7. DƯƠNG QUỲNH CHI - HỌA MỸ NHÂN THỜI TÂY TẤN (p1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đất nước Trung Quốc trải qua thời kì Tam quốc loạn lạc, bao nhiêu anh hùng xương trắng phơi ngoài chiến địa. Cuộc tranh giành thiên hạ sau cùng về tay nhà Ngụy nhưng vẫn còn 2 thế lực đối lập giữa Tào Sảng và Tư Mã Ý. Thiên hạ lại trải qua 1 phen phân ly bởi 2 thế lực này cho đến khi Tư Mã Viêm phế bỏ Tào Hoán. Tư Mã Viêm tự xưng là Tấn Võ Đế, đổi vương triều Ngụy thành Tây Tấn; khi đó đất nước Trung Quốc mới tạm có được 1 thời kì phồn vinh yên tĩnh.

Tư Mã Viêm trước khi bước lên ngai vàng đã có thái tử phi là Dương Quỳnh Chi, vốn là 1 giai nhân nức tiếng diễm lệ. Người ta quen gọi Dương Quỳnh Chi bằng tên Dương Diễm vừa biểu lộ sự hâm mộ nhan sắc vô cùng diễm lệ ấy vừa phân biệt với em gái họ hàng cũng xinh đẹp không kém tên là Dương Chi. Dương Quỳnh Chi là con gái của Dụ Đình hầu Dương Văn Tông, khi mới 18 tuổi đã được Tư Mã Chiêu để ý và sau đó tác thành cho con mình là Tư Mã Viêm. Lúc lật đổ vương triều Ngụy rồi, Tấn Võ Đế liền sắc lập Dương Quỳnh Chi lên làm hoàng hậu, hết sức sủng ái, không nghĩ đến bất cứ nữ nhân nào khác ngoài nàng. Dương Quỳnh Chi sinh được 3 trai và 3 gái. Cuộc đời của mỹ nhân tưởng như hoàn hảo như nhan sắc của nàng, tiếc rằng trời xanh luôn luôn éo le: con trai trưởng yểu mệnh, chỉ còn lại con thứ là Tư Mã Trung nhưng bẩm sinh si ngốc, hồ đồ đần độn, ngoài việc ăn uống vui chơi thì không hề biết suy nghĩ việc gì cho chín chắn. Tấn Võ Đế hội nghị quần thần lại việc lập ngôi thái tử. Đúng theo phép tắc triều đình thì trưởng nam đã chết, Tư Mã Trung phải được tiếp nối. Thế nhưng Tấn Võ Đế rất ghét người con đần độn này, gọi là hội quần thần hỏi ý kiến chứ thật ra muốn phế bỏ Tư Mã Trung. Một mặt, Dương hoàng hậu hết sức nỉ non, cầu xin Tấn Võ Đế đừng bỏ rơi Tư Mã Trung, mặt khác một số đại thần cũng đồng ý với việc này, cho rằng dù Tư Mã Trung đần độn nhưng đã có đại thần sáng suốt phù giúp thì cũng không hề hấn gì. Tấn Võ Đế từ trước tới nay rất sủng ái Dương hoàng hậu, phân vân 1 thời gian rồi rốt cuộc chấp nhận lập Tư Mã Trung làm thái tử. Việc nhà vua nghe lời mỹ nhân, không nghĩ sâu xa đến vận mệnh đất nước chính là mầm mống dẫn đến các tai họa sau này.

Mấy năm sau, thấy Tư Mã Trung đã trưởng thành, Tấn Võ Đế lại nghĩ đến việc lập thái tử phi. Trong thâm tâm, Tấn Võ Đế định sắc lập cho con gái của Chinh Bắc đại tướng quân Vệ Quán, tước Tuy Vương công vốn là người xinh đẹp, nổi tiếng đoan trang hiền thục. Trong khi ấy Sa Kỵ tướng quân Lỗ công là Giả Sung lại muốn đưa con gái của mình làm thái tử phi, ra sức vận động khắp nơi. Việc này đến tai Tấn Võ Đế, nhà vua cười nói với các quần thần: "Ái nữ của Tuy Vương công có năm điểm tốt; còn ái nữ của Lỗ công chẳng có điểm tốt nào, chỉ có năm điểm xấu. Đời nào trẫm lại ngu dại chọn người có toàn điểm xấu làm thái tử phi!".

Quần thần hỏi lại thì Tấn Võ Đế giải thích: "Ái nữ của Tuy Vương công hiền hậu, diễm lệ, da trắng, dáng người thon thả, tướng có nhiều con, đó là năm điểm tốt. Còn Giả Nam Phong con của Lỗ công thì thấp bé, da đen, nhan sắc không có, tính tình hay đố kỵ, tướng người thâm hiểm tất ít con nối dõi, đó là năm điểm xấu".

Giả Sung nghe vậy căm giận thấu xương, nghĩ thầm trong bụng: "Nhà vua đã nói vậy thì khinh bỉ ta quá lắm. Ta quyết tìm đủ mọi cách đưa con gái vào cung, thử xem khi ấy còn ai dám dị nghị phê bình nữa nào!".

Giả Sung bèn về bàn với vợ, rồi toan tính nếu mua chuộc được Dương hoàng hậu thì may ra việc mới thành. Vợ của Giả Sung cũng đồng ý như vậy. Bao nhiều tiền bạc tích chứa đều tung ra hết, mua chuộc tất cả những người thân cận với Dương hoàng hậu, thi nhau tán tụng Giả Nam Phong là người không có nhan sắc nhưng tính tình quyết đoán, không những sẽ cai quản hậu cung nghiêm cẩn, mà còn có thể giúp Tư Mã Trung một tay giải quyết chính sự. Có tên còn quả quyết nhan sắc tuyệt thế chỉ làm hại cho thái tử mà thôi, lấy vợ nhan sắc vừa phải như Giả Nam Phong là tốt nhất. Vả chăng người xấu thì Dương hoàng hậu đỡ phải ganh tị, lo lắng. Dương hoàng hậu nghe mãi cũng xiêu lòng, vả chăng bà cũng đang lo lắng đứa con đần độn nếu lỡ lên làm vua thì làm sao giải quyết việc triều chính nổi đây. Vì vậy mỗi lần vui chơi gần gũi với Tấn Võ Đế, Dương hoàng hậu ra sức ỉ ôi, thuyết phục, nói tốt cho Giả Nam Phong. Trong thâm tâm của Tấn Võ Đế, Tư Mã Trung vẫn còn là kẻ vứt đi nên nếu có lấy vợ xấu xí thì cũng xứng đôi vừa lứa. Do đó bậc quân vương đầy trí dũng như Tấn Võ Đế 1 lần nữa bị mỹ nhân lung lạc, nhầm lẫn giữa tình cảm và quốc sự, quyết định chọn Giả Nam Phong làm thái tử phi. Khi Giả Nam Phong được đưa vào cung, chính Dương hoàng hậu và Tấn Võ Đế cũng phải kinh ngạc bởi vì lời đồn quả không sai, Giả Nam Phong quá xấu xí, đứng chung với bọn cung nữ chẳng khác gì con gà đen đúa với đàn công đầy hoa văn rực rỡ. 2 người hết sức thất vọng, trong lòng đã toan tính việc lỡ rồi, thì để 1 thời gian tìm cách sửa đổi, tìm mỹ nhân khác cho thái tử.

Cuộc đời đầy éo le, chẳng biết tại sao Tư Mã Trung lại rất yêu thích Giả Nam Phong, suốt ngày quanh quẩn bên nàng. Nhờ vậy chỉ mấy năm gần gũi thái tử, Giả Nam Phong đã hạ sinh mấy người con, nhưng tiếc thay toàn là công chúa, không có hoàng tử nào. Từ khi vào cung đến giờ, tâm địa độc ác gian xảo của Giả Nam Phong chưa lộ ra, bất ngờ 1 tài nhân của Tư Mã Trung là Tạ Cửu hạ sinh 1 đứa con trai kháu khỉnh, đĩnh ngộ, ai ai nhìn thấy cũng khen đứa bé này mai sau sẽ là 1 nhân tài, giúp dân giúp nước phát triển. Đứa con trai này chính là nhát dao đâm vào người Giả Nam Phong, bắt đầu những tính xấu trong con người thị lộ ra bằng hết. Thế nhưng Tư Mã Trung không hề biết đến con mình trong 1 thời gian dài. Nguyên đưa bé ấy được đặt tên là Tư Mã Quật, mẹ là Tạ Cửu, chỉ là 1 mỹ nhân ôn nhu cam chịu số phận của mình, không hề lớn tiếng hay tranh giành nên ít người biết tới. Trước khi Tư Mã Trung nạp Giả Nam Phong vào cung, Tấn Võ Đế cho con mình còn nhỏ tuổi, ngây ngô, chưa biết chuyện trai gái nên sai Tạ Cửu đến săn sóc cho Tư Mã Trung. Thật sự Tấn Võ Đế mới là ngây thơ, ông không hề nghĩ rằng Tư Mã Trung đần độn nhưng sức khỏe cường tráng, có mỹ nhân hầu hạ bên cạnh thì làm sao tránh được chữ động tình, 1 bản chất của nam nhân mà trời đã đặt định. Kết quả là Tạ Cửu hoài thai, khi Giả Nam Phong vào cung thì Tạ Cửu mới hạ sinh. Họ Giả không có con trai nên rất ghét ai sinh hoàng nam, riêng Tạ Cửu thì nàng không dám hãm hại vì nàng là người của Tấn Võ Đế. Tạ Cửu cũng khôn ngoan, khi hoài thai thì xin về Tây Cung chứ không ở Đông cung nên dù có muốn ra tay, Giả Nam Phong cũng không làm gì được. Tư Mã Trung không hay biết gì về con của mình, cho đến lúc lên ngôi là Tấn Huệ Đế vẫn như người ngủ mê. 1 hôm, Tư Mã Trung đến Tây cung hầu chuyện với phụ hoàng, thấy có 1 đứa bé kháu khỉnh chạy chơi chung với các hoàng tử thì rất thích, cầm tay gọi đến vuốt ve. Lúc đó Tấn Võ Đế mới thong thả cho biết: "Nó là con của ngươi đó! Ta đặt tên cho nó là Tư Mã Quật".

Càng lớn, tính tình của Tư Mã Quật càng cứng rắn, không dám nói động đến Giả Nam Phong, nhưng thường tỏ vẻ khinh ghét bọn tay chân của họ Giả. Giả Nam Phong là người vô cùng thâm hiểm, tuy biết việc thái tử ghét hận nhưng không hề nói tới. Chẳng biết thị hành động bí mật ra sao mà hễ như rằng các tiểu thiếp bắt đầu hoài thai là y như rằng không trụy thai thì cũng chết 1 cách vô cớ. Tấn Võ Đế cho điều tra, chưa có bằng chứng đích xác nhưng vẫn quyết định phế bỏ danh phận thái tử phi của Giả Nam Phong, giam cầm nơi lãnh cung. Quyết định chưa kịp thi hành thì Giả Nam Phong đã có cách đối phó, vừa ra sức chiều chuộng vừa khéo léo năn nỉ chồng cứu mình 1 phen. Sai lầm nối tiếp sai lầm, Tư Mã Trung rất yêu thích Giả Nam Phong, vào cung khóc lóc cầu xin khiến Dương hoàng hậu cũng xiêu lòng, nói với Tấn Võ Đế: "Giả Sung là khai quốc công thần, nay chưa có bằng chứng đích xác mà bệ hạ đã quyết định phế bỏ ái nữ họ Giả thì triều thần không phục mà chính họ Giả cũng mang trong lòng mối căm hận, rất nguy hiểm cho quốc gia sau này!".

Từ trước đến giờ, Tấn Võ Đế chưa từ khước yêu cầu của Dương hoàng hậu lần nào, nay chỉ biết thở dài cho dừng quyết định ấy lại. Sự không quyết tâm của Tấn Võ Đế chính là hiểm họa mất nước trước mắt mà nhà vua không nghĩ tới.

Không thể giết được Tư Mã Quật, Giả Nam Phong bèn nghĩ ra 1 thủ đoạn khác. Giả Nam Phong tung tin mình đã có thai, sau vài tháng lén đưa con trai của em mình vào cung, phao lên rằng đã hạ sinh, đặt tên là Quỷ Tổ. Giả Nam Phong chẳng cần biết mọi người có nhận ra sự lừa dối này hay không, sửa soạn việc phế bỏ thái tử, đưa đứa con giả của mình lên thay. Thái độ bất cần dư luận của Giả Nam Phong khiến cho người dân thường cũng tức giận. Khắp trong thành Lạc Dương vang lên câu hát đồng dao:

"Nam phong nổi lên thổi cát mù

Xa xa nước Lỗ vẫn lù lù

Tháng ba nhà mày hết sóng".

Trongcâu đồng dao ấy, 2 chữ "gió nam" chỉ Giả Nam Phong, còn "Lỗ" chỉ cha nàng Lỗ quốccông. Thấy mọi người nói rõ âm mưu của mình, Giả Nam Phong sợ hãi dẹp bỏ nhưngtrong lòng hết sức ghét giận Tư Mã Quật, bắt đầu tung tin nói xấu thái tử đủ điều,nhẫn nại chờ tìm cơ hội diệt trừ sau. Cuộc sống trong cung diễn ra khá êm đềmcho đến khi Dương hoàng hậu được 35 tuổi, nhan sắc bắt đầu tàn phai. Trong khiTấn Võ Đế càng già thì càng nghĩ đến ăn chơi hơn là chăm lo cho triều chính. TấnVõ Đế cho tuyển chọn các mỹ nữ vào cung, có đến hàng vạn mà không có ai mỹ lệnhư mỹ nhân Dương Quỳnh Chi ngày trước, hết sức thất vọng nên không sủng áiriêng mỹ nhân nào. Để cho công bằng, Tấn Võ Đế mỗi buổi tối ngồi trên chiếc xedê, buông cương mặc cho nó đi quanh quẩn khắp hậu cung, dừng ở cung mỹ nhân nàothì ban ân mưa móc cho người đó. Chẳng bao lâu các phi tần đều biết điều này,thi nhau treo cỏ non trước cửa dẫn dụ con dê đến ăn. Nhưng rồi dần dần tất cảcác cửa cung đều có treo cỏ, sự việc lại trở về bình thường bởi con dê thích ănnơi nào tùy ý. Riêng 1 mỹ nhân thông tuệ hơn, nghĩ ra 1 cách khác thường. Nàng trộncỏ với chút muối và rượu thơm, khiến con dê ăn 1 lần quen miệng, không ăn đượccác thứ cỏ khác nhạt nhẽo nữa, cứ đánh hơi thấy mùi rượu là kéo xe của Tấn Võ Đếđến nơi. Rốt cuộc Tấn Võ Đế vô tình ngày nào cũng cùng mỹ nhân ấy chung chăn gối.Mỹ nhân khôn ngoan này họ Hồ, danh phận thuộc bậc quý tân. Hồ quý tân vốn khôngphải người Hoa Hạ, nàng là dòng dõi của 1 bộ tộc ngoài biên ải, phong tục khôngche giấu thú vui tình dục như đạo đức Trung Hoa ngăn cản. Vì vậy chẳng bao lâuđã làm cho Tấn Võ Đế mê đắm điên cuồng. Dương hoàng hậu biết rõ việc này nhưngvới tấm thân tàn tạ thì làm sao địch lại được nhan sắc mơn mởn của Hồ quý tân,đành âm thầm tìm cách giúp đỡ cho đứa con ngu dại của mình.     

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro