51-80

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 51. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN.                 B. Tổng hợp lipit.
C. Tổng hợp cacbôhđrat.                              D. Tổng hợp prôtêin.

Câu 52. Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 53. Năng suất sinh học là:
A. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
D. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 54. Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào?
A. Nước.    B. Cacbônic.    C. Các chất khoáng    D. Nitơ.

Câu 55. Cho các biện pháp sau:
(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.
(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.
(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.
(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.
(5) Tuyển chọn sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý.
  Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?
A. (1), (2) và (3).                 B. (1), (2), (3) và (4).
C. (1), (2), (3), (5) và (6).             D. (3) và (4).

Câu 56. Quang hợp quyết định khoảng
A. 90 - 95% năng suất của cây trồng.
B. 80 - 85% năng suất của cây trồng.
C. 60 - 65% năng suất của cây trồng
D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.

Câu 57. Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 5 – 10%.
B. 85 – 90%.
C. 90 – 95%.
D. Trên 20%.

Câu 58. Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?
A. Hạt.
B. Củ.
C. Rễ.
D. Rơm, rạ.

Câu 59. Trên 1 ha cà chua, sau 60 ngày thu được 4200kg sinh khối. Trong đó, có 3360 kg quả. Hãy tính năng suất sinh học (kg/ngày/ha), năng suất kinh tế (kg/ngày/ha), hệ số kinh tế?
A. 56 kg/ngày/ha; 70 kg/ngày/ha; 0,8.
B. 56 kg/ngày/ha; 70 kg/ngày/ha; 1,25.
C. 70 kg/ngày/ha; 56 kg/ngày/ha; 0,8.
D. 70 kg/ngày/ha; 56 kg/ngày/ha; 1,25.

Câu 60. Vì sao tạo giống mới lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Giống mới có khả năng chống chịu tốt và cường độ quang hợp cao hơn.
B. Giống mới không bị nhờn(lờn) đất như giống cũ do đó quang hợp hiệu quả hơn.
C. Giống mới khiến sâu bệnh không tấn công được.
D. Giống mới thường được trồng cách li và được chăm sóc tốt hơn.

Câu 61. Tiêu hóa là gì:
    A. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
    B. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
    C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
    D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 62. Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có
nguồn từ:
    A. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
    B. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu.
    C. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
    D. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành.

Câu 63. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
    A. Tiêu hóa ngoại bào.
    B. Tiêu hoá nội bào.
    C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
    D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 64. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, sự biến đổi thức ăn trong tế bào được gọi là:
    A. Tiêu hóa nội bào.    B. Đồng hóa.
    C. Chuyển hóa nội bào.    D. Dị hóa.

Câu 65. Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
    A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
    B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
    C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
    D. Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 66. Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
    A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
    B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
    C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
    D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Câu 67. Sinh vật tiết enzyme phân giải các chất hữu cơ trong môi trường rồi hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản, đó là hình thức:
    A. Tiêu hóa nội bào.
    B. Tiêu hóa ngoại bào.
    C. Vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào.
    D. Không thuộc các kiểu trên.

Câu 68. Động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hoá nội bào?
    A. Ruột khoang.    B. Cá.
    C. Trùng giày.    D. Ruột khoang, cá và trùng giày.

Câu 69. Ở thủy tức, thức ăn đuợc tiêu hóa bằng hình thức
    A. Tiêu hóa ngoại bào.
    B. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
    C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
    D. Tiêu hóa nội bào.

Câu 70. Tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào vì
    A. Có thể lấy thức ăn có kích thước lớn.
    B. Sự biến đổi thức ăn nhanh hơn.
    C. Thức ăn bị biến đổi nhờ enzyme do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra.
    D. Enzyme tiêu hóa không bị hòa loãng với nước.

Câu 71. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động yật có túi tiêu hoá so với động vật chưa
có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?
    A. Tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.
    B. Tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim.
    C. Tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa.
    D. Tiếp tục tiêu hóa nội bào.

Câu 72. Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?
    A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
    B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
    C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
    D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 73. Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của
    A. dạ dày.    B. thực quản.    C. ruột non.    D. ruột già.

Câu 74. Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng
    A. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.
    B. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch.
    C. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn.
    D. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.

Câu 75. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
    A. Răng cửa giữ và giật cỏ.
    B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
    C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
    D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 76. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt
    A. Răng nanh cắm và giữ mồi.
    B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương.
    C. Răng hàm nhai nát thịt.
    D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 77. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?
    A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.    B. Ngựa, thỏ, chuột.
    C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.    D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 78. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
    A. 2.    B. 5.    C. 3.    D. 4.

Câu 79. Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
    A. 2,4,5,6.    B. 2,3,4,5.    C. 1,2,3,5.    D. 1,4,5,6.

Câu 80. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?
    A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
    B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
    C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
    D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#study