cơ-ri-xtin đang nướng bánh dưới bếp nên En- đru đã ra trả lời điện thoại. - Tôi rất tiếc. Tôi e không đến được. Tối nào tôi cũng phải đi khám bệnh đến chín giờ mới xong. - Nhưng chủ nhật thì chắc chắn không bận chứ? – Người vợ của Ri-sớt Von có giọng nói êm nhẹ đáng yêu – Thế thì mời hai anh chị đến chơi tối chủ nhật tới vậy. Oån thỏa rồi nhé. Chúng tôi chờ hai anh chị đấy nhé. En- đru chạy bổ xuống gặp Cơ-ri-xtin. - Những người bạn quý hóa của em mời chúng mình đến ăn tối. Chúng mình không đi được đâu. Anh nắm chắc là tối chủ nhật này anh sẽ có một ca đỡ đẻ. Đôi mắt Cơ-ri-xtin sáng lên khi nghe nói đến lời mời, tuy nhiên nàng nghiêm nghị lên lớp cho En- đru: - Nghe em nào, anh Men-sân. Anh phải bỏ cái thói ngốc nghếch ấy đi. Chúng mình nghèo, ai cũng biết. Điều đó có sao đâu. Anh là bác sĩ, mà là một bác sĩ giỏi, còn em là vợ anh. – Vẻ mặt nàng dịu xuống trong chốc lát – Anh nghe em nói đấy chứ? Đúng, điều này có thể làm anh ngạc nhiên, nhưng em đã cất kỹ tờ gia thú của em trong ngăn kéo cuối cùng ở tủ em. Hai vợ chồng họ Von rất giàu, nhưng đó chỉ là một chi tiết nhỏ bên cạnh cái điều họ là những người tử tế, ý nhị và thông minh. Anh yêu, hai chúng mình ở đây thật hạnh phúc, nhưng chúng mình cũng phải có bạn bè chứ. Tại sao chúng mình không bắt thân với họ nếu họ muốn? Anh đừng có hổ thẹn về cái nghèo của chúng mình. Đừng nghĩ đến tiền bạc, địa vị và đủ mọi thứ chuyện nữa, và hãy tập nhìn con người đúng với thực chất của họ. - Được thôi, được thôi. - En- đru lầu bầu. Chủ nhật, dưới bề ngoài có vẻ nhu mì, En- đru ngượng nghịu đi cùng với Cơ-ri-xtin đến nhà vợ chồng Von. Chỉ đến khi hai người bước vào một lối đi được chăm sửa đẹp đẽ chạy ven một sân quần vợt đất nện, anh mới khẽ nhấp nháy một bên miệng: “Có lẽ họ không để cho chúng mình vào nhà khi thấy anh không mặc áo đuôi tôm”. Trái với dự đoán của En- đru, hai vợ chồng được tiếp đón rất niềm nở. Gương mặt xương xương, xấu xí của Von nở nụ cười vồn vã. Tay Von đang cầm một cái lọ bằng bạc mà chẳng hiểu vì lý do gì lắc lắc thật mạnh. Người vợ đón họ một cách mộc mạc, tự nhiên. Có hai người khách khác nữa là giáo sư Che-lít và vợ, đến ở chơi cuối tuần với gia đình Von. Tay cầm cốc rượu pha đầu tiên trong đời, En- đru nhẩm tính những đồ đạc trong căn phòng trải thảm bằng dài bằng da thú và bày biện những đồ gỗ đẹp kỳ lạ với rất nhiều hoa và sách. Cơ-ri-xtin thì vui vẻ chuyện trò với hai vợ chồng Von và bà Che-lít, một phụ nữ có tuổi, đuôi mắt có những vết nhăn chân chim hóm hỉnh. Cảm thấy lẻ loi và dễ bị mọi người chú ý, En- đru vụng về nhích lại gần Che-lít. Mặc dầu có bộ râu trắng dài rậm, vị giáo sư này đã hể hả nốc cạn đến lần thứ ba ly rượu của mình rồi. Ông tủm tỉm cười nói với En- đru: - Liệu một vị bác sĩ trẻ tuổi tài năng có chịu vui lòng nghiên cứu xem dầu ô-liu có tác dụng cụ thể gì trong rượu Mác-ti-ni không? Cẩn thận đấy nhé. Tôi xin báo trước là tôi đã có những điều ngờ vực riêng của tôi. Nhưng anh nghĩ thế nào, anh bác sĩ? - Thế nào à?… - En- đru ấp úng. – Tôi cũng không biết thế nào… - Ý kiến của tôi là thế này. – Che-lít đem lòng thương hại En- đru, - Đây là một sự thông đồng giữa các chủ quán rượu và những người không mến khách như anh bạn Von của chúng ta đây. Họ lợi dụng định luật Ac-si-mét. - Che-lít nhấp nháy con mắt dưới hàng lông mày đen rậm. – Họ định dùng tác dụng của sự chuyển dịch để mong tiết kiệm được rượu mạnh! En- đru tự thấy vụng về đến nỗi anh không nhếch nổi miệng cười. Anh không biết cách xã giao và cả đời chưa bao giờ được đặt chân vào một tòa nhà lộng lẫy như thế này. Anh không biết làm gì với cốc rượu đã cạn của mình, với đám tàn ở đầu điếu thuốc, và… thực sự với cả hai bàn tay anh nữa. Anh vui mừng khi mọi người chuyển sang bàn ăn. Nhưng cả ở đây, anh vẫn cảm thấy lúng túng. Bữa ăn đơn giản nhưng được dọn rất khéo: thoạt đầu là bát nước dùng thật nóng, tiếp đến là món thịt gà với rau trộn dầu giấm, toàn là nõn rau sà lách trắng toát với một hương vị thơm ngon là lạ. En- đru ngồi cạnh bà chủ nhà. “Bác sĩ Men-sân ạ, chị ấy thật có duyên”. BàVon nhẹ nhàng nói với anh khi hai người cùng ngồi vào ghế. Bà ta là một phụ nữ sang trọng, cao, mảnh dẻ, dáng rất thanh tao, hoàn toàn không xinh đẹp tí nào nhưng có đôi mắt to thông minh và cử chỉ rất tao nhã, tự nhiên. Miệng bà ta hơi xếch ở hai bên và linh hoạt khiến cho nó có một vẻ hóm hỉnh lịch sự. Bà Von bắt đầu nói chuyện với En- đru về công việc của anh và cho biết chồng bà đã được nghe nói nhiều đến tính cẩn trọng của anh. Bà ta ân cần ép anh kể chuyện về mình, chăm chú hỏi xem anh thấy có thể nâng cao hơn chất lượng công việc khám và chữa bệnh ở trong vùng bằng cách nào không. - Thật ra, tôi không biết nữa. – En- đru loay hoay thế nào làm rớt cả ra ngoài một ít canh – Tôi cho rằng… tôi mong muốn các phương pháp khoa học được áp dụng nhiều hơn. Không nói được lời nào về vấn đề anh vốn say mê nhất, vấn đề mà anh đã từng hấp dẫn Cơ-ri-xtin hàng giờ, En- đru ngồi ngay như phỗng dán mắt xuống đĩa thức ăn cho đến khi bà Von quay sang nói chuyện với giáo sư Che-lít ngồi ở phía bên kia bà ta, En- đru mới thấy nhẹ người. En- đru được biết Che-lít là giáo sư luyện kim ở Ca- đíp, giảng viên cũng về môn này tại trường đại học Luân Đôn và là ủy viên Ban lao động hầm mỏ nổi tiếng. Ông là một người hoạt bát, dí dỏm, nói chuyện bằng cả cơ thể, cả hai bàn tay lẫn bộ râu của ông. Ông biện luận và cười nói oang oang, ầm ĩ, liến thoắng, đồng thời tọng đầy vào bụng không biết bao nhiêu là đồ ăn thức uống, như người lái xe lửa cuống cuồng xúc than đổ vào đầu máy để tăng hơi. Nhưng cách nói chuyện của ông lại rất đậm đà, nó làm cho mọi người ngồi nghe xem chừng rất thích thú. Tuy vậy, En- đru không chịu thừa nhận là buổi chuyện trò có ý nghĩa. Anh cau có khi câu chuyện chuyển sang vấn đề âm nhạc, nói đến giá trị soạn nhạc Bắc, và khi Che-lít nhảy vọt sang văn học Ngạ Anh bực tức khi nghe bàn đến các tác giả như Tôn-xtôi, Sê-khốp, Tuốc-ghê-nhép, Pu-skin. Nhảm nhí cả – En- đru giận dữ nghĩ bụng – toàn là những chuyện nhảm nhí vô tích sự. Ông già râu xồm này tưởng mình oai lắm phỏng. Cứ thử để cho ông ta tiến hành một phẫu thuật, ví dụ như mở thanh quản trong một gian bếp nhỏ ở phố Xi-phen xem nào. Chắc ông ta sẽ không giở Pu-skin của ông ta ra ở đấy. Nhưng Cơ-ri-xtin lại rất vui. Liếc mắt, En- đru thấy nàng mỉm cười với Che-lít, và tham gia câu chuyện chung. Nàng không kênh kiệu, không làm điệu làm bộ mà hết sức tự nhiên. Đôi lần, nàng nói đến hội đồng nhà trường của nàng ở phố Ngân hàng tại Blây-nen-lị En- đru sửng sốt khi thấy nàng đối đáp với giáo sư kia mới giỏi làm sao, đưa ra những ý kiến của nàng một cách mau lẹ và tự nhiên làm sao. Lần đầu tiên En- đru bắt đầu hiểu vợ Ở khía cạnh mới và khác lạ. Anh làu bàu trong bụng: xem ra nàng biết sâu về mấy tay bợm Nga này đấy nhỉ. Kể cũng lạ là nàng không bao giờ nói chuyện với mình về họ! Mấy phút sau, khi thấy Che-lít vỗ nhẹ lên tay Cơ-ri-xtin biểu đồng tình, En- đru lại lẩm bẩm một mình: “Lão già này không giữ yên tay được sao? Lão chẳng đã có vợ của lão ngồi kia là gì?”. Một hai lần, En- đru bắt gặp con mắt của Cơ-ri-xtin loáng nhìn sang anh để lập một cái cầu truyền cảm thân thiết giữa hai người, và nhiều lần nàng hướng câu chuyện về phía En- đru: - Thưa giáo sư, nhà tôi rất chú ý đến điều kiện làm việc của công nhân các mỏ than. Anh ấy đã bắt đầu tiến hành một công trình nghiên cứu về vấn đề bụi than. - Thế à, thế à! - Che-lít ngoảnh sang nhìn En- đru chăm chú. - Có đúng không anh? – Cơ-ri-xtin khích lệ – Tối hôm kia anh vừa mới kể cho em nghe mà. - Hừm, không biết. – En- đru càu nhàu. – Có lẽ chẳng có gì nghiêm chỉnh đâu. Tôi chưa có đủ số liệu. Cái bệnh lao phổi này có lẽ cũng chẳng phải do bụi gây ra. En- đru tự nhiên nổi khùng với chính mình. Biết đâu ông Che-lít này lại chẳng có thể giúp đỡ anh được; tuy không phải anh muốn nhờ vả gì ông ta, nhưng việc ông ta có quan hệ với Ban lao động hầm mỏ có thể là một cơ hội tốt lắm chứ. Rồi, không hiểu vì sao, cơn khùng của anh quay sang chĩa vào Cơ-ri-xtin. Đến khuya, khi hai vợ chồng đi bộ về nhà, En- đru ghen tức không nói một lời nào. rồi, vẫn lặng thinh, anh đi trước nàng vào buồng ngủ. Lúc hai vợ chồng thay quần áo thường là lúc nói chuyện cởi mở thân mật với nhau, là lúc, dải quần lòng thòng, tay cầm bàn chải đánh răng, anh dốc hết trong lòng ra những chuyện vặt vãnh trong ngày. Nhưng hôm nay anh lại cố tình tránh mắt nàng. Khi Cơ-ri-xtin hỏi: “Hôm nay vui đấy chứ, anh?” thì En- đru trả lời rất lịch sự: “Hừ, rất vui!”. Lên giường, En- đru nằm thật sát mép giường, cách xa Cơ-ri-xtin, và khi cảm thấy động tác nhè nhẹ của nàng của nàng xoay sang phía anh thì anh cưỡng lại bằng tiếng ngáy khò khò kéo dài. Sáng hôm sau, giữa hai người vẫn còn cảm giác khó chịu ấy. En- đru đi làm với vẻ hờn dỗi, ngớ ngẩn, vốn không có ở anh. Khoảng năm giờ chiều, lúc hai vợ chồng cùng ngồi uống trà với nhau thì có tiếng bấm chuông ngoài cửa. Đó là người lái xe của vợ chồng Von mang đến một chồng sách và một bó hoa thủy tiên. - Bà Von bảo đem đến gửi bà. – Người lái xe mỉm cười, đưa tay lên vành mũ chào rồi ra về. Cơ-ri-xtin hớn hở, lễ mễ bê chồng sách vào phòng khách. Nàng mừng rỡ reo: - Anh xem nàu, thật quá tử tế, phải không anh? Bà Von cho em mượn toàn bộ các tác phẩm của Tơ-ro-lớp. Xưa nay, em vẫn ao ước được đọc hết các cuốn sách của tác giả này. Rồi lại còn hoa nữa, những bông hoa đẹp làm sao! Đứng yên không nhúc nhích, En- đru cười khẩy: - Đẹp nhỉ! Sách và hoa của bà lớn trên lâu đài! Anh nghĩ có lẽ phải có sách mới giúp em chịu đựng được cuộc sống với anh! Anh quá tẻ nhạt đối với em. Anh không phải là người giỏi nói chuyện như những người xem chừng đã làm cho em vui thích tối quạ Một chữ Nga cắn đôi anh cũng không biết. Anh chỉ là một tay bác sĩ phụ tá quèn thôi. Mặt Cơ-ri-xtin tái nhợt hẳn đi. - Anh En- đru! Sao anh lại nói thế được? - Không đúng thế là gì? Tôi đã nhìn thấy rõ trong lúc tôi giơ mặt đần ra tại bữa ăn khốn kiếp ấy rồi. Tôi có mắt để nhìn chứ. Cô đã chán tôi rồi. Tôi chỉ hợp với việc lội bì bõm trong bùn, lật những tấm khăn bẩn thỉu và tha rận về nhà thôi. Tôi quá cục mịch thô lỗ không xứng với cô bây giờ. Đôi mắt Cơ-ri-xtin tối sầm lại một cách đáng thương trên gương mặt nhợt nhạt nhưng nàng vẫn bình tĩnh nói: - Sao anh lại có thể nói vậy được? Chính bởi vì anh là anh nên em mới yêu anh. Em sẽ không bao giờ yêu được một ai khác. - Có thể là như thế lắm. – En- đru càu nhàu qua kẽ răng rồi bước ra ngoài, đóng sầm cửa lại. En- đru dằn dỗi trong bếp năm phút, nện chân đi đi lại lại, cắn môi. Rồi, độp một cái, anh chạy như lao về phòng khách, chỗ Cơ-ri-xtin đang đứng, đầu gục xuống đau khổ nhìn chằm chằm ngọn lửa trong lò sưởi. Anh quàng tay ghì chặt nàng và lòng đầy hối hận kêu van: - Cơ-rít, em yêu của anh! Em, em của anh. Anh biết lỗi rồi. Tha lỗi cho anh, em nhé. Anh có biết nghĩ gì đâu. Anh chỉ là một thằng điên, một đứa ghen tuông ngu ngốc. Anh tôn thờ em mà! Hai người điên dại ôm ghì lấy nhau. Hương thơm thủy tiên ngào ngạt gian phòng. - Anh không biết sao, - Cơ-ri-xtin nức nở – không có anh thì em có thể chết được. Một lúc sau, có Cơ-ri-xtin ngồi sát bên cạnh, má nàng ấp vào má anh, En- đru với tay lấy một quyển sách, bẽn lẽn hỏi: - Tơ-ro-lớp là ai? Em nói cho anh biết với. Anh dốt quá! Xem tiếp: Chương 21 © TuSach.mobi - Đọc truyện online trên mobile  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro