Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Con người đều phải trải qua các quá trình khác nhau, các giai đoạn khác nhau để trở nên hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn. Trong đó, quá trình đẹp nhất, lâu nhất, nhiều kỷ niệm nhất chắc hẳn phải là tuổi thanh xuân. Giống như các quá trình khác,thanh xuân là một vở kịch không có diễn tập trước, bạn cứ diễn mà chẳng quan tâm đến thứ tự lên sân khấu của bất kì ai... Thanh xuân là dù lựa chọn cái gì đều sẽ có điều tiếc nuối. Thanh xuân là cái mụn mọc chưa hết, lời nói chưa xong, mà giờ học đã kết thúc, khuôn mặt đã mơ hồ.... Nếu bây giờ đang sống với cái suy nghĩ cách đây khoảng mười mấy năm về trước thì chắc bây giờ, tôi cũng không ở đây hào hứng phấn khởi kể cho các bạn câu chuyện của mình đâu. Có thể so với nhiều bạn, nó chưa là gì cả, nhưng đối với tôi mà nói, đó là một quãng kí ức vui có, buồn có, xót xa, đau đớn, luyến tiếc... đều có cả. Để xem nào.... Theo đúng những gì tôi nhớ, thanh xuân tươi đẹp của tôi  bắt đầu bằng những sự kiện chả mấy tươi đẹp cho lắm. Khi ấy, tôi mới mười tám, tuổi trưởng thành, vừa non nớt lại vừa già dặn hơn. Cái tuổi ấy bồng bột, nghĩ cái gì là liền làm cái đó và tôi thì không phải ngoại lệ. Khi ấy, tôi đang rất chán nản và đã phải phiền não về chuyện kiếm tiền chi trả cho các khoản sinh hoạt cho gia đình rồi. Mẹ tôi cũng có đi làm thêm, nhưng mấy đồng lương ít ỏi ấy không thể nuôi đủ bốn miệng ăn trong nhà được. Chính vì vậy tôi đã phải vừa đi học vừa đi làm ở cái tuổi mười sáu. Cái lúc ấy, tôi chỉ đi học những tiết chính trên lớp. Còn những tiết phụ, tôi đều không tham gia học. Nếu một ngày có hai mươi tư tiếng đồng hồ thì tôi chỉ dành ra khoảng sáu đến bảy tiếng để học hành, còn mười bảy đến mười tám tiếng còn lại thì đều đi làm thêm hết. Cái công việc rửa bát ấy vô cùng nhàm chán, cũng chỉ là lấy nước rửa chén cho vào bát, kị cọ chỗ bẩn trong bát rồi xả nước rửa sạch. Và cứ thế lặp đi lặp lại..... Nhưng vì gia đình, tôi đều không quản nắng mưa chiều tối ngồi rửa chỗ bát ấy. Mà cũng không phải ít ỏi gì cả, một ca của tôi mà đếm sơ sơ ra cũng phải đến hơn một ngàn cái bát cái đĩa, rồi còn chưa kể dao, dĩa ,thìa, rồi nồi niêu xoong chảo.... Thời gian biểu của tôi cứ thế không hề thay đổi trong suốt một năm rưỡi liền. Tôi nhớ sinh nhật của mình là ngày 29 tháng 2. Phải! Đặc biệt phải không? Bốn năm mới xuất hiện một lần. Và năm ấy không phải năm nhuận nên tôi không có sinh nhật. Xem phim rồi đọc truyện nghe đài các thứ, tôi thấy sinh nhật tuổi mười tám là một sự kiện quan trọng đánh dấu mốc rằng con người, khi đã mười tám tuổi là đã trưởng thành. Ấy vậy mà tôi lại không có. Cảm thấy thật buồn! Rồi lại nghĩ rằng số mình đen đủi không được như bạn như bè. Mỗi lần như thế, tôi đều nghĩ tới gia đình mình, lại càng cảm thấy tủi hổ. Nhà thì nghèo, tiền thì không có, nợ nần lúc nào cũng ngập đầu, bố thì là một kẻ nát rượu, người mẹ hiền lành chaem chỉ làm lụng nuôi gia đình thì lại luôn là cái gối để người bố kia trút cơn giận mỗi lần nhậu nhẹt về. Anh trai thì nằm lì ở nhà mấy năm rồi không chịu đi làm gì cả.... Nói chung, mọi chuyện đều chả bao giờ đi theo ý muốn của tôi. Tôi nào có mơ ước một cuộc sống như này bao giờ? Vậy tại sao tôi vẫn phải sống như thế? Nghĩ đi nghĩ lại thì lí do duy nhất mà tôi an ủi bản thân lúc đấy là vì mẹ tôi. Nếu tôi mà ra đi bây giờ thì mẹ sẽ nương tựa vào ai mà sống bây giờ? Vậy cho nên tôi đã nhẫn nhịn chịu đựng sự dày vò vô hình này mà ông trời đã trót trao cho tôi. Nhưng sự chịu đựng của tôi cũng có giới hạn. Cho đến một ngày, tôi đã không thể chịu nổi được cái thái độ vũ phu của bố đối với mẹ nữa rồi. Hôm ấy, ông ta đi nhậu về, cũng giống như bao lần khác, chửi rủa mẹ con tôi này nọ chả ra cái gì, rồi sau đó nằm gục xuống giường, mồm vẫn lèm bèm chửi tôi. Tôi cũng để yên, nhẫn nhịn sự nhục nhã này. Và mọi sự kiện trong đời tôi nổ ra từ sau giây phút này: mẹ tôi đem nước ấm cùng khăn lên lau người cho ông ta, vừa mới chạm cái khăn vào trán thôi mà ông ta giật mình, trợn ngược mắt lên quát tháo ầm ĩ. Chưa hết, ông ta còn dựng dậy đánh đập mẹ tôi liên tiếp bằng những cái tát, cái thúc gối dã man của ông ta. Tôi sợ hãi, không thể làm gì được, chỉ biết ngồi đấy chứng kiến máu từ miệng, từ mũi mẹ tôi cứ ròng ròng chảy ra. Rồi lúc lâu sau, khi đã chán rồi, ông ta đẩy người mẹ tôi đang ngã gục trên vai ông ta ra một phát rất mạnh khiến mẹ tôu đập đầu vào góc bàn gỗ. Máu mẹ lại chảy. Tôi hoảng hồn, gọi xe cấp cứu còn ông ta vẫn thản nhiên ngủ được. Xe cứu thương tới đưa mẹ tôi đi, tôi theo cùng. Trên đường đến bệnh viện, mẹ tôi dặn dò tôi vài câu, chỉ cho tôi nơi mà mẹ giấu một số tiền mẹ đã tiết kiệm được đề phòng bất trắc. Rồi sau đó, mẹ ngừng thở. Mẹ đã ra đi trong tiếng nấc nghẹn của tôi, trong tiếng hét cầu xin bà quay về sống với tôi.... Nhưng như tôi đã nói, chả có chuyện gì nằm trong tầm kiểm soát của tôi cả, tất cả mọi chuyện. Tôi về nhà. Uất hận nhìn tên dã man đã giết chết mẹ tôi mà vớ lấy đồ đạc ném lên người ông ta, giận dữ nói:

-Ông.....ông... đã giết ......chê......chết......m...m... mẹ tôi,...... ông trả lại m........m.........mẹ cho tôi điiiiiii.

Tôi cứ vừa khóc vừa nói từng câu không rõ chữ. Ông ta mới đầu còn không tin, sau đó mới nhận ra đó không phải  là chuyện đùa. Lúc đó trong lòng tôi chỉ còn suy nghĩ chu toàn hậu sự cho mẹ rồi sau đó cuốn gói rời khỏi căn nhà này, ở tạm nhà bà ngoại.

Khi mọi chuyện dần ổn định lại, tôi dọn đồ đạc của mình, mang theo di vật của mẹ cùng với số tiền bí mật kia dời sang nhà bà ngoại sống. Tôi cũng thương bà lắm vì tôi biết bà đã chịu một đả kích quá lớn khi phải đối diện với cái chết của mẹ tôi. Khi dọn sang nhà bà rồi, tôi không còn đi làm công việc rửa bát đĩa nữa mà ở nhà giúp bà bán hàng ăn. Tôi vẫn tiếp tục đi học, học hết cấp ba rồi thi đại học. Tôi luôn muốn đỗ Đại Học Y Học sau này làm bác sĩ nên đã dốc hết sức mình vào học tập. Trước khi kì thi diễn ra độ khoảng một tháng, lớp tôi có tổ chức tiệc nho nhỏ. Sau bữa tiệc ấy, mọi người vẫn còn khá hào hứng nên đã tổ chức tăng hai: vào vũ trường ăn chơi tẹt ga. Tôi cũng chưa bao giờ vào vũ trường nhưng với tính khí tò mò thì tôi đã làm quen được với nhiều điều mới lạ. Tôi làm quen được với một nhóm con trai hơn tôi hai tuổi. Họ mời tôi một ly rượu, tôi đồng ý. Tôi uống một hơi là cái ly không còn một giọt rượu nào cả. Họ lại đưa tôi thêm một ly, hai ly, rồi ba ly...... Cảm giác như đầu óc tôi muốn nổ tung ra vậy.... Tất cả mọi thứ đều quay cuồng......

Ngày hôm sau, tôi tỉnh dậy với một cái đầu quay ong ong và một kí ức không rõ ràng. Chỉ nhớ được một chút, một kí ức có đôi chút ám muội với người tên là Nam Hải. Tôi giật thót tim, lật cái chăn lên..... Tôi nghĩ rằng ngày hôm qua tôi đã làm cái chuyện ấy. Do tác dụng của rượu mà giờ tôi không thể nhớ được bất cứ một cái gì khác ngoài khung cảnh hôm qua. Tôi vội vàng lấy quần áo mặc vào người, đang định rời đi thì thấy đầu giường có một tờ giấy. Trong đó viết: "Có gì gọi vào số trên danh thiếp. Xin lỗi". Tôi lại nhìn xuống bàn, một cái danh thiếp ở đó. Chà! Tập đoàn MS. Một tập đoàn lớn tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Không còn thì giờ nữa. Tôi cầm danh thiếp đó cùng tờ giấy cất vào túi xách rồi về nhà.

Tôi dần quên đi chuyện này vì trong người tôi đều bình thường, không có chuyện gì xảy ra cả.

Một lí do khác khiến tôi quên đi chuyện ấy chính là tôi đã đỗ thủ khoa Đại học Y học. Tôi và bà đều mừng quýnh lên sau khi nghe tin. Hai bà cháu cứ ôm hôn nhau thắm thiết, rồi lại khóc trong hạnh phúc. Nghĩ lại mà đến bây giờ tôi vẫn còn rưng rưng....

Khi chuẩn bị nhập học, một số biểu hiện kỳ lạ đã xảy đến với tôi. Tôi buồn nôn, chán ăn, ngửi thấy mùi thức ăn là ói ra mật xanh nanh vàng, đầu óc ba hoa lơ mơ.... Lần này thật sự khiến tôi phải để tâm. Tôi đến bệnh viện khám. Bác sĩ bảo tôi mang thai. Được mười hai tuần tuổi rồi. Tôi nghe như sét đánh bên tai. Thật may khi tôi không đưa bà đi cùng lúc đó! Tôi thật sự chưa kịp định hình gì cả. Mang thai? Có em bé? Con tôi? Nhưng..... nhưng tôi mới mười tám tuổi. Làm sao có thể có con ở độ tuổi này? Tôi phải làm gì bây giờ? Làm sao đây? Rối quá? Hoang mang quá?!

Cả tối tôi cứ trằn trọc suy nghĩ mãi. Phân vân giữa việc bỏ đứa trẻ đi hoặc giữ nó lại. Lương tâm tôi không cho phép tôi bỏ nó đi. Nhưng lí trí lại mách bảo tôi phải bỏ nó vì nó có thể khiến mọi chuyện xảy đến với tôi đều là rắc rối và rủi ro.

Lần này thực sự rối, rối quá rồi. Tôi đành nhờ đến bà. Tôi kể lại đầu đuôi mọi chuyện cho bà nghe, bà có hơi shock, nhưng cũng không trách cứ gì tôi cả. Bà khuyên tôi nên giữ đứa bé lại bởi dù gì thì nó cũng là con tôi, không thể nhẫn tâm bỏ nó như vậy được.
Tôi nghe lời bà. Cái bụng của tôi càng ngày càng to nên tôi phải xin nghỉ học ở nhà dưỡng thai.

Cuối cùng, thời khắc sinh tử ấy đã đến. Chúng tôi đã mẹ tròn con vuông. Con trai tôi lúc ấy trông kháu khỉnh đáng yêu vô cùng. Nó đỏ hỏn như một viên than nóng vậy.

Sau đó, tôi quyết định đi tìm bố của con trai tôi. Cũng không quá khó để tìm được anh bởi anh là cháu của chủ tịch Nguyễn Cao Thắng tập đoàn MS.

Tôi đã nghĩ kĩ lắm rồi. Tôi không thể để con trai tôi phải sống trong cái hoàn cảnh cơ cực như vậy được. Nó phải có một cuốc sống tốt đẹp hơn tôi nhiều.

Nghĩ là làm, tôi bế con tìm tới nhà của bố nó. Một ngôi nhà rộng lớn được thiết kế theo phong cách Âu cổ vô cùng nguy nga tráng lệ. Vườn tược đầy đủ, hồ bơi rồi đài phun nước cũng có luôn. Không hổ danh là nhà của tập đoàn lớn nhất đất nước. Tôi bấm chuông. Một người phụ nữ mang phong thái của chủ nhà đi ra mở cửa. Tôi xấu hổ nói:
-Thưa bác.... đây có phải là nhà của Nguyễn Nam Hải không ạ?

-Tôi là mẹ của nó đây. Có việc gì vậy cháu gái? - Đó chính bà nội của con trai tôi.

-À, thật ra.... chuyện này.... hơi khó nói ạ...!

Bà ấy nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu rồi mời tôi vào nhà. Vẻ ngoài của căn nhà nếu như tôi gọi là nguy nga, là tráng lệ thì có lẽ khi vào đến bên trong, tôi không còn từ gì để diễn tả vẻ đẹp cũng như vẻ cao quý sang trọng của nó nữa rồi.

Tôi kể cho bà ấy mọi chuyện bắt đầu như nào, tôi kể khá chi tiết.

Bà ấy có vẻ hơi ngờ vực rồi gọi một người phụ nữ vào:

-Thư kí Dung? Hãy lấy mẫu ADN của thằng Nam và của đứa bé này đem đi xét nghiệm quan hệ ruột thịt ngay cho tôi.

Cô thư kí tên Dung ấy chỉ gật đầu rồi liền biến mất.

Tôi phá đi bầu không gian tĩnh lặng chẳng muốn có:

- Cháu có thể gọi bác là gì ạ?

-À, cứ gọi ta là Thu.

-Vâng. Bác Thu.

-Xin lỗi, nhưng cháu chờ ta một chút có được không?

-Dạ vâng ạ. Không sao đâu ạ.

Bà ấy đi mất. Có khi bà ấy đi kiểm tra kết quả xét nghiệm. Cũng phải thôi. Tự dưng tôi cùng con trai xuất hiện trước cửa nhà họ thì hỏi làm sao mà họ không nghi ngờ được?

Chỉ một lúc sau tôi đã thấy bà ấy đi ra rồi. Bà ấy vẫn niềm nở nói:

-Xin lỗi cháu. Là tại bác không tốt, không quản con cho chặt để nó ăn chơi lêu lổng ngoài kia, gây ra một chuyện tày trời như vậy. Ta xin lỗi cháu nhé.

Tôi cũng bối rối:
-Cháu cũng có một phần lỗi ạ. Chuyện này là xảy ra ngoài ý muốn nên không ai mong muốn cả ạ. Cháu chỉ cho gia đình biết việc này là vì con cháu thôi ạ. Nếu như không phải do hoàn cảnh dồn ép thì cháu cũng không đến tận đây đâu ạ. Nhưng xin bác, hãy chấp nhận con trai cháu, cho nó ăn học đàng hoàng tử tế ạ. Cháu chỉ mong có vậy thôi ạ.

Thoáng nhìn qua bác Thu, tôi thấy bà ấy không có chút gì là tức giận. Thường thì những người mẹ này đều sẽ nổi nóng và đuổi tôi cùng con ra ngoài rồi bàu trừ các kiểu. Nhưng không. Tôi không thấy ở bác Thu một chút gì là như vậy cả.  
Nhấp một ngụm trà, bác ấy nói:
-Con trai ta sao ta không biết? Từ trước tới nay nó đều gây ra họa lớn. Nó cũng vẫn chịu trách nhiệm. Nhưng chưa bao giờ nó bỏ được cái thói này cả. Ta thay mặt nó xin lỗi con.

-Ơ kìa bác. Bác không phải là người xin lỗi con đâu ạ. Vả lại chuyện này không ai có lỗi cả ạ. Đây chỉ là một sai lầm trong số các sai lầm thôi ạ.

-Vậu con nghĩ sao về việc chuyển đến đây? Cùng cháu đích tôn của ta?

Tôi ngạc nhiên:
-Dạ? Cháu không cần đâu ạ. Cháu không có tư cách gì để ở đây cả. Cháu chỉ mang cháu đích tôn tới cho bác thôi ạ.

-Sao lại không có tích cách gì? Cháu sinh con trai cho nó, tương đương với việc cháu đã là vợ nó rồi. Chẳng nhẽ vợ chồng lại không ở cùng nhau?

-Cháu..... - Tôi cũng chả biết phải nói như nào nữa.

-Vả lại cháu cũng phải ở cạnh con, chăn cho nó chứ? Mẹ với con sao lại mỗi người một nơi được? Vậy nên con phải dọn đến đây sống cùng với cháu ta chứ. À mà nó tên gì vậy?

Tối lúng túng:
-Cháu chưa đặt tên ạ. Cháu định để cho bố nó đặt ạ.

-Vậy sao được? Con phải đặt cho nó chứ. Đấy là một việc hết sức quý giá đấy. Ta chưa thấy ai lại đi trao cơ hội ngàn năm có một ấy cho người khác đâu. Vậy con định đặt cho cháu ta têm gì vậy?

Nghe bác ấy nói cũng đúng thật. Thật ra tôi cũng muốn đặt tên cho con trai tôi lắm chứ. Nhưng sợ người bên này sẽ không thích nên tôi cũng chẳng dám. Chứ tôi thích cái tên Hải Nam vô cùng.

-Cháu định đặt cho bé tên Hải Nam ạ.

-Tên này ta thấy được. Vậy, thư kí Dung, đi làm giấy khai sinh cũng như các giấy tờ cần thiết khác cho cháu ta ngay. Mau lên.

Cô thư kí lại biến mất. Tôi cùng bác Thư ngồi trò chuyện một lúc. Bà ấy bảo sẽ nói chuyện này với bà tôi. Bà ấy bảo tôi gọi bà ấy là mẹ. Sau đó bà ấy đưa tôi ra ngoài mua các đồ dùng cần thiết cho tôi và Hải Nam. Trong khi ấy, bà hỏi tôi một câu hỏi mà có lẽ tôi đã quên mất vì nó khá quan trọng.

-Con tên gì?

-Con... tên ..... Phùng Nguyễn Hạnh Dung ạ.

-Một cái tên thật đẹp!. Ai đã đặt cho con vậy?

-Là mẹ con ạ. - Tôi lại muốn khóc. Tôi nhớ mẹ!

Tôi chưa hiểu tại sao bà ấy lại đối xử với tôi tốt đến thế này. Như thể tôi là con ruột của bà ấy vậy. Tôi như kiểu đang bị bỏ bùa vậy. Cứ chìm đắm trong sự quan tâm của người khác mà không hề hay biết lí do tại sao họ làm vậy. Chỉ là đã quá lâu rồi, tôi mới được cảm nhận lại cái cảm giác tuyệt vời này. Sảng khoái lắm!

Và, kể từ giây phút ấy, cuộc đời tôi thay đổi hoàn toàn!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro