Chương 5. Dấu tích từ quá khứ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vậy loài người chúng ta từ đâu mà ra? Và họ đã phát triển như thế nào?

Có một câu chuyện thế này. Các nhà khoa học tranh cãi nhau gay gắt đến nỗi vọng cả lên Thiên Đình. Ngài Tôn Ngộ Không nghe thấy bèn tức quá đập thiết bổng ầm ĩ mà mắng rằng "Đến tao là Tề Thiên Đại Thánh có 72 phép thần thông biến hóa, hơn 100 ngàn năm tu luyện còn không biến nổi thành người, thế mà thằng nào ở dưới hạ giới nói bậy bạ gì vậy".

Vì thế ngài ra lệnh, kẻ nào cho rằng khỉ tiến hóa thành người thì phải gọi là phái Hài đạo. Tức là nhóm thích kể chuyện hài hước bằng Thuyết tiến hóa. Còn những người cho rằng, con người do tự nhiên trời đất sinh ra được gọi là Sinh đạo.

Ngài còn nói "Đến tao cũng là do trời đất sinh ra chứ có phải tiến hóa từ giống nào đâu mà mấy thằng thế kỷ 21 cứ nói linh tinh".

Vì thế, các nhà khoa học thuộc phái Sinh đạo đã đưa ra giả thuyết về loài người như sau.

Lịch sử loài người, bắt đầu một cách rất tự nhiên và có lẽ đã sớm hơn từ 3 tỷ năm đến 500 triệu năm về trước. Không có tiến hóa từ giống khác.

Như vậy con người đã xuất hiện từ thời viễn cổ. Từ lúc tế bào đầu tiên xuất hiện ngoài đại dương cho đến kỷ Cambrian. Kỷ này được biết đến với các hóa thạch động vật chân đốt, giáp xác và các sinh vật có xương sống đầu tiên.

Vì vậy, giả thuyết này bị những nhà Hài đạo phản bác. Bởi vì họ cho rằng, đến kỷ Carbon mới có sinh vật bốn chân đầu tiên trên mặt đất (Tức là khoảng năm 380 triệu đến 300 triệu năm trước). Chẳng lẽ loài người xuất hiện trước cả sinh vật 4 chân.

Trong khi đó, loài khủng long cổ đại xuất hiện từ kỷ Trias đến kỷ Juras. Khoảng 300 triệu đến 230 triệu năm trước.

Vì thế các nhà Sinh đạo phải đưa ra dẫn chứng sau.

1. Trái Cầu Klerksdorp sphere 2,8 tỷ đến 3 tỷ năm tuổi.

Năm 1984. Ông Roelf Marx, giám đốc bảo tàng Klerksdorp, Nam Phi. Nơi đang giữ một số vật cổ đã đưa cho các nhà khoa học vài mẫu trái cầu gọi là Klerksdorp sphere. Chúng được khai thác trong các mỏ Pyrophilit gần một thị trấn nhỏ của Ottosdal ở Tây Transvaal, Nam Phi. 

Điều đáng nói là những trái cầu này nằm trong lớp khoáng chất khá mềm được tạo nên bởi trầm tích khoảng 2,8 tỷ đến 3 tỷ năm trước. Marx mô tả rằng, nó có một bề mặt kim loại rất cứng và một cấu trúc dạng sợi bên trong. Đến thép cũng không thể làm cho nó chầy xước. Ông thấy chúng rất kỳ lạ và khó hiểu.

Các bạn có thể xem hình ảnh những trái cầu Klerksdorp sphere tại đây.

http://www.youtube.com/watch?v=kUikNGy5qz8

2. Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi.

Vào năm 1972, một nhóm khoa học gia người Pháp đã phát hiện được những dấu tích của một tổ hợp lò phản ứng hạt nhân vĩ đại nằm sâu dưới đất khoảng 200 m tại Oklo, nước Cộng hoà Gabon, Châu Phi.

Người ta đã khai quật 9 trong tổng số 17 lò phản ứng hạt nhân. Xác định bằng phương pháp đồng vị đã chỉ ra rằng lò phản ứng này từng hoạt động cách đây 2 tỷ năm. Khám phá này đã gây chấn động cộng đồng giới khoa học vào năm 1972.

Họ khám phá ra nơi đây chất Uranium đã được kích động và làm nguội bởi nguồn mạch nước thiên nhiên dưới các lớp đá trong chu kỳ mỗi 20 phút. Cứ 20 - 30 phút là mạch nước phun ra và tưới lên các các thỏi Uranium để làm nguội nó. Còn kỳ lạ hơn, chất thải của nguyên tử (nuclear waste) ở dạng Plutonium sau đó được dời xuống 10ft bên dưới qua các lớp đá granite, cát sạn, và đất sét để hoá giải hoá học của chất thải Uranium. Plutonium chỉ có thể sản xuất tại các nhà máy nguyên tử hiện nay. 

Điều quan trọng là nhiệt độ từ lò phản ứng chỉ phát ra trong khoảng cách 40 m và ngấm vào giữa các lớp đá. Như vậy, những lò nguyên tử này đã có kỹ thuật rất cao trong việc dùng thiên nhiên để tạo ra năng lượng nguyên tử và không gây ra ô nhiểm môi sinh. 

Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc vào Google xem ảnh

http://vtc.vn/394-242767/phong-su-kham-pha/phat-hien-lo-phan-ung-hat-nhan-tu-2-ty-nam-truoc.htm

3. Các bức bích họa trong hang đá có niên đại 500 triệu năm tuổi.

Vào năm 1912, trên ngọn núi Brandepierg ở Namibia - miền Tây Nam Châu Phi. Trong một bức bích họa miêu tả động vật nguyên thủy, có người đã phát hiện ra bức họa đá nguyên thủy miêu tả một quý bà da trắng. Quý bà này mặc áo sơ mi ngắn tay và quần đi ngựa bó sát mông. Đeo găng tay và đi giày vải, buộc dây nịt tất. Đứng bên cạnh quý bà là một người đeo mặt nạ và mũ sắt rất phức tạp. Nhân vật mặc áo sơ mi hoa cà trong bức họa tiền sử Lusajac, được các nhà khảo cổ xác định là sản phẩm chính hiệu của Pháp.

Còn nhân vật trong bức họa đá ở vùng Arnhem (Australia) thậm chí còn mặc đồ vũ trụ có khóa kéo, đầu đội mũ sắt có các tua giống như dây ăng ten và lỗ nhỏ để quan sát. 

Bức họa đá trong thủ phủ Phang Nga ở miền Nam Thái Lan còn miêu tả một người máy đầu đội mũ sắt, mặc quần áo, mình mang thiết bị lọc khí thở, bụng mang đèn pin. Chẳng lẽ ở thời kỳ hoang dại, con người còn ăn lông ở lỗ mà đã giàu trí tưởng tượng. Có thể sáng tạo ra trang phục cho hậu thế cách hàng nghìn hàng, vạn năm hay sao?

Các bạn có thể tham khảo tại đây

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/3134_bi-an-ve-buc-hoa-500-trieu-nam-truoc.aspx

3. Hóa thạch đôi giày 500 triệu năm tuổi và những dấu chân.

Vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch. Ông William J. Meister, một nhà thám hiểu nghiệp dư đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người. Vết chân này, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên hơn, ông cũng tìm thấy một con bọ Trilobite hay còn gọi là Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy.

Đôi giày này nằm trong khu vực đá cổ thời Cambrian khoảng 500 Triệu năm trước và loài trùng Trilobite cũng được chứng minh đã sống trong thời kỳ này. Khám phá này rất có giá trị đối với nguồn gốc cuộc sống con người thời tiền sử, nó đả kích những người thuộc phái Hài đạo.

Các bạn có thể xem hình ảnh tại đây

http://paleo.cc/paluxy/meister.htm

Một nhà thám hiểm khác người Pháp đã phát hiện bên bờ sông Mississippi của St Louis, trong một khu vực giàu đá vôi những dấu chân của lòng bàn chân con người. Những khám phá bổ sung được cung cấp trong tài liệu ở tập 7 (trang 364-367, 1885) của Tạp chí Nghiên cứu Di tích Văn hóa Cổ của Hoa Kỳ. Trên cùng bờ sông Mississippi, một dấu chân sâu 1 foot và dài 2 feet, cũng đã được tìm thấy. Tất cả những phát hiện này đã được xác định niên đại bằng các kỹ thuật phân rã phóng xạ (sau năm 1885 – Sách đã dẫn) và được khám phá là có niên đại xấp xỉ 345 triệu năm. 

Năm 1927, một nhà địa chất học nghiệp dư đã tìm thấy. Trong đá vôi thuộc kỷ Trias tại hẻm núi Fisher thuộc tiểu bang Nevada, một vết in của chiếc giày hóa thạch. Ngạc nhiên thay, cũng có một gót chân bị gãy rời ra hoàn toàn. Phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ các-bon cho thấy nó có tuổi khoảng 225 triệu năm. Thật bất ngờ, khi được xem xét lại thông qua kỹ thuật chụp ảnh qua kính hiển vi đã cho thấy, phần da trên chân đế đã được khâu vào nhờ hai hàng len, chính xác là cách nhau 1/3 inch. Một kỹ thuật làm giày như vậy đã không hề tồn tại vào năm 1927.

Hai Tao, một chuyên gia hóa thạch nổi tiếng của Trung Quốc. Đã tìm thấy một hóa thạch trông như một dấu giày của con người tại Núi Đỏ ở thành phố Urumqi, thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Hóa thạch này được xác định có niên đại khoảng 270 triệu năm về trước. Chiếc giày có chiều dài khoảng 26 cm, lớn hơn ở phần ngón chân và hẹp hơn ở phần gót chân. Một dấu vết in đường may gấp đôi cũng có thể quan sát được. 

Cùng với những khám phá về dấu chân người có niên đại vài trăm triệu năm. Cho đến những khám phá về cuộn giấy cổ xưa, cũng như các hóa thạch dấu chân khủng long. Nhiều vết chân và vết giày hơn nữa đã được phát hiện trong những năm 1970 tại Thung lũng Carrizo ở Tây Bắc Oklahoma. Nhật Bản.

Những dấu tích này xuất hiện trong cả sự hình thành Morrison lẫn đá sa thạch Dakota, chúng có niên đại khoảng 155 đến 100 triệu năm tuổi. Những dấu giày này được xác định rõ ràng hơn, và cho thấy người đeo chúng có kích thước cao hơn mức bình thường, với vết in trung bình dài 20 inch và 8 inch xương bánh chè. Những dấu chân trần bị ăn mòn một ít, nhưng cho thấy bằng chứng của dải áp lực xác định. Một số rất gần với dấu vết khủng long.

Các bạn có thể xem video dưới đây. Dấu chân khủng long lẫn với dấu chân người.

http://www.youtube.com/watch?v=qvHII6Vv06s

Hoặc bài viết tại trang web.

http://chanhkien.org/2010/04/ven-buc-man-van-minh-tien-su-phan-2-dau-chan-tien-su.html

4. Chiếc bình kim loại cổ 500 triệu năm tuổi.

Một chiếc bình làm bằng kim loại được phát hiện trong một vụ nổ đá tại Dorchester, Massachusetts, năm 1852. Nhiều nghi vấn được đặt ra sau vụ phát hiện rằng, liệu chiếc bình 500 triệu năm tuổi này đã bị vùi trong đá như thế nào, và thật sự là nó đã ở trong khối đá?

Một bái báo của tạp chí Scientific American từ 5 tháng Sáu 1852, trích dẫn lại của Boston Transcript: “chiếc bình vô danh lạ kỳ này bị đánh bay khỏi khối đá rắn chắc, khi đang ở độ sâu 15 feet… Hiển nhiên vật gây chú ý này bị đánh bay khỏi khối đá”. Khối đá còn nhiều nghi vấn này được xác định là từ kỷ Đại Tân Nguyên Sinh, cách đây khoảng 541 đến 1 tỷ năm.

Các bạn có thể tham khảo tại đây

http://vietdaikynguyen.com/v3/6037-khong-phu-hop-voi-nien-dai-chiec-binh-500-trieu-nam-tuoi/

5. Công cụ kim loại 300 triệu năm tuổi.

Đầu năm 2012. Tại thành phố Vladivostok, vùng Primorsky Krai, Nga. Người ta đã phát hiện ra một mảnh kim loại có niên đại 300 triệu năm.

Các chuyên gia hàng đầu vùng Primorsky cho biết, họ đã rất bất ngờ khi khám phá ra tuổi thọ của mảnh kim loại này. Dựa vào hình dáng sắc nét, họ còn đưa ra giả thuyết, mảnh kim loại này có thể là một dụng cụ được chế tạo chứ không phải do hình thành tự nhiên. Tuy nhiên, ai đã chế tạo ra dụng cụ này thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với các nhà khoa học Nga.

Các bạn có thể đọc bài viết tại đây.

http://www.baomoi.com/Phat-hien-dung-cu-kim-loai-co-tuoi-doi-300-trieu-nam/79/12680880.epi

6. Công cụ lao động 300 triệu năm tuổi.

Vào thế kỷ 18 tại Pháp, công nhân một mỏ đá gần Aix-en-Provence đã khám phá ra một điều mà đến nay vẫn còn là một là bí ẩn.

Họ đã đào xuống từng lớp đá vôi. Đến lớp cát giữa tầng đá thứ 11 và 12 thì tìm thấy những vật thể nhân tạo dường như đang chế nhạo toàn bộ lịch sử tồn tại của loài người trên Trái Đất này. Khám phá đã được ghi chép trong Tạp chí Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (American Journal of Science and Arts) vào năm 1820 bởi T. D. Porter, người đã phiên dịch toàn bộ công trình “Khoáng vật học” của Count Bournon. Bài viết có phiên bản trực tuyến tại  Internet Archive, một tổ chức phi lợi nhuận xây dựng thư viện trực tuyến với các bản sao tác phẩm với phiên bản kỹ thuật số.

Mặc dù Porter không đưa ra niên đại của những vật thể dựa trên địa điểm được phát hiện, nhưng Roy Bainton đã viết trong “Cuốn sách tổng hợp về các dị tượng không thể giải thích” (The Mammoth Book of Unexplained Phenomena) của mình rằng các lớp đá vôi xung quanh có niên đại lên tới 300 triệu năm tuổi.

Porter đã trích dẫn lời Bournon: “Họ phát hiện những gốc cột và mảnh vỡ của những phiến đá được chế tác dở dang, và loại đá này tương tự với những thứ thuộc về mỏ đá. Hơn nữa họ còn tìm thấy tiền xu, cán búa, và mảnh vỡ của các công cụ bằng gỗ. Nhưng điều chủ yếu thu hút họ, chính là một lớp đá dày khoảng 2.54 cm (1 inch) và dài hơn 2m.”

Lớp đá này có hình dạng tương tự như kiểu mà thợ xây và thợ mỏ hiện đại thường áp dụng. Dường như con người từng tham gia vào việc tương tự như khai thác mỏ – trước cả thời điểm mà loài người được cho là tồn tại, huống chi là sử dụng công cụ.

Các phiến đá với phần được chế tác vẫn còn y nguyên, nhưng tất cả dụng cụ bằng gỗ đã biến thành mã não, một loại đá cứng.

Các bạn có thể tham khảo tại đây

http://vietdaikynguyen.com/v3/8212-nguoi-co-dai-sang-tao-cong-cu-tu-300-trieu-nam-truoc/

7. Dấu tích người sống chung với khủng long.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rất nhiều bằng chứng là con người đã sống chung với khủng long từ hơn 300 triệu đến 65 triệu năm về trước qua các hóa thạch.

Các bạn có thể xem tại đây. Dấu chân người rất rõ ràng, không giống tinh tinh một chút nào. Có thể là người xưa đã đi săn khủng long hoặc nuôi chúng lấy thịt.

http://www.youtube.com/watch?v=R6GiNQvugn0

8. Chiếc búa 140 triệu năm tuổi.

Chiếc búa này được bà Emma Hahn phát hiện ra vào tháng 6 năm 1934 trong mỏ đá gần thị trấn London, bang Texas, Mỹ.

Các chuyên gia thời đó đã giám định, và đi đến một kết luận: Đó là một trò đùa. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này với các cuộc điều tra khác nhau đã chỉ ra sự phức tạp hơn ta tưởng.

Đầu tiên, tay cầm bằng gỗ đã hóa đá, và bên trong đã biến thành than qua hàng triệu năm. Thứ 2. Các chuyên gia ở Học viện Metallurgical, Columbus (Ohio) rất kinh ngạc với hợp chất hóa học bị chìm trong đất gồm: 96.6% sắt, 2.6% Clo và 0.74% sulfur, và không có một tạp chất nào. Trong khi sắt nguyên chất chưa từng được phát hiện trong lịch sử các kim loại trên trái đất.

Trong phần kim loại, không tìm thấy các kim loại sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thép (như mangan, coban, niken, vonfram, vanadi hay molypden). Không có tạp chất, và tỷ lệ % của clo lớn bất thường. Đáng ngạc nhiên là không thấy dấu vết của carbon, trong khi quặng sắt từ Trái đất luôn luôn chứa carbon và các tạp chất khác.

Nhìn chung, theo những quan sát hiện đại. Phần sắt của chiếc búa không phải là loại chất lượng cao. Nhưng phần đặc sắc là, sắt của chiếc búa này không bị rỉ sét! Không có dấu hiệu của sự ăn mòn.

Tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc Bảo tàng Cổ vật khoáng sản, nắm giữ chiếc búa này ước tính nó được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 triệu năm trước.

Các bạn có thể tham khảo tại bài viết này

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/49336_Chiec-bua-sat-140-trieu-nam-thach-thuc-cac-nha-khoa-hoc.aspx

Những kết quả trên cho thấy rằng 100 triệu năm trước. Nền văn minh loài người đã có thể tương đương – hoặc tiến bộ hơn chúng ta ngày nay.

Đứng trước các lý lẽ như trên. Phái Hài đạo cho rằng chúng thiếu thuyết phục vì việc xác định niên đại bằng đồng vị các bon phóng xạ có thể có sai lệch. Vì vậy họ đưa ra một giả thuyết khả thi hơn là. 

Loài người có lẽ đã bắt đầu từ 25 triệu năm trước là chính xác nhất, nhưng không thể giải thích được. Tại sao loài khủng long? Một sinh vật đã tuyệt chủng từ 65,5 triệu năm trước mà vẫn tồn tại cùng loài người. 

Nếu vậy thì loài người phải tồn tại trước cả 65,5 triệu năm, hoặc khủng long không bị tuyệt chủng trong thảm họa thiên thạch. 

Thật là những người hài hước. Họ đã hô... biến "bà nội 3,2 triệu năm tuổi" sang 25 triệu năm tuổi. Còn khủng long đã tuyệt chủng 65,5 triệu năm, nay chắc được tái sinh để sống cùng người tiền sử 25 triệu năm tuổi.

Có nhà khảo cổ đã phải thốt lên rằng. Họ (chỉ những người Hài đạo) không chịu quan tâm đến những chứng cứ khảo cổ mà chỉ lo tìm kiếm hóa thạch khỉ. Họ nặn sáp, cắm thêm lông, tạo dáng đứng lom khom rồi nói rằng, đấy là tổ tiên của chúng ta.

Đức ngài Như Lai Buddha đã nói rằng. Ngài đã trải qua hàng ức... ức kiếp. Tức là hàng tỷ năm đó. Bạn nghĩ sao?

Xin mời các bạn xem tiếp chương 6, để biết rõ hơn về văn minh của loài người thời tiền sử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro