ÁP ĐẶT VÀ ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


"CÁC CON ƠI! CÁC CON HÃY DŨNG CẢM LÊN! BỐ MẸ SINH CÁC CON RA NHƯ THẾ NÀO, THÌ CÁC CON LÀ NHƯ THẾ ĐÓ.  HÃY SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH.  ĐỪNG SỢ! CÁC CON À, ĐỪNG KHÓC!  CÁC CON KHÔNG CÓ TỘI! CÁC CON HÃY SỐNG NHƯ ÁNH DƯƠNG SÁNG RỌI GIỮA TỐI TĂM! HÃY DŨNG CẢM ĐI ĐẤU TRANH VÌ QUYỀN LỢI MÀ MÌNH ĐÁNG ĐƯỢC HƯỞNG VÀ TẬN HƯỞNG CỦA CUỘC ĐỜI CÁC CON NHƯ NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHÁC VÌ CÁC CON KHÁC BIỆT NHƯNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CÁC CON DỊ BIỆT TRONG THẾ GIỚI VỐN DĨ KHÔNG CÓ CÔNG BẰNG NÀY!"
-----TRÍCH TỪ MẸ CỦA DIỆP VĨNH CHÍ----

Đài Loan với việc chính thức thông qua Luật Hôn nhân đồng tính vào ngày 17/05/2019, trở thành nơi đầu tiên ở châu Á đầu tiên công nhận sự hợp pháp của kết hôn đồng giới tính. Nhưng trước năm 2019, khi chưa được công nhận hợp pháp về hôn nhân đồng giới, nơi này cũng đã có những mảnh đời từng sống trong tổn thương, trong sự giễu cợt và những áp lực dư luận về việc họ không giống như những người khác.

DIỆP VĨNH CHÍ là một thiếu niên vì ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI  MÀ QUA ĐỜI. và hôm nay tôi xin phép nói về anh

Diệp Vĩnh Chí sinh năm 1985 tại một vùng quê nhỏ ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Từ nhỏ, em có tính cách như một bạn nữ và thường bị các bạn trong lớp bắt nạt và bị gọi với những từ ngữ đùa cợt. Mặc dù mẹ em đã báo cáo với nhà trường rằng em bị bắt nạt trong lớp nhưng giáo viên và nhà trường vào thời điểm đó không những không xử lý mà còn nói với mẹ em những lời nói vô cảm: "Cô nên dẫn em ấy đi khám bệnh vì em ấy muốn làm con gái."

Vào ngày 20/4/2000, Diệp Vĩnh Chí được tìm thấy trong nhà vệ sinh với tình chạy chảy máu đầu và máu mũi, với chiếc khóa quần bị mở và nằm gục trong vũng máu. Cậu ấy được đưa vào bệnh viện nhưng đã không kịp cứu chữa, và qua đời vào ngày hôm sau.

Mẹ cậu ấy, với nỗi đau mất con càng đau đớn khi tòa án phán rằng con bà chết là do căn bệnh tâm lý của cậu ấy. Tất cả những kẻ đã cướp đi đứa con của bà đều được phán trắng án.

"Biết bao nhiêu tội lỗi vô tri, sự đã qua mà chẳng thể thay đổi."

"Em ra đi rồi thế giới có thay đổi?"

- Thiếu niên hoa hồng –

Vụ việc này đã gây ra nhiều cuộc thảo luận cao độ về các vấn đề giới tính trong cộng đồng, và thúc đẩy nhiều nhóm đấu tranh cho dự luật bình đẳng giới.

Hai năm sau ngày Diệp Vĩnh Chí ra đi, Đài Loan đã thông qua Luật Giáo dục bình đẳng giới. Sáu năm sau, công bằng đã được lấy lại khi Tòa án đã phán tội cho ba người quản lý ngôi trường mà Diệp Vĩnh Chí bị cướp đi mạng sống.

Năm 2017, hàng trăm người đã tổ chức lễ tưởng niệm cho những nạn nhân LGBT xấu số tại cuộc khủng bố thảm khốc ở Manchester Arena, Anh.

Hàng trăm người đã bị nhốt và tra tấn trong các trại tập trung ở Chechnya là một trong những câu chuyện đau lòng nhất trong năm của LGBT. Nhiều đàn ông với vai trò là cảnh sát đã tra tấn người dân, vi phạm nhân quyền trong khu vực này.

Các gia đình cho biết những người thân yêu của họ trong LGBT đã phải lưu vong, chạy trốn khỏi nơi ở trước khi bị cảnh sát bắt được và giết hại. Nhiều người đồng tính vẫn còn mắc kẹt trong các trại tị nạn hoặc đang tìm nơi trú ẩn trên khắp thế giới

Ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính và chuyển giới được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Thực tế cho thấy đã có nhiều người bị dèm pha, xa lánh, sợ hãi, đánh đập. Những chuẩn mực giá trị truyền thống trong gia đình khiến cho những người đồng tính bị phân biệt đối xử. Những chuẩn mực đòi hỏi nam giới phải mạnh mẽ, quyết đoán phải làm những công việc nặng, việc to lớn; nữ giới phải nhỏ nhẹ, tỏ ra yếu đuối, dễ thương, làm những công việc nhẹ nhàng. Sau này lớn lên, theo quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con gái làm vợ và ngược lại. Những khuôn mẫu chuẩn mực đó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, khiến cho mọi người suy nghĩ những người có biểu hiện khác thường là bệnh hoạn. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và những người thân thuộc bộ lộ rõ ràng nhất. Theo đó sẽ là những biện pháp: từ biện pháp nhẹ nhàng khuyên bảo đến biện pháp mạnh như cấm ra ngoài, đánh đập, đưa con đến bệnh viện chữa bệnh,...

"Chú cảnh sát, cháu muốn hỏi chú một câu..." Tôi nhìn chú ta chăm chú, "Người cháu thích là con trai, cháu là đồng tính, cái này có tội không?"

"Không có tội." Chú làm động tác trấn an, cũng nghiêm túc nhìn tôi nói, "Chưa từng có luật pháp của quốc gia nào quy định đồng tính luyến ái có tội."

"Cảm ơn chú." Tôi cười, lại nhìn về phía nữ bác sĩ mắt đỏ hoe kia. "Vậy cháu thế này có phải bị bệnh không?"

Giọng nữ bác sĩ run rẩy: "Không phải, những năm 90 WHO đã bỏ đồng tính luyến ái khỏi điều mục bệnh tâm thần."

- Mai táng tuổi 18 –

Cuộc sống của con người là một bức tranh muôn vàn màu sắc, được tạo nên bởi các loại nóng và lạnh cùng vô vàn những điều thú vị. Và đặc biệt rằng, trong vô vàn điều đó luôn tạo ra những điều mới mẻ và trái ngược với trạng thái ban đầu của thế giới. Những điều trái ngược thường tạo cho con người cảm giác mới mẻ cùng những sự thích thú khi tìm hiểu. Ấy nhưng tại sao con người lại không chấp nhận "thế giới thứ ba" bên cạnh thế giới của nam và nữ? Tại sao lại chọn cách phớt lờ và không công nhận nó.

Tình yêu từ trước tới nay hoàn toàn không giới hạn ở hai giới tính. Giữa nam và nữ rung động với nhau được gọi là tình yêu, còn rung động của người đồng tính lại bệnh hoạn. Đều là rung động trước người mình yêu, tại sao chúng ta lại không công nhận của họ? Chúng ta là con người, họ cũng là con người, tại sao chúng ta luôn treo trên miệng hai từ "công bằng" nhưng lại không công bằng với họ? Họ khác chúng ta ở đâu? Họ là người, họ cũng làm việc như bao người khác, không làm chuyện thương thiên hại lý, không phóng hỏa giết người, chỉ vì họ yêu người đồng giới, chỉ vì họ là người thế giới thứ ba, mà thế giới phủ nhận mọi sự cố gắng của họ.

Con người ai cũng có quyền sống và truy cầu hạnh phúc. Dù là ở giới tính nào đi chăng nữa, chúng ta không ai có quyền chà đạp lên cuộc sống của họ.

Câu chuyện của cậu được gửi gắm qua bài hát. Trong chính bài hát THIẾU NIÊN HOA HỒNG ấy, người sáng tác để lại cho tôi những cảm xúc khó tả.

"Đóa hồng nào mà chẳng có gai

Xinh đẹp là cách báo thù tốt nhất

Vùng lên là cách bừng nở đẹp nhất

Đừng để ai thay đổi con người em

Mỗi một người trong chúng ta

Đằng sau đều có một người

Yêu thương chúng ta hết lòng."

;

;

;

"EM ĐÂU CÓ TỘI, CÓ TỘI CHÍNH LÀ THẾ GIỚI NÀY

 SINH RA LÀM NGƯỜI KHÔNG CÓ TỘI, EM KHÔNG CẦN PHẢI XIN LỖI

MỘT NGÀY NÀO ĐÓ BIẾT ĐÂU ĐƯỢC  CHỊ SẼ LÀ EM VÀ EM SẼ LÀ CHỊ?

NẾU ỒN ÀO KHÔNG DỨT THÌ CHỊ SẼ IM LẶNG CÙNG EM

CHỊ ƯỚC GÌ CHỊ  CÓ THỂ ÔM EM CHO ĐẾN KHI EM THỰC SỰ ĐƯỢC TỰ DO"
;

;

;

"CON TRAI CÓ THỂ LÀ HOA HỒNG 

CON GÁI CÓ THỂ LÀ SƯ TỬ

GIỚI TÍNH KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG PHẢI LÀ RANH GIỚI

MÀ LÀ ĐỊNH KIẾN CỦA XÃ HỘI"- TRÍCH TỪ MÙA HẠ CÓ MƯA

;

;

;

"THIẾU NIÊN HOA HỒNG Ở TRONG LÒNG CHỊ

NỞ TRỘ TRUYỀN KỲ TƯƠI ĐẸP

TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY CHÚNG TA ĐỀU KHÔNG QUÊN

SỰ LÊN ÁN CỦA EM DÙ KHÔNG ĐỦ TIẾNG NÓI 

NHƯNG CÀNG NÓI CÀNG NHIỀU CÀNG NHIỀU CHÂN LÝ

LẠI ĐÁNH THỨC VÔ SỐ CHÂN TÌNH"

;

;

;

Đã được 24 năm em mất từ năm 2000, nhưng cứ mỗi 20/4 hàng năm, mọi người đều tưởng niệm và tiếc thương cho em,một bông hoa chưa kịp nở rộ mà lại làm bông hoa ấy không còn trên thế gian này. 

Em sinh sau NAM KHANG 5 năm nhưng lại ra đi trước NAM KHANG 8 năm.

Em ra đi khi ở 1 độ tuổi trẻ, ở độ tuổi đó, em xứng đáng nhận được cái nhìn tích cực ấy, chứ không phải là những lời miệt thị. 

Mẹ của DIỆP VĨNH CHÍ đã phải chịu nỗi đau mà tất cả các bà mẹ trên thế giới này không mong muốn đó chính là nỗi đau mất con. Nhưng bà đã làm tròn trách nhiệm của một người mẹ- đó chính là công nhận đứa con trai của mình, không dùng những lời lẽ nào để xúc phạm vì em là người đồng tính. Kế tiếp đó chính là khi biết con mình ở trường bị bắt nạt thì đã lên báo với giáo viên,dù bà đã bị giáo viên nói là nên đem con mình đi khám đi, nhưng đã khiến rất nhiều người yêu quý bà. Và cuối cùng đó chính là sau khi con mình mất, bà đã đứng lên đấu tranh, đòi công bằng cho chính người con trai của mình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro