thiết kế và 6 điều luật cơ bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong cuộc sống chúng ta gặp phải và chịu ảnh hưởng của rất nhiều điều luật. Luật lệ là do con người chúng ta đặt ra nhằm mục đích tạo 1 xã hội công bằng và văn minh. Trong thiết kế cũng vậy, cũng có những điều luật cơ bản chi phối diện mạo của 1 Layout. Chúng có thể không tương tác qua lại lẫn nhau và cũng có thể trùng lặp với nhau trong 1 số trường hợp.

Vậy hãy cùng nhau phân tích những nguyên lý cơ bản của design, để mà chúng ta sẽ áp dụng chúng trong những mẫu thiết kế của mình.

The law of design bao gồm:

- Balance (cân bằng)

- Rhythm (nhịp điệu)

- Emphasis (nhấn mạnh)

- Unity (đồng nhất)

- Simplicity (đơn giản)

- Proportion (cân xứng)

The law of balance: luật cân bằng

Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu design. Luật cân bằng có 2 loại đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.

Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng ... được sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang. Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong 1 bố cục. Cân bằng đối xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng 2 trục, cân bằng xuyên tâm...

Cân bằng bất đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng.Khi tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau, cân bằng bất đối xứng được thiết lập.

Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là thiết kế logo

The law of rhythm: luật nhịp điệu

Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn. Nó xảy ra khi các yếu tố trong 1 bố cục được lặp lại. Nhịp điệu được tạo ra bằng cách tạo nên 1 dòng chảy êm đềm của tầm nhìn. Nhịp điệu được dùng như 1 đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của 1 thông tin. Nó còn được gọi là 1 mẫu thức của nghệ thuật. Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống vật chất của chúng ta. Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới chung quanh.

Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Người nghệ sĩ, thông thường sủ dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong 1 bố cục. Họ phát triển thành 1 sự liên kết của nhịp điệu trong xây dựng, vẽ, các sản phẩm thủ công... 1 cách nhuần nhuyễn và khéo léo để tạo nên 1 tổng thể tuyệt vời.

The law of emphasis: luật nhấn mạnh

Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặ các yếu tố 1 cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ. Sự nhấn mạnh hoặc tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1 mẫu thiết kế. Một số loại tương phản phổ biến là: cong và thẳng, rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì ...Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể. Thí dụ như 1 đóa hoa được đặt trước 1 bức tường tĩnh lặng và đơn sắc thu được hiệu quả nhiều hơn trong 1 môi trường ồn ào náo nhiệt.

The law of unity: luật đồng nhất

Sự đồng nhất hoặc hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo. Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên 1 tổng thể dễ chịu. Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa. Sự đồng nhất ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong 1 layout, nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những phần còn lại và tất cả sự kết hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất. Nó đạt được bằng cách sử dụng sự liên tục và sự hài hòa.

The law of simplicity: luật đơn giản

Sự đơn giản trong design dẫn đến sự nhận thức chủ đề 1 cách dễ dàng hơn. Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong layout, để tạo nên sự rõ ràng, sáng sủa.

The law of proportion: luật cân xứng

Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước. Nó giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất cho 1 layout. Để có được 1 sự cân xứng tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh. Sự điều chỉnh kích thước của các yếu tố với 1 sự cân xứng hoàn hảo tạo nên 1 mẫu design tốt. Đó chính là sự liên quan giữa kích thước của các yếu tố với nhau, và với sự cân xứng tổng thể. Sự cân xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh.

Khoảng không gian mở xung quanh 1 chủ đề tạo nên 1 yếu tố gọi là tỉ lệ. Chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta đi vào siêu thị để mua 1 cái đèn ngủ trang trí cho căn phòng và tìm được 1 cái ngỡ là phù hợp trong con mắt chúng ta lúc đó. Nhưng khi về nhà thì mới nhận thấy rằng nó quá to so với căn phòng. Chúng ta không thay đổi gì ở cái đèn, nhưng đối với không gian chung quanh đã có sự thay đổi về tỉ lệ. Đối với thiết kế cũng vậy. Bạn cứ ngỡ rằng nó rất phù hợp trên màn hình vi tính, nhưng khi in ra thì đó là cả 1 khỏang cách không thể không xem xét. Vì vậy tại sao người ta phải in những maquette đen trắng (ở những công ty nước ngoài người ta in đến hàng chục maquette như vậy) để tìm ra 1 layout phù hợp nhất.

Do đó có thể nói rằng tỉ lệ là 1 yếu tố quan trọng nhất trong design, mặc dù nó chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong những yếu tố của design (các yếu tố kia là đường nét, phương hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu và độ sáng tối).

Tóm lại, những nguyên lý của design là những nguyên tắc cơ bản được ghi nhớ và áp dụng đi kèm với suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ hoặc designer. Những nguyên lý đó được soạn thành luật lệ cho những phương pháp làm việc, mà nguời nghệ sĩ đã rút ra qua bao nhiêu thế kỉ trải nghiệm, thực hành cũng như có những sai sót thực tế. Vì vậy tất cả những gì của ngày nay chúng ta được học tập là những tinh hoa của hàng trăm năm lịch sử design nói chung và graphic design nói riêng. Cùng với sự sáng tạo của mình kết hợp với những law of design nói trên, chắc chắn các bạn sẽ đưa graphic design của VN phát triển lên tầm quốc tế.

5 mẹo nhỏ giúp bố cục ảnh đẹp hơn

5 mẹo nhỏ giúp bố cục ảnh đẹp hơn

Chỉ cần làm một số động tác nhỏ đồng thời tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản, bức ảnh chụp được sẽ có bố cục chặt chẽ và đẹp hơn hẳn.

Ngoài những yêu cầu về độ sắc nét của các chi tiết và độ chân thực của màu sắc, một bức ảnh đẹp cần phải có bố cục tốt. Nói cách khác, khả năng bố cục chính là thước đo trình độ của người cầm máy.

Dẫu khó đạt đến tầm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng bạn vẫn có thể có những bức ảnh được bố cục tốt chỉ bằng cách áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây.

1. Tuân thủ nguyên tắc một phần ba

Không để chi tiết nổi bật nằm chính giữa bức ảnh.

Hãy tưởng tượng ra các đường kẻ ô, chia khung hình ra thành ba phần đều nhau theo cả hai chiều dọc và ngang, tổng cộng sẽ có 9 ô đều nhau (như trong hình vẽ). Khi đó, bạn ngắm sao cho chi tiết nổi bật nhất của bức ảnh nằm đúng vào vị trí giao nhau của các đường kẻ. Hãy chú ý, điều tối kỵ nhất trong nguyên tắc một phần ba là để chi tiết nổi bật nằm ngay chính giữa bức ảnh.

2. Sử dụng những đường thẳng để tạo sự thu hút

Sử dụng tường rào làm đường thẳng dẫn người xem vào bức ảnh của mình.

Để thu hút sự chú ý của người xem, bạn nên sử dụng các đường thẳng như là một cách dẫn họ tiến sâu hơn vào bức ảnh của mình. Đường thẳng ở đây có thể là hai bên tường rào, dãy đèn đường, dãy biển hiệu trên phố, tay vịn cầu thang hay hai bên vệ đường. Nó vừa tạo ra chiều sâu cho bức ảnh, vừa góp phần tạo điểm nhấn.

3. Thử chụp ở những góc máy mới

Chụp chân dung một người qua kính chiếu hậu của xe hơi cũng là cách làm cho bố cục của bức ảnh trở nên độc đáo hơn.

Thay vì chỉ chụp trực diện, bạn hãy thử tìm tòi những góc máy mới để thu lại hình ảnh của vật thể. Một góc nhìn lạ và độc đáo có thể sẽ khiến bức ảnh của bạn dễ thu hút sự chú ý của người xem hơn. Ví dụ như, bạn có thể chụp chân dung một người nào đó qua kính chiếu hậu xe hơi, hay chụp quang cảnh một góc phố được phản chiếu trong một vũng nước hay trên cửa sổ kính của một cửa hiệu.

4. Tiến lại gần vật thể

Tiến lại gần vật thể và sử dụng tính năng Macro, bức ảnh sẽ có điểm nhấn hơn.

Trong một bức ảnh, chi tiết nổi bật (vật thể mà ống kính cần tập trung vào) luôn quan trọng hơn phần khung cảnh nền (background). Vì vậy, bạn hãy tiến lại càng gần vật thể càng tốt. Sử dụng tính năng chụp Macro (thường được ký hiệu bằng hình một bông hoa trên các loại máy ảnh số) để máy tập trung lấy nét vật thể.

5. Ngồi thấp xuống khi chụp ảnh trẻ em hoặc động vật

Phải để ống kính chĩa ngang vật thể

Khi chụp ảnh trẻ em hoặc những loài động vật nhỏ hay kể cả là chụp ảnh hoa, bạn hãy cúi thấp hoặc ngồi hẳn xuống để ống kính ngang tầm với vật thể. Luôn nhớ rằng ống kính phải chĩa ngang vật thể, chứ không được chĩa từ trên xuống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro