Thiền

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

www.tusachvietthuong.org 

TủSách Việt Thường  Trang 1 

Thiền 

I. Thiền Định 

Người hỏi (1): Theo ông thì thiền là gì? Chữnày thường xuất hiện trong những cuốn sách của 

ông. Tôi tìm trong tự điển Oxford trước khi gặp ông và theo tự điển thì có nghĩa là miệt mài 

chìm đắm trong suy tưởng. Nhưng ông không muốn chúng tôi làm theo nhưvậy. 

Krishnamurti: Ông thấy đó có rất nhiều trường dạy thiền. Họdạy nhiều hệthống và phường 

pháp thiền, và họnói rằng nếu ông thực tập ngày này qua ngày khác, ông sẽ đạt đước một hình 

thức giác ngộnào đó, một kinh nghiêm kỳthú nào đó. Trước hết, ý niệm vềhệthống, về

phương pháp bao hàm một sựlập đi lập lại một cách máy móc – và đó không phải là thiền. Bây 

giờ, liệu có thểnào làm cho đầu óc không bịù lỳvì những sựlập lại, những ý thức được sựvận 

hành của tưtưởng – không đè nén, không cốtưởng, với tiếng xao động không ngừng không tâm 

trí. 

Người hỏi (2): Nhưng có phải là chúng ta luôn dùng ngôn từ đểdiển tảtưtưởng không? 

Krishnamurti: Đúng vậy. Tưtưởng chỉtồn tại qua ngôn từ, hay qua hình ảnh. Thiền đòi hỏi 

một kỷluật hết sức chặt chẻ– không phải là thứkỷluật bắt chúng ta phải đè nén và tuân thủ– 

nhưng một thứkỷluật tựnhiên, khi chúng ta quan sát ý nghĩvà tưtưởng của chúng ta. Sựquan 

sát triệt đểtựnó đưa đến một kỷluật đặc biệt nhạy bén. Đây là điều tối cần. 

Người hỏi (3): Cần phải dành riêng thời giờ đểthiền không? 

Krishnamurti: Thưa ông, ông có thểthiền bất cứlúc nào. Ông có thểlàm khi ông ngồi trên xe 

bus – có nghĩa là, nhìn, quan sát. Chú ý đến những gì đang xảy ra quanh ông và những gì đang 

diễn ra trong tâm của ông – nhận thức được toàn thểsựchuyển động của tưtưởng. Ông thấy đó, 

thiền thực ra là một hình thức trút bỏnhững điều đã biết, đã được học ra khỏi tâm trí. Không 

làm điều này, ông không thểbiết cái không biết. Đểthấy được cái hoàn toàn mới, tâm trí phải rũ

sạch quá khứ. Chân lý, hay Thượng Đế, hay bất kỳmột cái tên nào ông muốn gọi phải là một cái 

gì mới, chứkhông phải là điều đến từmột hệthống tuyên truyền, từmột đầu óc bị điều kiện hóa. 

Những tín đồCông giáo bị điều kiện hóa bởi những giáo truyền trong 2,000 năm qua, những tín 

đồ Ấn giáo, những tín đồPhật giáo cũng bị điều kiện hóa nhưthế.  Đối với họThượng Đếhay 

Chân Lý là kết quảcủa sựtuyên truyền. Nhưng đấy không phải là Chân Lý.  Chân Lý là sự

sống xảy ra mỗi ngày. Vì thếphải dứt bỏmọi niệm tưởng đểnhìn vào Chân Lý. 

Người hỏi (4): Nói chung là buông xảmọi sựra khỏi tâm trí. 

Krishnamurti: Đấy chính là Thiền. 

Người hỏi (5):Và rồi ông hiểu một được cách dễdàng thoải mái toàn bộý nghĩa về“thực tại”. 

www.tusachvietthuong.org 

TủSách Việt Thường  Trang 2 

Krishnamurti:Về“thực tại”- đúng thế. Và “thực tại” không phải là tĩnh lặng; nó cực kỳsinh 

động. Và nhưthế, tâm trong trang thái thiền là một tâm an tịnh và sựtĩnh lặng không phải là sản 

phẩm của những vọng động bịdồn nén. Nó không mang ý nghĩa đối nghịch với tiếng xao động 

trong tâm trí. Sựan tịnh khi tâm thấu hiểu hoàn toàn những điều thuộc vềtâm – do đó không có 

sựhiện diện của xúc cảm, có nghĩa là những tếbào của bộóc trởnên lắng đọng. Và trong sự

tĩnh lặng đó, tất cảmọi sựviệc hiện ra. Đây là một trạng thái hết sức kỳdiệu, nếu người ta có 

thểquan sát được. Đây mới thực là thiền, chứkhống phải là sựchấp nhận giảtạo một quyền lực 

với những ngôn từ được lập đi lập lại, và những tương quan trong vấn đềnày. Tất cảnhững điều 

này là vô ý nghĩa. 

Người hỏi (6):Xin cho tôi thửnhắc lại, và ông cho biết nếu tôi hiểu sai ý ông? Thiền, đối với 

tôi có vẻnhưlà một quá trình cần thiết đểtâm trí trởlại trạng thái bình thường, không ởtrong 

trạng thái bị điều kiện hóa nữa. 

Krishnamurti: Đúng thế. 

Người hỏi (7):Và nếu tôi loại bỏcái ảnh hưởng vô dụng của quyền uy, nếu tôi loại bỏtất cả

những gì tôi được nói cho biết, tôi sẽhoàn toàn cô độc trong giây phút đó, nhưng trong sựcô độc 

đó có một cơmay là tôi có thểhiểu được tội thực sựlà ai. 

Krishnamurti:Và hiểu được thếnào là Chân Lý, hay Thượng Đế, hoặc bất cứmột cái tên nào 

mà ông muốn. 

II. Thái ĐộThích Đáng Trong Khi Thực Hành Thiền 

1. Điều quan trọng nhất trong khi hành thiền là phải có một thái độthích ứng. Đừng quá chú 

trọng vào một điều gì, đừng cốkiềm chế, đừng cốtưởng tượng ra một điều gì. Đừng cốthúc đẩy 

hay gò bó mình. 

2. Đừng cốgắng trởthành cái gì cả.  Đừng nhảy vào bất cứchuyện gì. Cũng đừng là một thiền 

sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thi hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữgì mà cũng 

không chống đối cả. Dĩnhiên có hàng chục cách thiền định và nhiều phương pháp Thiền Minh 

Sát. Nhưng tất cả đều trởvềchổ: hãy đểmọi sựtựnhiên, thản nhiên trước mọi chuyện xảy ra, 

đơn thuần quan sát nó. 

3. Khi bắt đầu ngồi thiền, bạn hãy khởi sựbằng cách chú ý đến hơi thởcủa mình, sựlên xuống ở

nơi bụng. Khi có bất cứmột cảm giác nào nổi lên trong thân tâm, hãy chú ý đến nó, ý thức được 

hoàn toàn sựcó mặt của nó. Điều quan trọng là giữmột thái độtựnhiên, nhất là những cảm giác 

khó chịu, đau đớn. Đơn thuần quan sát nó. 

4. Thiền SưSuzuki trong quyển Thiền Tâm, sơtâm (Zen Mind, Beginner's Mind) đã viết: Khi 

ngồi thiền, bạn đừng cốgắng ngăn chặn sựsuy nghĩcủa mình. Hãy đểtựnó chấm dứt. Nếu có 

tưtưởng nào xuất hiện, hãy đểnó đến rồi đểnó đi. Nó chẳng ởlâu đâu. Nếu ta dụng công để

ngăn chận nó, có nghĩa là ta bịnó làm khó chịu. Đừng bao giờ đểchuyện gì làm cho ta phải bực 

mình. Điều mà ta tưởng đến từbên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm ta, và nếu ta 

www.tusachvietthuong.org 

TủSách Việt Thường  Trang 3 

không khó chịu vì những đợt sóng , dần dần chúng sẽtrởnên yên tĩnh hơn... Những cảm xúc 

đến, tưtưởng, hình ảnh phát lên đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì ởngoài tâm bạn. 

Nếu ta đểcho tâm ta được tựnhiên nó sẽtrởnên tĩnh lặng. Tâm này gọi là chân tâm. 

5. Đừng cốgắng tưởng tượng ra một điều gì, nhưng cũng đừng loại trừnhững gì đang xãy ra, 

phải ý thức rõ những điều đó. 

6. Muốn tạo dựng nên một điều gì (giác ngộ, tỉnh thức, kiến tánh, v.v...) là “tham”. Loại bỏ điều 

đang xảy ra là “sân”. Không ý thức được cái gì đang xảy ra hay đã ngưng, không xảy ra nữa là 

“si”. Tâm thiền chỉphát khởi khi nào tâm trí quan sát không còn vướng bận tham, sân, lo âu sợ

hải. 

7. Dù có điều gì xảy ra trong tâm ta, tốt hay xấu, ta tỉnh thức quan sát nó đến và đi. Hãy đểmọi 

việc xảy ra một cách tựnhiên. Hãy đểnhững hình ảnh, tưtưởng, cảm giác sinh ra và diệt di mà 

không khó chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Một tâm nhẹnhàng và buôn xảgiúp ta hành 

thiền một cách hoàn hảo. 

8. Mục đích không quan trọng. Tâm hoạt động ởhậu cảnh làm cho ta tỉnh thức, nghĩa là cái phần 

“tâm thiền” sẽthểhiện một cách tựnhiên (tâm tĩnh lặng quân bình và trong sáng). 

9. Ta chỉmuốn có những kinh nghiệm tốt đẹp. Ta không muốn nhận một kinh nghiệm xấu nào, 

du nó nhỏnhặt mấy đi nữa. Nhưvậy có công bằng hay không. Liệu nhưvậy có phải con đường 

hợp với “đạo pháp” không. Ta phải nhận và quan sát cảkinh nghiệm tốt và xấu mới thật sựhiểu 

bản chất thực sựcủa nó. 

10. Hãy ngồi với một tâm không mong cầu, thoải mái đơn thuần quan sát những diễn biến của 

cảm giác, những phản ứng tâm lý, đừng dính mắc vào yêu ghét, cũng đừng ước vọng. 

11. Trong đường vào hiện sinh (Commantares on Living) Ông Krishanamurti viết: 

Tham vọng dưới bất cứhình thức nào hoặc nhằm vào đoàn thểhay giải thoát cá nhân, 

hoặc thân chứng tâm linh– đều là hành động hẹn lại. Lòng ham muốn luôn luôn thuộc vềvị

lai. Hiện giờ đầy đủý nghỉa hơn ngày mai. Hiện giờbao ham toàn thểthời gian, nên hiểu cái 

hiện giờtức thoát ly thời gian. Trởthànhtức tiếp nối thời gian và khổnảo. Trởthành không có 

hiện thực. Hiện thực luôn luôn thuộc vềhiện tại, và đó là hình thái cao nhất của biến thông. Trở

thành chỉlà sựtiếp nối của đổi hình. Sựbiến thông tận (chuyển hóa) tận gốc chỉ ởhiện tại; trong 

tựthể. 

12. Thiền không phải là sựsuy tưhay sựhiểu biết. Thiền là một kinh nghiệm của bản thân về

tỉnh thức. 

III. Đạo Giản Dị

Theo truyền thống Bát Chánh Đạo nói đến tám chi đạo như: Chánh kiến, Chánh tưduy, 

Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Nhưng chân 

www.tusachvietthuong.org 

TủSách Việt Thường  Trang 4 

Bát Chánh Đạo ởtrong chúng ta là: Hai mắt, hai tai, hai mũi, một lưỡi và một thân. Tám cửa 

này là toàn thể Đạo, và tâm con người đi trên con đường ấy. Biết những cửa này và quan sát 

chúng thì tất cảgiáo pháp sẽhiện khởi. 

Cốt tủy của Đạo rất đơn giản. Chảcần phải giải thích dông dài: Vất bỏyêu ghét, thản 

nhiên trước mọi chuyện xảy ra. Đó là mục tiêu chính của việc hành thiền. 

Đừng cốgắng trởthành cái gì cả.  Đừng nhảy vào bất cứchuyện gì. Cũng đừng làm thiền 

sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữgì mà cũng 

không chống đối gì cả. Dĩnhiên có hằng chục cách Thiền Định và nhiều phương pháp Thiền 

Minh Sát. Nhưng tất cả đều trởvềchỗ: Hãy đểmọi sựtựnhiên. Thoát ra ngoài chiến trường, 

đặt chân đến nơi an lành mát mẻ. 

Tại sao không thửxem? Bạn dám không? 

(Mặt HồTĩnh Lặng) 

Achaan Chah 

IV. Chơn Vọng 

Bây giờchúng ta nói thêm vềnhững cái đang diễn ra trong hiện tại. Những cái thực đang 

diễn ra trong hiện tại là gì? 

Quý vịcứnói một cái gì đó đi! Ví dụquý vị đang khởi lên một tâm, tức khắc quý vịbảo 

đó là vọng. Còn nếu không khởi, quý vịbảo đó là chơn. Nếu tâm không khởi là tịnh chỉ, là 

định, là chơn thì tại sao Đức Phật lại bảo có tà định? Định cũng có chánh định, có tà định. Vậy 

thì khi tâm không khởi, cũng có khi tâm không khởi là chánh mà cũng có khi tâm không khởi là 

tà. Khi tâm khởi, ví dụnhưtưduy thì vẫn có chánh tưduy và tà tưduy. Cho nên khởi cũng có 

chơn, vọng, chánh, tà. Vậy thì sao mình cứmuốn không khởi và cốgắng đểmà không khởi? 

Không khởi dễbịrơi vào thụ động tiêu cực chứkhông phải hay đâu. 

 Xin quý vịnhớcho một điều: khởi là khởi, khởi là biết khởi, chứ đừng “chụp mũ” cho nó 

là chơn hay vọng. Nếu cái gì khởi mà quý vịcũng cho là vọng thì không đúng, nhưng khi đang 

vọng mà mình thấy rõ thực tướng của vọng, vậy là chơn. Thấy rõ vọng, tức là chơn chứngay lúc 

đó không có cái chơn nào khác. 

“Vô minh thật tánh tức Phật tánh 

 Huyễn hóa không thân tức Pháp thân”. 

Hoặc là: 

“Đoạn trừphiền não trùng tăng bịnh 

 Xu hướng chơn nhưtổng thịtà” 

www.tusachvietthuong.org 

TủSách Việt Thường  Trang 5 

Mình biết cái gì là chơn như, cái gì là không chơn nhưmà chạy đi tìm?  Đi tìm chơn nhưlà đi 

tìm cái vọng của mình vậy. Chính khi mình thật sựthấy rõ vọng thì khi ấy đã là chơn nhưrồi. 

Có đúng vậy không? Không chơn giáo thì làm sao biết được vọng? Và biết rõ vọng một cách 

trung thực thì sao lại chẳng chơn. 

Cho nên, vấn đềkhông phải là chơn hay vọng mà vấn đềlà mình có thấy được thực 

tánh hay không?Thấy được pháp hay không? Còn bỏvọng đi tìm chơn là một sai lầm lớn. Bỏ

vọng tầm chơn là con đường tàchứkhông phải con đường chánh. Nên nhớcho vậy. 

(Thực Tại Hiện Tiền) Viên Minh 

Vĩnh NhưSưu Tầm 

TủSách Việt Thường 

www.tusachvietthuong.org

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro