Thiet ke duong F2 câu 1-2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khái niệm, các yêu cầu  đối với nền  đường, các nguyên nhân gây mất  ổn  định của nền đường?

Nền đường ô tô là một công trình bằng đất(đá) có các tác dụng:

-         Khắc phục địa hình thiên nhiên nhằm tạo nên một dải đất đủ rộng dọc theo tuyến đường đảm bảo điều kiện cho xe chạy an toàn,hiệu quả và kinh tế.

-         Làm cơ sở cho lớp áo đường:Lớp phía trên của nền đường cùng với áo đường chịu tác dụng của tải trọng xe cộ và các yếu tố tự nhiên do đó ảnh hưởng rất lớn đến đến cường độ và tình trạng khai thác của tuyến đường.

Do vậy,để đảm bảo những yêu cầu trên,khi thiết kế nền đường cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

•         Đảm bảo có đủ cường độ cần thiết:Nghĩa là có đủ độ bền khi chịu cắt trượt  và không được biến dạng quá nhiều(Không tích lũy biến dạng) dưới tác dụng của tải trọng bánh xe.

-         Đảm bảo luôn ổn định toàn khối: Nghĩa là kích thước hình học và hình dạng của nền đường không bị phá hoại hoặc biến dạng gây khó khăn cho công tác thông xe trên đường.

Các hiện tượng mất ổn định toàn khối đối với nền đường thường là: Trượt lở mái taluy nền đường đào hoặc đắp,trượt nền đường đắp trên sườn dốc,trượt trồi và lún nền đường đắp trên nền đất yếu.....

•         Đảm bảo ổn định về mặt cường độ: Nghĩa là cường độ nền đường không được thay đổi theo thời gian,theo điều kiện khí hậu,thời tiết một cách bất lợi trong suốt thời gian phục vụ của tuyến đường.

Cường độ và độ ổn định của nền đường quyết định nhiều đến cường độ và độ ổn định của mặt đường.Nếu làm không tốt nền đường(đảm bảo cao độ,bề rộng,đầm nén...)thì sau này sẽ hư hỏng mặt đường và việc xử lý sẽ rất tốn kém.

2)  Sự biến dạng và các nguyên nhân gây biến dạng đối với nền đường?Các nguyên tắc thiết kế nền đường?

1.1.2 .Các loại biến dạng nền đường và nguyên nhân của nó.

1.1.2.1 .Biến dạng nền đường đắp:

a) Nền đường bị lún sụt:

- Lún sụt chủ yếu do đất dưới nền đường(Phân biệt với lún chặt,do bản thân nền đất đắp không chặt)

(Do bản thân nhiều chỗ quá ướt,có chất hữa cơ)

(Do nền tự nhiên )

 b) Taluy bị trượt lở.

• Sụt lở : Khối đất nhỏ bão hòa nước di chuyển theo mái taluy từ trên xuống dưới,gọi là lở.

- Tính chất sụt lở: Khối đất di chuyển không dày lắm,cũng có thể do nước làm xói mòn taluy.

• Trượt lở: Cả khối đất lớn di động trên taluy gọi là trượt lở.

- Tính chất trượt lở: Một phần đất tách khỏi nền đường dưới tác dụng của trọng lực động trên một mặt trượt.

c) Trượt trên mặt đất tự nhiên.

Thường do chân nền đường đắp bị ướt quá và hình thành mặt trượt.

d) Nền đường bị sụp đổ:

Do thi công không đúng: Đất đắp ngậm nhiều nước theo những lớp nghiêng và đắp các loại đất khác nhau một cách hỗn loạn.

Thường xuất hiện khi có nước đọng thường xuyên và dâng cao.

1.1.2.2 . Biến dạng nền đường đào.

a) Taluy bị lở và trượt.

Nguyên nhân: Chủ yếu là do đất quá yếu và độ dốc mái taluy quá lớn.

b) Taluy bị rơi vỡ. Nguyên nhân: Do quá trình phong hóa,động đất làm đất, đá bị vỡ vụn

1.1.4 . Các nguyên tắc thiết kế nền đường.

a) Phải đảm bảo khu vực tác dụng của nền đường (khi không có t ính toán đặc biệt, khu vực này có thể lấy tới 80 cm kể từ  d ưới đáy áo đường trở xuống ) luôn đạt được các yêu cầu sau:

Không bị quá ẩm (độ ẩm không lớn hơn 0,6 giới hạn nhão) và không chịu ảnh hưởng các nguồn ẩm bên ngoài (nước mưa, nước ngầm, nước bên cạnh nền đường)

30 cm trên cùng phải đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 8 đối với đường cấp I, cấp II và bằng 6 đối với đường các cấp khác.

50 cm tiếp theo phải đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 5 đố i với đường cấp I, cấp II và bằng 4 với đường các cấp khác.

Ghi chú: CBR xác định theo điều kiện mẫu đất ở độ chặt đầm nén thiết kế và được ngâm bão hòa 4 ngày đêm.

b) Để hạn chế tác hại xấu đến môi trường và cảnh quan, cần chú trọng các nguyên tắc:

Hạn chế p há hoại thảm thực vật. Khi có thể nên gom đất hữu cơ trong nền đào để phủ xanh lại các hố đất mượn, các sườn taluy.

Hạn chế phá hoại cân bằng tự nhiên. Đào đắp vừa phải. Chú ý cân bằng đào đắp. Gặp địa hình hiểm trở nên so sánh nền đường với các phương án cầu cạn, hầm, nền ban công. Chiều cao mái dốc nền đường k hô ng nên cao quá 20 m.

Trên sườn dốc quá 50% nên xét phương án tách thành hai nền đường độc lập.

N ền đào và nền đắp thấp nên có phương án làm thoải (1:3 ~ 1:6) và gọt tròn để phù hợp địa hình và an toàn giao thông.

Hạn chế các tác dụng xấu đến đời sống kinh tế và xã hộ i của cư dân như gây ngập lụt ruộ ng đất, nhà cửa. Các vị trí và khẩu độ công trình thoát nước phải đủ để không chặn dòng lũ và gây phá nền ở chỗ khác, tránh cản trở lưu thông nội bộ của địa phương, tôn trọng quy hoạch thoát nước của địa phương.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro