Thi Thực tập Dược

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:
Đơn vị: Đại học Y Hải Phòng

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Nguyễn Văn Nhất Tuổi: 35
Địa chỉ: 123 Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Số thẻ BHYT: 6677 9508 
Chẩn đoán: suy tim độ II

1. Digoxin 0,25 mg × 10 viên
Uống mỗi ngày 1 viên sau bữa sáng.
2. Hydrochlorothiazide 25 mg × 10 viên
Uống ngày 1 viên sau bữa sáng.
3. Kali clorid 500 mg x 60 viên
Uống mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều, sau mỗi bữa ăn.
Các thuốc uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và thực hiện chế độ ăn nhạt.

Câu 2:
Chẩn đoán: bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn, sốt và mất nước mức độ nhẹ.

1. Cotrimoxazol 960 mg x 10 viên
Ngày uống 2 lần: sáng chiều 1 viên/lần sau bữa ăn, với nhiều nước.
2. Paracetamol 500 mg x 10 viên
Uống khi sốt cao, mỗi lần uống 2 viên, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 6-8 giờ.
3. Oresol 27.9g x 6 gói
Pha mỗi gói với 1 lít nước đun sôi để nguội, uống dần trong 24h, uống theo nhu cầu và sau mỗi lần đi ngoài. 
Các thuốc uống với nước đun sôi để nguội.

Bệnh nhân cần ăn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có xơ và dầu mỡ, 
Nên ăn những chất giàu dinh dưỡng, không có tính kích thích.

Câu 3:
Chẩn đoán: bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân, có co giật.

1.Paracetamol 150 mg x 5 viên
Đặt hậu môn 1 viên khi sốt cao, khoảng cách giữa hai lần đặt từ 6 đến 8 giờ, bảo quản trong tủ lạnh (<30 độ C)
2. Diazepam 10mg/2ml x 2 lọ
Ngày tiêm bắp 2 lần: sáng, chiều mỗi lần 1/2 lọ


Thuốc chống co giật khác có thể dùng: phenolbarbital nhưng diazepam vẫn tốt, ít td phụ nhất
diazepam còn dạng gel để thụt và dạng đạn đặt trực tràng, đặt thì sợ kích thích quá do para mình đặt rồi, dạng gel thì chưa tìm hiểu nên dùng tiêm vậy

Câu 4:

Chẩn đoán: Viêm phế quản cấp

1. Bezylpenicillin 1.000.000 IU x 15 lọ
Nước cất: 5ml x 15 ống.
Pha 1 lọ penicillin với 1 ống nước cất, lắc cho tan.
Ngày tiêm bắp 3 lần: sáng, chiều, tối mỗi lần 1 ống.
Test thử trước khi tiêm lần đầu.
2. Paracetamol 500mg x 10 viên
Uống khi sốt cao, mỗi lần 2 viên, khoảng cách mỗi lần 6-8 giờ.
3. Dextromethorphan 15mg x 20 viên
Ngày uống 3 lần: sáng, chiều, tối, mỗi lần 2 viên, sau bữa ăn, khoảng cách mỗi lần 8 giờ
Các thuốc uống với nước đun sôi để nguội.

Thuốc giảm ho khác có thể dùng terpincodein

Câu 5:
Chẩn đoán: Viêm khớp gối 

1. Aspirin 500 mg x 40 viên
Uống với nước đun sôi để nguội mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 2 viên, trước hoặc xa bữa ăn, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ
2. Benzathine bezylpenicillin 1.200.000 IU x 1 lọ
Nước cất pha tiêm 4ml x 1 lọ
Pha 1 lọ Benzathine bezylpenicillin với 1 ống nước cất, lắc cho tan.
Tiêm bắp sâu 1 liều duy nhất
Thử test trước khi tiêm

Thuốc chống viêm khác có thể dùng: prednisolon
Nhưng do bệnh nhân mới chỉ bị viêm khớp chưa viêm tim nên dùng aspirin là ổn.
Băn khoăn có nên dùng Glucosamine 500mg x 30 viên
Uống mỗi ngày một viên vào buổi sáng trước bữa ăn 30 phút

Câu 6:
Chẩn đoán: viêm phổi

1. Bezylpenicillin 1.000.000 UI x 15 lọ
Nước cất: 5ml x 15 ống.
Pha 1 lọ penicillin với 1 ống nước cất, lắc cho tan.
Ngày tiêm bắp 3 lần: sáng, chiều, tối mỗi lần 1 ống.
Test thử trước khi tiêm lần đầu
2. Gentamycin 80 mg/2ml x 10 lọ
Ngày tiêm 1 lần, mỗi lần 2 lọ, vào 8 giờ sáng, khác vị trí tiêm penicillin.
3. Paracetamol 500 mg x 10 viên
Uống khi sốt cao (trên 38.5 độ) mỗi lần 2 viên, cách nhau ít nhất 6-8 giờ.

Câu 7: 
Chẩn đoán: Viêm loét môn vị do vi khuẩn Hp

1. Omeprazol 20mg x 10 viên
Ngày uống 1 lần, trước khi đi ngủ.
2.Tetracycline 500mg x 40 viên
Ngày uống 4 lần, 1 viên/lần cách nhau 6 tiếng, uống xa bữa ăn (trước 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ). Uống với nhiều nước.
3. Metronidazole 500mg x 20 viên
Ngày uống 2 lần, 1 viên/lần, sáng chiều, uống trước bữa 1 giờ. 
4. Colloidal bismuth subcitrate 120mg x 40 viên
Ngày uống 2 lần, sáng, chiều, 2 viên/lần, uống trước bữa ăn 1 giờ.
Các thuốc uống với nước đun sôi để nguội. 

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
Phân có màu sẫm hay màu đen là bình thường
Không nên chụp X Quang đường tiêu hóa trong thời gian dùng thuốc.

Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn không quá no hoặc để bụng quá đói. Ăn những thức ăn mềm, hay được hầm nhừ, cắt nhỏ, hoặc nhuyễn, tránh ăn các thức ăn khô, cứng, nhiều chất xơ.
Tránh dùng các thức ăn cay, chua, không dùng các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Tránh vận động mạnh sau khi ăn.
Nên ăn nhiều cá, đặc biệt cá biển

Câu 8:
Chẩn đoán: Viêm mũi dị ứng.

1. Loratadin 10 mg x 10 viên
Ngày uống 1 viên sau bữa sáng.
thuốc uống với nước đun sôi để nguội.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: bụi, lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, giữ ấm cho cơ thể nhất khi về sáng, mùa lạnh. 
Đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi

Có thể dùng thêm Vitamin C 100mg x 10 viên
Ngày uống 1 viên sau bữa sáng. 
Vì: Vitamin C trên thực nghiệm thấy có sự làm tăng tổng hợp interfenon, giảm nhậy cảm với histamin.

Câu 9:

Chẩn đoán: Tăng huyết áp

Atenolol 50mg x 10 viên
Ngày uống 1 viên sau bữa sáng.
Uống với nước đun sôi để nguội.

Giảm mặn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm ít chất béo; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no; duy trì trọng lượng cơ thể bình thường Hạn chế rượu bia Bỏ hẳn thuốc lá hoặc thuốc lào. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng, Tránh căng thẳng thần kinh, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Câu 10:
Chẩn đoán: Hen phế quản bội nhiễm

1. Salbutamol (Ventolin) bình xịt 100 microgram x 200 liều
Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần 1-2 liều xịt.
2. Gentamicin 80mg/2ml x 10 lọ
Ngày tiêm bắp 1 lần, mỗi lần 2 lọ, vào 8 giờ sáng
Tránh tiếp xúc với bụi, khói thuốc lá, khói bếp than, lông động vật, phấn hoa, nước hoa có mùi hắc, nấm mốc.


Câu 11: 
Chẩn đoán: Đái tháo đường typ II.

Metformin 500 mg x 40 viên 
Ngày uống 2 lần sáng chiều, 1 viên/lần, sau bữa ăn với nước đun sôi để nguội.

ở đơn này, lượng đường huyết 8g/l là rất cao (bt là 0.8-1 g/l) nên mình nghĩ nên dùng thêm insulin, nhưng việc dùng insulin lại khá phức tạp.

Không nên dùng các sản phẩm: đường, mía, sữa chế biến, cà phê, trái cây đóng hộp, kẹo, mứt, mỡ. hạn chế: Cơm, mỳ xào, bánh canh, bánh mỳ, các loại khoai (khoai lang, khoai mì...), bánh bích quy, trái cây ngọt...
Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu... Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc
Tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá.
Tập thể dục thường xuyên, vừa phải.

II. CƠ CHẾ:

1. Đơn 1:

Digoxin có tác dụng ức chế enzym Na+ K+ ATPase – enzym cung cấp năng lượng cho bơm Na – K do đó làm cho Na+ bị ứ lại trong tế bào.
Nồng độ Na+ cao trong tế bào làm ảnh hưởng tới sự trao đổi của Na+ và Ca++, bình thường sau mỗi lần chuyển điện thế, 4 Na+ được vào thay cho 1 Ca++ đi ra. Nhưng do nồng độ Na+ quá cao dẫn đến Na+ bên ngoài tế bào không đi vào được bên trong làm cho Ca++ bên trong tế bào không đi ra được ngoài, gây tăng nồng độ Ca++ trong tế bào.
Ca++ lại là chất hoạt hóa MyosinATPase có tác dụng lên sự co cơ, làm tăng sự co cơ.
Digoxin có tác dụng trên tất cả các ATPase ở mọi tế bào, nhưng ở người thì cơ tim là nhạy cảm nhất, do đó chịu ảnh hưởng trước tiên. Làm tim đập mạnh
Sau cơ tim là các ATPase của các tế bào cảm nhận áp lực ở cung ĐM chủ và xoang ĐM cảnh cũng nhạy cảm với glycosid, ATPase bị ức chế, tần số phóng “xung tác giảm áp” hướng tâm tăng, kích thích tới trung tâm phó giao cảm làm cho tim đập chậm lại và giảm dẫn truyền nhĩ-thất.
Tóm lại, Digoxin làm tim đập mạnh, chậm và đều.
Ngoài ra còn có tác dụng tăng thải nước và muối 

Captopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensin
Có cơ chế làm ức chế angiotensin I thành angiotensin II và không làm giáng hóa Bradykinin, kết quả là làm giãn mạch và tăng thải trừ Na+, hạ HA.
Vì có tác dụng giảm aldosteron nên giữ lại K+, có thể làm tăng Kali máu, do đó dùng với lợi tiểu để cân bằng K+ trong máu.

