Phụ lục

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tích tự do kết hôn tà thuyết văn
(bài văn đả phá tà thuyết tự do kết hôn)
Con người bẩm thọ khí Âm Dương của trời đất, bẩm thọ chất liệu tinh huyết
của cha mẹ mà sanh. Từ lúc mới sanh ra cho đến ba, bốn tuổi, nhất cử nhất động
đều cần phải do cha mẹ dưỡng dục. Sau đấy, tuy có thể tự hành động, nhưng đối
với các sự lý, đều cần phải nhờ cha mẹ sắp đặt, dạy bảo. Nếu không, sẽ chẳng thể
sống sót trong cõi đời. Tới khi khôn lớn, được cha mẹ chọn người phối ngẫu, ngõ
hầu hưởng niềm hạnh phúc gia đình, những mong trong ngoài giúp đỡ lẫn nhau,
có thể phụng dưỡng cha mẹ hòng tròn hết phận làm con, nối tiếp dòng giống,
phòng khi già, chết. Đấy chính là đạo đương nhiên trong trời đất, là lễ nghi do
thánh nhân vâng theo lẽ trời chế định, những mong ai nấy vâng giữ lẽ thường, trọn
hết đạo làm người và đạo làm con. Nếu chẳng thuận theo lễ pháp của thánh nhân
và mạng lệnh của cha mẹ, chỉ vì tình cảm mê luyến giữa đôi bên mà kết thành vợ
chồng, ắt chẳng khác gì cầm thú! Những kẻ chẳng biết tốt xấu, chuyên bắt chước
thói xấu ác của Âu châu, nồng nhiệt đề xướng tự do kết hôn, sao không xướng
xuất lúc mới sanh chẳng cần cha mẹ dưỡng dục, dạy bảo, cứ để cho con tự do
trưởng thành làm người? Nếu họ vừa sanh ra trong cõi đời, đã có thể tự do trưởng
thành, trọn chẳng cần cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, ắt cứ tự do kết hôn, đúng là sự
lý hết sức thích đáng vậy! Nếu chẳng thể như thế, chỉ có khi trưởng thành là có
thể tự lực dốc sức lấy tình yêu nam nữ làm tiêu chuẩn, tức là kẻ có tội cực nặng,
nghịch trời, trái lý, khinh miệt thánh nhân, coi rẻ luân thường vậy! Tâm hạnh ấy
giống như cầm thú! Thật ra, chẳng bằng cầm thú, vì sao? Do cầm thú chẳng biết
luân lý, con người biết luân lý. Con người biết luân lý mà phế trừ luân lý, sẽ phải
ở dưới loài cầm thú. Cư sĩ Chương Phủ Dương Chung Ngọc ở Vô Tích muốn cứu
vãn phong tục suy đồi, bèn viết bài văn đả phá thói tự do kết hôn; do vậy, tôi viết
lời tựa dẫn nhập, hòng phát khởi những kẻ chưa phát khởi cái tâm, mong sao
những người đề xướng thuyết ấy đều giác ngộ.
Triệu Thiệu Y ở Cổ Tân đề tựa.
Thế tục bừng bừng đề xướng tự do kết hôn, đấy là hành vi của phường phóng
đãng, dâm nữ, là phương cách để xói mòn lễ nghĩa, rối loạn sự khu biệt trong
ngoài giữa nam và nữ, chính là cái thói "khoét vách, vượt tường" từng bị Mạnh
Tử quở trách. Dân ca nước Trịnh chê trách chuyện hái lan, tặng hoa thược dược.
Chưa hề có bậc đoan chánh, cẩn trọng, cũng như hạng nữ nhân hiền thục, trinh
tĩnh đề xướng tự do kết hôn. Xin luận định rộng hơn. Khúc Lễ nói: "Nam nữ bất
tạp tọa, bất thân thọ, ngoại ngôn bất nhập ư khổn, nội ngôn bất xuất ư khổn. Nam

nữ phi hữu hành môi, bất tương tri danh. Phi thọ tệ, bất giao, bất thân" (Nam nữ
chẳng ngồi lẫn lộn, chẳng nắm tay. Lời bên ngoài chẳng lọt vào chỗ khuê các. Lời
trong buồng thêu chẳng lọt ra ngoài1 6 7 F168. Nam nữ nếu không qua mai mối, chẳng
biết tên nhau. Chưa nhận sính lễ, sẽ chẳng giao du, thân thiết). Vì thế, đối trước
nhật, nguyệt để thưa trình, trai giới tâu bày cùng quỷ thần, bày tiệc rượu mời mọc
láng giềng, bè bạn [để tổ chức hôn lễ], hòng nhấn mạnh sự khác biệt giữa nam và
nữ. Như thế thì nam nữ cách biệt tỵ hiềm đã càng rõ ràng! Chuyện phi lễ chớ nên
thấy, nghe, nói, nghĩ! Há có chuyện tự do kết hôn?
Khổng Tử dạy: "Phóng Trịnh thanh, Trịnh thanh dâm" (Bỏ dân ca nước
Trịnh vì dân ca nước Trịnh dâm đãng), vì Ngài ghét người nước Trịnh chẳng tách
biệt nam nữ. Mạnh Tử nói: "Trượng phu sanh nhi nguyện vi chi hữu thất. Nữ tử
sanh nhi nguyện vi chi hữu gia. Bất đãi phụ mẫu chi mạng, môi chước chi ngôn,
tắc phụ mẫu quốc nhân giai tiện chi" (Nam tử sanh ra mong cho có vợ, con gái
sanh ra mong cho có chồng, chẳng đợi lệnh cha mẹ, chẳng thông qua lời mai mối
[mà tự tiện chung chạ], ắt cha mẹ, người dân trong nước đều coi thường), [vậy thì]
những kẻ kém hèn, [tự do chung chạ], quên bẵng cha mẹ, ắt liêm sỉ càng hiếm
hoi hơn! Lại nói: "Nhân sở dĩ dị ư cầm thú giả cơ hy!" (Con người chẳng khác
cầm thú cho mấy). Bởi lẽ, cầm thú đều là tự do luyến ái. Do con người là "vạn
vật chi linh", nên thánh nhân lập ra lễ nghĩa, hòng khác xa cầm thú, sao lại phế
bỏ? Chương Hôn Lễ [trong sách Lễ Ký] nói: "Phụ thân tiếu tử, nhi mạng chi thân
nghênh. Ấp nhượng thăng đường, tái bái điện nhạn" (Cha vì con dâng rượu cáo
tế quỷ thần, tổ tiên, sai con đi rước dâu. [Đến nhà gái], vái chào, nhường nhau
bước lên thềm vào nhà, rồi lại dâng sính lễ). Ấy là vì [kết hôn] là đích thân vâng
theo lời cha mẹ dạy vậy. Nam nữ có phận sự khác biệt, cho nên sau đấy mới có
nghĩa vợ tình chồng. Chương Giao Đặc Sanh [của sách Lễ Ký] chép: "Phụ nhân
tùng nhân giả dã, ấu tùng phụ huynh" (Phụ nữ phải nương tựa người khác, thuở
trẻ bèn nương cậy cha, anh). Vậy thì nam lẫn nữ đều nghe lệnh cha, anh, há có
chuyện tự do kết hôn? Phần Nội Tắc [trong Lễ Ký] chép: "Thất niên nam nữ bất
đồng tịch, bất cộng thực" (Nam nữ từ bảy tuổi trở lên không ngồi cùng chiếu,
không ăn chung). Lại nói: "Lễ thỉ ư cẩn nội ngoại. Nam tử cư ngoại. Nữ tử cư nội.
Thâm cung, cố môn, hôn tự thủ chi" (Lễ bắt nguồn từ sự cẩn trọng phân biệt trong
ngoài. Nam ở bên ngoài, nữ ở bên trong. Trong cung cấm, cửa nẻo nghiêm ngặt,
có các hoạn quan canh giữ). Lại nói: "Nam bất ngôn nội, nữ bất ngôn ngoại. Nam
tử nhập nội, bất khiếu bất chỉ. Nữ tử xuất môn, tất ủng tế kỳ diện, đạo lộ nam tử
do tả, phụ nhân do hữu"(Nam chẳng nói đến chuyện trong khuê phòng, nữ chẳng

   nói đến chuyện bên ngoài. Đàn ông [có chuyện cần phải] vào trong khu vực của
phụ nữ, không gây ồn náo, không chỉ trỏ. Nữ nhân ra khỏi cửa, ắt phải che mặt.
Trên đường sá, nam đi bên trái, nữ đi bên phải). Sự tách biệt nam nữ bắt nguồn từ
gia đình cho đến ngoài đường phố, giữ nghiêm cẩn trong ngoài như thế, há có
chuyện tự do kết hôn?
Hơn nữa, cưới vợ nhằm phụng dưỡng cha mẹ. Bài thơ Thường Lệ trong kinh
Thi có câu: "Thê tử hảo hợp, như cổ sắt cầm" (Vợ chồng hòa hợp như gảy đàn
sắt, đàn cầm). Khổng Tử nói: "Phụ mẫu kỳ thuận hỹ hồ!" (Cha mẹ ắt chẳng vui
lòng ư?) Thiên Nội Tắc [trong sách Lễ Ký] nói: "Tử thậm nghi kỳ thê, phụ mẫu
bất duyệt xuất, tử bất nghi kỳ thê. Phụ mẫu viết: Thử thiện sự ngã, tử hành phu
thê chi lễ yên" (Con rất yêu thích muốn lấy một người nữ, nhưng cha mẹ lộ vẻ
không vui thì con chẳng nên lấy cô vợ ấy. Cha mẹ bảo: 'Đứa con gái này khéo
phụng sự ta", con sẽ làm lễ kết hôn với cô gái ấy), dẫu đến chết, hôn nhân chẳng
suy bại! Bậc tiên triết có dạy: "Tử chi hiếu, bất như suất phụ dĩ vi hiếu. Phụ năng
dưỡng thân giả dã" (Con trai hiếu thuận, chẳng bằng dìu dắt vợ cũng hiếu thuận,
vì vợ có thể phụng dưỡng cha mẹ). Cổ nhân đều do cha mẹ chủ hôn; vì thế, có thể
khiến cho cha mẹ vui lòng, phô trọn lòng hiếu dưỡng. Kẻ chẳng thuận thảo cha
mẹ, chẳng xứng làm con. Hôn nhân là cội gốc to lớn của lễ, kẻ làm con phải có
hiếu tâm, hãy nên lấy tâm cha mẹ làm tâm của chính mình. Nếu [cưới hỏi] chẳng
do cha mẹ, chẳng cần biết đến xuất thân, phẩm đức [của người phối ngẫu], cứ nói
tự do luyến ái, ắt có khác gì gái làng chơi đón khách? Tôi chưa thấy gái làng chơi
đón khách mà có thể hiếu dưỡng cha mẹ, bố mẹ chồng!
Tà thuyết tự do trong hiện thời, trước hết là đạp đổ hôn lễ; do vậy, trái nghịch
luân thường trong trời đất! Vứt bỏ mạng lệnh của cha mẹ, đã bất hiếu, lại còn đèo
thêm bất tín, bất nghĩa. Ngàn lời vạn lẽ, đủ mọi lý do, bất quá là tự do luyến ái đó
thôi! Thử hỏi loài đội lông, mang vảy, có loài nào chẳng phải là tự do luyến ái?
Há chúng biết đến lễ nghĩa, há biết hiếu thảo cha mẹ, kính trọng bậc trưởng thượng
ư? Há có nên giống như lũ mang lông, khoác vảy ư? Hơn nữa, vợ chồng do nghĩa
mà kết hợp, chủ yếu nhằm tôn trọng cha mẹ, coi trọng sự ước hẹn, mở rộng thành
sáu lễ. Vì thế, một khi đã kết vầy loan phụng, sẽ có thể suốt đời chẳng thay đổi,
cùng chịu hoạn nạn, cùng hưởng an lạc, hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với họ
hàng, nuôi nấng con cháu nên người. Nay những kẻ do tự do luyến ái mà trở thành
vợ chồng, vì trái nghịch sự tôn kính cha mẹ, khinh miệt lễ nghĩa, ắt sẽ "tiền hết,
tình cũng thôi", nhan sắc tàn phai, tình yêu sẽ nhạt nhòa! Do từ ban đầu là tự do
kết hợp, rốt cuộc sẽ là tự do ly tán. Danh tiết vùi tận đất, xóm làng xem thường.
Bọn họ ngỡ tự do sẽ là hạnh phúc suốt đời, tôi sợ rằng do tự do chẳng chánh đáng,
phần lớn sẽ là hy sinh niềm hạnh phúc suốt đời của nam nữ, điếm nhục gia phong,
cắt đứt ân trạch nhiều đời! Vì thế nói: "Chẳng có người nam đoan chánh, cẩn

   trọng, hoặc người nữ hiền thục, trinh tĩnh nào nỡ lòng xướng suất tự do kết hôn!"
Phần Đại Truyện của kinh Lễ có nói: "Nam nữ hữu biệt, bất khả dữ dân biến
cách" (Đối với sự khác biệt của nam nữ, chẳng thể để cho dân chúng thay đổi
được). Phần Giao Đặc Tánh [của Lễ Ký] chép: "Nam nữ hữu biệt, nhiên hậu phụ
tử thân" (Do nam nữ khác biệt mà sau đó mới có tình thân cha con). Bởi lẽ, có vợ
chồng rồi sau đó mới có cha con, anh em. Nam nữ chẳng khác biệt, ắt giềng mối
vợ chồng mất sạch, phế hết luân thường, con người lẫn lộn cùng cầm thú. Tự do
kết hôn để lại nỗi độc hại dường ấy, há chẳng thận trọng ư?
Nếu viện cớ Đông Tây mỗi nước khác biệt, há có biết Âu Mỹ đặc biệt chuộng
"xem nhẹ tiền tài, coi trọng đạo nghĩa"? Những điều hay đẹp của mỗi nước có thể
chọn lấy cũng nhiều lắm, sao lại riêng học theo thói không nghiêm ngặt phân biệt
nam nữ, đến nỗi kẻ chửa hoang, phá thai ngày càng lắm, hình luật chẳng thể cấm
cản, hết sức trái nghịch chủ nghĩa nhân đạo. Những năm gần đây, do dân cư nước
Pháp giảm ít, [chánh quyền] cưỡng bách hôn nhân. Vì nữ sinh sa đọa, Nhật Bản
bèn chú trọng phong hóa, kỷ cương. Xét đến nguyên nhân, đều là do dâm dật.
Nước ta, coi giáo hóa quan trọng nhất, danh tiết của phụ nữ há có nước nào sánh
bằng? Nay hãy nên chọn lấy sở trường của mỗi nước, gạt bỏ sở đoản. Chẳng nên
vứt bỏ sở trường của ta để học đòi thói dâm dật, phong tục tệ bạc của bọn họ!
Mạnh Tử nói: "Tường tự học hiệu, giai dĩ minh luân" (Các loại trường học đều
nhằm giảng rõ luân thường). Quản Tử nói: "Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi tứ duy" (Lễ,
nghĩa, liêm, sĩ là bốn giềng mối của đất nước). Trộm mong giới học thuật toàn
quốc, hãy thi hành sự giáo hóa của Khổng Mạnh để giáo hóa toàn cầu, hòng đả
phá những thuyết tà vạy, dâm dật, khiến cho muôn nước được hưởng phong hóa
tốt lành, cùng hướng đến sự thịnh trị đại đồng. Chuyện này ắt phải bắt nguồn từ
ai nấy đều nói rõ luân lý, tận lực tôn sùng lễ nghĩa, liêm sỉ.

Bất Khả Lục kỷ nghiệm
(Ghi chép những chuyện linh nghiệm của bộ Bất Khả Lục)
* [Tôi có] người bạn là Quý Bang Thái, là người nổi tiếng ở Ngô Hưng, sống
tại trấn Nam Tầm. Tôi vừa mới in xong bộ Bất Khả Lục, nhằm lúc ông Quý trông
coi việc giáo dục tại huyện Trấn Hải, bèn viết thư, gởi kèm cho ông ta hai trăm
quyển, dặn hãy phân phát cho các học sinh. Sau đấy nhận được thư của ông ta
trách tôi hủ bại, viễn vông, còn nói đã đem những sách ấy xếp xó. Chưa đầy hai
ngày sau, sai người đến nói: "Nguyện in năm trăm quyển". Tôi vin vào lời ông ta
đã nói trước đó để khước từ. Sau đấy, ông ta lại sai người cầm thư tay khẩn khoản
[cậy in], mới biết ông ta mộng thấy cha tha thiết dặn dò: "Mày không in tặng Bất
Khả Lục, con mày làm sao có thể vào trường huyện cho được?" Do vậy, nhờ tôi
in một ngàn quyển để truyền bá rộng rãi. Theo như ông ta nói, hôm nhận được
thư báo tin con được nhập học chính là ngày ông ta phát nguyện in sách, linh
nghiệm dường ấy!
* Tại Tân Kiều thuộc thành Hàng Châu, vị tăng Tĩnh Duyên thuộc Tích
Thúy Am thích làm lành. Một ngày, trời đổ tuyết lớn, sư đến gõ cửa. Tôi tưởng là
sư đến quyên mộ, thưa: "Nhà tôi nghèo hèn, không có sức giúp đỡ!" Sư bảo: "Tôi
xin mượn ván in sách Bất Khả Lục để in ra mấy ngàn quyển hòng thí tặng". Tôi
vui vẻ nhận lời, gạn hỏi: "Do vì lẽ nào mà thầy đột nhiên dấy lên ý niệm này đội
tuyết đến đây?" Sư bảo: "Đêm qua, tôi mộng thấy thổ thần bảo: 'In tặng Bất Khả
Lục có thể tránh khỏi tai nạn lớn'. Sáng nay hỏi thăm thí chủ khắp nơi, mới biết
[sách ấy] vốn là bản được tàng trữ tại Đàm Phủ nên đặc biệt đến mượn". Sau khi
sư đã in tặng, năm sau, nơi sư ở bị hỏa hoạn, chung quanh đều cháy rụi, chỉ riêng
am của sư không sao, càng tin thần minh khuyến thiện rành rành chẳng sai. (Trần
Hải Thự ghi).
* Đầu mùa Hạ năm Canh Ngọ, đêm mộng thấy hai đồng tử đến bảo tôi: "Văn
Xương Đế Quân có lời mời ông". Do vậy, cùng đi. Họ dẫn tới một tòa nhà thuộc
Trung Thúy Đình, thấy biển đề là Đại Động Các. Tôi theo đồng tử tới đại điện,
thấy Đế Quân ngồi chính giữa, tôi khấu đầu rồi đứng hầu. Đế Quân bảo: "Thế
gian tặng thiện thư rất nhiều, chỉ có Bất Khả Lục là từ lâu chưa được lưu hành.
Ông hãy vì ta lưu thông rộng rãi". Ngài liền sai hai đồng tử khiêng ra một cái
rương, trong ấy đều là những trang giấy rách nát. Kiểm xem thì ra là những bản
tàn khuyết của Bất Khả Lục. Trong khi tôi đang suy nghĩ, chưa từng thấy sách
này, làm sao thực hiện được? Đế Quân lại khuyên dụ rằng: "Kỳ thi Hương đã gần
kề, hãy nên làm cho gấp". Ngài truyền hai đồng tử đưa tôi ra về, bèn tỉnh giấc.
Hôm sau, truy tìm tại các xưởng in, họ đều nói không biết. Mất hơn một tháng,
chợt có người đem bản in Bất Khả Lục đến bán. Trang đầu tiên ghi lời tựa đã mất,

   coi trang cuối, biết đó là bản in của tiên sinh Vạn Cửu Sa, hết sức vui mừng, mua
lấy, liền in ra ba ngàn quyển. Sáng mồng Một tháng Bảy, kiền thành đem sách
đến viện Thúy Đình. Vừa mới đến cổng, một vị tăng liền mau mắn hỏi: "Có phải
là Trần cư sĩ đến tặng Bất Khả Lục hay không?" Tôi thưa vâng, hết sức ngạc
nhiên. Tiến vào đại điện dâng hương, khấu trình dưới tòa của Đế Quân. Vị Tăng
mời vào khách đường dùng trà. Hỏi pháp danh thì ra là Nguyên Bổn. Hỏi vì sao
biết tôi đem sách đến tặng, lại còn biết tên sách? Tăng bảo: "Đêm qua nằm mộng
thấy Đế Quân dặn tôi chờ ở cửa nhận sách, nên đã dậy từ sớm để chờ". Tôi càng
thêm tôn kính. Có thể biết là thiện thư lưu hành trong cõi đời, trên là có thể cảm
thấu trời cao, mà người tận lực dùng thân thực hiện những điều chỉ dạy trong sách,
công đức ấy chẳng thể lường được! Kính mong [mọi người] hãy cùng thấu hiểu
nỗi khổ tâm cứu đời của Đế Quân hòng cùng lên bè báu. Ngưỡng mong hãy lưu
truyền rộng rãi, ngõ hầu khắp cõi đời tận lực kiêng tránh những điều chớ nên, tận
lực thực hiện những điều nên làm, hòng chẳng phụ sự phó thác của thần minh vậy.
Tháng Sáu năm Canh Ngọ (1810) niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh, cổ diêm
quan Trần Hải Thự tự ghi
* Năm Bính Tuất, em gái tôi sau khi về nhà chồng, bỗng mắc chứng đàm
giản1 6 8 F169, thường khóc lóc, chẳng ăn uống được. Có người nói là do phạm phải Hoa
Phấn Sát1 6 9 F170 mà ra, cầu cạnh thầy đồng cầu cúng, hóa giải trăm cách đều chẳng có
công hiệu gì. Cô ta lại chẳng chịu uống thuốc. Cả mấy người dốc hết sức, rốt cuộc
cô ta khó nuốt trôi một giọt thuốc. Cho đến sau nửa năm, thân gầy như que củi,
bố mẹ hết sức lo lắng, muôn phần lo nghĩ. Do vậy, tôi đối trước tượng Phong Đô
Đại Đế và thần Thành Hoàng, dâng sớ hứa in tặng năm ngàn quyển Bất Khả Lục.
Sau khi đã hứa nguyện, rốt cuộc có chuyển biến, cô ta bèn chịu uống thuốc. Vì
thế, uống liên tục thuốc tiêu đàm, một tháng sau, bình phục như thường. Nghiệp
đã tiêu trừ. Sau một năm nữa, cảm thấy thân thể khỏe mạnh như trước. Vì thế, tôi
dùng bản in theo lối chữ rời, sắp chữ đúng số lượng đem in để đáp tạ sự gia hộ
của thần. Kính cẩn ghi sự linh nghiệm vào đây.
Tháng Ba năm Mậu Tý (1888) niên hiệu Quang Tự đời Thanh, kẻ học trò
hối lỗi ở hạ quận Lâu Đông kính ghi.

Tích tự cận chứng
(Chứng cứ gần đây về quả báo do tiếc chữ)
Để khắc in sách vở, thời cổ dùng hãn giản1 7 0 F171, về sau biến thành dùng gỗ cây
dó [làm giấy] và mực. Lại biến đổi thành khắc ván, khiến cho [việc ấn loát] khá
thuận tiện, văn tự được lưu thông càng rộng rãi hơn. Phương pháp khắc ván là
trước hết dùng giấy để viết lại [văn bản muốn in], dán lên tấm gỗ, sau đó chà sát
mặt sau giấy, khiến cho chữ dính vào ván [rồi thợ sẽ khắc chữ theo những chữ
ấy]. Giấy bị chà bỏ ấy vẫn còn hình dạng chữ viết, chớ nên khinh nhờn, làm bẩn.
Vào mùa Thu năm Ất Sửu (1805) đời Gia Khánh, tại cầu Bảo Hựu thành
Hàng Châu, có người thợ khắc họ Kim, trong khi bị bệnh, thấy hai con quỷ bắt
đi, dẫn đến bái yết một vị thần trong đại điện. Thấy thần giống như một vị quan
sang trọng. Thần bảo: "Ngươi làm ô uế giấy có chữ, theo pháp, phải trách phạt
nặng nề". Họ Kim thưa: "Con do nghề nghiệp, chẳng thể không làm như vậy".
Thần dạy: "Nếu chẳng phải là như vậy thì trong khi ngươi chà giấy, những mảnh
giấy rớt xuống hãy nên thu nhặt, đặt ở chỗ sạch, khi nào có dịp sẽ đốt đi. Chứ
ngươi vẫn quăng lung tung nơi bậc thềm, thậm chí quăng vào đống rác, không
chỗ nào chẳng có, chẳng phải là ô uế, khinh nhờn thì là gì?" Họ Kim không nói
gì được nữa, đành chịu phạt. Đến khi tỉnh giấc, mông và đùi đau đớn quá mức.
Ôi! Thần răn nhắc thiết tha, lại vì người làm nghề ấy, mở ra một pháp môn nhằm
tiêu trừ đầu mối gây nên tội, người ta còn sợ gì mà chẳng phụng hành ư? Do vậy,
chép lại chuyện này, xếp vào trang cuối của [bộ Bất Khả Lục], nguyện những
người làm nghề khắc chữ, thấy chuyện này như vết xe đổ trước để răn dè, kính
cẩn tuân theo lời thần dạy thì may mắn lắm thay.
Trần Hải Thự ghi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro