chap duy nhất

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mượn tích "ba cây rìu" tác giả H. Lộc đã sáng tạo nên một bức tranh mang giá trị nhân văn cao. Nhìn vào bức tranh ngay lập tức người xem bị thu hút bởi lời thoại đã được tác giả chỉnh sửa có phần châm biếm của nhân vật "ông bụt":
"Đây là "CÂY RÌU" của mi làm rơi phải không? Hừ! Đã chặt phá rừng còn PHI TANG "VẬT CHỨNG" làm ta LÃNH ĐỦ"
Trước khi vào sâu vấn đề ta cần hiểu được những từ khóa quan trọng đã được tác giả cố ý nhấn mạnh như từ "cây rìu". Từ cây rìu ở đây đã được lấy nguyên văn trong truyện "ba cây rìu" vì thế khiến không ít người đọc nghĩ tác giả đã viết nhầm vì trên tay nhân vật ông bụt là một chiếc máy cưa. Nhưng nhìn kĩ ta thấy tác giả đã tinh tế để từ này vào trong dấu ngoặc kép góp phần tạo nên sự châm biếm cho bức tranh. Hơn nữa nhân vật ông bụt ở đây ăn mặc giống người thời xưa nên việc đánh đồng cây rìu và máy cưa với nhau cũng là lẽ thường tình vì chúng vốn chung một tác dụng.
"Vật chứng" là được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Vật chứng trong bức tranh mà tác giả muốn nói tới chính là chiếc máy cưa. Còn "phi tang vật chứng" chính là phá hủy vật chứng hòng thoát tội. Người đàn ông trong bức tranh này cũng vậy. Sau khi chặt phá cây rừng hắn đã ném máy cưa cuống sông hòng thoát tội. Còn "lãnh đủ"?  Lãnh đủ là hứng trọn những điều không hay về mình. Ông bụt đã hứng trọn những hây quả mà người đàn ông kia gây ra.
Nhân vật ông bụt ở đây là hiện thân cho thiên nhiên, còn tên đàn ông kia chính là lòng tham và tội ác của con người.
Nhân vật ông bụt từ xưa đến nay đều được miêu tả là một ông lão hiền lành phúc hậu. Nhưng ông bụt trong bức tranh lại có phần căm tức trên mặt cũng không còn nét phúc hậu thay vào đó là sự gầy gò trên trán nổi một khối u lớn. Ông gọi tên đàn ông kia là "mi" từ "mi" ở đây không giống với từ "mi" của người Huế nói. "Mi" ở đây có nghĩa là "mày", "ngươi".  Ông bụt trong dân gian thường gọi "con" xưng "ta" còn ở đây ông lại gọi "mi" xưng "ta". Điều đó thể hiện sự tức giận của ông bụt với tên đàn ông.
Nhưng sau tất cả ông vẫn tha thứ cho hắn. Nếu từ "mi" là sự phẫn nộ thì từ "lãnh đủ" lại chính là lòng bao dung và sự hứng chịu của ông thay cho tên đàn ông. Ông chỉ hừ lên một tiếng và hứng chịu tất cả. Ông nhìn ra trong con người kia còn một phần là tình thương. Những gì hắn làm cũng chỉ để nuôi sống gia đình và vợ con. Hắn kaf kẻ đáng trách. Nhưng những kẻ đáng bị trừng phạt ở đây là những người đứng sau giật dây, những kẻ cầm đầu buôn lậu gỗ, những nhà trức trách, những người kiểm lâm nhận hối lộ rồi làm ngơ cho lâm tặc mặc sức tung hoành.
Còn tên lâm tặc? Hắn gầy gò, hốc hác, hai mắt sâu vì thiếu ngủ, vì bị vắt kiệt sức lao động. Nhìn vào bức tranh ta thấy hắn há hốc mồm vì ngạc nhiên. Hắn cũng chỉ là một trong những người bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền, vì chén cơm manh áo mà lu mờ lý trí. Dù biết sai nhưng hắn vẫn làm vì không làm vợ con hắn sẽ chết đói, con hắn sẽ không được đi học, hắn không muốn con hắn có một cuộc đời như hắn, hắn đã hi sinh đời cha để cứu vớt đời con.
Bức tranh của tác giả H. Lộc hội tụ đủ tất cả các yếu tố nhân văn đó là phải bảo vệ thiên nhiên, là sự bao dung, là lòng vị tha, là đức hi sinh, là tình cha, là quản lý thiếu chặt chẽ của bộ máy nhà nước,...
Vậy làm thế nào để chấm dứt thực trạng này? Câu hỏi nà đã được mọi người đặt ra từ rất lâu, cũng có rất nhiều những biện pháp được đưa ra như trồng rừng nguyên sinh, phân chia rừng thà ba loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất ứng với việc bảo tồn, chống sạc lở nghiễm mặn và khai thác. Điều này đã góp phần giảm đáng kể số lượng rừng bị chặt phá mỗi năm.
Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta hãy chung tay trồng cây gây rừng. Không xả rác bừa bãi. Là một công dân, một học sinh tôi sẽ cố gắng bảo vệ mội trường, bảo vệ thiên nhiên, tích cực tham gia các phong trào trồng cây xanh của các đoàn, đội, trường, lớp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro