thoa my 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

9.Nhiệm vụ, nội dung, hình thức kiểm tra YHTT

Kiểm tra y học thể thao là một bộ phận cấu thành của y học TDTT, sử dụng các phương pháp có đủ độ tin cậy trên cơ sở của kiến thức y-sinh học để đánh giá tình trạng sức khoẻ, năng lực vận động và khả năng thích ứng đối với các gánh nặng thể lực của cơ thể VĐV cũng như của tất cả những người tham gia tập luyện TDTT

1)Nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra y học thể thao:

Kiểm tra y học là một bộ phận cơ bản và ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển y học thể thao. Nó đáp ứng những đòi hỏi khách quan của quá trình huấn luyện. Những nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho kiểm tra y học là:

- Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những người tham gia tập luyện thể thao.

- Cùng với huấn luyện viên tham gia trong công tác đánh giá tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện.

- Phát hiện sớm những tổn thương bao gồm chấn thương và các bệnh lý xuất hiện do tập luyện gây nên.

- Đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện của VĐV.

Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực thường do bác sĩ y học thể thao đảm nhiệm và được tiến hành trong kiểm tra bước đầu hay kiểm tra định kỳ, chủ yếu dựa trên các thông số y sinh học để đánh giá. Trình độ tập luyện là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể, vì vậy nguyên lý cơ bản để xem xét trình độ tập luyện phải là nguyên tắc tổng hợp. Nghĩa là phải xem xét một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể như: trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm lý, trình độ kỹ chiến thuật, trình độ thể lực. Như vậy, để đánh giá trình độ tập luyện cần có sự phối hợp giữa bác sĩ thể thao và huấn luyện viên, được tiến hành trên cơ sở thực hiện các nhóm nghiệm pháp (test): test tâm lý, test sư phạm, test y sinh học.

2) Nội dung kiểm tra y học thể thao:

Khác với y học thông thường, đối tượng nghiên cứu của y học thể thao là những đối tượng khoẻ mạnh, có khả năng hoạt động thể lực trên mức trung bình. Để đáp ứng những nhiệm vụ đặt ra cho y học thể thao, nội dung kiểm tra y học và các phương pháp áp dụng cũng mang tính đặc thù riêng.Việc kiểm tra được tiến hành không chỉ trong trạng thái yên tĩnh (không vận động) mà cả trong trạng thái vận động nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể nói chung và từng cơ quan và hệ cơ quan nói riêng đối với sự ảnh hưởng của các gánh nặng thể lực.

- Kiểm tra mức độ phát triển thể lực.

- Kiểm tra mức độ chuẩn bị chức năng của các cơ quan.

- Kiểm tra y học sư phạm.

- Tự kiểm tra y học.

3)Hình thức kiểm tra y học thể thao:

Kiểm tra y học thể thao cho những người tham gia tập luyện thể thao và VĐV thường được tiến hành dưới ba hình thức: kiểm tra bước đầu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bổ sung.

3.1. Kiểm tra bước đầu:

Hình thức kiểm tra này được áp dụng cho tất cả những người mới bắt đầu tham gia tập luyện trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, học sinh sinh viên các trường chuyên nghiệp cũng như các VĐV tham gia đội tuyển bắt đầu chu kỹ huấn luyện mới. Đây là hình thức kiểm tra bắt buộc nhằm đánh giá trạng thái sức khoẻ, sự phát triển thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể đối với lượng vận động.

Kết quả kiểm tra bước đầu cho phép bác sĩ thể thao đưa ra chỉ định tập luyện cho người mới tham gia tập luyện (loại hình thể thao, lượng vận động) và là cơ sở để phân loại sức khoẻ. Kết quả kiểm tra này được lưu lại làm cơ sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện sau mỗi giai đoạn huấn luyện.

3.2. Kiểm tra định kỳ:

Kiểm tra định kỳ là một hình thưc kiểm tra được định trước phù hợp với kế hoạch huấn luyện của HLV và được tiến hành sau một thời gian tập luyện 1 -3 tháng hay sau khi kết thúc một giai đoạn huấn luyện, giai đoạn chuẩn bị thi đấu và giai đoạn thi đấu của một chu trình huấn luyện lớn. Mục đích của kiểm tra định kỳ là: đánh giá tác động của các bài tập thể lực đến trạng thái sức khoẻ, tình trạng thể lực và trạng thái chức năng của cơ thể người tập. Như vậy, kiểm tra định kỳ có tác dụng đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện và phát hiện những biểu hiện bệnh lý phát sinh do quá trình tập luyện không hợp lý gây ra. Hình thức kiểm tra này tiến hành ít nhất là một lần/năm đối với tất cả cácVĐV.

3.3. Kiểm tra bổ sung:

Kiểm tra bổ sung được tiến hành theo đề xuất của HLV hoặc yêu cầu của VĐV. Đây là hình thức kiểm tra được áp dụng để quyết định vấn đề tham gia thi đấu của VĐV, hay quyết định việc trở lại tập luyện của VĐV sau giai đoạn nghỉ ốm, chấn thương hoặc trong các trường hợp xuất hiện dấu hiêu tập luyện quá sức.

Theo luật thi đấu, các môn quyền anh, chạy cự ly trên 20 km, đi bộ thể thao, đua xe đạp, mô tô, ô tô đường trường, bơi cự ly dài các VĐV phải được kiểm tra y học bổ sung trước khi thi đấu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro