thietkexuongoto

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ CƠ SỞ SẢN XUẤT

1.1              KHÁI NIỆM CHUNG

Cơ sở sản xuất trong ngành ô tô có nhiều loại, bao gồm toàn bộ các loại hình từ khâu chế tạo, lắp ráp ô tô đến việc đảm bảo điều khiển khai thác, tổ chức vận tải như bến, bãi đỗ, bảo quản và việc đánh giá, duy trì, phục hồi trạng thái kĩ thuật xe (trạm chuẩn đoán, kiểm định, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa).

Thiết kế các cơ sở này đóng vai trò quan trọng vì cơ cấu tổ chức và mọi hoạt động của cơ sở sau này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc thiết kế.

Mục đích của việc thiết kế là tìm ra giải pháp hợp lí, có lợi về kinh tế kĩ thuật và thông thường giao cho một nhóm kĩ sư, cán bộ kĩ thuật: tong đó người chủ trì nhất thiết phải là kĩ sư ô tô.

Theo cấp quản lí, cơ sở sản xuất còn được chia làm hai loại là trung ương và địa phương.

1.2              NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT KHI THIẾT KẾ

1.      Những vấn đề về kinh tế

§         Xác định chương trình sản xuất của cơ sở để xác định số lượng và giá thành của sản phẩm.

§         Tìm hiểu và dự kiến được các nguồn nguyên, vật liệu, năng lượng (điện, nước…)

§         Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm tìm địa điểm hợp lí nhất cho cơ sở.

§         Giải quyết việc cung cấp vốn đầu tư và thiết bị

§         Lập kế hoạnh sản xuất mở rộng cơ sở và phương hướng phát triển khi thay đổi nhiệm vụ

§         Tìm hiểu phương hướng giải quyết đời sống sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.

2.      Những vấn đề về kĩ thuật

§         Lựa chọn quá trình công nghệ và thiết kế quá trình công nghệ.

§         Xác định các khoảng thời gian cho các tác động kĩ thuật cần thiết.

§         Tính toán khối lượng lao động hàng năm cho cơ sở.

§         Xác định số lượng CBCNV thiết bị, diện tích cần thiết, nguyên vật liệu, điện nước, khí nén cần tiêu thụ trong năm.

§         Giải quyết việc nâng, vận chuyển trong nội bộ nhà xưởng, phân xưởng.

§         Giải quyết chiếu sáng, sưởi ấm, thông gió.

§         Xác định hình thức, qui mô, kiến trúc nhà của.

§         Giải pháp an toàn phóng hỏa, vệ sinh môi trường cho cơ sở.

3.      Những vấn đề về tổ chức

§         Xác định hệ thống tổ chức lãnh đạo của cơ sở.

§         Xác định quan hệ giữa các phòng ban trong cơ sở.

§         Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về tổ chức lao động, quản lí vật tư, quản lí tài chính.

§         Đề ra phương hướng bồi dưỡng công nhân, đào tạo cán bộ, giải quyết đòi hỏi của cán bộ công nhân viên.

1.3              BẢN NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Ghi rõ khu vực và địa diểm thiết kế cơ sở.

Nêu rõ mục đích xây dựng, nhiệm vụ, phạm vi và sự phat triển của cơ sở trong tương lai.

Ghi rõ chế độ làm việc và chế đọ quản lí của cơ sở.

Xác định số ca làm việc trong ngày của từng bộ phận.

Nêu rõ số cấp quản lí của cơ sở.

Nêu rõ nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu.

Thời giann xây dựng của cơ sở và thứ tự các công trình đưa vào sử dụng

Thu thập các tài liệu có liên quan đến địa điểm xây dựng (bản đồ khu vực, chỉ dẫn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt nếu có), tài liệu địa chất công trình thủy văn, khí hậu, hướng gió chính.

Các văn bản hợp tác với các cơ quan lân cận và các tổ chức, dân cư liên quan, xây dựng đường nhánh (nếu có).

Bản thiết kế phải có cơ quan chủ quản, tỉnh, thành phố kí duyệt

1.4              CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Mỗi giai đoạn cần phải được duyệt thông qua rồi mới tiến hành thiết kế ở giai đoạn tiếp theo. Thông thường việc thiết kế được chia làm 3 giai đoạn; sơ bộ, kĩ thuật và thi công. Giai đoạn 1 và 2 có lúc gộp làm một và được gọi là thiết kế tiền khả thi, còn giai đoạn 3 được gọi là thiết kế khả thi.

Việc duyệt thông qua từng giai đoạn nhằm mục đích phát hiện kịp thời các sai sót trong thiết kế, tránh lãng phí thời gian và công thức một cách vô ích.

v     Trường hợp 1: khi có thiết kế mẫu (định hình) hoặc thiết kế tương đương được đánh giá tốt, hoặc khi thiết kế cải tạo, nâng cấp đã có thì chỉ tiến hành hai giai đoạn, bỏ qua giai đoạn thiết kế sơ bộ:

§         Thiết kế kĩ thuật kềm dự toán tài chính.

§         Thiết kế thi công.

v     Trường hợp 2: trong trường hợp tổng quát khi không có thiết kế mẫu thì việc thiết kế tiến hành 3 giai đoạn:

1.      Thiết kế sơ bộ

Dựa trên cơ sở của bản thân nhiệm vụ thiết kế, tiến hanh tính toán sơ bộ về các mặt: số lượng công nhân, máy móc, số lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ, năng lượng… Tính toán sơ bộ vốn đầu tư xây dựng, giá thành sản phẩm và sơ bộ các chi tiêu kinh tế, kĩ thuật của cơ sở sản xuất.

2.      Thiết kế kỹ thuật

Sau giai đoạn thiết kế sơ bộ sẽ tiến hành thiết kế kỹ thuật. đó là việc: nghiên cứu quá trình công nghệ, vận chuyển, kho tàng, năng lượng. những phần tính ở thiết kế sơ bộ được tính toán lại chính xác, đồng thời nêu lên phương pháp kỹ thuật, phương tiện nâng vận chuyển và lựa chọn các thiết bị tương ứng để đi tới bố trí mặt bằng cho từng phân xưởng mà trên đó lắp đặt các thiết bị máy móc đã xác định.

Giai đoạn thiết kế kỹ thuật là phức tạp, tốn nhiều công sức nhưng các biện pháp kỹ thuật được giải quyết trong giai đoạn này, mang lại hiệu quả về kinh tế. thiết kế kĩ thuật là văn bản cơ bản làm đơn đặt hàng cho thiết kế thi công, đồng thời là văn bản chính để nghiệm thu công trình sau khi thi công.

3.      Thiết kế thi công

Dựa trên thiết kế kĩ thuật đã được thông qua để tính toán thiết kế thi công. Thông thường giai đoạn này tính toán và vẽ các bản vẽ để tiến hành xây dựng công trình và tiến hành lắp đặt thiết bị. ví dụ: Các bản vẽ nền móng, kết cấu nhà cửa, đường nước đường vận chuyển… cần tinh toán rõ nhu cầu vật liệu, nhân lực và thiết bị để có thể tiến hành xây dựng công trình đúng theo tiến độ. Sau khi thiết kế, nó trở thành văn bản có tính pháp qui, không được thêm bớt, phải nghiêm túc chấp hành, mỗi công trình phải có biên ban nghiệm thu mới dựa vào sản xuất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro