Thiên Sát - Diệt Thần : Chap 1 - Thiên Sinh Môn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Núi Thiên Kỳ nguy nga hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, qua là kỳ quang thiên nhiên hiếm có. Dãy Thiên Kỳ Sơn kéo dài hang tram dặm, nếu ai để ý sẽ thấy có tổng cộng bảy ngọn núi chính. Lúc bình thời, không nhìn thấy đỉnh núi mà chỉ có những đám mây trắng xung quanh đỉnh. Thiên Kỳ Sơn quả là một danh lam thắng cảnh, có thác nước, có động, có muôn thú chim chóc quý hiếm các loại, vách núi cheo leo hiểm trở, và thực vật vô cùng phong phú.

Nhưng nổi tiếng hơn cả là một môn phái tu tiên lớn trong thiên hạ, Thiên Sinh Môn.

Thiên Sinh Môn có thể nói là một trong những môn phái có lịch sử lâu đời nhất trong thiên hạ. Nghe nói tổ sư sang lập ra Thiên Sinh môn là một vị tướng quân thua trận, toàn quân bị tiêu diet, trong lúc cấp bách cùng vài thuộc hạ chạy lên núi, dựa vào rung cây rậm rạp để trốn tránh quân địch. Thời gian qua đi những thuộc hạ của vị tướng quân đều chết vì rừng xanh nước độc hoặc bị quân địch giết chết, chỉ còn lại vị tướng quân đó sống sót. Cuối cùng quân địch nghĩ rang đã giết hết kẻ thù nên đã rút đi. Vị tướng quân đó phẫn uất vì thua trận, tự hận bản thân vô dung, đau xót cho quân lính đã từng vào sinh ra tử bị chết thảm của mình.  Quyết tâm ở lại trên núi tu luyện đạo pháp, nằm gai nếm mật thề quyết trả thù cho quân sĩ của mình. Trong thời gian tu đạo, ông ta tìm thấy một quyển sách cổ ở sau núi. Không ngờ đó lại là vô thương chân pháp đã thất truyền từ lâu là " Càn

Khôn Thánh Kinh ", trong đó toàn là những đạo pháp áo diệu, uy lực cực lớn.

Sau bốn mươi năm khổ luyện, ông ta xung hùng một phương, ngạo khí ngất trời nhưng sau tất cả lại thôi còn muốn trả thù nữa vì nghĩ ân ân oán oán bao giờ mới xong. Ông ta ở trên núi lấy tên là Thiên Thanh, nhưng không muốn sao khi mình chết nhưng đạo pháp võ học cả đời của mình bị thất truyền. Ông ta xuống núi du ngoạn khắp nơi, thu nhận được mười người đệ tử. Sau khi truyền cho họ đạo pháp của mình, ông ta dẫn mười người quay về Thiên Kỳ Sơn rồi lập nên Thiên Sinh Môn. Thiên Thanh Đạo Nhân lâm chung ngay sau đó, thọ 216 tuổi, trước khi chết dặn dò 10 người đệ tử chia nhau canh giữ bảy ngọn núi, lấy Tề Thiên Sơn là ngọn núi cao nhất làm ngọn chính, thu nhận đệ tử, làm cho bản phái ngày một hưng thịnh.

Nhưng không ngờ đúng một trăm năm sau, kẻ thù bên ngoài vì nghe danh Thiên Sinh Môn nổi danh giang hồ là nhờ quyển sách " Càn Khôn Thánh Kinh " kia, đã cùng nhau tiến đến Thiên Kỳ Sơn đánh nhau một trận long trời đất với Thiên Sinh Môn hòng đoạt lấy quyển sách. Thiên Sinh Môn tuy đạo pháp khá cao minh nhưng kẻ địch quá đông, đạo hạnh lại không kém, nên bị dồn ép đến nghẹt thở, đệ tử tử thương vô số, sáu kỳ là Mộc Diệp Kỳ, Cổ Thạch Kỳ, Hỏa Diệm Kỳ, Phong Hồi Kỳ, Lục Trúc Kỳ, Lộ Thủy Kỳ đều bị đánh bại, các thủ tọa phải dẫn đệ tử rút về kỳ chính Thanh Minh, ba trong số mười đệ tử của Thiên Thanh Đạo Nhân tử trận, Chưởng môn đời thứ hai của Thiên Sinh Môn là Tiêu Sơn đành phải dùng đến võ công cấm kỵ chưa hoàn thiện của Thiên Thanh Đạo Nhân truyền lại, miễn cưỡng đánh lui được ngoại địch, nhưng bản thân cũng bị kiệt sức mà quy tiên, Thiên Sinh Môn từ đó ngày càng sa sút, nếu không phải vì địch nhân vẫn còn e sợ uy lực của võ công cấm kỵ kia e rằng đã tràn lên san bằng Thiên Sinh Môn rồi, nhưng địch nhân vẫn đóng quân dưới chân núi chờ ngày báo thù rửa hận.

Năm mươi năm sau, người cuối cùng trong mười ngày đệ tử năm xưa của Thiên Thành Đạo Nhân, Thủ Tọa Lục Trúc Kỳ Vô Lực đại sư thu nhận được bảy người đệ tử xuất quần bạt ngụy mà người tài năng nhất trong số đó là Thái Thiên, nhìn thấy bảy người này có khả năng tìm lại ánh hào quang xưa của Thiên Sinh Môn, Vô Lực đại sư đưa họ đến kỳ chính, nhờ chưởng môn nhân truyền lại cho họ quyển sách " Càn Khôn Thánh Kinh ". Bảy người họ cùng nhau bế quan ở Thanh Huyền Động, đợt bế quan này kéo dài 15 năm.

Khi bảy người bế quan xong, trên đỉnh Tề Thiên Sơn bỗng xuất hiện 7 luồng sáng đến tận trời xanh. Họ đến bái kiến chưởng môn nhân rồi xin hạ sơn làm một việc, chưởng môn nhân thấy họ khí độ bất phàm cứ như đã thành tiên trong bụng mừng thầm liền cho họ xuất sơn. Ba ngày sau bảy người chống kiếm trở về, báo là đã diệt sạch cường địch, trận chiến dưới núi Thiên Kỳ trấn động thiên hạ, Thiên Sinh Môn khí thế ngút trời, thanh thế đại thịnh.

Bảy người đó sau khi diệt xong cường địch, được chưởng môn nhân và các thủ tọa nhường chức vị cho họ. Riêng Thái Thiên võ công cao nhất có thể một mình đấu ngang tay thậm chí chiếm thượng phong với sáu người kia nên được giữ chức chưởng môn nhân, được mọi người xưng tụng là Thái Thiên chân nhân. Bảy người họ vì Thiên Sinh Môn dốc toàn lực , chiêu mộ hiền tài, sáng tạo đạo pháp võ công, làm cho Thiên Sinh Môn ngày càng hưng thịnh. Trong vòng 300 năm sau đã trở lãnh tụ của chính đạo.

Sau gần 2000 năm, đệ tử Thiên Sinh Môn đã lên tới gần ba ngàn người, cao thủ như lá mùa thu, uy danh hiển khách cùng Kim Dương Tự, Thanh Hải phái, Hồ Vân Cốc, Trường Sa Đường xưng Ngũ đại phái, uy trấn thiên hạ. Chưởng môn Dương Thiên chân nhân tay nắm tạo hóa, xuất thần nhập hóa, là đệ nhất thần nhân đương thời.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro