Trắc nghiệm hóa.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO (KỂM TRA THỨ 2/5/11/2018)
Bài BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1/Nguyên tố X có Z = 14 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của oxit cao nhất
2/Nguyên tố X có Z = 15 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của hợp chất khí với H.
3/Nguyên tố X có Z = 15 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của oxit cao nhất.
4/Nguyên tố X có Z = 16 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của hợp chất khí với H.
5/Nguyên tố X có Z = 17 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của hợp chất khí với H.
6/Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, có tính chất hóa học tương tự nhau vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
A. Số lớp electron như nhau.
B. Số electron như nhau.
C. Cùng số electron s hay p
D. Số electron lớp ngoài cùng như nhau.
7/Những điều khẳng định nào sau đây là sai:
A. Trong cùng chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
B. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và cuối cùng là halogen.
D. Trong cùng chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
8/Hãy cho biết phân nhóm VA tương ứng với cấu hình electron nào sau đây ?
A. 2s22p3
B. ns2 np5
C. ns2 np5
D. ns2 np3
9/Nguyên tử của nguyên tố X có 2 lớp electron và phân lớp ngoài cùng có 3 electron. Số thứ tự của X trong bảng HTTH là?
A. 7
B. 5
C. 13
D. 3
10/Cho các nguyên tố Mg(Z=12) , S(Z=16), Cl(Z=17), K(Z=19) . Các nguyên tố kim loại là:
A. Mg,K.
B. Mg, S, Cl.
C. S,Cl.
D. Mg,S,K.
11/Nguyên tố cấu hình nguyên tử 1s22s22p1 thuộc vị trí:
A. IIIA, CK2.
B. IIA, CK2.
C. IIIA, CK3
D. IA, CK2.
12/Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 nguyên tố thuôc:
A. Nhóm IIIA.
B. IA.
C. Chu kỳ 3
D. Chu kì 3, nhóm IIA
13/Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:
A. Các nguyên tố s.
B. Các nguyên tố p.
C. Các nguyên tố d
D. Các nguyên tố s và p.
14/Trong bảng tuần hoàn, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là:
A. 4 và 3
B. 4 và 4
C. 3 và 3
D. 3 và 4
15/Số nguyên tố trong chu kỳ 2 và 4 lần lượt là:
A. 8 và 8
B. 8 và 18
C. 18 và 32
D. 18 và 18
16/ nguyên tử X có Z=16. X thuộc nhóm
A. IIA
B. IVA
C. VIA
D. VIIA
17/số nguyên tố trong chu kì 1 ,2 là
A. 8 và 18
B. 2 và 8
C. 8 và 8
D. 18 và 18
18/ Anion X2- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. X thuộc:
A. Chu kì 3, nhóm IIIA.
B. Chu kì 3, nhóm VIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIA.
D. Chu kì 3, nhóm VIIIA
19/Anion X2- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p4. X thuộc:
A. Chu kì 3, nhóm VIA.
B. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIIA.
D. Chu kì 3, nhóm IIA.
20/Nguyên tử của các nguyên tố: E(Z=13), G(Z=4), M(Z= 11), O(Z=5). Những nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron hóa trị là:
A. G và O
B. G và E
C. O và E
D. M và G
21/Nguyên tử của các nguyên tố: E(Z=11), G(Z=4), M(Z= 13), O(Z=12). Những nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron hóa trị là:
A. G và O
B. G và E
C. O và E
D. M và G
22/Hãy cho biết phân nhóm VA tương ứng với cấu hình electron nào sau đây ?
A. 2s22p3
B. ns2 np5
C. ns2 np5
D. ns2 np3
23/Cho các nguyên tố X(Z = 10), Y(Z = 15), N(Z = 18), M(Z = 20). Các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là:
A. X, Y và N.
B. X, Y, N và M.
C. Y, M và N.
D. N và Y.
24/Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ3, nhóm IVA.
B. chu kỳ 3, nhóm IIIA
C. Chu kỳ 3, nhóm IIA.
D. chu kỳ 2, nhóm IIA
25/Nguyên tử X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 11. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học.
A. nhóm VA
B. nhóm IIIA
C. nhóm VIIA
D. nhóm IIA
26/Tìm cấu hình electron viết sai:
A. F- (Z= 9): 1s22s22p6.
B. Na(Z = 11): 1s22s22p63s1.
C. F(Z = 9): 1s22s23p5.
D. Na+(Z = 11): 1s22s22p63s2
Bài: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOA HỌC

27/Các nguyên tố ở chu kì 4 có số lớp electron là ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
28/Các nguyên tố ở chu kì 5 có số lớp electron là ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
29/Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, có tính chất hóa học tương tự nhau vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
A. Số lớp electron như nhau.
B. Số electron như nhau.
C. Cùng số electron s hay p
D. Số electron lớp ngoài cùng như nhau.
30/X là nguyên tố ở chu kì 2 , nhóm IIIA, cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là :
A. 2s22p1
B. 2s22p6
C. 1s22s1
D. 2s22p6
31/X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IVA,cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là :
A. 3s23s1
B. 2s22p2
C. 3s23p2
D. 2p63s4
32/Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung sau đây:
A. Số electron lớp ngoài cùng.
B. số proton
C. số lớp electron.
D. số electron.
33/Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3, nhóm IIIA. Nguyên tố của Y có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là :
A. 3d3
B. 3p1
C. 3p3
D. 4s1
34/Những điều khẳng định nào sau đây là sai:
A. Trong cùng chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
B. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và cuối cùng là halogen.
D. Trong cùng chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
35/Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA trong bảng tuần có khả năng nào sau đây:
A. Nhận 1 electron.
B. Nhận 2 electron.
C. Nhường 1 electron.
D. Nhường 2 electron.
36/Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần có khả năng nào sau đây:
A. Nhận 1 electron.
B. Nhường 2 electron.
C. Nhường 1 electron.
D. Nhận 2 electron
37/Anion X- có cấu hình electron cuối là 2p6. Vị trí của X trong bảng TH là:
A. chu kỳ 3, nhóm VA
B. chu kỳ 2, nhóm VA
C. chu kỳ 2, nhóm VIIA
D. chu kỳ 3, nhóm IA
38/X tạo hợp chất khí với H có công thức là XH3. Kết luận nào đúng ?
A. X ở nhóm VA
B. X ở nhóm IIIA, chu kỳ 1
C. X ở nhóm VA, chu kỳ 1
D. X ở nhóm IIIA
39/ Nguyên tử của nguyên tố nào trong các nguyên tử sau luôn nhường 2 electron trong các phản ứng hóa học:
A. Mg (Z=12).
B. Al (Z=13).
C. Na (Z=11).
D. Si(Z=14)

Bài: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYEN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

40/ Theo qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
A. Phi kim mạnh nhất là photpho
B. Phi kim mạnh nhất là flo
C. Kim loại mạnh nhất là natri
D. Kim loại yếu nhất là xesi
41/Trong một nhóm A , trừ nhóm VIIIA theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì.
A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
42/Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
B. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
43/Dãy tính chất nào sau đây có sự biến đổi tuần hoàn?
A. nguyên tử khối, hóa trị, cấu hình electron
B. tính axit- bazơ, số electron ở lớp vỏ
C. độ âm điện, electron ngoài cùng, tính phi kim
D. tính kim loại, số proton, oxit và hyđroxit
44/Dãy gồm các tính chất biến đổi tuần hoàn là:
A. electron lớp ngoài cùng, khối lượng nguyên tử, tính kim loại
B. điện tích hạt nhân, tính axit, độ âm điện
C. số khối A, bán kính nguyên tử, số lớp electron
D. bán kính nguyên tử, tính axit, hóa trị
45/ Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 . Công thức oxit cao nhất của X có dạng là:
A. X2O7
B. XO3
C. XO2
D. X2O5
46/Nguyên tố X(Z=7). Hóa trị của X với hiđro và hóa trị cao nhất của X với oxi lần lượt là:
A. 2, 6
B. 3, 5
C. 4, 4
D. 1, 7
47/ Trong mỗi chu kì theo chiều điện tích hat nhân tăng dần
A. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần
B. Gía trị độ âm điện của các nguyên tố giảm dần .
C. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần
D. Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
48/Trong mỗi nhóm theo chiều diện tích hạt nhân tăng dần
A. Bán kính nguyên tử tăng dần
B. Bán kính nguyên tử giảm dần
C. tính kim loại giảm dần
D. tính phi kim tăng dần
49/Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2 . X thuộc nhóm:
A. IIA.
B. VIIIA.
C. VIA.
D. IVA.
50/Trong một nhóm A từ trên xuống dưới điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. tính phi kim tăng dần
B. Bán kính nguyên tử giảm dần.
C. Độ âm điện tăng dần.
D. Tính kim loại tăng dần
51/ Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hiđro có công thức RH2. Nguyên tố này chiếm 40% về khối lượng trong oxit cao nhất. Tìm khối lượng nguyên tử và tên của nguyên tố đó.
52/Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2¬, trong hợp chất của nó với hiđro có 87,5% R về khối lượng. Xác định khối lượng nguyên tử và tên của nguyên tố đó.
53/Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của R chứa 72,73% oxi theo khối lượng. Xác định khối lượng nguyên tử và tên của nguyên tố đó.
54/Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2 . Trong công thức hợp chất với hiđro, R chiếm 75% về khối lượng. Xác định khối lượng nguyên tử và tên của nguyên tố đó.
55/trong nhóm A bán kính nguyên tử của các nguyên tố.
A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Giảm theo chiều giảm tính kim loại.
D. B và C đều đúng
56/trong các nguyên tố sau nguyên tố nào có bán kính lớn nhất
A. Al(Z=13)
B. P(Z=15)
C. Si(Z=14)
D. S(Z=16)
57/Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
A. Hút electron của nguyên tử trong phân tử
B. Nhường electron này cho nguyên tử khác
C. Tham gia phản ứng mạng hay yếu
D. Nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
58/trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
A. Hoá trị cao nhất của oxi tăng từ 1 đến 7
B. Hoá trị cao nhất cuat oxi giảm từ 1 đến 8
C. Hoá trị của hidro giảm từ 1 đến 7
D. Hoá trị của hidro tăng từ 1 đến 7
59/Nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh hơn oxi (Z=8)
A. C(Z=6)
B. N(Z=7)
C. B(Z=5)
D. F(Z=9)
60/Nguyên tố nào sau đây có tính kim lọai mạnh hơn Mg(Z=12)
A. Na(Z=11)
B. Al(Z=13)
C. Si(Z=14)
D. P(Z=15)
61/Những nguyên tố dứng cuối mỗi chu kì là nguyên tố gì ?
A. Kim loại kiềm
B. Phi kim
C. Ha logen
D. Khí hiếm
62/Những nguyên tố đứng đầu mỗi chu kì là nguyên tố gì ?
A. Kim loại kiềm
B. Phi kim
C. Ha logen
D. Khí hiếm
63/Nguyên tố X có công thức hợp chất khí với hiđro là H¬2X. Công thức oxit cao nhất của X là:
A. XO
B. XO2
C. XO3
D. X2O3
64/Nguyên tố X có công thức hợp chất khí với hiđro là H¬3X. Công thức oxit cao nhất của X là:
A. XO
B. XO2
C. XO3
D. X2O5
65/Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. Y>X >M
B. X>Y>M
C. M> X>Y
D. X>M >Y
66/Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Y>X >M
B. X>Y>M
C. M< X<Y
D. X>M >Y
67/Nguyên tử R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p3. Công thức phân tử của hợp chất khí với hidro là:
A. RH
B. RH2
C. RH3
D. RH4
68/Nguyên tử R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p3. Công thức phân tử của Oxit cao nhất là:
A. XO
B. XO2
C. X2O5
D. XO3
69/Nguyên tử R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p5. Công thức phân tử của hợp chất khí với hidro là:
A. RH
B. RH2
C. RH3
D. RH4
70/Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O3
A. Nhóm IA
B. Nhóm IIA
C. Nhóm III
D. Nhóm IV
71/Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O
A. Nhóm IA
B. Nhóm IIA
C. Nhóm III
D. Nhóm IV
72/Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p3. Công thức hợp chất với hidro và công thức oxit cao nhất:
A. RH2, RO3.
B. RH4, R2O5.
C. RH3, R2O5.
D. RH3, R2O3.
Bài: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

73/Nguyên tố X có Z = 16 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của oxit cao nhất.
74/Nguyên tố X có Z = 13 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của oxit cao nhất.
#(t)
Nguyên tố X có Z = 19 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của oxit cao nhất.
75/Nguyên tố X có Z = 14 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lập công thức phân tử của hợp chất khí với H.
76/ Nguyên tố cấu hình nguyên tử 1s22s22p1 thuộc vị trí:
A.IIIA, CK2.
B.IIA, CK2.
C.IIIA, CK3
D.IA, CK2.
77/Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 nguyên tố thuôc:
A.Nhóm IIIA.
B.IA.
C.Chu kỳ 3
D. Chu kì 3, nhóm IIA
78/cho ion R+ có cấu hình elẻcton là 1s22s22p6. Số proton của R
A. 14
B.13
C.12
D. 11
79/Nguyên tố R có công thức oxít cao nhất là R2O5. Công thức hợp chất khí của R với hiđro là
A. RH5
B. RH2
C. RH4
D. RH3
80/Biết Na(Z=11), Mg(Z=12), Al(Z=13). Dãy các hidroxit đựơc sắp xếp theo tính bazơ tăng dần là
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
C. Al(OH)3,¬ Mg(OH)2, NaOH
D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2
81/Biết Li(Z=3.),Na (Z=11),K(Z=19), dãy các hidroxit sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
A. LiOH, NaOH, KOH
B. NaOH, KOH, LiOH
C. KOH, NaOH, LiOH
D. LiOH, KOH, NaOH
82/Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. Y>X >M
B. X>Y>M
C. M> X>Y
D. X>M >Y
83/Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Y>X >M
B. X>Y>M
C. M< X<Y
D. X>M >Y
84/ Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O3
A. Nhóm IA
B. Nhóm IIA
C. Nhóm III
D. Nhóm IV
85/Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O
A. Nhóm IA
B. Nhóm IIA
C. Nhóm III
D. Nhóm IV

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thanhxuan