Hidrochlorothiazid là thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, dùng phối hợp với digoxin (digitalis) có tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng của digoxin
Cơ chế của thiazid là ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở phần cuối của nhánh lên quai Helen và phần đầu của ống lượn xa)
Tác dụng phụ gây tăng thải trừ K+ làm giảm K+ máu

Do bệnh nhân chỉ suy tim độ 2 và phù nhẹ nên chỉ dùng lợi tiểu nhóm trung bình, không dùng lợi tiểu quai vì tác dụng quá mạnh của nhóm lợi tiểu mạnh dễ làm giảm thể tích máu, nên dễ gây hạ HA khi dùng với thuốc ƯCMC

Tóm lại, sử dụng bộ 3 thuốc: digoxin, lợi tiểu và ƯCMC để điểu trị 4 yếu tố cần trong suy tim đó là:
- Giảm tiền gánh: lợi tiểu
- Giảm hậu gánh (giãn mạch): ức chế men chuyển.
- Tăng co bóp: digoxin
- Giảm tần số: digoxin

2. Đơn 2:

Cotrimoxazol là kháng sinh, hỗn hợp sulfamethoxazol và trimethoprim với tỷ lệ 5/1.
Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn. Phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol như vậy ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng DNA của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc.

Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm phi steroid (CVPS)
Cơ chế đó là ức chế PG synthetase làm cho PG (đặc biệt là PG E1, E2) bị giảm tổng hợp từ acid arachidonic của vùng dưới đồi. Thuốc làm giảm tổng hợp PG do đó có tác dụng hạ sốt do làm tăng quá trình thải nhiệt (giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi), lập lại thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. Nhưng không có tác dụng lên nguyên nhân gây sốt nên thuốc chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, sau khi bị thải trừ, sốt sẽ trở lại.

Oresol hay còn gọi là nước biển khô. Thành phần thường có: Glucose khan, Natri Clorid, Kali Clorid, Natri citrat dihydrat
Mục đích là bù nước và các chất điện giải trong dung dịch sinh lý của cơ thể bị mất đi khi tiêu chảy.

3. Đơn 3:

Diazepam là một thuốc hướng thần thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin , có tác dụng rõ rệt làm giảm căng thẳng , kích động , lo âu và có tác dụng an thần gây ngủ . Ngoài ra diazepam còn có tác dụng giãn cơ chống co giật.Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị trang thái lo âu , căng thẳng, dùng làm thuốc an thần , tiền mê, chống co giật và xử lí các triệu chứng khi cai rượu.

Diazepam gắn với các thụ thể đặc hiệu trên hệ thần kinh trung ương. và các cơ quan ngoại vi đặc biệt . Thụ thể benzodiazepin trên hệ thần kinh trung ương có liên quan chặt chẽ về chức năng vowiis thụ thể của hệ thống dẫn truyền GABA . Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin , diazepam tăng tác dụng ức chế của hệGABA.

4.Đơn 7:

Omeprazol là thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym H+ K+ ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được. Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể (receptor) acetylcholin hay thụ thể histamin.
Omeprazol được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Khả dụng sinh học khoảng 60%. Thức ăn không ảnh hưởng lên sự hấp thu thuốc ở ruột. 
Omeprazol hầu như được chuyển hóa hoàn toàn tại gan, đào thải nhanh chóng, chủ yếu qua nước tiểu (80%), phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính, nhưng lại tương tác với nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym của cytochrom P450 của tế bào gan. 
Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg/ngày omeprazol ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu. 
Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol. 
Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin. 
Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi. 

Tetracyline là kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm khuẩn do ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Có tác dụng nhiều vi khuẩn gram âm và dương, cả ưa khí và kị khí, xoắn khuẩn và vi khuẩn nội bào Clamydia, rickettsia, Mycoplasma.
Cơ chê: tetracycline có tác dụng kìm khuẩn là do ức chế sự tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào phần 30S của ribosom nên ức chế gắn aminoacyl-ARNt mới vào vị trí tiếp nhận.
Tetracyclin được hấp thu qua đường tiêu hóa. Uống thuốc lúc đói khoảng 80% tetracyclin được hấp thu. Hấp thu tetracyclin giảm nếu có mặt ion kim loại hóa trị 2 và 3 do tạo phức không tan bền vững. Ngoài ra, hấp thu tetracyclin uống còn bị ảnh hưởng bởi sữa và thức ăn. 
Phân bố: 1 giờ sau khi uống liều đơn 250 mg, thuốc đạt nồng độ điều trị trong huyết tương (trên 1 microgam/ml). Nồng độ tối đa 2 - 3 microgam/ml đạt được sau 2 - 3 giờ, và nồng độ điều trị được duy trì trong khoảng 6 giờ. Tetracyclin phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể. Nồng độ trong dịch não tủy tương đối thấp, nhưng có thể tăng trong trường hợp viêm màng não. Một lượng nhỏ xuất hiện trong nước bọt, nước mắt và dịch phổi. Tetracyclin gắn vào xương trong quá trình tạo xương mới, quá trình calci hóa và ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và răng trẻ.
Thuốc chuyển hóa ở gan.
Thải trừ: Nửa đời thải trừ của tetracyclin là 8 giờ; đến 60% liều tiêm tĩnh mạch hoặc 55% liều uống được thải qua nước tiểu ở dạng chưa biến đổi. Nồng độ tetracyclin trong nước tiểu có thể đạt tới 300 microgam/ml sau khi uống liều bình thường 2 giờ và duy trì trong vòng 12 giờ. Tetracyclin cũng tập trung ở gan, bài tiết qua mật vào ruột và một phần được tái hấp thu trở lại qua vòng tuần hoàn gan - ruột.

Ðể tránh kích ứng thực quản, nên uống tetracyclin với nhiều nước (ít nhất là một cốc to) ở tư thế đứng, người bệnh không nên nằm nghỉ ngay sau khi uống thuốc. 
Tetracyclin + penicilin: Tetracyclin làm giảm hoạt lực của penicilin trong điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn và có thể cả bệnh tinh hồng nhiệt
Tetracyclin + thuốc chống acid: Nồng độ tetracyclin huyết tương giảm dẫn đến hoạt tính điều trị của kháng sinh giảm đi rõ rệt hay mất hẳn nếu dùng cùng với các thuốc chống acid chứa nhôm, bismut, calci hay magnesi. Các antacid khác như natri bicarbonat làm tăng pH dịch vị cũng có thể làm giảm sinh khả dụng của một số chế phẩm có tetracyclin. 
Tetracyclin + thuốc lợi tiểu: Ðã có khuyến cáo không nên phối hợp các tetracyclin với các thuốc lợi tiểu vì tương tác này dẫn đến gây tăng urê huyết. 
Tetracyclin + các chế phẩm chứa sắt: Phối hợp tetracyclin với các muối sắt làm giảm rõ rệt hấp thu cả hai loại thuốc này ở ruột, dẫn đến giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh, hiệu lực điều trị giảm hay mất hẳn. Nếu bắt buộc phải dùng cả hai loại thuốc này, thời gian uống chúng phải cách xa nhau càng lâu càng tốt để tránh sự trộn lẫn hai thuốc này ở ruột. 
Tetracyclin + sữa và các sản phẩm từ sữa: Hấp thu các tetracyclin giảm đáng kể (đến 70 - 80%) nếu dùng cùng sữa và các sản phẩm từ sữa, dẫn đến giảm hay mất hẳn khả năng điều trị. Một vài trường hợp dùng tetracyclin thấy có phản ứng nhạy cảm với ánh sáng biểu hiện bằng bỏng nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người bệnh dùng tetracyclin nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay tia tử ngoại cần được cảnh báo về nguy cơ này và cần ngừng thuốc ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của ban đỏ.



Metronidazole là thuốc kháng sinh nhóm 5-nitro-imidazol, có phổ hoạt tính rộng trên động vật nguyên sinh như amip, Giardia và trên vi khuẩn kị khí.
Metronidazol là một thuốc rất mạnh trong điều trị nhiễm động vật nguyên sinh như Entamoeba histolytica, Giardia lamblia và Trichomonas vaginalis. Metronidazol có tác dụng diệt khuẩn trên Bacteroides, Fusobacterium và các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc khác, nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn ái khí. Metronidazol chỉ bị kháng trong một số ít trường hợp. Tuy nhiên khi dùng metronidazol đơn độc để điều trị Campylobacter/ Helicobacter pylori thì kháng thuốc phát triển khá nhanh. Khi bị nhiễm cả vi khuẩn ái khí và kỵ khí, phải phối hợp metronidazol với các thuốc kháng khuẩn khác.
Cơ chế tác dụng của metronidazol là nhóm nitro của metronidazol bị khử bởi protein vận chuyển electron hoặc bởi ferredoxin. Metronidazol dạng khử làm mất cấu trúc xoắn của AND, tiêu diệt vi khuẩn và sinh vật đơn bào.
Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh, ít nhất 80% sau 1 giờ. Với liều tương đương, nồng độ huyết thanh đạt được sau khi uống và tiêm truyền như nhau. Độ sinh khả dụng khi uống là 100% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Chuyển hóa sinh học của metronidazol chủ yếu ở gan, bị oxy hóa ra 2 chất chuyển hóa chính là: 
- chất chuyển hóa alcohol, là chất chuyển hóa chính, có td diệt vi khuẩn kị khí (30% so với metronidazol) thời gian bán hủy 11 giờ
- Chất chuyển hóa acid, có td diệt khuẩn (5% so vs metronidazol)
Bài tiết chủ yếu qua nước tiểu, ít qua phân.


Colloidal bismuth subcitrate là thuốc có tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày do làm tăng tiết dịch nhầy và HCO3-, ức chế hoạt tính của pepsin. 
Đối với vết loét dạ dày tá tràng : Bismuth subcitrat thể keo (CBS) rất tan trong nước. Trong môi trường acide (pH < 5) ở dạ dày sẽ kết tủa thành vi tinh thể bismuth oxychloride và bismuth citrate tạo nối chelate bền vững với các sản phẩm thoái hóa của protéine vết loét hình thành màng bảo vệ chỉ tại vết loét mà không có ở vùng niêm mạc lành.
Đối với chất nhầy : CBS tạo phức hợp glycoprotéine bismuth khi gắn vào chất nhầy hình thành rào cản sự phân tán ngược của ion H+ mà không ảnh hưởng đến sự trao đổi ion của màng nhầy. CBS cũng có khả năng bình thường hóa ở mức độ cao của acide mucine ở màng nhầy của vết loét chưa được chữa trị.
Đối với vi khuẩn Helicobacter pylori : CBS có tác dụng diệt khuẩn trực tiếp. Các vi tinh thể nêu trên kết tụ bên trong và ở tại vách tế bào vi khuẩn làm cô đặc toàn bộ các thành phần của tế bào vi khuẩn, hoặc làm hóa không bào. Trong vòng hai giờ sau, vi khuẩn mất khả năng bám dính niêm mạc và trồi lên bề mặt. Có nhiều bằng chứng cho việc tiêu diệt được vi khuẩn này làm giảm mạnh mẽ tỷ lệ tái phát loét. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc được tăng cường khi phối hợp với kháng sinh.
Đối với pepsine : CBS làm giảm khả năng kích hoạt pepsine của pentagastrine khoảng 30%.
CBS kích thích tiết PGE2 và có thể đây là cơ chế làm lành loét của thuốc. Tác dụng này cùng với tác dụng trên vết loét giúp xếp loại thuốc thuộc nhóm bảo vệ tế bào.
CBS không làm giảm độ acide của dịch vị.
Hấp thu :
CBS tác động tại chỗ là chủ yếu. Tuy nhiên có một lượng bismuth rất nhỏ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Lượng hấp thu này tùy thuộc vào liều ban đầu và đạt đỉnh cao sau 4 tuần sử dụng. Với liều điều trị 480 mg/ngày, nồng độ bismuth trong máu trung bình khoảng 7 ng/ml (nồng độ báo động là 50-100 ng/ml).
Phân phối :
Trên súc vật thực nghiệm, hầu hết bismuth hấp thu đều đến thận, ở các cơ quan khác chỉ là vết. Trên người chưa rõ.
Bài tiết :
Hầu hết bismuth trong CBS được bài tiết qua phân dưới dạng bismuth sulfite. Lượng nhỏ bismuth hấp thu được thải trừ qua thận với tốc độ khoảng 2,6%/ngày và cần khoảng 2 tháng để thải hoàn toàn. 
Sự hấp thụ chất sắt, calcium hay tétracyline có thể bị giảm nếu dùng chung. Các thuốc kháng acide hay sữa dùng chung với thuốc có thể tạo nối chelate với thuốc và làm ảnh hưởng đến tác dụng của colloidal bismuth subcitrate. Vì vậy, tránh dùng thức ăn hay các thuốc kháng acide trong vòng 30 phút trước hay sau khi dùng thuốc.
Điều trị trước với omeparazol làm tăng hấp thu bismuth lên 3 lần.
Dùng với các chất đối kháng H2 hoặc antacid làm giảm hiệu lực so với khi dùng Bismuth đơn đôc.
Hấp thụ tia X nên có thể làm cản trở thủ thuật chẩn đoán đường tiêu hóa bằng tia X.
Ko dùng điều trị dài hạn với bismuth vì có thể gây hội chứng não bismuth.

Vitamin A có nhiều tác dụng trong đó có tăng sức đề kháng của cơ thể dối với sự nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và virus, kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, sinh tiết nhày.

5.Đơn 8:


Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng do đó dùng thuốc kháng histamin H1.
Tuy nhiên do bệnh nhân có nghề nghiệp lái xe cẩu do đó không thể sử dụng thuốc thế hệ 1 (vì có tác dụng gây ngủ) nên ta chọn dùng thuốc thế hệ 2. Ở đây là Loratadin.

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai (không an thần).
Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Trong trường hợp đó, điều trị chủ yếu là dùng adrenalin và corticosteroid. 
Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen.
Những thuốc đối kháng H1 thế hệ thứ hai (không an thần) như: Terfenadin, astemizol, loratadin, không phân bố vào não, khi dùng thuốc với liều thông thường. Do đó, loratadin không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.
Những thuốc kháng histamin không có tác dụng chữa nguyên nhân mà chỉ trợ giúp làm nhẹ bớt triệu chứng. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể là bệnh mạn tính và tái diễn; để điều trị thành công thường phải dùng các thuốc kháng histamin lâu dài và ngắt quãng, và sử dụng thêm những thuốc khác như glucocorticoid dùng theo đường hít, và dùng kéo dài.

Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.
97% loratadin liên kết với protein huyết tương. Nửa đời của loratadin là 17 giờ và của descarboetho- 
xyloratadin là 19 giờ. Nửa đời của thuốc biến đổi nhiều giữa các cá thể, không bị ảnh hưởng bởi urê máu, tăng lên ở người cao tuổi và người xơ gan.
Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450; loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin, là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý.
Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hóa, trong vòng 10 ngày.
Sau khi uống loratadin, tác dụng kháng histamin của thuốc xuất hiện trong vòng 1 - 4 giờ, đạt tối đa sau 8 - 12 giờ, và kéo dài hơn 24 giờ. Nồng độ của loratadin và descarboethoxyloratadin đạt trạng thái ổn định ở phần lớn người bệnh vào khoảng ngày thứ năm dùng thuốc.

Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Ðiều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Ðiều này không có biểu hiện lâm sàng.
Ðiều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Ðiều đó không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.
Ðiều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tăng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc. 
Vitamin C trên thực nghiệm thấy có sự làm tăng tổng hợp interfenon, giảm nhậy cảm với histamin.

6.Đơn 9:

Bệnh nhân 50 tuổi, cũng tương đối già, HA 160/90 nên mình dùng 1 thuốc ức chế beta giao cảm thôi, kết hợp thêm vào đó là thay đổi lối sống cho bệnh nhân. :d

Atenolol có tác dụng chống tăng huyết áp, là dẫn chất của benzenacetamid, thuộc nhóm chẹn chọn lọc trên thụ thể beta1; có nghĩa là atenolol có tác dụng trên thụ thể beta1 của tim ở liều thấp hơn so với liều cần để có tác dụng trên thụ thể beta2 ở mạch máu ngoại biên và phế quản. 
Thuốc chẹn thụ thể beta có tác dụng làm giảm lực co cơ và giảm tần số tim. Atenolol không có tác dụng ổn định màng. Atenolol tan trong nước, do đó ít thấm vào hệ thần kinh trung ương. 
Ðiều trị atenolol sẽ ức chế tác dụng của catecholamin khi gắng sức và căng thẳng tâm lý, dẫn đến làm giảm tần số tim, giảm cung lượng tim và giảm huyết áp. 
Ðiều trị atenolol không làm tăng hoặc làm tăng rất ít sức cản của mạch ngoại biên. Trong điều kiện có stress với tăng giải phóng adrenalin từ tuyến thượng thận, atenolol không làm mất sự co mạch sinh lý bình thường. Ở liều điều trị, tác dụng co cơ trơn phế quản của atenolol kém hơn so với những thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc. Tính chất này cho phép điều trị cả những người có bệnh hen phế quản nhẹ hoặc bệnh phổi tắc nghẽn khác. Ðiều trị như vậy phải được kết hợp với thuốc chủ vận thụ thể beta2 dùng theo đường hít, dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa về hen. 
Atenolol ít ảnh hưởng đến giải phóng insulin và chuyển hóa carbohydrat. Phản ứng tim mạch đối với hạ đường huyết (như tim đập nhanh) không bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi atenolol. Bởi vậy, atenolol có thể dùng được cho người đái tháo đường. Ở người tăng huyết áp, atenolol làm giảm một cách có ý nghĩa huyết áp cả ở tư thế đứng lẫn tư thế nằm. 
Ðể điều trị tăng huyết áp, nếu cần, có thể kết hợp atenolol với thuốc chống tăng huyết áp khác, chủ yếu là thuốc lợi niệu và/hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên. 
Nồng độ tối đa trong huyết tương của thuốc đạt được trong vòng từ 2 - 4 giờ sau khi uống. Khả dụng sinh học của atenolol xấp xỉ 45%, nhưng có sự khác nhau tới 3 - 4 lần giữa các người bệnh. Thể tích phân bố là 0,7 lít/kg. Atenolol chỉ được chuyển hóa một lượng nhỏ; dưới 10% của liều dùng được bài tiết là chất chuyển hóa. Phần lớn liều thuốc dùng được bài tiết qua thận dưới dạng không thay đổi. Nửa đời trong huyết tương của thuốc từ 6 - 9 giờ đối với người lớn có chức năng thận bình thường. Tác dụng trên mạch và huyết áp dài hơn và duy trì được ít nhất 24 giờ. Nửa đời trong huyết tương của thuốc tăng lên đối với người có chức năng thận giảm và không bị ảnh hưởng bởi bệnh gan. Tuy nhiên, nồng độ trong máu của thuốc thường tăng theo tuổi. Nếu atenolol được dùng cùng với thức ăn, khả dụng sinh học của thuốc giảm ít nhất là 20%. Ðiều đó không có ý nghĩa lâm sàng. 
Nên thận trọng khi dùng atenolol đồng thời với các thuốc sau: 
Nguy hiểm khi kết hợp với verapamil, vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương. 
Với diltiazem, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng, đặc biệt ở những người đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước. 
Với nifedipin, mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi. 
Với các thuốc làm giảm catecholamin, có thể xảy ra hạ huyết áp, và/hoặc làm chậm nhịp tim nặng, do đó có thể gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế. 
Với prazosin, có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị. 
Với clonidin: Nếu thuốc chẹn beta được dùng đồng thời với clonidin, khi ngừng dùng clonidin có thể làm tăng huyết áp trầm trọng thêm trở lại. Trong trường hợp đó, phải ngừng thuốc chẹn beta vài ngày trước khi ngừng từ từ clonidin. Nếu thay thế clonidin bằng thuốc chẹn beta, thì vài ngày sau khi ngừng hẳn clonidin mới bắt đầu dùng thuốc chẹn beta. 
Với quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, có thể xảy ra tác dụng hiệp đồng đối với cơ tim. 
Với ergotamin, có thể làm tăng co thắt mạch ngoại biên và ức chế cơ tim. 
Với thuốc gây mê đường hô hấp như cloroform, có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị. 
Với insulin hoặc các thuốc uống chữa đái tháo đường, atenolol có thể che lấp chứng nhịp tim nhanh do hạ đường huyết. 
Cần thận trọng khi tiêm tĩnh mạch atenolol, đồng thời hoặc trong khoảng một thời gian ngắn cùng với thuốc cũng có tác dụng ức chế co cơ tim. Trong một số ít trường hợp, việc sử dụng thuốc chẹn beta tiêm tĩnh mạch đồng thời với verapamil tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biệt ở những người có bệnh cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc mới bị nhồi máu cơ tim.

7.Đơn 10:

Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.

Ở dạng khí dung, Sabutomol (Ventolin) có tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 2 - 3 phút, tối đa từ 5 đến 15 phút và kéo dài 3 - 4 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương thấp, đạt tối đa trong vòng 2 - 4 giờ. Khoảng 72% lượng thuốc hít vào đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ, trong đó 28% không biến đổi và 44% đã chuyển hóa. Nửa đời thải trừ (thời gian bán hủy) của thuốc là 3,8 giờ. Do nồng độ thuốc trong huyết tương thấp nên dạng khí dung ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên hoặc tiêm.

Ðiều trị cơn hen cấp: Ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, dùng bình xịt khí dung 100 microgam/liều cho người bệnh, hít 1 - 2 lần qua miệng, cách 15 phút sau, nếu không đỡ, có thể hít thêm 1 - 2 lần. Nếu đỡ, điều trị duy trì; không đỡ phải nằm viện.

Ðề phòng cơn hen do gắng sức:
+ Người lớn: dùng bình xịt khí dung để hít 2 lần, trước khi gắng sức từ 15 đến 30 phút;
+ Trẻ em: hít 1 lần, trước khi gắng sức 15 đến 30 phút.

Để giảm bớt co thắt phế quản cấp và để kiểm soát các cơn suyễn không liên tục: có thể dùng liều duy nhất 1 hay 2 lần hít.

Cảnh báo: Tác dụng giãn phế quản của mỗi lần hít Ventolin kéo dài 4-6 giờ. Ventolin không được sử dụng thường xuyên hơn so với khuyến cáo. Không nên tăng liều hay tần suất liều Ventolin mà không tham vấn bác sĩ. Nếu bệnh nhân thấy rằng điều trị bằng Ventolin trở nên kém hiệu quả để giảm triệu chứng, các triệu chứng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn, và / hoặc bệnh nhân cần sử dụng Ventolin thường xuyên hơn bình thường, thì họ nên đi khám ngay lập tức.

Salbutamol hay được dùng dạng hít hơn vì: dạng hít thường dùng với liều một lần hay cả đợt thấp hơn liều dạng uống hay dạng tiêm. Khi cấp cứu dùng bình hít mỗi lần chỉ 100 micgrogam dùng 1 - 2 lần và có thể lặp lại sau 15 phút 1 - 2 lần (nếu chưa đỡ). Trong khi đó, nếu dạng tiêm tối thiểu dùng một lần 0,5mg (1 ống), dạng uống tối thiểu một lần 2mg (1 viên). Khi hít thì hiệu lực nhanh, mạnh là do thuốc trực tiếp tác dụng lên cơ trơn phế quản, còn nồng độ trong máu thấp, nên không gây tai biến. Bởi vậy có thể dùng cắt cơn hen cho người bình thường và cả người bị bệnh: tim, cường giáp, tiểu đường, rối loạn nhịp thất, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, cao huyết áp.

Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn và phổ kháng khuẩn rộng, là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần giống nhau (gentamicin C1, gentamicin C1A và gentamicin C2), được chiết xuất từ môi truwowgnf nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echonospora.

Hấp thu: ít qua đường tiêu hóa nhưng tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau tiêm bắp 30 – 60 phút, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.
Phân bố: ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ. Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tủy kể cả khi màng não bị viêm
Chuyển hóa: ít chuyển hóa trong cơ thể
Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu, 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.

Tác dụng: 
Gentamicin có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các vi khuẩn hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicilinase và kháng methicilin.
Gentamicin ít có tác dụng đối với các khuẩn lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu, Citrobacter, Providencia và Enterococci. Các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc như Bacteroides, Clostridia đều kháng gentamicin.
Trong những năm gần đây, thế giới quan tâm nhiều đến sự kháng thuốc đối với gentamicin. Ở Việt Nam các chủng E. aerogenes, Klebsiella pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh đều đã kháng gentamicin. Nhưng gentamicin vẫn còn tác dụng với H. influenzae, Shigella flexneri, tụ cầu vàng, S. epidermidis đặc biệt Staphylococcus saprophyticus, Salmonella typhi và E. coli.
Cơ chế td: thuốc sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào VK nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy, gentamicin và các aminosid gắn vào tiểu đơn vị 30S làm cho trình tự sắp xếp các acid amin không đúng tạo ra các protein của tế bào VK không có hoạt tính làm VK bị tiêu diệt..

Tương tác;
Tăng độc tính trên thận khi dùng với các thuốc gây độc trên thận như: các aminosid khác, vancomycin, cephalosporin, lợi tiểu furosemid hoặc các acid ethacrynic.
Tăng nguy cơ giãn cơ khi dùng với các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.
Tương kị với penicillin, cephalosporin, furosemid, heparin và có phẩn ứng với các chất có pH kiềm hoặc với các thuốc không bền ở pH acid. Vì vậy không trộn lẫn các thuốc này với gen tamicin trong cùng 1 dung dịch tiêm truyền.

Tác dụng phụ:
Độc với dây thần kinh VIII và thận

8. Đơn 11:


Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê. Không giống sulfonylurê, metformin không kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường. Ở người đái tháo đường, metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng). Vì vậy trước đây cả biguanid và sulfonylurê đều được coi là thuốc hạ đường huyết, nhưng thực ra biguanid (thí dụ như metformin) phải được coi là thuốc chống tăng đường huyết mới thích hợp. 
Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin). Cơ chế tác dụng ngoại biên của metformin là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của insulin với thụ thể và có lẽ cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột. Ngoài tác dụng chống đái tháo đường, metformin phần nào có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Trái với các sulfonylurê, thể trọng của người được điều trị bằng metformin có xu hướng ổn định hoặc có thể hơi giảm.
Dùng metformin đơn trị liệu có thể có hiệu quả tốt đối với những người bệnh không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần với sulfonylurê hoặc những người không còn đáp ứng với sulfonylurê. Ở những người bệnh này, nếu với metformin đơn trị liệu mà đường huyết vẫn không được khống chế theo yêu cầu thì phối hợp metformin với một sulfonylurê có thể có tác dụng hiệp đồng, vì cả hai thuốc cải thiện dung nạp glucose bằng những cơ chế khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau. 
Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối của 500mg metformin uống lúc đói xấp xỉ 50 - 60%. Không có sự tỷ lệ với liều khi tăng liều, do hấp thụ giảm. Thức ăn làm giảm mức độ hấp thụ và làm chậm sự hấp thụ metformin. Metformin liên kết với protein huyết tương mức độ không đáng kể. Metformin phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch. Thuốc cũng phân bố vào trong hồng cầu.
Metformin không bị chuyển hóa ở gan, và không bài tiết qua mật. Bài tiết ở ống thận là đường thải trừ chủ yếu của metformin. Sau khi uống, khoảng 90% lượng thuốc hấp thụ được thải trừ qua đường thận trong vòng 24 giờ đầu ở dạng không chuyển hóa. Nửa đời trong huyết tương là 1,5 - 4,5 giờ.
Có thể có nguy cơ tích lũy trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Ðộ thanh thải metformin qua thận giảm ở người bệnh suy thận và người cao tuổi.
Ðối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh dễ dẫn đến tình trạng này.
Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.
Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.
Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận; do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.
Phải ngừng điều trị với metformin 2 - 3 ngày trước khi chiếu chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.
Có thông báo là việc dùng các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.
Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin.
Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành các phẫu thuật.
Không dùng metformin ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

Mặc dù bệnh chưa phải phụ thuộc insulin hằng ngày nhưng nếu không có một chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý bệnh sẽ nặng dần lên, kéo theo những ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch (đặc biệt là biến chứng mạch máu lớn và vi mạch); thận, thần kinh. Thực phẩm không nên dùng là đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, trái cây đóng hộp, kẹo, mứt, mỡ. Thực phẩm hạn chế: Cơm, mỳ xào, bánh canh, bánh mỳ, các loại khoai (khoai lang, khoai mì...), bánh bích quy, trái cây ngọt...
Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu... Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể), điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng giúp kiểm soát đường huyết. Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất 
đường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro