Untitled Part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"ViệT BắC" đậM đà BảN SắC DâN TộC, TiếNg Ca đI Ra Từ MạCh NguồN TruyềN ThốNg CủA Cha ôNg. HãY Chỉ Ra NhữNg NéT Cơ BảN Về TíNh DâN TộC CủA BàI Thơ, ChọN NhữNg CâU Thơ, đOạN Thơ TiêU BiểU PhâN TíCh để ChứNg Minh.

1. Tố Hữu là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, là một nhà thơ lớn, một tác gia lớn của nền văn học dân tộc. Thơ Tố Hữu giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà bản sắc dân tộc. Tố Hữu viết rất đa dạng là về đề tài nhưng thành công đặc sắc nhất là những bài thơ viết về những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Bài thơ "Việt Bắc" 1954 là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu. Bài thơ là khúc tâm tình cho một cuộc chia tay lớn giữa người về xuôi với Việt Bắc sau ngày hòa bình lập lại trên Việt Bắc. "Việt Bắc" được xếp vào hàng những bài thơ tống biệt trong truyền thống thi ca Việt Nam. Đề tài khá quen thuộc nhưng vẫn có mới mẻ bởi không khí lịch sử chính trị của thời đại. Đấy là lúc đoàn chính phủ trung ương giã từ Việt Bắc sau bao nhiêu năm kháng chiến gian khổ để trở về thủ đô Hà Nội. Cuộc chia li của đời thường trở thành cuộc chia li các mạng. Khúc tình ca "Việt Bắc" không có nước mắt mà chỉ có niềm lạc quan yêu đời. Tất nhiên cái không khí chính trị lịch sử ấy vẫn thấm đẫm chất trữ tình bởi nhà thơ đã kế thừa rất sâu từ trong mạch nguồn cảm xúc và đạo lý của dân tộc. Bài thơ cách mạng trong một nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Tố Hữu.

2.a. Tính dân tộc là một khái niệm mang vẻ đẹp bản chất của thi ca Việt Nam. Bất cứ nhà thơ nào dù cách tân đổi mới cũng đều phải kế thừa từ trong mạch nguồn trữ tình truyền thống. Với Tố Hữu, thơ cách mạng là dòng thơ lửa cháy nhưng vẫn tươi xanh sắc màu của cảm xúc, thứ cảm xúc tinh tế kín đáo của tâm hồn Việt Nam. Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc bộc lộ một cách toàn diện từ thể thơ đến tư duy trừu tượng hình ảnh thơ và kết tinh ở ngôn ngữ thơ.
b. Trước hết "Việt Bắc" được viết theo thể lục bát, một thể thơ đặc thù mang vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam. Âm điệu lục bát ngọt ngào sâu lắng tạo được cái chơi vơi mềm mại trong tính cách Việt Nam. "Việt Bắc" cứ như lời hát ru trong dân ca. Thơ Việt Nam dù trải qua những cách tân biến đổi, từ đường luật đến thơ tự do nhưng lục bát vẫn trường tồn. Lịch sử thi ca Việt Nam thường sử dụng thể thơ lục bát như "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Thề non nước" của Tản Đà, "Tương tư" của Nguyễn Bính, "Ngậm ngùi" của Huy Cận. "Việt Bắc" cũng được xếp vào hàng những kiệt tác ấy.

c. Tuy nhiên thể thơ chỉ là cái vỏ của hình thức, vẻ đẹp của bài thơ nằm ở tư duy hình ảnh, hình tượng thơ. Tầng tầng lớp lớp những hình ảnh hình tượng trong bài thơ đều được lấy ra từ trong cuộc sống dân giã bình dị, từ trong cội nguồn bày tỏ tình cảm của nhau. Ngay từ đầu bài thơ xuất hiện hình ảnh thời gian của nỗi nhớ "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" câu thơ như một nghệ thuật loại kiểu như trong sinh hoạt văn hóa dân gian "Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình". Nhiều hình ảnh mượn từ trong cách so sánh ví von ẩn dụ của ca dao dân ca "Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn". Cây, núi, sông, nguồn là hình ảnh của non sông Việt Nam nhưng nó cũng là thứ chất liệu để tạo nên thứ đạo lý thủy chung "uống nước nhớ nguồn" của cha ông, rõ nhất ở câu thơ.
"Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay".
Chiếc áo choàng trong câu thơ tác giả mượn từ trong chất liệu của ca dao. Đó là kỷ vật hương vị của tình yêu.
"Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay".
Đặc biệt là cái tinh tế kín đáo trong hành động trao gởi kỷ vật ấy. Bao nhiêu điều muốn nói ra mà cứ ngập ngừng, trái tim rung động làm cho cử chỉ cũng thẹn thùng. Con người Việt Nam vốn thế, tế nhị một chút mới thấy hết nhịp rung chân thành của con tim.
d. Toàn bộ vẻ đẹp của tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" đươc kết tinh ở ngôn ngữ thơ. Toàn bộ văn bản của bài thơ "Việt Bắc" được tổ chức theo lối hát đối đáp trong sinh hoạt văn hóa dân gian. Kẻ ở người đi, xưng hô mình ta cứ như lời tỏ tình của đôi trai gái trong đêm trăng thề hẹn.
"Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười".
"Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ".
Đại từ "mình" trong cách xưng hô của con người Việt Nam có thể dung cho cả hai ngôi. Trong bài thơ "Việt Bắc" có những câu thơ mình với ta chỉ là một "Mình đi ta có nhớ mình", "Mình đi mình lại nhớ mình" cán bộ với nhân dân gắn bó máu thịt.
Trong bài thơ tác giả còn dung cấu trúc hồi hoàn mô phỏng nhịp ru trong lời ru dân gian. Trong phần trọng tâm của bài thơ "Việt Bắc", Tố Hữu sử dụng cấu trúc mình đi mình về luân phiên chuyển đổi trong từng cặp lục bát "Mình đi có nhớ những ngày", "Mình về có nhớ chuyến khu", thực chất giữa đi và về trong văn bản của bài thơ chỉ là một, nhưng nguyên nghĩa của ngôn từ vốn trái nghĩa làm cho người đọc dễ tưởng tượng ra có đi có về. Đi không phải là ra đi mãi mãi mà để trở về với nguồn cội. Việt Bắc trở thành mái nhà chung của cán bộ và nhân dân.
"Việt Bắc" dễ đi sâu vào lòng người đọc, bởi cách tổ chức ngôn từ thơ xuất phát từ lời ăn tiếng nói đời thường bình dị của con người Việt Nam, tất nhiên đó là ngôn ngữ bình diện văn hóa.
3. "Việt Bắc" sống trường tồn trong đời sống trường tồn của dân tộc. Lịch sử chính trị rồi sẽ đi qua, những gì nằm trong đời sống văn hóa sẽ mãi mãi trường tồn. Bản sắc văn hóa là cái ổn định nó trở thành dòng chảy nối liền qua bốn nghìn năm của dân tộc. Đến nay và mãi mãi mai sau con người Việt Nam vẫn còn thấy "Việt Bắc" trong đời sống của chính mình.

A. TÍNH DÂN TỘC

1. Tính dân tộclà một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn xưa nay. Mà những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

2. Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật "đậm đà bản sắc dân tộc".

B. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH DÂN TỘC TRONG THƠ TỐ HỮU

1. Tố Hữu là người sử dụng một cách điêu luyện các thể thơ dân tộc.

- Thể loại lục bát được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu. Trong cuộc đời cầm bút của mình, Tố Hữu đã có nhiều bài lục bát xuất sắc như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú, Bài ca quê hương...

Tố Hữu còn sử dụng thuần thục thể song thất lục bát. Bài thơ dài Ba mươi năm đời ta có Đảng làm người đọc nhớ đến những câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca.

- Tố Hữu còn sử dụng thành công các thể thơ bảy chữ và bốn chữ như: Bác ơi! Theo chân Bác hoặc Lượm, Voi...

2. Tố Hữu là người có biệt tài trong việc sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

- Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

- Trong thơ Tố Hữu, ta thường gặp những hình ảnh bình dị, ấm áp tình đời:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đáp cùng.

hoặc:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

- Nhiều khi, Tố Hữu tạo ra được nhiều câu thơ đẹp lộng lẫy như những áng thơ cổ điển (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du). Nếu như hơi thở của văn học dân gian khiến thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển thì chất bác học của thơ cổ điển đã góp phần tạo nên sự sang trọng cho những câu thơ:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

3. Âm điệu thơ

- Thơ Tố Hữu đầy nhạc. Đó vừa là nhạc của thơ, vừa là nhạc của cõi lòng:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

- Thơ Tố Hữu sáng tạo trong việc ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ

Thác / bao nhiêu thác / cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

- Lại có khi, Tố Hữu tạo nhạc bằng cách gieo vần, sử dụng từ láy:

Nỗi niềm chi rứa Huế ai

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

- Đọc thơ Tố Hữu, ta thường nghe giọng Huế ngọt ngào. Đây là điều mà Hoài Thanh đã nhận ra sớm nhất khi ông khẳng định thơ Tố Hữu là tiếng thơ đầy "tình thương mến":

Huế ai, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi...

C. ĐÁNH GIÁ

- Không một nhà văn, nhà thơ đích thực nào lại từ bỏ quá khứ, từ bỏ truyền thông văn hóa của dân tộc vì từ bỏ văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là từ bỏ nguồn sữa quy bé

nuôi dưỡng hồn thơ mình. Nhà thơ Hen-rich Hai-nơ có lần nói rất hay rằng, nếu nhà thơ xa rời hiện thực thì anh ta sẽ "lơ lửng trên không" tựa như Thần Ang-tê bị nhấc khỏi thần Mẹ Đát. Cũng có thể nói về số phận nhà thơ như thế nếu từ bỏ truyền thống văn học quý báu của ông cha.

- Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, như con ong cần mẫn, Tố Hữu đã tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và việc tiếp thư truyền thống còn gắn liền với sự sáng tạo không mệt mỏi. Chế Lan Viên cho rằng, Tố Hữu đã khéo léo kết hợp được "cái hơi dân tộc" với "màu sắc hiện đại" để tạo nên sự kết tinh mới cho thơ ông. Chính tính dân tộc đậm đà là một yếu tố hết sức quan trọng để thơ Tố Hữu sống lâu bền trong tâm trí của người đọc.

Nguồn: Chơi Phong Thủy

Tính dân tộc được thể hiện ở hai phương diện, nội dung và hình thức. Trước hết về mặt nội dung bài thơ thể hiện ở những khía cạnh sau, hình ảnh chiếc "áo chàm" rất đỗi giản dị, tự nhiên:

"Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

"Áo chàm" là hình ảnh hóan dụ cho người dân Việt Bắc anh hùng nhưng chân thực. Câu thơ như đang ca ngợi tình người của con người Việt Nam. Từ những con người xa lạ không quen biết, chiến tranh đã kéo đẩy họ lại gần với nhau để giờ đây kỉ niệm tưởng chừng ngắn ngủi như lại dài đằng đẵng ấy vô thức còn đọng lại trong tâm trí của họ. Bài thơ là cuộc đối thọai "mình – ta" vừa ngọt ngào, vừa sâu lắng:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"

Khỏang thời gian 15 năm xảy ra biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm của lịch sử để cho tình nghĩa giữa chiến sĩ và người dân Việt Bắc ngày một gắn bó keo sơn.

Bên cạnh đó, hình ảnh chiến sĩ cách mạng hiện lên cũng rất chân thực, mang đậm tính dân tộc. Trong giờ phút chia ly, họ bịn rịn không nỡ rời xa:

"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

Chỉ một cái "cầm tay" nhưng sao khó nói nên lời tới vậy. Cầm tay như truyền them cả sức mạnh, cả hơi ấm của người ở lại cho người ra đi. Họ một lòng một dạ thủy chung son sắt:

"Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu"

Hình ảnh "mình" lặp đi lặp lại mang dụng ý của tác giả. Người chiến sĩ và người dân Việt Bắc họ như hòa quyện lại làm một không phân biệt rạch ròi được. Ân nghĩa sâu nặng giữa họ không thể đong đếm. Rời xa Việt Bắc người chiến sĩ mang trong mình bao nỗi nhớ, nhớ về thiên nhiên hùng vĩ, nhớ về tình người Việt Bắc. Tuy nhiên họ vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời.

Song song với hình ảnh con người, hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc cũng hiện lên cũng mang đậm tính dân tộc. Bức tranh tứ bình đã được ngòi bút của Tố Hữu tô vẽ thêm thắt một cách sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn:

"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Con người và thiên nhiên như hòa quyện lại với nhau. Thiên nhiên làm nền cho sự xuất hiện của con người. Nếu như câu lục là thiên nhiên thì câu bát là sự xuất hiện của con người. Tưởng chừng như hai hình ảnh này không liên quan đến nhau nhưng không phải như vậy. Mà con người tô điểm cho thiên nhiên thêm đẹp, thêm rực rỡ hơn. Con người xua đi cái lạnh giá của thiên nhiên, hòa mình vào với thiên nhiên để làm những công việc thường ngày nhưng hết sức đẹp đẽ, nên thơ.

Việt Bắc trong thơ Tố Hữu còn hiện lên với những địa danh lịch sử hào hùng, tráng lệ: Tân Trào, Hồng Thái, Ngòi Thia sông Đáy, sông Lô, Núi Hồng....

Có thể thấy, cảnh và người trong bài thơ Việt Bắc hiện lên rất thân thương giản dị mà giàu tình người, đậm đà tính dân tộc sâu sắc.

Tính dân tộc thể hiện sâu sắc nhất ở mặt hình thức. Một là, thể thơ lục bát truyền thống với kết cấu lời đối đáp của đôi trai gái, giữa kẻ ở lại và người về xuôi. Lục bát là thể thơ dân tộc nó đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng ngôi xưng "mình-ta" để bộc lộ hết tâm tư tình cảm của mình:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"

Tính dân tộc còn được thể hiện ở phương diện ngôn ngữ, nhạc điệu: Ngôn ngữ vừa giản dị, gần gũi với đời thường lại dễ thuộc, dễ nhớ kết hợp với nhạc điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng có lúc thủ thỉ, tâm tình, lúc thì đằm thắm mượt mà lúc lại ngọt ngào êm dịu.

"Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già"

Ngòai ra, hình ảnh thơ cũng thấm nhuần tính dân tộc. Ta từng bắt gặp nhiều hình ảnh giản dị trong thơ của các nhà thơ khác nhưng với thơ Tố Hữu ta lại thấy nó rất tự nhiên, thỏai mái lại rất tinh tế: Hình ảnh "trám bùi", "măng mai". "trăng", "nắng", "bản"... gần gũi biết bao!!

Tóm lại, bài thơ "Việt Bắc" – đỉnh cao của văn học Việt Nam và cũng là bài thơ để đời của Tố Hữu. "Việt Bắc" là khúc ca về thiên nhiên, con người Việt Bắc, là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc, là tình yêu, tình thương của Tố Hữu dành cho Việt Bắc. Bằng ngôn ngữ giản dị, gắn liền với đời thường kết hợp với thủ pháp nghệ thuật như lặp từ, hóan dụ.. đã lột tả được nỗi nhớ da diết của tác giả với mảnh đất đầy kí ức và kỉ niệm. Song song với đó, thể thơ lục bát kết hợp một cách nhuần nhuyễn đã đưa đẩy cảm xúc của Tố Hữu lên đỉnh cao để có thể sáng tác ra được một bài thơ tuyệt vời đến như vậy. Và "Việt Bắc" là một bài thơ thể hiện đậm đà tính dân tộc.

      

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro