THÁP GIẾNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THÁP GIẾNG

  Tháp giếng là một công trình kĩ thuật đặt trên miệng giếng để đỡ các vành trục  tải và để lắp các đường ống kĩ thuật như dây cáp điện, khí nén … và lắp đặt các đường định hướng.

Tháp giếng có thể được chế tạo từ ghỗ thép và bê tông cốt thép, song ở VN chỉ có = thép

I, Cấu tạo tháp thép 4 cột

1, Đầu tháp

Là phần trên cùng của tháp dùng để đỡ các vành trục tải, căn cứ vào số lượng trục tải người ta có sơ đồ đầu tháp một trục và sơ đồ đầu tháp 2 trục. Với loại đầu tháp 2 trục ta có 3 cách bố trí sơ đồ đầu tháp như sau:

Hai trục về hai phía

Hai trục về một phía

Hai trục vuông góc với nhau

Trường hợp tháp một trục ta có hai sơ đồ đầu tháp như sau:

Đầu tháp khi hai vành bố trí trong cùng một mặt, trường hợp này đầu tháp gồm ba phần → tổng chiều cao tháp lớn, khả năng mất ổn định cao nên ít dùng

Sơ đồ đầu tháp khi hai vành bố trí trên cùng mức chỉ có một tầng → chiều cao tháp nhỏ → ổn định → được sử dùng nhiều hơn cả.

2, Thân tháp

Là phần tiếp giáp giữa đầu tháp và  khung đế, nó làm nhiệm vụ đỡ đầu tháp và để gá lắp các đường ống kỹ thuật

Đối với tháp thép, thân tháp là một dàn khung đứng, nó liên kết với dầm đầu của đầu tháp và chân tháp tạo thành khối vững chắc

3, Khung đế

Bao gồm các thép định hình I hoặc ray, hàn với nhau và đặt vào miệng giếng có nhiệm vụ đỡ toàn bộ thân thép và phải đặt cách miệng giếng (≠ 0) một đoạn h sao cho sân công tác khi trục tải ở mức ± 0

4, Chân chống

Gồm hai thanh liên kết với nhau và liên kết với phần đầu của thân tháp, có nhiệm vụ nhận phần lớn tải trọng trong quá trình trục tải do vậy nó phải có phương trùng với phương sức căng tổng hợp của dây cáp trục. Góc nghiêng của chân chống có tác dụng giữ cho tháp ổn định khi có lực tác dụng vào mặt trước và sau  của tháp. Độ thách của chân chống giữ cho tháp ổn định khi có lực tác dụng vào hai mặt bên của chân chống.

II, Các tải trong tính toán

Tải trọng do sức căng của dây cáp trục

Tải trong do trọng lượng bản thân của tháp

Tải trọng gió lên tháp

Sức căng trong các đường định hướng

Sức căng dây cáp hãm của các bộ phận hãm tự động

Ứng lực trong dây cáp hãm của bộ phận hãm tự động khi giữ được thùng trục

Tải trọng động khi hạ thùng ca xuống cam

1, Tải trọng do sức căng của dây cáp trục

Ở trạng thái cân bằng nội lực ở trong dây cáp ở đoạn thẳng đứng, nghiêng  trên mỗi nhánh trên hoặc dưới đều bằng nhau. Dây cáp lực truyền lực tác dụng lên tháp khi bố trí vành trên cùng mức hoặc trong cùng mặt đều qua vành trục tải. Dây cáp trục đều nghiêng với phương ngang các góc khác nhau tùy theo vị trí và kết cấu của trục tải

2, Tải trọng do trọng lượng bản thân tháp

Gồm trọng lượng của tháp và các vành. Người ta xác định trọng lượng của tháp theo các tháp tương tự nếu không ta sử dụng công thức thực nghiệm

Trọng lượng tháp 1 t rục:

Tháp 2 trục, 1 chân chống:

Tháp 2 trục, 2 chân chống:

Trong đó:

H: Chiều cao của tháp

Sd: Ứng lực đứt cực đại của một trong các dây cáp

3, Tải trọng gió lên thân tháp

Được xác định theo công thức:

Trong đó:

1,3 : Hệ số vượt tải

k : Hệ số động lực không khí

α : Hệ số độ cao

S : Diện tích chắn gió của giàn

q : Áp lực gió

G : Hệ số giảm áp

T : Hệ số thời gian

4, Các loại tải trọng còn lại (đọc tl)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro