The Hinh 01

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyên tắc cơ bản khi tập luyện thể hình

(TTVN Online) - Những người tham gia tập luyện môn thể thao này ngoài việc có được sức khỏe tốt phục vụ cho công việc, học tập... còn có thể góp phần cải tạo vóc dáng chuẩn. Hay nói cách khác, đây là môn thể thao thẩm mỹ.

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi luyện tập thể hình.

Trước khi tập:

- Tuyệt đối không uống rượu, bia. Bởi khi uống rượu, bia tim đập nhanh làm các mạch máu dãn nở nhiều hơn mức bình thường, thành mạch máu trở nên mỏng hơn nên khi có các vận động mạnh sẽ dễ làm đứt các mạch máu.

- Không nên ăn no: khi bao tử đầy thức ăn, máu sẽ di chuyển tới các cơ quan tiêu hóa để trợ lực. Do đó nếu luyện tập khi đang no, máu sẽ chuyển từ các cơ quan tiêu hóa sang những cơ bắp đang luyện tập gây cản trở cho việc tiêu hóa. Tốt nhất bạn chỉ nên luyện tập sau khi ăn hai giờ.

- Làm nóng bằng khởi động: trong bất kỳ môn thể thao nào, khởi động là khâu rất quan trọng, môn thể hình cũng vậy. Ban đầu mới tập, do các bó cơ vốn dĩ ít vận động lại phải căng ra để đẩy, do đó để hạn chế đau cơ, trước khi tập người tập thực hiện một vài động tác khởi động nhẹ nhàng giống như việc bôi trơn các cơ, các khớp.

Trong khi tập:

- Ngoài việc tuân thủ các bài tập theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên, người tập thể hình cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

- Tập trung, hít thở thật sâu, đều đặn. Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp tập là 1-2 phút. Khi tập ngoài trời nên mặc áo hoặc áo lót để giữ ấm cơ thể.

- Không uống quá nhiều nước vì sẽ làm cơ thể dễ trở nên mệt mỏi.

Sau khi tập:

Hít thở đều cho lại sức. Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi tập. Nghỉ ngơi, lau mồ hôi cho khô rồi nửa giờ sau mới tắm. Dùng chanh muối, nước cam, sữa đậu nành giải khát để bù lại lượng muối đã mất khi luyện tập.

Cần tuân thủ các nguyên tắc luyện tập

Về trang phục

khi tập thể hình cũng rất đơn giản, nên mang giày thể thao và mặc đồ thun. Tốt nhất là chọn trang phục thoải mái và có khả năng thấm hút mồ hôi. Nếu cần thì trang bị thêm một khăn bông để lau mồ hôi cũng như để lót lưng hay ngực khi tập, hạn chế mồ hôi dính ra các dụng cụ tập luyện, đảm bảo vệ sinh chung của phòng tập.

Ăn uống

Ngoài ra, một vấn đề khác cũng lưu ý đó là chế độ ăn uống. Nhớ ưu tiên những thực phẩm có nhiều chất xơ (các loại rau củ quả) và nhiều protein vì đây là những yếu tố rất cần thiết để phát triển cơ bắp, đồng thời hạn chế những đồ ăn có nhiều chất béo.

Đối với trường hợp những người bị mắc các chứng bệnh huyết áp cao, tim mạch, hen suyễn, người lớn tuổi nên kiểm tra sức khỏe trước khi đi tập. Khi có kết quả kiểm tra, người tập phải tập theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và huấn luyện viên. Thông thường những người mắc một vài chứng bệnh nên tập thật nhẹ nhàng để phù hợp với nhịp đập của tim.

Tránh lệch vai

Riêng những người tự mua dụng cụ tập luyện tại nhà nhớ năng kiểm tra dụng cụ tập luyện, tuyệt đối không được để nghiêng, vì nếu kê nghiêng khi tập thường xuyên do mất cân đối sẽ dẫn đến lệch vai. Tạ dùng để tập phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng, phải cân đối hai tay, hai chân để tránh lệch vai, lệch tay...

Các bài tập không nên quá một giờ?

Trong thể dục thể hình,”ít hơn là tốt hơn”. Nếu thời gian kéo dài hơn một giờ nghĩa là bạn đang thực hiện quá nhiều bài tập. Bạn cần phải cắt bớt đi, tập trung những bài tập nâng nhiều hơn và giảm những cử động cô lập.

Thời gian tập nhiều hơn một giờ sẽ làm sụt giảm mức đường huyết, cùng với sự suy giảm kích thích tố sinh dục (Testosterone), và làm tăng lượng hoocmon Cortisol, hoocmon này là tác nhân của quá trình chuyển hóa làm tăng sự tích trữ chất béo vây gây mỏi cơ.

Cách chọn lựa bài tập hoặc cách phân chia thời gian tập là rất cần thiết. Nếu bạn đang lên kế hoạch tập toàn thân 3 buổi/tuần thì bạn có thể thay bằng bài tập dạng kéo-đẩy 4 ngày/lần.

Tập khi đau.

Đây là vấn đề rất thường xuyên xảy ra trong tập luyện. Đau do vết nhức của những lần tập trước thì nó sẽ hết khi bạn thực hiện những lần tiếp theo.

Đau nhức liên quan đến những mô cơ nằm sâu bên trong, có thể là đứt dây cơ hay dây chằng, bạn nên ngưng tập, nghĩ ngơi vài ngày và gặp bác sĩ để khám.

Đau do trật gân, tình trạng này rất lâu khỏe lại và đặc biệt nó càng làm việc tập luyện trở nên trầm trọng hơn.

Biết cân nhắc với các loại tổn thương, đừng cố sức và phớt lờ với cơn đau khi bạn biết mình không thể.

Khi tập luyện ở mức cao bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi nhiều, thích hợp hơn. Và hãy nghĩ đến những hậu quả lâu dài do hành động tập luyện của bạn và hy vọng bạn sẽ biết kết hợp đúng cách, để có một thân hình khỏe và đẹp hơn.

Bạn thực sự muốn có một sự thay đổi về hình thể của bạn vì nhiều lý do khác nhau? Việc bạn chọn môn thể thao thể hình hay còn gọi là tập tạ như một cách để cải thiện vóc dáng của bạn là một lựa chọn đúng đắn.

Dù bạn là một người mới tập hay là người đã từng hoặc đang tập môn thể thao này, loạt bài dưới đây sẽ cung cấp chi tiết những bài tập từ căn bản đến nâng cao cùng hình minh họa theo mỗi bài tập. Bạn chí cần bỏ ra hai tháng theo chương trình luyện tập này, bạn sẽ có thể có được một cơ thể đẹp hơn trước rất nhiều.

Những giới thiệu của chương trình:

Chương trình Total Body Workout hay còn gọi là các bài tập thể hình giúp cải thiện toàn bộ hình thể của bạn. Các bài tập được chia thành hai phần. Phần cơ bản và phần nâng cao. Tuy nhiên các bài tập có thể dành cho ba dạng đối tượng luyện tập là người có đang luyện tập tại trung tâm thể hình hoặc có đầy đủ những dụng cụ tập tại nhà. Hai là người chỉ có một chiếc ghế dài và một thanh tạ đòn tại nhà. Ba là người chỉ có một cặp tạ đôi nhỏ. Dù bạn thuộc nhóm nào, bạn vẫn có thể luyện tập đầy đủ các nhóm cơ trên cơ thể bạn theo các bài tập dưới đây.

Những nguyên tắc cơ bản khi luyện tập thể hình:

Trước khi tập:

*

Không uống rượu: khi uống rượu, tim đập nhanh sẽ làm các mạch máu giãn nở nhiều hơn mức bình thường, thành mạch máu trở nên mỏng hơn nên khi có các vận động mạnh sẽ dễ làm đứt các mạch máu.

*

Không ăn no: Khi bao tử đầy thức ăn, máu sẽ di chuyển tới các cơ quan tiêu hóa để trợ lực. Do đó nếu bạn luyện tập lúc khi đang no, máu sẽ chuyển từ các cơ quan tiêu hóa chuyển sang cho những cơ bắp đang luyện tập gây cản trở cho việc tiêu hóa. Tốt nhất bạn chỉ nên luyện tập sau khi ăn 2 tiếng.

*

Làm khởi động: Điều này rất quan trọng và cần thiết cho hiệu quả trong việc luyện tập của bạn. Viện khởi động sẽ làm nóng các cơ bắp, máu lưu thong tốt hơn và làm tăng sức chịu đựng của các cơ.

Trong khi tập:

*

Điều quan trọng là bạn phải hít thở thật sâu

*

Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp tập là khoảng từ 1 đến 2 phút

*

Khi tập ngoài trời nên mặc áo hoặc áo lót để giữ ấm cơ thể.

*

Không uống quá nhiều nước vì sẽ làm cơ thể dễ trơ nên mệt mỏi.

Sau khi tập:

*

Hít thở đều cho lại sức.

*

Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi tập. Nghỉ ngơi, lau mồ hôi cho khô rồi nửa tiếng sau mới tắm.

*

Nên dùng chanh muối, nước cam, sữa đậu nành để giải khát để bù lại lượng muối đã mất khi luyện tập.

Chương trình luyện tập:

Cơ thể chúng ta có khoảng 600 bắp thịt được xếp đối xứng hai bên cơ thể. Nhưng để có một cơ thể cân đối, bạn chỉ cần tập khoảng 40 bắp thịt cần thiết là đủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể luyện tập một lúc hết 40 bắp thịt này được mà nên chia thành những phần riêng biệt.

Nếu bạn tập tại phòng tập của một trung tâm thể hình, sẽ có huấn luyện viên hướng dẫn cụ thể các bài tập theo từng buổi. Nếu bạn tập tại nhà và có đủ dụng cụ luyện tập thì nên chia những bài tập những bài tập nhỏ trong ngày.

Những nguyên tắc cần thiết khi tập luyện cơ thể

Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, con người cần phải luyện tập cơ thể. Nếu kiên trì luyện tập đều đặn, phù hợp với sức khoẻ thể trạng của mình thì sức đề kháng của cơ thể sẽ được nâng lên đồng thời có tácdụng ngăn ngừa lão hóa.

Trong quá trình luyện tập, xương cốt, cơ bắp tăng phần dẻo dai, hiệu suất làm việc của đại não và khả năng làm việc của tim, phỗi cũng tăng thêm, lượng chất béo sẽ được tiêu hao nhiều hơn và luyện tập còn có tác dụng phòng ngừa xơ cứng động mạch. Điều cần lưu ý là trước sau và trong quá trình tập luyện chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định mới mang lại hiệu quả cao và không gây ra tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Khởi động trước khi tập luyện.

Bạn hãy hình dung cơ thể là một cỗ máy hết sức tinh vi, phức tạp. Trước khi khởi hành một cỗ máy bao giờ cũng phải khởi động từ từ. Trước khi tập luyện cũng vậy, chúng ta cần có những động tác khởi động lại chỗ như làm những động tác thể dục nhẹ, hoặc chạy tại chỗ, hoặc khởi động chân tay và các cơ bắp để cơ thể thích nghi dần dần.

Không dừng đột ngột khi tập luyện.  

Đang thực hiện các động tác mạnh như chạy bộ hay vận động cơ thể với những động tác nhanh, nếu bạn dừng lại đột ngột sẽ rất nguy hại cho sức khoẻ. Chúng ta cần biết rằng, khi tập luyện, lượng máu được phân bổ xuống các chi. Vì máu trong cơ thể chưa kịp truyền dẫn về tim nên tim chưa đủ lượng máu cung cấp cho khí quản. Nếu dừng đột ngột, dễ dẫn đến tình trạng chóng mặt, nôn mửa, thậm chí bị choáng ngất. Vì thế, khi luyện tập xong cần làm một số động tác thả lỏng cơ thể từ từ mới dừng hẳn.

Trước khi tập không ăn no.

Trước khi tập độ 1 giờ bạn chỉ nên ăn những thức ăn nhẹ như một bát cháo, uống cốc sữa nóng hay ăn một cái bánh mì nhỏ. Thức ăn đi vào dạ dày phải sau một thời gian mới tiếu hoá hết. Nếu ăn quá no trước khi tập luyện, bụng sẽ trướng lên, các cơ vận động sẽ gặp trở ngại, khó thực hiện các động tác thở hít bằng bụng. Đặc biệt, khi ăn no mà tập luyện rất có hại cho dạ dày. 

Không uống quá nhiều nước sau khi tập luyện.

Sau khi tập luyện, cơ thể thường ra mồ hôi, dẫn đến khát nước và tất nhiên chúng ta phải uống nước. Nhưng chú ý, nên uống một lượng nước vừa phải, uống từ từ, không nên uống ừng ực một lúc 2-3 cốc nước. Uống quá nhiều nước vào thời điểm này sẽ tăng thêm gánh nặng đối với bộ máy tiêu hoá và tuần hoàn, đặc biệt là tim. Uống nhiều nước còn có khả năng làm giảm lượng muối trong cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chuột rút, co giật. Vì vậy, sau khi tập luyện bạn nên nghỉ ngơi một lát và có thể uống một cốc nước lọc có pha thêm chút muối.

Chớ ăn uống đồ lạnh sau khi tập luyện.

Sau khi tập luyện, nhiệt độ cơ thể thường cao hơn những lúc bình thường. Nếu ăn những thức ăn lạnh như kem hay uống nước chanh đã có nguy cơ dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày hoặc đau bụng. Mặt khác, sau tập luyện chúng ta cũng không nên ăn ngay vì lúc này lượng máu cung cấp cho dạ dày chưa đủ, vì vậy, khả năng co bóp của dạ dày sẽ yếu. Ngoài ra, bạn cũng không nên tắm ngay sau khi tập luyện vì khi tập luyện cơ thể ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông lúc này bị giãn rộng, nếu bạn tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh.

Trong tập luyện, dù là thể dục thẩm mỹ, thể hình hay aerobic, yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình tập không phải là tập nhiều, tập nặng mà là kỹ thuật tập kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Đừng biến mình thành nô lệ của việc luyện tập

Rất nhiều người khi mới tập đều nghĩ rằng tập càng nhiều, càng nặng thì hiệu quả càng nhanh. Và họ gắng sức tập đủ các thể loại mà không theo một trật tự nào. Nhưng thực tế là: trong giai đoạn bắt đầu, bạn chỉ nên tập nhẹ nhàng vì các cơ chưa sẵn sàng vận động để thích ứng với những vận động nặng.

Sau khi tập một thời gian, bạn có thể điều chỉnh mức độ các bài tập tăng dần. Bên cạnh đó cũng không nên tập quá dồn dập. Sau buổi tập đầu tiên, bạn sẽ thấy cơ thể mỏi nhừ, nếu sáng hôm sau bạn lại lao vào một “cuộc chiến” mới thì chắc chắn ngày hôm đó bạn sẽ phải nằm bẹp vì quá sức.

2. Ăn hợp lý và ngủ đủ giấc 

Khi đã quyết định sẽ luyện tập hàng ngày, bạn phải đảm bảo sức khỏe để duy trì việc tập luyện như ăn đủ 2 bữa trước và sau khi tập, bổ sung đủ năng lượng nhất là vào buổi sáng - thời điểm cơ thể cần nạp năng lượng nhất để lấy sức tập luyện và duy trì năng lượng cả ngày làm việc (xem bài trang sau). Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng/ngày để có sức khỏe và tinh thần tốt cho lần tập tiếp sau.

3. Không né tránh các bài tập khó

Khi đã tập quen, bạn không nên tránh những bài tập khó. Nhìn chung, các bài tập có thể chia thành 2 dạng: dạng vận động đơn khớp (ví dụ như nâng tạ tay, khi nâng tạ chỉ có khớp khuỷu tay vận động) và vận động đa khớp (ví dụ như nâng tạ tay kết hợp động tác đứng lên ngồi xuống, khi đó cả khớp gối, khớp hông và khớp gót chân đều vận động, các cơ được kéo dãn và linh động hơn, phần cơ thể bên trên cũng phải vận động theo để giữ cân bằng cơ thể).

Tuy các bài tập vận động đa khớp khó và tốn sức hơn nhưng lại rất hiệu quả và phù hợp khi bạn đã tập được một thời gian. Bạn sẽ thấy tập các bài tập khó không làm bạn mệt hơn mà ngược lại các cơ sẽ chắc chắn, dẻo dai hơn nhất là các nhóm cơ phức tạp vùng ngực, chân, đồng thời “gia cố” cho các khớp xương được khỏe mạnh, linh hoạt.

4. Phối hợp các bài tập khoa học

Bạn không nên kết hợptập aerobic với các bài tập nặng khác như chạy bộ, nâng tạ... Nếu chiều nay bạn sẽ tập bài chạy bộ hoặc lắc bụng thì không nên tập thêm cả aerobic nữa. Nếu thích bạn chỉ nên tập các động tác khởi động, sau đó có thể tập các động tác thể dục nhẹ nhàng.

Nếu bạn tập aerobic trước, các cơ sẽ bị mệt và không thể hiệu quả khi bạn tập các bài tập nặng tiếp theo, thậm chí rất dễ gây trụy tim mạch. Nếu bạn là người mới tập, chỉ nên tập 3 lần/tuần.

Không nên tập cùng một động tác tại cùng một vùng cơ trong nhiều ngày liên tục, những vùng cơ nào bạn cảm thấy đau thì hôm sau nên tập với vùng khác. Bạn nên nhớ tập để tăng sức khỏe nhưng hãy để sức khỏe đó tác động đến tim ít hơn là tim tác động đến sức khỏe đấy!

5. Tuân thủ trình tự tập luyện

Tất cả hình thức tập luyện đều tuân theo trình tự: làm nóng cơ - kéo dãn cơ - tập. Việc duy trì các bước thực hiện cũng như khoảng thời gian giữa các bước này rất quan trọng.

Cơ thể vận động trong thời gian nhất định thì sau đó cũng cần nghỉ trong thời gian nhất định, đừng bao giờ vì bận việc nọ việc kia mà dồn các bài tập vào một lúc để tập cho đủ động tác. Lúc nào cũng phải duy trì một bài tập gồm các bước khởi động, tập luyện và điều hòa. Ví dụ, một chương trình tập trong vòng 60 phút, bạn cần dành 10 phút khởi động để làm ấm cơ thể với các bài tập kéo dãn cơ, sau mỗi một lần thực hiện một động tác (tùy theo nhịp), nghỉ từ 15-20 giây rồi chuyển sang động tác khác. Sau khi khởi động, bạn nên dành 3-5 phút đi lại trước khi đi vào bài tập chính (40 phút). Thời gian cho động tác điều hòa từ 5-10 phút.

6. Không được bỏ qua giai đoạn “phục hồi”

Giai đoạn “phục hồi” đóng vai trò quan trọng không kém giai đoạn tập luyện chính. Có một thực tế là rất nhiều người sau khi hoàn thành bài tập chỉ tập lấy lệ vài động tác điều hòa rồi sấp ngửa ra về. Đa số mọi người nghĩ các động tác thể dục đều như nhau, nhưng thực tế mỗi động tác đều có những tác dụng khác nhau. Việc bỏ qua các bài tập điều hòa chính là nguyên nhân khiến việc tập luyện của nhiều người không hiệu quả.

Thử tượng tượng, khi tập luyện, bạn gập, vặn xoắn các cơ lại, sau đó các cơ rất cần có thời gian để hồi phục trạng thái ban đầu (chính là nhiệm vụ của các động tác điều hòa). Bỏ qua giai đoạn này nghĩa là bạn đã vô tình ngăn không cho các cơ hồi phục, mà để cho các cơ giữ nguyên tình trạng “gập, xoắn” đó đến ngày hôm sau. Như vậy các cơ sẽ không còn khỏe mạnh nữa mà đã bị bạn làm cho méo mó, khiến bạn thấy đau người và mệt mỏi. Giai đoạn phục hồi chỉ đơn giản là các bài tập điều hòa hoặc hoạt động nghỉ ngơi như đi lại và bổ sung năng lượng.

7. Đa dạng hóa các bài tập

Cơ thể chỉ thay đổi khi bạn ép nó phải thay đổi. Nếu bạn tập đi tập lại một động tác, cơ thể sẽ quen với các vận động đó, nó sẽ thích ứng dần với các vận động và mất dần tác dụng chuyển hóa năng lượng và co giãn cơ. Nếu bạn cảm thấy hiệu quả tập thể dục bắt đầu chững lại thì đó là lúc bạn nên “đổi món” cho cơ thể bằng những vận động mới.

Bạn có thể lên một thời gian biểu tập luyện với các loại bài tập cụ thể và mục tiêu đi kèm: ví dụ tập tăng sức, tập căng cơ, tập bụng, tập ngực... để nội dung mỗi buổi tập được đa dạng.

Một điểm cần lưu ý là khi tập hãy tưởng tượng bạn đang ép cơ thể tập luyện và các cơ phải làm việc chứ không phải bạn điều khiển các nhóm cơ đó làm việc. Ví dụ, khi bạn tập bụng, bạn phải dùng cơ bụng để thực hiện các động tác nâng, ép chứ ko phải nhờ cơ tay, cơ chân nâng ép hộ cơ bụng, nếu làm vậy thì hiệu quả sẽ gần như bằng 0

Dân trí) - Bạn thường xuyên tập thể dục vì muốn cơ thể mình luôn khỏe mạnh và cân đối. Tuy nhiên những bài tậpthể dục có thể phản tác dụng nếu bạn không biết cách nghỉ ngơi đúng cách.

Việc chăm sóc cơ thể sau khi luyện tập rất quan trọng. Nó không những quyết định hiệu quả của việc luyện tập mà còn ảnh hưởng trực tiếp khả năng hoạt động của tim cũng như trạng thái tâm lý của cơ thể. Hãy làm theo những lời khuyên sau:

1. Làm “nguội” cơ thể

Cơ thể đang căng như dây đàn và nóng lên sau những bài thể dục. Vậy nên việc ăn uống hoặc làm việc ngay sau khi luyện tập rất có hại cho sức khoẻ. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn.

Hãy ngồi nghỉ, mát xa chân, tay và các bộ phận khác trên cơ thể. Hít thở sâu hoặc ngâm mình trong làn nước ấm cũng mang lại cảm giác sảng khoái

2. Uống nước

Quá trình luyện tập làm giảm một lượng nước đáng kể trong cơ thể. 2 hoặc 3 cốcnước là tối ưu nhất cho cơ thể sau 2 giờ luyện tập.

Tuy nhiên uống quá nhiều nước lại là thách thức với dạ dày và làm bạn luôn có cảm giác nặng nề với chính cơ thể mình.

3. Ăn thức ăn có chứa nhiều prôtit và hidrat cacbon

Sau khi luyện tập, cơ thể cần rất nhiều năng lượng để hồi phục sức khoẻ. Các loại thức ăn có chứa chất hidrat cacbon và prôtit  là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể. Prôtit giúp tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, còn hidrat cacbon không thể thiếu cho việc bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Nên lựa chọn các món ăn nhẹ như: bánh mì, hoa quả, phomát hoặc các món ăn chế biến từ cá ngừ.

Luyện tập thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe của con người cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để TDTT đem lại hiệu quả thì đòi hỏi người tập phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định đặc biệt là có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trước hết, ai cũng hiểu rằng việc tập thể thao sẽ làm hao tổn một lượng năng lượng, sức lực đáng kể. Làm thế nào bù đắp được và giúp người tập TDTT duy trì được sức khỏe thích nghi với môn thể thao mà mình tập? Có một công thức hoặc một "phác đồ" chung để giải quyết vấn đề này không? Câu trả lời là Không. Vì cơ địa (đặc điểm cơ thể) của mỗi người rất khác nhau và sự thích nghi của mỗi cá thể cũng rất khác nhau, đó là chưa kể đến tính đặc thù riêng của mỗi môn thể thao: cường độ hoạt động, những bộ phận cơ thể, cơ bắp nào được dùng nhiều dùng ít cho môn tập đó.

Tính đặc thù của môn thể thao đó sẽ liên quan tới mức độ tiêu thụ năng lượng, tính chất tiêu thụ năng lượng, loại nào sẽ bị hao tổn nhiều, trên cơ sở đó ta sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với môn tập đó và với mỗi cá thể. Vì vậy, trước khi bắt đầu luyện tập bạn nên kiểm tra thể lực nhất là đối với một số người chơi những môn thể thao đòi hỏi sức lực nhiều. Tuy mỗi người tìm và áp dụng cho mình một chế độ dinh dưỡng riêng nhưng cơ bản cần áp dụng những nguyên tắc sau:

Trước và trong khi tập

Không nên nhịn đói khi tập vì nếu bạn để đói sẽ có nguy cơ hạ đường huyết mà biểu hiện thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc buồn nôn. Dù tập ngoài trời hay trong nhà, dù là tập nhẹ hay những bài tập tương đối nặng, có nhịp độ nhanh thì bạn cũng tránh ăn ngay trước giờ tập vì điều đó không những gây khó chịu khi tập, ảnh hưởng đến dạ dày mà còn giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Nên ăn trước khi tập luyện khoảng 2, 3 tiếng và ăn các thực phẩm có nhiều hydrat carbon có trong gạo, mì, phở, ngũ cốc. Khi tham gia các hoạt động TDTT, bạn cần chú ý tới việc tăng cường vitamin có trong rau xanh, hoa quả, vỏ ngoài của ngũ cốc... hay các loại vitamin có trong thịt, cá, gan, trứng... Cũng phải đặc biệt chú ý tới các chất khoáng như: sắt, canxi, magie... để bảo đảm sức khỏe.

Một lời khuyên cần thiết là bạn phải uống đủ nước. Luyện tập hoặc chơi thể thao trong thời tiết nóng nực có thể gây mất nước qua mồ hôi từ 2-2,5 lít/giờ. Vì vậy, trước khi luyện tập 20 phút, bạn nên uống khoảng 400-600 ml nước. Nước uống tốt nhất là có pha thêm 4-8% đường và cho thêm ít muối, không nên uống nước quá ngọt sẽ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa ở dạ dày.

Trong khi luyện tập bạn vẫn phải uống nước đều đặn với lượng nhỏ khoảng 100-200ml/lần và mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút (điều này tùy thuộc cường độ bạn tập luyện có mất nhiều mồ hôi hay không).

Sau khi tập

Tùy từng cường độ tập luyện mà sau khi kết thúc bài tập, bạn cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian thích hợp mới tiếp tục ăn. Khoảng thời gian phù hợp nhất là từ 45-60 phút sau khi tập, đây được coi là "giờ vàng" vì đó là khoảng thời gian các cơ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nhất và khi đó lượng gulozen - một dạng năng lượng dự trữ trong các cơ được thay thế hiệu quả nhất.

Bữa ăn sau khi tập thể dục có thể đa dạng tùy theo mục đích của từng người: ví dụ nếu bạn muốn nâng cao hiệu qua thay thế glucozen thì nên chọn các thức ăn giàu carbonhydrat. Nếu bạn muốn các cơ phục hồi và phát triển nhanh thì nên ăn nhiều protein (lượng protein chiếm 10%).

Còn nếu bạn là người "hơi thừa cân" thì nên chọn các thức ăn nhiều protein và ít carbonhydrat hơn, tuy bạn có thể không cần ăn cả một bữa hoàn chỉnh nhưng bạn nhất định phải ăn hoặc uống một món gì đó (1 cốc nước quả chẳng hạn) và tuyệt đối không được bỏ bữa. Bạn nên chọn những loại nước quả nhiều protein như nước lê, cam, táo, ít đường và ít chất bảo quản, tốt nhất là chọn nước quả tươi hoặc hoa quả dầm thay vì nước quả đóng hộp.

Một điểm khác biệt giữa bữa ăn sau tập và trước tập và bữa ăn sau tập nên có thêm chất béo vì một lượng axit béo vừa đủ có tác dụng tăng cường các chức năng sinh lý. Các axit béo như omega-3 và omega-6 góp phầnthúc đẩy quá trình tạo thành kết cấu của màng tế bào, thúc đẩy quá trình sản xuất prostaglandins trong nhóm cơ vận động, nhờ đó góp phần điều chỉnh sự vận chuyển glucozơ tới quá trình tổng hợp protein.

Một bữa ăn sau khi tập lý tưởng cần kết hợp hài hòa giữa carbonhydrat - protein - chất béo và nhất thiết phải ăn trong vòng 2 tiếng sau khi tập. Lượng carbonhydrat cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bạn nạp năng lượng vào cơ thể, cụ thể là:

Trong vòng 1 giờ sau khi tập, dưới 200 calo (có thể ăn snack hoặc bánh quy)

1 - 2 giờ sau khi tập, nên chọn một loại nước trái cây nhiều protein (cam, chuối, táo, lê, đào) hoặc bữa ăn nhẹ như salad trộn.

2 - 3 giờ sau khi tập, bạn cần ăn một bữa đầy đủ với: 200 - 400 calo (thịt gà, bơ lạc, chuối).

Luyện tập thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe của con người cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để TDTT đem lại hiệu quả thì đòi hỏi người tập phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định đặc biệt là có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trước hết, ai cũng hiểu rằng việc tập thể thao sẽ làm hao tổn một lượng năng lượng, sức lực đáng kể. Làm thế nào bù đắp được và giúp người tập TDTT duy trì được sức khỏe thích nghi với môn thể thao mà mình tập? Có một công thức hoặc một "phác đồ" chung để giải quyết vấn đề này không? Câu trả lời là Không. Vì cơ địa (đặc điểm cơ thể) của mỗi người rất khác nhau và sự thích nghi của mỗi cá thể cũng rất khác nhau, đó là chưa kể đến tính đặc thù riêng của mỗi môn thể thao: cường độ hoạt động, những bộ phận cơ thể, cơ bắp nào được dùng nhiều dùng ít cho môn tập đó.

Tính đặc thù của môn thể thao đó sẽ liên quan tới mức độ tiêu thụ năng lượng, tính chất tiêu thụ năng lượng, loại nào sẽ bị hao tổn nhiều, trên cơ sở đó ta sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với môn tập đó và với mỗi cá thể. Vì vậy, trước khi bắt đầu luyện tập bạn nên kiểm tra thể lực nhất là đối với một số người chơi những môn thể thao đòi hỏi sức lực nhiều. Tuy mỗi người tìm và áp dụng cho mình một chế độ dinh dưỡng riêng nhưng cơ bản cần áp dụng những nguyên tắc sau:

Trước và trong khi tập

Không nên nhịn đói khi tập vì nếu bạn để đói sẽ có nguy cơ hạ đường huyết mà biểu hiện thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc buồn nôn. Dù tập ngoài trời hay trong nhà, dù là tập nhẹ hay những bài tập tương đối nặng, có nhịp độ nhanh thì bạn cũng tránh ăn ngay trước giờ tập vì điều đó không những gây khó chịu khi tập, ảnh hưởng đến dạ dày mà còn giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Nên ăn trước khi tập luyện khoảng 2, 3 tiếng và ăn các thực phẩm có nhiều hydrat carbon có trong gạo, mì, phở, ngũ cốc. Khi tham gia các hoạt động TDTT, bạn cần chú ý tới việc tăng cường vitamin có trong rau xanh, hoa quả, vỏ ngoài của ngũ cốc... hay các loại vitamin có trong thịt, cá, gan, trứng... Cũng phải đặc biệt chú ý tới các chất khoáng như: sắt, canxi, magie... để bảo đảm sức khỏe.

Một lời khuyên cần thiết là bạn phải uống đủ nước. Luyện tập hoặc chơi thể thao trong thời tiết nóng nực có thể gây mất nước qua mồ hôi từ 2-2,5 lít/giờ. Vì vậy, trước khi luyện tập 20 phút, bạn nên uống khoảng 400-600 ml nước. Nước uống tốt nhất là có pha thêm 4-8% đường và cho thêm ít muối, không nên uống nước quá ngọt sẽ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa ở dạ dày.

Trong khi luyện tập bạn vẫn phải uống nước đều đặn với lượng nhỏ khoảng 100-200ml/lần và mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút (điều này tùy thuộc cường độ bạn tập luyện có mất nhiều mồ hôi hay không).

Sau khi tập

Tùy từng cường độ tập luyện mà sau khi kết thúc bài tập, bạn cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian thích hợp mới tiếp tục ăn. Khoảng thời gian phù hợp nhất là từ 45-60 phút sau khi tập, đây được coi là "giờ vàng" vì đó là khoảng thời gian các cơ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nhất và khi đó lượng gulozen - một dạng năng lượng dự trữ trong các cơ được thay thế hiệu quả nhất.

Bữa ăn sau khi tập thể dục có thể đa dạng tùy theo mục đích của từng người: ví dụ nếu bạn muốn nâng cao hiệu qua thay thế glucozen thì nên chọn các thức ăn giàu carbonhydrat. Nếu bạn muốn các cơ phục hồi và phát triển nhanh thì nên ăn nhiều protein (lượng protein chiếm 10%).

Còn nếu bạn là người "hơi thừa cân" thì nên chọn các thức ăn nhiều protein và ít carbonhydrat hơn, tuy bạn có thể không cần ăn cả một bữa hoàn chỉnh nhưng bạn nhất định phải ăn hoặc uống một món gì đó (1 cốc nước quả chẳng hạn) và tuyệt đối không được bỏ bữa. Bạn nên chọn những loại nước quả nhiều protein như nước lê, cam, táo, ít đường và ít chất bảo quản, tốt nhất là chọn nước quả tươi hoặc hoa quả dầm thay vì nước quả đóng hộp.

Một điểm khác biệt giữa bữa ăn sau tập và trước tập và bữa ăn sau tập nên có thêm chất béo vì một lượng axit béo vừa đủ có tác dụng tăng cường các chức năng sinh lý. Các axit béo như omega-3 và omega-6 góp phầnthúc đẩy quá trình tạo thành kết cấu của màng tế bào, thúc đẩy quá trình sản xuất prostaglandins trong nhóm cơ vận động, nhờ đó góp phần điều chỉnh sự vận chuyển glucozơ tới quá trình tổng hợp protein.

Một bữa ăn sau khi tập lý tưởng cần kết hợp hài hòa giữa carbonhydrat - protein - chất béo và nhất thiết phải ăn trong vòng 2 tiếng sau khi tập. Lượng carbonhydrat cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bạn nạp năng lượng vào cơ thể, cụ thể là:

Trong vòng 1 giờ sau khi tập, dưới 200 calo (có thể ăn snack hoặc bánh quy)

1 - 2 giờ sau khi tập, nên chọn một loại nước trái cây nhiều protein (cam, chuối, táo, lê, đào) hoặc bữa ăn nhẹ như salad trộn.

2 - 3 giờ sau khi tập, bạn cần ăn một bữa đầy đủ với: 200 - 400 calo (thịt gà, bơ lạc, chuối).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro