thiết chế xã hội và các đặc trưng cơ bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khái niệm:

-          Là một kiểu tổ chức XH đặc thù xuất hiện cùng với những nhu cầu XH căn bản của con người (có thể quan sát được). VD: từ xã hội truyền thống đến hiện đại nhu cầu con người đòi hỏi phải có hệ thống quản lý chặt chẽ trong nhà máy, xí nghiệp đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả à các tổ chức XH ra đời là tất yếu.

-          Là một hệ thống các giá trị chuẩn mực XH, khuôn mẫu hành vi XH, quy định, luật lệ, thủ tục … xoay quanh việc thỏa mãn những nhu cầu XH căn bản của con người (cái khó quan sát). VD: trong bất kỳ một xã hội nào thì con người luôn cố gắng nỗ lực nhằm tối đa hóa lợi ích của bản thân và xã hội. Vì vậy tổ chức bao gồm các thiết chế: bình đẳng, dân chủ... đảm bảo trật tự, ổn định của xã hội nói chung.

-          Thiết chế XH không tồn tại lơ lửng mà nó gắn với các tổ chức XH. Muốn hiểu tổ chức XH phải phân tích TCXH trên 2 bình diện: cơ cấu hình thức và cơ cấu nội dung.

-          Luật pháp là thiết chế căn bản nhất của XH có giai cấp.

Đặc trưng:

-          Tính khách quan: TCXH xuất hiện là do đòi hỏi, nhu cầu của XH. TCXH có tính độc lập tương đối với KT-XH.

-          Tính giai cấp: chỉ xuất hiện trong XH có phân chia giai cấp. Luật pháp, chính sách của NN xuất phát từ ý chí của giai cấp thống trị.

-          Tính phổ biến: ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự xuất hiện của TCXH. 5 thiết chế cơ bản có liên quan đến đa số thành viên trong XH.

-          Tính độc lập tương đối: mỗi TCXH đều có tính ĐLTĐ nhưng giữa các TC đều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự biến đổi của TC này kéo theo TC khác biến đổi theo.

-          Tính ổn định tương đối: TCXH có biến đổi theo sự biến đổi XH nhưng nội dung của nó thường biến đổi chậm chạp, trì trệ hơn, đôi khi không theo kịp sự biến đổi của đời sống XH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro