Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngoài trời mưa tầm tả, từng hạt từng hạt nặng trĩu rơi trên mái nhà, trên mái tôn, đêm hôm khuya khoắt, đèn Led vẫn mở sáng sau lớp màn cửa bằng vải mỏng dính, tôi biết người mẹ khốn khổ đang chờ người chồng nát rượu của bà về. Cuộc đời của bà từ lúc lấy ba tôi chưa từng có được một ngày vui. Ngày còn bé, sau giải phóng 1975, gia đình bà khó khăn, ông bà ngoại tôi suốt ngày lo làm ăn, nghĩ cách lo đủ cơm ăn áo mặc chứ nói chi đến chuyện đến trường của các bác. Thế nhưng vì bà là con út nên được đến trường, ai ai cũng cưng chiều bà như nàng công chúa nhỏ, niềm hạnh phúc của bà chấm dứt khi bà lên lớp 9. Hồi trẻ, mẹ tôi đẹp lắm, được coi là hoa khôi của làng, là bảo bối của tất cả mọi người trong nhà. Mẹ tôi nhỏ nhẹ, dịu dàng, hiền hậu, trai làng bên mê mẹ tôi như điếu đổ từ lúc gặp lần đầu, nói chi mấy chàng thanh niên làng mẹ tôi sống thuở nhỏ, mà mẹ tôi chẵng chịu ưng ai, cho đến khi gặp ba tôi.

Ngày ấy, bà gặp ba tôi là thợ gặt mướn, thời ấy đói khổ, không có cơm ăn làm gì nghĩ đến chuyện yêu đương, nhưng từ khi 2 người gặp nhau cả hai đều rơi vào lưới tình. Mẹ tôi yêu ông ấy đến mức bỏ cha bỏ mẹ theo ông ấy từ Ninh Bình về Sài Gòn lập nghiệp. 10 năm sau, mẹ tôi có thai, hai người sinh tôi ra thì lúc ấy ba tôi vỡ nợ, nợ nần càng ngày càng nhiều, bản tính của ông ấy bộc lộ rõ ràng, mới sinh tôi được mấy tháng thì mẹ tôi lại phải chịu những trận đòn, bạo hành của ông ta. Những ngày ấy bắt đầu chuỗi đau khổ của mẹ tôi. Tuy nợ nần chồng chất nhưng ông ta vẫn lười làm việc, mê cờ bạc, thậm chí đến việc chơi gái dù trong túi không có một xu, ông hay dắt người tình của ổng về nhà từ khi tôi còn nhỏ. Mỗi lần như thế mẹ đều đưa tôi ra khỏi nhà, sau này lớn lên bà vẫn vậy luôn tìm cách đuổi tôi ra ngoài. Người đàn bà ấy chẵng lên tiếng phản đối ba tôi chỉ lặng lẽ ngồi chịu trận như vậy. Những người phụ nữ được ba tôi đưa về đều thắc mắc rằng sao mẹ tôi không bỏ ông ấy đi mà tìm người mới, sao chịu đựng được người mình yêu đang âu yếm, ôm người khác trong tay. Mẹ tôi chỉ cười, bản tính của mẹ tôi vốn như vậy chẳng nói năng ai một lời.

Cũng nhiều lần bà muốn rời khỏi căn nhà đau thương ấy, dắt tôi theo nhưng mà đi đâu bây giờ? Bà cũng chẵng có bằng cấp gì, còn chưa có cái bằng tốt nghiệp cấp 2 nữa là. Giấy tờ đều ở quê, muốn đi xin việc còn khó hơn lên trời. Khi nợ nần càng ngày càng nhiều, đến chủ nợ đòi xiết nhà thì mẹ tôi đành chọn đi phục vụ trong mấy quán karaoke. Công việc luôn khiến bà về muộn thế nên căn nhà ngày càng bớt đi sự ấm áp hơn mỗi khi có mẹ ở nhà. Với gương mặt thanh tú, điềm tĩnh của mẹ và tính cách nhỏ nhẹ đã không ít đàn ông ở quán karaoke mê đắm mẹ tôi. Cho dù có bao nhiêu lời ngỏ ý muốn mẹ tôi rời khỏi người đàn ông tệ bạc ấy nhưng mẹ tôi vẫn vậy, vẫn làm thinh và lắc đầu. Bà con họ hàng cũng chẵng thể gặp được từ lúc mẹ bỏ đi mất các dì các bác hầu như mất liên lạc với mẹ tôi.

Mưa càng ngày càng lớn, tiếng nước chảy trên máng xối xuống ào ào như thác đổ, tôi nằm trên giường chẵng ngủ nổi. Tôi nhớ về những mảnh vỡ ký ức ấy, tôi co người lại nhắm 2 mắt thật chặt rồi bắt đầu nghĩ xem bao lâu nữa ba tôi về. Nhưng chưa cần nghĩ ngợi gì nhiều tiếng đập cửa ngoài phòng khách vang lên, mẹ tôi chạy vào phòng giở mùng ra lay lay người tôi dậy:

" Dậy đi! Hoài ơi! Dậy đi con" mẹ tôi hối hả kêu tôi dậy.

" Đi đi con! Đi trốn đi"

Tôi bừng tĩnh, lộm cộm ngồi dậy mặc áo mưa cũ rích lên cơ thể gầy gò và len lén mở cửa sau chạy ra khỏi nhà trong đêm mưa tầm tả. Tiếng đập cửa một ngày to hơn, mẹ tôi thấy tôi đi rồi nên mới yên tâm ra mở cửa cho ba tôi vào nhà. Vừa vào ba tôi quát lớn:

"Mày làm gì mà lâu thế hả?"

Ba tôi loạng choạng bước vào nhà tay cầm chai rượu còn đang uống dở , ông say khướt, người toàn mùi rượu đế nồng nặc. Chắc ông vừa có một buổi nhậu nhẹt, ca hát vui vẻ với đám bạn nhậu khú đế của ông. Quần áo của ông xộc xệch, mặt đỏ bừng, cúc áo này thì mắc vào bên kia, bên kia lại bên nọ, đầu tóc bù xù, cái quần thì rách tươm, chắc do mấy con ki nhà chú Năm, gặm, nó có cái tật khoái gặm đồ của người khác. Râu ria lổm chổm, mắt mở chẵng lên, trông ông lúc này chẵng khác mấy ông ăn xin là nhiêu. Khó khăn lắm ông mới ngồi lên được trên ghế, ông nốc một hơi hết cạn chai rượu. Ông đập vỡ chai ( như một thói quen mỗi khi có hơi men vào người) ông lại đứng dậy bước vào phòng của tôi, giở mùng lên vào chẵng thấy tôi đâu ( nếu tôi không đi thì không xong với ổng):

" Thằng Hoài đâu? Nó chết đâu rồi?"

" Đêm nay nó không về nhà?"

" Nó đi đâu mà không về? Cái nhà này làm như chợ muốn đi đâu thì đi muốn ở thì ở à?"

Bà không nói gì, chỉ lặng lẽ ra ngoài ngồi, bà ngỗi thẫn thờ trên bộ bàn ghế cũ, dù ba tôi có chửi rủa mắng nhiếc tới đâu thì bà vẫn ngồi như thế. Mỗi khi ba tôi say mèm về nhà mẹ tôi luôn chờ cửa và canh ba tôi về để bảo tôi rời khỏi nhà để những viễn cảnh cũ không thể tái hiện trước mắt bà thêm một lần nào nữa.

Năm tôi 8 tuổi, trong một lần ba tôi đi nhậu say xỉn về nhà thì mẹ tôi vẫn như vậy chờ ba tôi về dù bà có đi phục vụ ở quán muộn cỡ nào. Tôi lúc ấy còn bé nên chỉ cần đặt đầu xuống giường thì ngủ say li bì. Đêm hôm ấy trời trong vắt, tôi lúc ấy đã ngủ say còn có mình mẹ tôi ở ngoài phòng khách đợi ba tôi về. Ba tôi say xỉn đến mức chẵng nhớ mình là ai, miệng thì cứ lảm nhảm, hát hò rồi lúc về đến nhà lại đột nhiên xông vào phòng tôi, chẵng nói chẵng rằng đột nhiên cưỡng hiếp tôi dù tôi có khóc to đến cỡ nào và mẹ tôi có đau khổ cầu xin thế nào. Bà chỉ biết bất lực nhìn đứa con thơ dại của mình đang cầu cứu trong vô vọng, tiếng khóc một ngày một to như xé tan màn đêm hôm ấy, tôi lúc đấy chỉ biết khóc và rên thật lớn cầu cho ông trời có thể nghe thấy và giúp tôi, tiếng vài tiếng sau tiếng rên thảm thiết của tôi dừng hẳn, màn đêm đã trở lại vốn tĩnh lặng của nó. Đó chỉ là khi ba tôi say xỉn còn sau khi ông tỉnh lại thì ông như người khác.

Chuyện tôi bỏ ra khỏi nha mỗi khi ba tôi say không còn là chuyện hiếm gặp mà là thường xuyên. Mưa càng ngày một càng lớn hơn, mưa như trút nước trên đầu. Tôi đi lang thang trên phố, Sài Gòn lúc này chẵng lấy một bóng người, vắng vẻ, tôi ngồi một mình ở trạm xe buýt, trên người chỉ có chiếc áo mưa cũ rích màu xanh đâm nhưng đã nhạt dần theo thời gian và chiếc áo thun mỏng cùng với chiếc quần đùi với đôi dép lào cũ mèm. Tôi ngắm nhìn Sài Gòn đêm dưới cơn mưa tháng 7, nơi đây vốn nhộn nhịp, xô bồ nhưng giờ đây lại vắng lặng. Tôi cứ thế ngồi ở đấy hàng giờ, trong lòng tôi lúc này mang một nỗi buồn mang mác, một nỗi buồn khó có thể tả thành lời, trời cũng như vậy nhỉ? Nên mới mưa nặng hạt đến thế!

Mưa tạnh dần, không còn nặng hạt như trước, tầm 4 giờ sáng tôi đi loanh quanh gần chỗ ấy thì nhận ra có cậu thanh niên đang say xỉn bê bết nằm trên ghế đá ở công viên gần đấy, dưới đất còn có cây đàn ghita với chiếc ba-lô da màu nâu sẫm, nằm dưới cơn mưa thế này thì lạnh không nhỉ? Bộ dạng của cậu ta lúc này trông còn thảm hại hơn cả ba tôi nữa. Tôi thử động vào, lay lay người cậu ta xem còn sống không, người gì mà lạnh ngắt như xác chết, mà cũng phải nằm dưới mưa cả đêm thế này cơ mà. Người của cậu ta chỉ mặc một chiếc áo sơ mi màu trắng ngà đã ướt thấm vào người cùng với chiếc quần kaki vải đã sờn nhưng con sài được, giày thì chiếc mang chiếc không, dây giày thì chẵng buộc, trông chẵng khác mấy ông già xỉn hát say sưa ở mấy quán bên vỉa hè là mấy. Mặt cậu ta đỏ bừng bừng, tôi sờ trán cậu ta thử, trán cậu ta nóng ran, mồ hôi hoà lẫn với nước mưa nhễ nhãi trên khuôn mặt lấm tấm mụn cám trên cách mũi. Cậu ta bị nhiễm lạnh sốt rồi nhưng giờ làm sao, tôi còn không có chỗ dung thân làm sao vác theo cậu ta được đây. Tôi ngồi bệt bên trên vỉa hè bên đường lộ. Trên đường lúc này có vài xe cộ chạy qua lại, tôi nhìn qua phía bên kia đường là sông Sài Gòn, mặt lấp lánh bởi ánh đèn từ các toà cao ốc đồ sộ. Tôi ngồi đấy thật lâu và đã nghĩ rằng mình muốn biến mất khỏi thế giới này mình muốn đi đến một nơi thật xa để rồi chẵng phải ngồi suy nghĩ về thế giới đầy những ưu tư, ưu phiền. Tôi không muốn hành hạ bản thân để rồi đêm mưa lạnh lẽo này lại phải chạy ra đường như kẻ vô gia cư không nơi cư trú rồi không muốn nhìn thấy gương mặt đẫm lệ của mẹ mỗi khi người cha nghiện ngập say rượu đánh đập hành hạ vợ con để rồi từ đó những hình ảnh ấy đâm sâu vào trái tim tôi thành những vết thương rồi từ từ lành thành những vết sẹo lồi lõm trên một trái tim rửa nát không biết gì về thế giới rộng lớn ngoài kia. Tôi không muốn biến mình thành nô lệ yếu đuốimặc cho người khác dày vò để kiếm miếng cơm manh áo hoặc là con rối cũ kĩ cho người khác muốn làm gì thì làm và có thể vứt vào một xó tường chẵng hạn vì đã nhàm chán hay thậm chí là biến thành nô lệ tình dục cho ba tôi mỗi khi có rượu và nỗi cơn thú tính của mình. Vâng chỉ bấy nhiêu thôi bấy nhiêu thôi mà tôi còn chẵng thể làm nỗi, người ta nói đàn ông con trai là phải mạnh mẽ không được khóc, không được yếu đuối, không được tổn thương. Tôi ngồi đó rơi những giọt nước mắt, những giọt nước mắt được tạo thành từ những chuỗi ngày sống cuộc đời u uất, tăm tối của cuộc đời. Vậy tôi yếu đuối mềm mỏng vậy sao? Tôi không mạnh mẽ như những người đàn ông khác hay sao? Đơn giản chỉ vì tôi sợ, không phải tôi không dũng cảm để đứng lên chống trả mà là tôi sợ mẹ tôi khổ, bà ấy đã chịu quá nhiều tổn thương trong cái gia đình mục nát này nên tôi mới phải gồng mình làm tất cả để mẹ tôi đỡ đi bớt một phần gánh nặng nào. Để mỗi khi tôi hết tiền tôi không phải chìa tay ra xin tiền từ bà mẹ như các cậu ấm cô chiêu khác, để mỗi khi ốm đau tôi có thể tự chi trả viện phí của mình,.. Tôi làm tất cả đây chỉ vì mẹ tôi - người phụ nữ đã khổ đau gần hết quãng đường đời.

END

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro