Lời Mở Đầu - Vài lời tản mạn.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mỗi người ai cũng có cho mình một sở thích, một đam mê. Có người sẽ mê mệt những cô ngàng idol với sự trong trắng đáng yêu, có người đam mê với máy móc, người thì mê xe cộ... Nói chung mỗi người một khác. Để duy trì cái sở thích cá nhân, ta phải tìm một hay là một số người bạn có cùng sổ thích để sẻ chia, trau dồi kinh nghiệm lẫn nhau để sở thích cá nhân dần phát triển. Nếu không, nó (niềm đam mê với thứ ta theo đuổi) sẽ sớm bị vụt tắt. Và tìm được người như vậy là một điều đáng quý. Còn tôi, tôi có một niềm đam mê mãnh liệt với những tờ giấy bạc, những đồng xu, những con tem thời xa xưa.

Nếu bạn là một người bình thường, suy nghĩ bình thường, thực dụng thì có lẽ bạn sẽ thấy những người sưu tầm tiền + xu + tem là những người "bị điên, tâm thần, đồ khùng, tự nhiên bỏ tiền ra đi mua tiền không xài được, có ăn được đâu mà mua làm chi, vân vân và vân vân...". Tại sao dân sưu tầm bị cho là "điên", bởi vì những con người mà có chút suy nghĩ, sở thích khác biệt so với đám đông, nên bạn thường nghĩ rằng cái gì mà đám đông theo là bình thường, thậm chí là lẽ tất nhiên, đồng nghĩa là những người mà không hùa theo đám đông thì bị cho là lập dị, thần kinh. Ví dụ như vào những năm của thế kỷ XVI - XVII, Giáo Hội Công Giáo bị chính trị xen vào, nên phát biểu thế này "Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì quay quanh nó. Kẻ nào phát biểu ngược lại là Tà Giáo" (thực tế Chúa không phát biểu tầm bậy như vầy). Thời kỳ nào cũng vậy, người dân thường nghe theo những gì chức sắc tôn giáo nói, vì họ nghĩ rằng đó là lời của Chúa. Và tất nhiên, vào thời ấy ai cũng tin mệnh đề trên là đúng. Khi Galileo Galilei phát biểu ngược lại (tức mặt trời mới là trung tâm vũ trụ, còn trái đất và các vì sao quay quanh nó) thì bị Giáo Hội bắt giam, cầm tù ông mà không ai bênh vực, vì họ nghĩ rằng Galilei là một kẻ tà đạo. Họ tin vào những kẻ làm chính trị xen vào tôn giáo ấy mà không có chút suy nghĩ rằng vấn đề đó là đúng hay là sai.

Thôi, dài dòng quá, quay trở lại vấn đề chính. Họ (đám đông tôi vừa kể) chỉ nghĩ và nói được một phần bên ngoài sự việc chứ không hề suy nghĩ vì sao dân sưu tầm lại thích đi kiếm những tờ bạc mà bây giờ không thể xài được. Họ không biết rằng sưu tầm tiền là một cách học lịch sử rất độc đáo. Ngoài việc kiếm tài liệu viết về ngày tháng của sự kiện lịch sử, họ có thể tiếp nhận những kiến thức ấy thông qua hình ảnh in trên tờ bạc ấy. Lấy ví dụ này cho dễ hiểu: tờ 500 đồng in chân dung Đức Thánh Trần, mặt trước in chân dung ngài, mặt sau in chiến công lừng lẫy nhứt trong lịch sử nước nhà do Ngài lãnh đạo: Chiến Thắng Bạch Đằng 1288, một trận đánh quyết định sự thắng lợi của vua tôi nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Sưu tầm tiền là một trong những cách để khơi dậy chúng ta yêu nước, yêu thiên nhiên. Những nếp sống ở nơi thôn quê, bức tranh quê hương trên các tờ 20 đồng 1955, 2 đồng cánh buồm đã khiến ta phải yêu con người, yêu quê hương Việt Nam nhiều hơn, và mang trong mình lòng tự tôn dân tộc. Những người chuyên sưu tầm tiền quốc tế thì họ sẽ biết được những nhân vật lịch sử quốc tế, những vĩ nhân, những địa danh và được thấy chữ viết của quốc gia in trên tờ bạc, đồng xu giúp ta mở mang kiến thức địa lý một cách phong phú hơn là phải cắm mặt vô đề cương với những số liệu cũ rích (mới đây kỳ thi THPTQG vừa rồi đã chứng minh điều tôi nói là đúng. Cắm mặt vào xấp đề cương nên lú đến nỗi phán Ấn Độ thuộc châu Phi). Ngoài ra, sưu tầm tiền có thể giúp ta hiểu biết thời kỳ nào của dân tộc, quốc gia nào bị lạm phát, kinh tế thịnh suy khác nhau, từ đó có đánh giá khách quan về một thời kỳ của dân tộc. Ví dụ: sau khi Đệ Nhứt Thế Chiến kết thúc và Đức phải ký vào hòa ước Versailles, trong đó có điều khoản bồi thường chiến phí khổng lồ. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cộng hòa Weimar đã cho in tiền vô tội vạ, dẫn đến việc đồng tiền mất giá trầm trọng. Tình trạng này y chang Zimbabwe dưới chế độ độc tài Mugabe, mua một ổ bánh mì mà xách cả bao tải tiền, tiền lại có mệnh giá cực cực cực kỳ cao.

Tôi phải thêm một điều này rất quan trọng. Những kẻ có sưu tầm tiền mà chả có tí gì về kiến thức lịch sử thì họ chỉ là những kẻ adua theo những người có suy nghĩ, sở thích khác với đám đông. Nên cho dù họ có cả chục cuốn album cũng không bằng một người chỉ có một, hai cuốn album nhưng họ có vốn kiến thức lịch sử + địa lý + đồng bạc đồ sộ. Số lượng và chất lượng chỉ quyết định giá trị vật chất thôi. Thứ quyết định giá trị bộ sưu tập của mình chính là kiến thức và tình yêu đối với những chủ đề in trên đồng tiền. Tất nhiên thành phần này tôi nghĩ chỉ chiếm thiểu số thôi.

Tôi là người sưu tầm cũng đã gần bốn năm. Trong khoảng thời gian ấy tôi đã học hỏi rất nhiều. Từ kiến thức lịch sử đến kinh nghiệm ứng xử, cũng như học cách đối phó với lũ bò đỏ. Tôi đã có một bộ sưu tập tuy khiêm tốn, không đáng bao nhiêu so với anh em cùng đam mê. Nhưng đối với tôi vầy cũng ngon.

Trong bốn năm trên hành trình sưu tầm, tôi trải qua nhiều chuyện, huy hoàng có, sóng gió, khủng hoảng có luôn. Ở giai đoạn này, nhiều câu chuyện để lại ấn tượng đáng nhớ. Nhưng cũng có những chuyện có thể nói là dù muốn quên nhưng không quên được. Nhằm ôn lại một thời đã qua, nay tôi tự kể câu chuyện cho mọi người qua cuốn tự truyện đầu tay mang tên "Thời Huy hoàng của tôi".

Cuốn tự truyện này tôi sẽ kể vào giai đoạn nửa đầu hành trình sưu tầm của tôi (Từ lần đầu tôi đặt chân đến Cao Minh đến 2/6/2019). Đây là giai đoạn sưu tầm có thể coi là thành công nhứt từ khi tôi bắt đầu mới vào "nghề". Trình tự theo giai đoạn tôi kể bắt đầu từ những ngày đầu tiên tôi mới chập chững vào nghiệp sưu tầm với những khó khăn chồng chất, cho đến khi tôi đã khẳng định vị trí của mình trong việc thiết lập các mối quan hệ với các cô chú bác, anh chị em trong giới sưu tầm, từ Cao Minh đến trên Facebook.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro