thoa my 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Răng người già.

Câu 1:Các vấn đề bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

1) Biến đổi ở r bao gồm:

- Mòn mặt nhai

- Tủy bị xơ teo

- Giảm mật độ tế bào

- Tạo ngà thứ cấp

- Ngà cơ hóa dần bị mất nc,r dòn dễ mẻ,dễ bị gãy

- Có sự tăng tạo xe măng ở chân

- Sâu r mới,và tái phát ở thân r nhưng dễ bị sâu hơn ở chân r

- Tụt nướu

- Giảm tiết nc bọt

- Biện pháp vs ít có hiệu quả,chức năng nhai giảm sút,đó là ~ lý do làm cho dễ bị sâu chân r

- Do còn nhiều r mang miếng trám lớn nên cũng dễ bị sâu tái phát

2) Bệnh nha chu

- Tụt nướu, mất bám dính và tiêu x gần như khó tránh khỏi người cao tuổi

- Tuy nhiên quá trình tích tuổi k phải là nguyên nhân duy nhất đưa đến tình trạng mất r

- Nhiều yếu tố vùng miệng và bệnh toàn thân cũng như ~ loại thuốc thường đc kê đơn cho người cao tuổi có thể a/hưởng xấu đến mô nha chu, như bệnh tiểu đường,thuốc chống cao huyết áp laoij ức chế kênh Ca,thuốc chống co giật, cyelospotin...

- Ngược lại bệnh nha chu cũng a/hưởng trên sk r và sk toàn thân of cao tuổi.bệnh nha chu gây hôi miệng, làm lung lay r, mất r ->a/h cn nhai ,nuốt,nếm và dinh dưỡng.bệnh nha chu có thể a/h đến bệnh tim mạch, nội tiết,hô hấp và bệnh nhiễm khuẩn.bênh NC ở ng giafcos thể điều trị và có khả năng lành bệnh,tuy có hơi chậm hơn người trẻ,nếu đt thích hợp và có biện pháp giữ gìn vsrm tốt.ở bn già nên dùng biện pháp đt nha chu bảo tồn và thuốc ks

3) Niêm mạc miệng:

- Có ~ biến đổi do tích tuổi và ~ bệnh miệng.biểu mô nmac miệng là biểu mô lát tầng, teo mỏng dần với tuổi, mất tính đàn hồi ,đồng thời đáp ứng miễn dịch giảm nên dễ bị chấn thương và dễ nhiễm trùng.

- ~ biến đổi tại cỗ và bệnh toàn thân và thuốc làm cho nmac miệng dễ bị 1 số tt dạng bong nc, loét,liken, nhiễm khuẩn và ung thư 90% ung thư miệng ở bn>50t, do đó cần khám định kỳ để phát hiện và đt sớm k miệng

4) Tuyến nc bọt:

- Người cao tuổi khỏe mạnh tổng lưu lượng nc bọt k giảm.tuy nhiên nhiều ng than phiền về khô miệng.các bệnh toàn thân , thuốc và xạ trị là nguyên nhân chính gây khô miệng

- Hơn 400 thứ thuốc có td phụ làn giảm tiết nc bọt( chống trầm cảm, an thần, chống Parkinson)

- 1 số bệnh như bệnh sjogen, bệnh tự miễn, Alzheimer có thể gây khô miệng. khô miệng gây nhiều vấn đề ở miệng và hầu hết ở người cao tuổi: niêm mạc khô và dễ trầy xước, giảm khả năng chống nhiễm khuản,giảm sự bôi trơn, tăng nguy cơ viêm nướu, nhiễm nấm,đau , khó ăn , khó nuốt ,nếm ,khó lưu hàm tháo lắp.

- Để làm giảm khô miệng cần thay thế thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng, dùng nc bọt nhân tạo.thức hiện biện pháp vsrm tốt,kthich tuyến nc bọt = vị giác, nhờ nhai và dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn và uống phù hợp là ~ biện pháp lâu dài để chống khô miệng

5) Chức năng vận động và cảm giác vùng miệng

- Xáo trộn cn nuốt và tư thế cơ miệng thường xảy ra với người cao tuổi.nhai nuốt ở người cao tuổi đủ r cũng kém hiệu quả hơn người trẻ.tuy nhiên điều này sẽ k gây khó khăn trừ khi có thêm ~ bệnh toàn thân( tai biến mạch máu não,Parkinson)hay có dùng thuốc (loạn vđ do thoái hóa khớp) làm cho dễ bị sặc hay hít vào đg thở.

- Nhiều người cao tuổi than phiền là ăn k biết ngon, khó cảm nhận đc mùi vị.nếu mùi ít bị a/h do tuổi thì vị giác lại giảm dần theo sự tích tuổi.k cảm nhận đc mùi vị, giảm sút về vận động , giảm tiết nc bọt dễ làm cho người cao tuổi chán ăn, bị suy dinh dưỡng,mất nc và bị giảm chất lượng cuộc sống.

Câu 2.Dự phòng và điều trị những bệnh răng miệng ở người lớn.

a. Kiểm soát sâu răng:

- Hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp, giữ gìn vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng bám, dùng kem đánh răng có flour.

- Chữa trị các răng sâu thường dùng vật liệu trám GIC. Đây là vật liệu dán tốt trên bề mặt răng, ít gây kích thích tủy và có khả năng phóng thích flour bảo vệ răng, ức chế vi khuẩn tạo mảng bám.

b. Điều trị bệnh nha chu.

- Lấy vôi răng, lấy sạch mảng bám, làm nhẵn chân răng, nạo túi nha chu.

c. Phòng và điều trị sự mòn răng.

- Mòn răng là 1 nguyên nhân quan trọng gây phá hủy mô răng. Các răng mòn gây mất cấu trúc về giải phẫu và dễ gây nên hiện tượng dắt thức ăn vào khe răng, tổn thương lợi, viêm nha chu, cuối cùng răng bị tiêu xương, tụt lợi, lung lay và mất răng. Mòn quá mức răng cửa còn làm xấu về thẩm mỹ.

- Hay gặp những răng mòn quá mức mặt nhai, mòn khuyết ở cổ thường bị đau buốt khi ăn lạnh, nóng hoặc chua, ngọt, nặng hơn có thể gây viêm tủy, tủy hoại tử và viêm quanh chóp răng.

- Nguyên nhân gây mòn: có nhiều nguyên nhân:

o Mòn răng cơ học (nghiến răng, chải răng quá mức)

o Mòn răng hóa học

o Trào ngược dạ dày

- Nguyên nhân khác: bất cứ loại thuốc nào có pH acid và tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng có thể gây mòn như vit C nhai, viên aspirin nhai.

· Điều trị mòn răng: phụ thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi và sự hợp tác của người bệnh và tính nhạy cảm của răng.

- Trung hòa tác động của acid và tăng sức đề kháng của răng đối với sự tấn công của acid. Sử dụng các chất súc miệng có tính kiềm hoặc trung tính, uống sữa hoặc nhai kẹo cao su loại không đường sau mỗi bữa ăn là việc làm có lợi để tránh mòn răng.

- Bôi verni Fluoride tại chỗ để giảm tình trạng quá cảm của răng và tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng hóa.

- Nên thường xuyên đi khám kiểm tra sự tái khoáng của mô răng 3 tháng 1 lần.

- Việc lựa chọn điều trị phục hồi phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, Những điều trị phục hồi đầu tiên nên là điều trị bảo tồn, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Có thể dùng các vật liệu dán để bảo vệ các mặt răng dễ mòn và phục hồi đầy đủ hình dạng chức năng của răng như composite. Ngoài ra có thể dùng các vật liệu dán bằng nhựa, kim loại hoặc sứ để phục hồi khi mòn nhiều ở các mặt của răng dưới dạng chụp răng.

- Cần phải điều trị các răng bị bệnh nha chu, viêm tủy, phục hồi làm dài thân răng, hoặc nắn chỉnh răng do mòn quá mức.

d. Nhổ răng và phẫu thuật miệng

- Nhổ răng là yêu cầu thường gặp vì răng lung lay do nha chu, ngoài ra còn phẫu thuật các u nhú hay điều chỉnh xương để chuẩn bị làm hàm giả.

- Cần kiểm soát các bệnh mãn tính (cao HA, tim mạch, tiểu đường ...) trước khi nhổ răng phẫu thuật.

- Cần can thiệp nhẹ nhàng, chăm sóc hậu phẫu tốt để ngừa bội nhiễm.

e. Phục hình răng.

- Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi rất cao, số răng mất tỉ lệ với số tuổi.

- Cần phục hình lại răng với các lý do sau: thẩm mỹ, ăn nhai và giao tiếp xã hội

- Có nhiều loại phục hình tùy thuộc vào từng tình trạng mất răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và tình trạng sức khỏe tổng quát, mong muốn của bệnh nhân cũng như khả năng tài chính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro