thietkexuongotofull

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ CƠ SỞ SẢN XUẤT

1.1              KHÁI NIỆM CHUNG

Cơ sở sản xuất trong ngành ô tô có nhiều loại, bao gồm toàn bộ các loại hình từ khâu chế tạo, lắp ráp ô tô đến việc đảm bảo điều khiển khai thác, tổ chức vận tải như bến, bãi đỗ, bảo quản và việc đánh giá, duy trì, phục hồi trạng thái kĩ thuật xe (trạm chuẩn đoán, kiểm định, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa).

Thiết kế các cơ sở này đóng vai trò quan trọng vì cơ cấu tổ chức và mọi hoạt động của cơ sở sau này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc thiết kế.

Mục đích của việc thiết kế là tìm ra giải pháp hợp lí, có lợi về kinh tế kĩ thuật và thông thường giao cho một nhóm kĩ sư, cán bộ kĩ thuật: tong đó người chủ trì nhất thiết phải là kĩ sư ô tô.

Theo cấp quản lí, cơ sở sản xuất còn được chia làm hai loại là trung ương và địa phương.

1.2              NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT KHI THIẾT KẾ

1.      Những vấn đề về kinh tế

§         Xác định chương trình sản xuất của cơ sở để xác định số lượng và giá thành của sản phẩm.

§         Tìm hiểu và dự kiến được các nguồn nguyên, vật liệu, năng lượng (điện, nước…)

§         Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm tìm địa điểm hợp lí nhất cho cơ sở.

§         Giải quyết việc cung cấp vốn đầu tư và thiết bị

§         Lập kế hoạnh sản xuất mở rộng cơ sở và phương hướng phát triển khi thay đổi nhiệm vụ

§         Tìm hiểu phương hướng giải quyết đời sống sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.

2.      Những vấn đề về kĩ thuật

§         Lựa chọn quá trình công nghệ và thiết kế quá trình công nghệ.

§         Xác định các khoảng thời gian cho các tác động kĩ thuật cần thiết.

§         Tính toán khối lượng lao động hàng năm cho cơ sở.

§         Xác định số lượng CBCNV thiết bị, diện tích cần thiết, nguyên vật liệu, điện nước, khí nén cần tiêu thụ trong năm.

§         Giải quyết việc nâng, vận chuyển trong nội bộ nhà xưởng, phân xưởng.

§         Giải quyết chiếu sáng, sưởi ấm, thông gió.

§         Xác định hình thức, qui mô, kiến trúc nhà của.

§         Giải pháp an toàn phóng hỏa, vệ sinh môi trường cho cơ sở.

3.      Những vấn đề về tổ chức

§         Xác định hệ thống tổ chức lãnh đạo của cơ sở.

§         Xác định quan hệ giữa các phòng ban trong cơ sở.

§         Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về tổ chức lao động, quản lí vật tư, quản lí tài chính.

§         Đề ra phương hướng bồi dưỡng công nhân, đào tạo cán bộ, giải quyết đòi hỏi của cán bộ công nhân viên.

1.3              BẢN NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Ghi rõ khu vực và địa diểm thiết kế cơ sở.

Nêu rõ mục đích xây dựng, nhiệm vụ, phạm vi và sự phat triển của cơ sở trong tương lai.

Ghi rõ chế độ làm việc và chế đọ quản lí của cơ sở.

Xác định số ca làm việc trong ngày của từng bộ phận.

Nêu rõ số cấp quản lí của cơ sở.

Nêu rõ nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu.

Thời giann xây dựng của cơ sở và thứ tự các công trình đưa vào sử dụng

Thu thập các tài liệu có liên quan đến địa điểm xây dựng (bản đồ khu vực, chỉ dẫn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt nếu có), tài liệu địa chất công trình thủy văn, khí hậu, hướng gió chính.

Các văn bản hợp tác với các cơ quan lân cận và các tổ chức, dân cư liên quan, xây dựng đường nhánh (nếu có).

Bản thiết kế phải có cơ quan chủ quản, tỉnh, thành phố kí duyệt

1.4              CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Mỗi giai đoạn cần phải được duyệt thông qua rồi mới tiến hành thiết kế ở giai đoạn tiếp theo. Thông thường việc thiết kế được chia làm 3 giai đoạn; sơ bộ, kĩ thuật và thi công. Giai đoạn 1 và 2 có lúc gộp làm một và được gọi là thiết kế tiền khả thi, còn giai đoạn 3 được gọi là thiết kế khả thi.

Việc duyệt thông qua từng giai đoạn nhằm mục đích phát hiện kịp thời các sai sót trong thiết kế, tránh lãng phí thời gian và công thức một cách vô ích.

v     Trường hợp 1: khi có thiết kế mẫu (định hình) hoặc thiết kế tương đương được đánh giá tốt, hoặc khi thiết kế cải tạo, nâng cấp đã có thì chỉ tiến hành hai giai đoạn, bỏ qua giai đoạn thiết kế sơ bộ:

§         Thiết kế kĩ thuật kềm dự toán tài chính.

§         Thiết kế thi công.

v     Trường hợp 2: trong trường hợp tổng quát khi không có thiết kế mẫu thì việc thiết kế tiến hành 3 giai đoạn:

1.      Thiết kế sơ bộ

Dựa trên cơ sở của bản thân nhiệm vụ thiết kế, tiến hanh tính toán sơ bộ về các mặt: số lượng công nhân, máy móc, số lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ, năng lượng… Tính toán sơ bộ vốn đầu tư xây dựng, giá thành sản phẩm và sơ bộ các chi tiêu kinh tế, kĩ thuật của cơ sở sản xuất.

2.      Thiết kế kỹ thuật

Sau giai đoạn thiết kế sơ bộ sẽ tiến hành thiết kế kỹ thuật. đó là việc: nghiên cứu quá trình công nghệ, vận chuyển, kho tàng, năng lượng. những phần tính ở thiết kế sơ bộ được tính toán lại chính xác, đồng thời nêu lên phương pháp kỹ thuật, phương tiện nâng vận chuyển và lựa chọn các thiết bị tương ứng để đi tới bố trí mặt bằng cho từng phân xưởng mà trên đó lắp đặt các thiết bị máy móc đã xác định.

Giai đoạn thiết kế kỹ thuật là phức tạp, tốn nhiều công sức nhưng các biện pháp kỹ thuật được giải quyết trong giai đoạn này, mang lại hiệu quả về kinh tế. thiết kế kĩ thuật là văn bản cơ bản làm đơn đặt hàng cho thiết kế thi công, đồng thời là văn bản chính để nghiệm thu công trình sau khi thi công.

3.      Thiết kế thi công

Dựa trên thiết kế kĩ thuật đã được thông qua để tính toán thiết kế thi công. Thông thường giai đoạn này tính toán và vẽ các bản vẽ để tiến hành xây dựng công trình và tiến hành lắp đặt thiết bị. ví dụ: Các bản vẽ nền móng, kết cấu nhà cửa, đường nước đường vận chuyển… cần tinh toán rõ nhu cầu vật liệu, nhân lực và thiết bị để có thể tiến hành xây dựng công trình đúng theo tiến độ. Sau khi thiết kế, nó trở thành văn bản có tính pháp qui, không được thêm bớt, phải nghiêm túc chấp hành, mỗi công trình phải có biên ban nghiệm thu mới dựa vào sản xuất.

Chương 2

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SỬA CHỮA Ô TÔ

2.1 THIẾT KẾ SƠ BỘ

1)      Luận chứng kinh tế kĩ thuật

Nêu rõ sự cần thiết và mục đích, ý nghĩa của việc thiết kếmowis hay cải tạo, nâng cấp cơ sở.

Trong trường hợp cải tạo, nâng cấp cần phải phác thảo tương đối đầy đủ về mọi mặt hiện trạng của cơ sở.

2)      Xác định nhiệm vụ của cơ sở sửa chữa ô tô

Là sửa chữa lớn ô tô hay sửa chữa tổng thành hoặc bao gồm cả hai hay thêm chế tạo phụ tùng. Nêu rõ mác, kiểu xe sửa chữa và giá thành có thể đạt tới, giải quyết cho các loại phương tiện vận tải của các xí nghiệp, cơ quan nào trong khu vực của nền kinh tế quốc dân.

Để xác định vị trí cơ sở, có thể tính tọa độ tương tự như cách tính tọa độ khối tâm:

 Xp=xicma xi.Gi/xicmaGi

Yp=xicma yi.Gi/xicma Gi

Trong đó:xi, yi lần lượt là số lượng của xí nghiệp thứ “i” và các tọa độ tương ứng so với hệ trục tọa độ đã chọn.

Trong trường hợp vị trí cơ sở đã được định trước khi cần mô tả rõ toàn khu vực.

3)      Lập luận về công sưaats nhà máy thiết kế

Nêu ra tính chất đúng đắn về chương trình sản xuất của cơ sở sản xuất sẽ thiết kế.

§         Mác kiểu xe và tổng thành

§         Sửa chữa và sản xuất loại hàng

§         Làm rõ số lượng xe hoặc loại tổng thành cần sửa chữa lớn.

Để xác định số lượng xe cơ sở cần sửa chữa ớn ở thời điểm nào trong tương lai, có thể sử dụng phương pháp ngoại suy.

Thực chất phương pháp ngoại suy là căn cứ vào quá trình diễn…có tính qui luật đã biết của thông số nghiên cứu để dự báo giá trị cửa x vào thời điểm cần thiết nào đó trong tương lai.

Quy luật được gọi là “đã biết”, trong một số trường hợp cá biệt đã xuất phát từ các hàm số lý thuyết. phần lớn các trường hợp là kết quả của hàm thực nghiệm được xây dựng bằng phương pháp hồi qui.

Hàm đa thức bậc “n” và hàm mũ (dạng đặc biệt của hàm đa thức “n”) là hàm hồi qui thực nghiệm hay được sử dụng hơn cả.

Phương pháp ngoại suy, sử dụng hàm mũ để dự báo, cụ thể như sau:

Nếu gọi:

§         AT ,An, Aac lần lượt là số xe có trong tương lai, ở thời điểm bắt đầu và cuối cùng khảo sát thực tế.

§         K là hệ số gia tăng bình quân hàng năm của khoảng khảo sát.

§         J là thời điểm của mốc đầu khảo sát

§         T là thời điểm cần dự báo trong tương lai.

thì:       AT = P (T).Aac

với:      P =P=căn bậc 2 của(Aac/An) 

Ngoài độ chính xác của chính việc xây dựng hàm hồi quy, mức độ tin cậy, độ chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa khoảng nghiên cứu để xây dựng qui luật so với khoảng dự báo. Khoảng dự báo càng ngắn, trong khi khoảng nghiên cứu càng lớn thì kết quả dự báo càng tin cậy, chính xác và ngược lại. khoảng dự báo trong tương lai không bao giờ được phép lớn hơn khoảng đã nghiên cứu để xây dựng qui luật.

4.      Lựa chọn quá trình sản xuất

Khi lựa chọn quá trình công nghệ cho cơ sở thiết kế cần xuất phát từ nhiệm vụ của cơ sở, số lượng mác kiểu xe mà cơ sở đảm nhận sửa chữa cũng như điều kiện trang thiết bị và cung cấp phụ tùng vật tư cho cơ sở.

Các phương pháp sửa chữa từng xe và phương pháp sửa chữa bằng thay thế tổng thành đều có ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng, tùy từng trường hợp mà lập luận và lựa chọn cho hợp lí.

Hình thức tổ chức có thể tại chỗ hoặc theo tuyến dây truyền.

v     Hình thức tại chỗ: 

§         Ưu điểm:diện tích nhà xưởng nhỏ, thiết bị đơn giản, nhịp sản xuất không yêu cầu chặt chẽ.

§         Nhược điểm:

·         Vận chuyển tổng thành để sửa chữa khó khăn

·         Năng suất lao động thấp

Hiện nay thường tiến hành theo phương pháp này.

v     Hình thức dây chuyền: 

§         Ưu điểm:

·         Năng suất lao động cao

·         Thời gian sửa chữa nhanh

·         Vận chuyển các tổng thành dễ dàng

§         Nhược điểm:

·         Diện tích nhà xưởng lớn

·         Khi tháo lắp và sửa chữa phải đảm bảo tính liên tục,cần đảm bảo mối liên hệ giữa thời và nhịp chặt chẽ.

·         Cần có trang thiết bị hiện đại.

Hình thức này phù hợp với cơ sở có qui mô lớn

5.      Xác định cơ cấu tổ chức nhà máy

Việc lựa chọn cơ cấu có tổ chức xuất phát từ nhiệm vụ cơ sở để lựa chọn bộ máy chỉ đạo tổ chức sản xuất cho phù hợp với nhiệm vụ của cơ sở và quá trình công nghệ đã lựa chọn. thường có phòng ban sau:

§         Phòng kế hoạch

§         Phòng kĩ thuật

§         Phòng kế toán - tài vụ

§         Phòng tổ chức lao động tiền lương

§         Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm:KCS

§         Phòng hành chính quản trị

§         Phòng y tế

§         Ban hoặc phòng bảo vệ

Có khi còn phòng điều độ, vật tư tách khỏi kĩ thuật.

Lãnh đạo: giám đốc, 3 phó giám đốc:

·         Phụ trách kĩ thuật

·         Hành chính

·         Kinh doanh, kế hoạch

Phân xưởng:

§         Phân xưởng sửa chữa tổng thành

§         Phân xưởng thân xe.

§         Phân xưởng cơ khí (phục hồi, chế tạo)

§         Phân xưởng gia công nóng

§         Phân xưởng điện cơ hoặc ban điện cơ

v     Nhiệm vụ của các phân xưởng:

§         Lắp ráp tổng thành: thường có tổ máy, gầm, điện, nhiên liệu

§         Thân xe: Gò mỏng, gò dầy, nắn cửa badersooc, hàn, sơn, đệm, mộc.

§         Cơ khí: Phay, bào, tiện, nguội, dọa mài.

§         Gia công nóng: Rèn, đúc, nhiệt luyện, mạ, phun kim loại.

§         Các kho: Dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu, gỗ, bán thành phẩm, kim loại đen, phế liệu.

CHƯƠNG 3

THIẾT  KẾ XÍ NGHIỆP- CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ

3.1 Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa

Xí nghiệp vận tải ô tô là cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành vận tải ô tô bao gồm toàn bộ các xí nghiệp và các công trình xây dượng như nhà hành chính, khu bảo quản xe (gara ô tô) các trạm bảo dưỡng kĩ thuật tap trung…

Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa là kế hoạch làm cho xe luôn ở trạng thái kĩ thuật tốt sẵn sàng phục vụ cho công tác vận chuyển . Việc lập kế hoạch bảo dưỡng chính là việc xác định chương trình sản xuất của xưởng bảo dưỡng . Chương trình sản suất của xưởng bảo dưỡng được tính bằng số xe vao cấp trong năm . Số lần vào cấp của xưởng bảo dưỡng laị và phụ thuộc vào số lượng , kiểu phương tiện của xí nghiệp , phụ thuộc vài diều kiện khai thác , chu kì bảo dưỡng và quãng đường xe chạy ngày đêm . Vì vậy cần thiết phải lập luận , lụa chon và tính toán các vấn đề sau :

1 . Xác định ngạch định mức

a)Xác định định ngạch (lựa chon chu kì bảo dưỡng sửa chữa )

Khi chọn định ngạch bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa thì cần phải :

-Dựa trên chế độbảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ô tô hiện hành

-Dựa vào mác kiểu xe của xi nghiệp thiết kế

-Dựa vào điều kiện khai thác của xí nghiệp như đường xá , khí hậu thời tiết

-Dựa vào điều kiện khai thác, vận hành và điều kiên xếp dỡ của xe :

Vận tải đường ngấn hay dài , rtong thành phố hay ngoại ô…

-Khi chọn phải chú ý : chu kì sửa chữa và bảo dưỡng các cấp phải là bội số của nhau và là bội số của quãng đường xe chạy trong ngày đêm

Thông thường  hiện nay thực hiện chế độ với các loại hình thức sau:

-Sửa chữa ô tô (không kể đến hình thức sửa chữa tổng thành )

+Sửa chữa lớn (đại tu có định ngạch _chu kì) ĐT hay đt

+Sửa chữa nhỏ (không có định ngạch , theo yêu cầu ) TT hay tt

-Bảo dưỡng ô tô

+Hàng ngày (thường xuyên )TX hay EO

+Cấp 1: C1 hay TO1

+Cấp 2: C2 hay TO2

b)Xác định định mức khối lượng lao động

Định mức khối lượng lao động về bảo dưỡng sửa chữa cho từng cấp được xây dựng trên cơ sở chế độ bảo dưỡng kĩ thuật hiện hành

Nếu gọi :

+tEO:Định mức  khối lượng lao động bảo dưỡng hang ngày

+tTO1: Định mức  khối lượng lao động bảo dưỡng cấp 1

+tTO2 Định mức  khối lượng lao động bảo dưỡng cấp 2

Các định mức trên được tính bằng :giờ công/1 lần vào cấp

tn : Định mức khối lượng lao động tiểu tu(giờ công/1000km xe chay)

- Hiện nay với loại xe tải cỡ trung kết cấu bình thường , mức trung bình tiên tiến có thể chọn:

+tE O= 0.3 h công

+tTO1 = 2.2 h công

+tTO2 =9.6 h công

Mức sản xuất nhỏ thủ công it cơ giới hóa có thể chọn

tE O=2h ; tTO1 =8h ; tTO2 =56h

Dựa trên những yếu tố trên đã phân tích có thể xác định được định

Mức khối lượng lao động phù hợp với loại hình thiết kế cụ thể

c)Xác định thời gian xe nằm bảo dưỡng sửa chữa

Có 2 loại :

(1) Thời gian xe nằm ngoài giờ khai thác

Là thời gian xe nằm để bảo dưỡng sửa chữa nhưng không được

tínhđể trừ đi khối lượng năng suất vận chuyển

EO:100% làm ngoài giờ khai thác do lái xe đảm nhận

TO1:100% làm ngoài giờ khai thác , không được trừ đi khối lượng

năng suất vận chuyển

TT:50% trong giờ khai thác , còn 50% ngoài giờ khai thác . 50% này

cũng không được trừ vào năng suất vận chuyển

+ Có thể tính thời gian xe nằm chò ngoài giờ khai thác

                                  Dngi=Tni/pvi.n

Tni : Khối lượng lao động nằm ngoài giờ khai thác của hình thức lao

động kĩ thuật tương ứng Tni=tdmi.NBi (trong 1 chu kì đại tu)

   n Thời gian làm việc của hình thức tác động kĩ thuật tương ứng trong ngày

Pvi: Số công nhân đồng thời thực hiện tác động kĩ thuật thứ i

+Đối với tiểu tu

                                  Dngi=Dtgi=0,5Ttt/1000pvtt.n

(2)Thời gian xe nằm trong giờ khai thác

Là thời gian được tính đến trong khi lập kế hoạch vận chuyển , nó

được trừ đi khi tính năng suất và khối lượng vận chuyển

Bao gồm: +TO2=100%

                   +ĐT=100%

                   +TT=50%

Có thể tính tương tự như việc tính thời gian xe nằm ngoài giờ khai

thác , chỉ chú ý là trong đó khối lượng lao đông phải là phần khối

lượng động trong giò khai thác tương ứng. Sau khi tính theo giờ

phải quy đổi  ra ngày.

Có thể chọn như sau:

Ddt  = 30 ngày

DTO2  = 1-2 ngày

DTT = 0.5-1 ngày

2 Tính số lần bảo dưỡng của các cấp trong 1 chu kì đại tu

                 Nbi = Ldt/Lbi -Ldt/L.(bi+1)

Nbi: Số lần vào cấp trong chu kì ở cấp thứ i

Lbi: Chu kì(số km xe chạy) tác động kĩ thuật(bảo dưỡng hoặc sửa

chữa ) cấp thứ i

              L(bi+1): Chu kì tác động kĩ thuật (bảo dưỡng hoặc sửa chữa ) hơn 1cấp

                 Ldt: Chu kì dại tu trung binh

                   Ví dụ:                 Nc1 =Ldt/Lc1 -Ldt/Lc2

                                        Nc1 = Ldt/Lc2-Ldt/Ldt =Ldt/Lc2 -1

3 . Tính số lần bảo dưỡng các cấp trong năm

*Số lần vào cấp trong năm của 1 xe Nij

Nij = NBij. Ƞni

Trong đó :

i: loại xe thứ i

j : cấp thứ j

Nij: số lần vào cấp của 1 xe thứ I cấp thứ j trong năm

*Đối với 1 xe trong năm ở tất cả các cấp

              3

NȠi9=∑  Ƞm.NBij

              1

B,n: Lần lượt là chỉ số về số lần xe vào bảo dưỡng trong chu kì và trong năm

z :Hệ số chuyển đổi từ chu kì trong năm của xe thứ i

*Đối với cả xí nghiệp

              3

NȠi9=∑  Ƞm.NBij

              1

A: Số xe có của toàn xí nghiệp

                    A

 NȠ∑∑ = ∑        N

                   1         Ƞi∑

Xác định hệ số chuyển đổi từ chu kì sang năm : Do chu kì đại tu và

 quãng đường xe chạy trong năm không trùng nhau (thường là chu kì

 đại tu lớn hơn quãng đường xe chạy trong năm ), nên cần phải xác

định quãng đường xe chạy trong năm bằng bao nhiêu phần của 1 chu

 kì đại tu:

Ƞo=Ln/Ldt

Ln: Quãng đường một xe chạy trong năm

Ldt: Quãng đường đại tu của xe

Và:Ln=lngd.Dlv.kitudacbiethd

Trong đó :

Lngd:Số km hoạt động trong ngày đêm

Dlv : Số ngày làm việc của xí nghiệp

kitudacbiethd Hệ số ngày xe hoạt động . Nếu tổ chức vận tải tốt thì có thể tính

 theo hệ số ngày xe tốt :

                     kitudbiet1=Dhl/(Dhd+D(oc)tg)

Dhd: Số ngày xe hoạt động trong 1 chu kì

D(oc)tg: Số ngày xe nằm chò trong khai thác và bảo dưỡng cấp 2, đại tu và tiểu tu

DDT,Dtt:Là định mức xe nằm chờ trong giới hạn khai thác giữa chu kì đại tu nọ và chu kì đại tu kia :

                               Dhd=

 D(oc)tg=DTO.NTO+DDT.Nb+0,5DTL.Ldt/1000

DTO.DDT, DTT:Là định mức xe nằm trong giờ khai thác về bảo dưỡng cấp 2, đại tu và tiểu tu

DTT, DDT: chon hoặc tính theo định khối lượng lao động trình bày . Sau khi khi thống kê và lập bảng kế hoạch theo bãng mẫu 16

Bảng 16:

Quãng đường xe chay ngày đem

Thời gian xe nằmBDSC trong giờ khai thác

km

Tính hay chọn theo định mưc cho trước

Viết công thức

                          Các hình thức

x

x

x

x

3.2

Chương 4:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY. CHẾ TẠO PHỤ TÙNG Ô TÔ

        Nhà máy có nhiệm vụ chế tạo phụ tùng chi tiết ô tô. Đây là loại nhà máy chuyên môn hóa. Chương trình sản suất tính bằng tấn phụ tùng trong năm và số lượng sản phẩm các loại.

        Về cơ bản, trình tự thiết kế và nội dung thiết kế giống nhà máy sửa chữa lớn ô tô ở từng phần việc thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công. Tuy nhiên có một vài điểm đặc trưng của nhà máy này về chương trình sản xuất:

+ Sản lượng từng loại phụ tùng cần sản xuất.

+ Tính toán xác định khối lượng lao động.

4.1. Xác Định Từng Loại Phụ Tùng Cần Sản Xuất Trong Năm.

- Nếu gọi ηi là tỷ lệ hư hỏng của các chi tiết thứ i thì:

ki =  ηi/η∑(1) là tỷ lệ chi tiết thứ i cần sản xuất của nhà máy trong đó:

η ∑= ∑  η  (2). Với n là số loại chi tiết phụ tùng cần sản xuất của n/may

- Nếu gọi M∑ là tổng khối lượng các chi tiết cần sản xuất và Mi là khối lượng chi tiết thứ i cần sản xuất của nhà máy thì: Mi = Mz.ki (3)

          ∑Mi =    Mki    = M∑ ∑   ki     = M∑(∑  ηi/η∑)

                       i=1                          i=1

Hay: ∑Mi = M∑ . Như vậy, nếu gọi:

- mi là khối lượng 1 đơn vị kg sản phẩm loại chi tiết thứ i cần  sản xuất

- Ni là số lượng sản phẩm loại chi tiết thứ i cần sản xuất thì có thể tính được số lượng sản phẩm từng loại phụ tùng theo cách sau:

+ Tính số lượng sản phẩm loại chi tiết thứ  i cần sản xuất:

              Ni =M/mi ≈Ni’

+ Với N đã được làm tròn tính để kiểm tra lại:

      ∑    Nimi= M∑ . Cho phép sai lệch ≤ 0.5%

         i=1

Tóm lại, việc tính toán được tính toán theo trình tự sau:

1.Tính hệ số k:  dựa trên cơ sở các η: ki =   ηi/ η∑

2. Xác định M: M = k.M∑

3. Tính số lượng chi tiết thứ i cần sản xuất N hoặc N’:

              Ni = M/mi→Ni’

4. Làm tròn hiệu chỉnh và kiểm tra:

  ∑        Nimi = M∑

     i=1

Bảng η của một số chi tiết, loại xe khác nhay được cho trong bảng 21.

Bảng 21: η

TT

Loại xe, tên chi tiết

     ZIL 130

         IFA

     GAZ 53

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Pittong động cơ

1

0.5

0.5

2

Chốt pitong

1

0.5

0.5

3

ắc pi zê

1.3

0.65

0.65

4

Xéc măng

2

1

1

5

Máng đệm trục cơ

1

0.5

0.5

6

Máng biên

1.2

0.6

0.6

7

ống lót xi lanh

0.5

0.25

0.25

8

Rô tuyn

1.3

0.65

0.65

9

Bán trục

0.5

0.25

0.25

10

Bánh răng cam

1

0.5

0.5

11

Bánh răng cơ

0.8

0.4

0.4

12

A cơ hộp số

1

0.3

0.5

13

Trục thứ cấp hộp số

1

0.3

0.5

14

Nhíp trước

0.5

0.25

0.25

15

Nhíp chính sau

0.5

0.25

0.25

16

Nhíp phụ

0.2

0.1

0.1

4.2. TÍNH KHỐI LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN BỘ VÀ TỪNG PHẦN VIỆC TRONG NHÀ MÁY

1. Tính khối lượng lao động đế sản xuất một đơn vị sản phẩm thứ  i:

Ti = ti.N’i

ti: định mức giờ công sản xuất một đơn vị sảng phẩm thứ  i.

Có 3 cách tính:

- Xác định chính xác: cơ sở được dựa vào quy trình chế tạo sản phẩm. Sau khi sơ bộ tính toán được tiến hành bấm giờ để định giờ công cho một sản phẩm.

-Phương pháp suy rộng: cơ sở dựa trên sự phân tích theo nhom sản phẩm., sau đó xác định theo một sản phẩm điển hình trong nhóm. Từ đó định mức cho sản phẩm trong nhóm. Phương pháp này giảm được thời gian bấm giờ.

- Phương pháp sủ dụng định mức trung bình tiên tiến: dựa trên chỗ nhà máy đã sản xuất chi tiết đó để chọn mức giờ công phù hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro