2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lý Vũ Xuân từng kể qua, lúc cô tốt nghiệp trung học phổ thông đã tổ chức một buổi nhạc hội cá nhân, lúc đó tôi không tin lắm, tuy chỉ là trong phạm vi trường trung học, nhưng mở một buổi nhạc hội cá nhân trường trung học, cũng không thấy nhiều. Lần này, cha mẹ của Lý Vũ Xuân đã miêu tả kỹ càng về quá trình của nhạc hội lần đó. Xem ra, Lý Vũ Xuân đích xác là viên ngọc sáng.

Minh tinh vườn trường

Trường học từng theo: Cấp hai và cấp ba đều là trường trung học Tân Đô, giờ thì học ở Học viện Âm nhạc Tứ Xuyên, là sinh viên năm ba (trước khi thi đại học thì học thanh nhạc cấp tốc trong một tháng, lấy thành tích hạng hai chuyên ngành đậu vào Học viện phổ thông Âm nhạc Tứ Xuyên).

Ở trường Tân Đô từng tổ chức "Nhạc hội cáo biệt Lý Vũ Xuân - Chiến Dịch Cuối Cùng" vườn trường.

Tuy hiện giờ Lý Vũ Xuân đã xem như là minh tinh được "vạn chúng" chú mục rồi, nhưng theo ba thấy, Lý Vũ Xuân đã sớm thành danh từ trước kia. Lúc Xuân Xuân ở trường Tân Đô, hằng năm đều tham gia cuộc thi ca hát của trường, lần nào tham gia cũng được hạng nhất, về sau giáo viên của cô bèn nói, cuộc thi sau này em không cần tham gia nữa, biểu diễn một chút là được, lúc đó thì ở trường cô rất nổi tiếng rồi, trở thành ngôi sao vườn trường. Lúc cô lên lầu, trên lầu thường có người gọi tên cô, còn có người lén chụp ảnh cô, có lúc ăn cơm ở nhà ăn, ăn xong mới biết đã có người tính tiền rồi.

"Lấy được hạng nhất, trong cuộc sống đã xảy ra biến hóa, có chụp lén, có ký tên, có tặng đồ, có chuyện tôi ăn cơm xong chẳng biết là ai đã trả tiền. Lúc đó tôi tuổi nhỏ, đều là những người nhỏ hơn tôi làm như vậy. Lúc tôi học cấp hai cấp ba thì người hâm mộ quá nhiều, lúc đó tôi ca hát ở trường coi như là không tệ, có rất nhiều người tìm tôi ký tên, tốt nghiệp trung học tôi bèn mở một buổi nhạc hội cá nhân trong trường, trong sảnh đường trường học mấy trăm chỗ ngồi đều bị ngồi chật kín."

* * *

Chiến Dịch Cuối Cùng - Buổi nhạc hội ấy trong truyền thuyết

Ở trong nhà Lý Vũ Xuân, ký giả đã được xem buổi nhạc hội ấy trong truyền thuyết - VCD của buổi nhạc hội cáo biệt thời cấp ba của cô. Trước buổi nhạc hội này trong trường đã xuất hiện poster khổ lớn mà bạn học tự chế cho Lý Vũ Xuân, lễ đường hơn bảy trăm người ngồi không còn chỗ trống, vô số đèn huỳnh quang vẫy hướng sân khấu, bạn học cùng lớp của Lý Vũ Xuân còn hưng phấn bắn dây màu lên sân khấu, còn có thật nhiều băng rôn viết: "Lý Vũ Xuân, mình yêu bạn.", ngùn ngụt đất trời, ống kính quay đến không ít chỗ có rất nhiều bạn học không ngồi, một mực đứng chen kín trên hành lang nghe biểu diễn.

"Làm buổi nhạc hội này, lúc đó tôi rất phản đối, con bé nói thầy cô bạn bè trong trường đều ủng hộ nó, bảo tôi đừng lo nữa. Lúc nó thi đại học đã nhận định phải thi Học viện âm nhạc, vốn nó định thi Tinh Hải, nhưng trường đó chỉ nhận học sinh ban Văn, Xuân Xuân là ban Lý, về sau nó cũng nói nếu thi không đậu thì đi Bắc Kinh phiêu bạt, ở dưới tầng hầm, ăn bánh mì, nghe thấy nó nói lời này tôi rất cảm động, cảm thấy đứa trẻ này thích âm nhạc thật sự."

Khi Lý Vũ Xuân vừa xuất hiện trên sân khấu, cả khán phòng lập tức vang lên tiếng reo hò, Lý Vũ Xuân ăn mặc vô cùng mộc mạc, mái tóc còn ngắn hơn bây giờ, phong cách sân khấu vẫn là ngôn ngữ cơ thể cực kỳ sinh động, bài hát mở màn có bảy, tám bạn nhảy nam. Cả buổi nhạc hội Lý Vũ Xuân hát tổng cộng khoảng hai mươi bài hát, trong đó nhận được hoa của bạn học tặng ba, bốn lần. Lúc biểu diễn 'Ánh sáng xanh lá' thì cục diện nhiệt liệt ấm áp, cao trào của bầu không khí xuất hiện khi Lý Vũ Xuân cùng một bạn học nữ hát 'Rừng mưa nhiệt đới', dấy lên cả khán phòng cùng hợp ca. Sau khi buổi nhạc hội kết thúc, lập tức xông lên hàng chục bạn học, túm tụm vây quanh Lý Vũ Xuân yêu cầu ký tên và chụp ảnh lưu niệm, Lý Vũ Xuân giống như một minh tinh, trên mặt mang nụ cười ký tên cho từng người họ. Buổi nhạc hội học sinh đầu tiên trong lịch sử trường Tân Đô cứ thế mà ra đời.

Mẹ cô nói: "Lúc tốt nghiệp cấp ba, Xuân Xuân đã bắt đầu ký tên cho người khác, lúc đó khác biệt không lớn với bây giờ, con bé ở lầu ba ký túc xá, dưới lầu sẽ có nam nam nữ nữ hô lên với nó 'Xuân Xuân, mình yêu bạn!' Lúc mở nhạc hội, trường học cũng ủng hộ con bé, vì có rất nhiều bạn học thích nó. Bố trí sân khấu trường học đều là thầy cô và bạn học tự mình bắt tay làm, bạn học đã gấp cho con bé hơn cả nghìn con hạc, ghép thành ba chữ 'Lý Vũ Xuân'. Tên của nhạc hội là 'Lý Vũ Xuân - Chiến dịch cuối cùng'."

"Đến giờ tôi cũng không biết cái tên này là thế nào." Ba nói, "Lúc đó sảnh diễn giảng của trường học đầy ắp người ngồi, trên hành lang đều là người. Con bé hát nhạc gì tôi cũng nghe không hiểu, tôi biết có 'Côn nhị khúc' của Châu Kiệt Luân, nhưng tôi không hiểu một câu nào." "Tôi thì lo con bé xấu mặt." Mẹ nói, "Nó bảo ba mẹ yên tâm, ba mẹ cứ đến làm khán giả, cái khác không cần ba mẹ nhọc lòng. Hôm đó Xuân Xuân đã hát hai mươi bài, những bài hát đó tôi đều nghe không hiểu. Sau khi hát hai mươi bài, nó biết chúng tôi và thầy cô đều nghe không hiểu, nó lại hát bài hát của Đặng Lệ Quân, lúc này tôi mới nghe hiểu. Sau khi nhạc hội kết thúc, mọi người đều xông lên sân khấu, bao vây Xuân Xuân ở giữa xin nó ký tên, sau đó trang phục đều ướt đẫm, chú của nó liền kéo nó lên xe, lên xe rồi học sinh lại xếp hàng để nó ký tên." Những bạn học này, có lẽ là nhóm Yumi sớm nhất. Lý Vũ Xuân là người vô cùng có duyên sân khấu, ba của cô nói: "Về việc trên sân khấu con bé có nhân duyên, lúc trước tôi chưa từng nghĩ qua vấn đề này, bây giờ tôi nghĩ tới vấn đề này, mỗi lần nó biểu diễn ở trường, người đi xem đều cực kỳ nhiều, nhưng bây giờ tôi cũng không biết tại sao."

* * *

Thi đậu Nhạc viện Tứ Xuyên, Vũ Xuân cười rồi

Người nhà họ Lý đều thích ca hát, nhất là mẹ của Lý Vũ Xuân, về điểm này không thể không nói từ nhỏ Lý Vũ Xuân đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ mẹ cô, "Hồi con bé còn nhỏ khi tôi địu nó thì nó đã bắt đầu ca hát rồi, tôi hát gì thì nó hát đó, lúc đó nó hát như đang nói chuyện. Ở Trường Sa (nơi diễn ra Super Girl), nó hát dân ca, thì tương đối chiếm ưu thế, hồi nhỏ nó đều hát qua, vốn là những bài nhạc cũ mà tôi thích hát." Ngoài ra, trước kia nhà họ Lý còn có một thói quen, mỗi khi họp mặt cuối tuần, cả nhà đều sẽ đi karaoke, có một hoàn cảnh gia đình như vậy, cũng khiến cho Lý Vũ Xuân sinh lòng đi ca hát.

Lý ba ba nói cả gia tộc không có một ai làm công việc liên quan đến nghệ thuật, dựa theo suy nghĩ của họ, Lý Vũ Xuân tốt nhất là tìm một công việc ổn định, chẳng hạn nhân viên công vụ hoặc là viên chức công ty. "Ai biết con bé cứ khăng khăng muốn ca hát." Lý Vũ Xuân từ nhỏ học qua vẽ tranh, thư pháp, bắn xạ kích, bóng rổ, cuối cùng quyết định muốn đi con đường âm nhạc này, "Lúc phân ban lớp mười một chúng tôi bảo con bé học ban Văn, về sau nó muốn thi nhạc viện, tôi nói không chỉ là ca hát, còn phải thi kiến thức nhạc lý, lúc đầu chúng tôi không đồng ý, cuối cùng cũng chỉ đành theo ý nó." Lý ba ba không lay chuyển được, chỉ đành tìm giáo viên chuyên nghiệp để tiến hành đào tạo trước khi thi một tháng cho cô, "Một giáo viên ở đoàn ca múa về hưu, lúc đó tuổi tác của cô giáo khá lớn, không muốn dạy nó, kết quả sau một tiết học thì cảm thấy năng lực tiếp thu của đứa trẻ này cực kỳ mạnh. Cô nói thi đậu là kỳ tích, thi không đậu là tất nhiên, bảo nó đừng có tiếc nuối gì cả. Vì quá gấp, bình thường không học qua những thứ này, cô giáo bổ túc cho nó hơn một tháng, lúc đó con bé lòng tin mười phần muốn đi con đường âm nhạc này, chúng tôi cũng chẳng có ý kiến gì, cứ để nó thi thôi."

Sự đả kích của cô giáo không làm cho Vũ Xuân nhụt chí. Sau khi thi xong, có người bảo Lý Vũ Xuân: "Về đợi thông báo, em chính là người giỏi nhất đó." Mẹ kể. "Lúc thi và công bố danh sách tôi đều đi với con bé, nhưng tìm hết mỗi hàng đều không có tên của Lý Vũ Xuân, chúng tôi đều định xoay người đi rồi, bỗng nhìn thấy tên nó ở một góc dán trên bảng bị đám người che mất. Con bé đột nhiên cao hứng nhảy lên, đứa trẻ này cái gì cũng đều đặt trong lòng, đây là lần đầu tiên tôi thấy nó vui vẻ như thế."

Cũng vì thế mà cô thi đậu vào Nhạc viện Tứ Xuyên. Sau khi cô đã thực hiện bước đi đầu tiên của ước mơ, mới phát hiện hiện thực không hề giống như thời trung học, "Lúc đó cảm thấy mình rất ưu tú, vào đại học thì không còn cảm giác này nữa, bởi vì mọi người đều rất ưu tú. Trung học được rất nhiều người vây quanh, rất có cảm giác thành tựu. Về sau cảm thấy cái ý nghĩ này rất ấu trĩ. Bây giờ có tiếng hay không không quan trọng, chỉ là coi âm nhạc là một thứ tín ngưỡng, hát nhạc hay, để cho người Trung Quốc biết có một chất giọng như thế này, là đủ rồi."

* * *

Một sinh viên không đủ tự tin

Lý Vũ Xuân học ở Học viện phổ thông Âm nhạc Tứ Xuyên, vừa chuyển từ trấn Đại Diện quận Long Tuyền đến Tân Đô chưa được thời gian bao lâu, mọi thứ của khu trường mới đều là bừng bừng sức sống, cho dù phần lớn sinh viên đã nghỉ, vẫn có lượng công nhân tương đối đang bận rộn làm xanh hóa lầu dạy học và xây sửa sân thể thao. Lý Vũ Xuân theo học ngành âm nhạc phổ thông, học phí mỗi năm là mười hai nghìn tệ. Giáo viên Lưu của phòng sinh viên từng dẫn lớp Lý Vũ Xuân đi huấn luyện quân sự, "Em ấy vừa vào trường thì lộ vẻ rất đặc biệt, bình thường ở trường học loại hình nghệ thuật như chúng tôi thì nữ sinh xinh đẹp khá nhiều, nhưng vì quá nhiều nên trái lại làm người ta không nhớ rõ, em ấy ăn mặc tương đối tomboy, vóc dáng cao gầy, đi đến đâu cũng làm người ta nhìn nhiều thêm vài lần, nhìn qua khó quên. Nhưng thực ra lúc bình thường, em ấy không thích nói chuyện ở trường hợp công khai cho lắm, cũng không thích chơi trội, trong mắt rất nhiều thầy cô là một học sinh khá hướng nội."

Chủ nhiệm lớp của Lý Vũ Xuân - cô Cao Văn Lệ nhớ lại tình cảnh khi lần đầu tiên cô nhìn thấy Lý Vũ Xuân: "Đó là sinh viên mới đến trình diện, cảm giác mang đến cho tôi sau khi em ấy vào trường học giống như một cậu bé có làn da cực kỳ đẹp, không thích nói chuyện. Vóc dáng em ấy cao cao, lúc điền đơn thì điền 'nữ' ở mục giới tính, lúc này tôi mới biết em ấy là con gái." Mà Lý Vũ Xuân trong mắt thầy giáo thanh nhạc Dư Chính Nghi lại là thế này: "Tháng 3 năm 2002, tôi gác thi ở Thành Đô, năm đó thi sơ khảo và thi đợt hai, ca khúc mà em ấy hát là 'Ôm ấp ngày mai', cảm giác mà em ấy mang đến cho tôi khiến tôi rất chú ý đến em ấy, thi sơ khảo thông qua rồi, lúc thi đợt hai thì tôi mong có thể gặp được em ấy. Lúc thi đợt hai em ấy hát 'Hỏi ngàn vạn lần' của LH, cường độ, khí thế và biểu hiện của em ấy đều rất đúng chỗ, cuối cùng em ấy đã được hạng hai."

Lý Vũ Xuân của hiện tại, trong mắt mẹ, chính là một người vừa chơi vi tính vừa đeo tai nghe nghe nhạc, "Con bé về nhà thì làm mấy thứ này, ở nhà nó còn thường hay nhảy nhót trước gương, nó vừa xem đĩa ngôi sao ca nhạc Âu Mỹ vừa học nhảy". Nhưng, trong mắt giáo viên của Lý Vũ Xuân, cô lại không phải là một người muốn hát thì hát, muốn nhảy thì nhảy. Cô Cao nhớ lại: "Bắt đầu từ học kỳ hai năm nhất, thì cha mẹ của em ấy bắt đầu liên lạc với tôi, cảm giác Lý Vũ Xuân học hành không những không có tiến bộ, trái lại là hơi thụt lùi. Vì sinh viên ở trường về mặt âm nhạc đều là người nổi trội xuất chúng, hồi trung học thì Lý Vũ Xuân rất nổi bật, nhưng ở môi trường đại học này thì không bật ra được, nên em ấy có cảm giác hơi mất mát. Vì em ấy chưa bao giờ tiếp xúc huấn luyện có hệ thống, trước kia em ấy luôn là bắt chước, nền tảng khá yếu. Giọng của em ấy tuy có đặc sắc, nhưng trên sân khấu khá cứng, không sinh động."

Người cha từng làm bộ đội bây giờ làm cảnh sát đường sắt vô cùng quan tâm làn sóng tư tưởng của Lý Vũ Xuân, hy vọng thầy cô có thể giúp cô bước ra khỏi nỗi khốn khó. Mà thầy Dư cho rằng Lý Vũ Xuân cứ luôn so sánh mình với người khác, rất nhiều giáo viên đều dạy học theo quan niệm truyền thống, mà Lý Vũ Xuân vừa vặn lại là một sinh viên có đặc điểm riêng, theo tiêu chuẩn truyền thống thì cô sẽ lộ vẻ rất yếu, nên sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của cô, luôn cảm thấy mình không được. Lên lớp đàn dương cầm, bài tập mà giáo viên sắp xếp thì cô căn bản không biết làm, cô bắt đầu hoài nghi mình có phải thuộc ngành này không, vì thế cô đã sa sút một năm rưỡi. Từ đó Lý Vũ Xuân rất ít ra ngoài chơi, tận dụng cuối tuần đi tìm giáo viên bổ túc, giáo viên dạy cho cô đủ loại vũ đạo, tính nhịp nhàng trên cơ thể của Lý Vũ Xuân khá tốt, nên học vũ đạo tiến bộ rất nhanh, cô Cao nói: "Em ấy không phải là người rất có thiên phú, mọi điều này đều có liên quan đến sự nỗ lực ngày sau của em ấy."

Chân chính làm cho Lý Vũ Xuân thay đổi là học kỳ hai năm hai, trường học tổ chức một buổi diễn thăm hỏi bộ đội cảnh sát, giáo viên vũ đạo đề cử Lý Vũ Xuân với chủ nhiệm lớp. "Lúc đó em ấy gầy đi rồi, xinh đẹp lên, cũng biết sửa soạn cho mình." Cô Cao nói, "Tôi gọi em ấy đến văn phòng, trong văn phòng em ấy đã hát bài 'Trong tim tôi chỉ có anh không có anh ta', em ấy vừa hát vừa nhảy, giọng ca vừa vang lên, thì tôi cảm thấy trạng thái của em ấy đã đến. Vừa hát xong mấy đoạn nhỏ tôi bèn nói: Không cần hát nữa, em có thể tham gia." Lần biểu diễn đó, Lý Vũ Xuân đã mặc cái áo vải voan đỏ rực, quần da, vừa lên sân khấu đứng, cô Cao liền cảm thấy, cô sinh viên này có tướng minh tinh, áp chế được sân khấu.

* * *

Giọng nữ trung "vô cùng đặc biệt"

Trong mắt thầy Vu, cái thiếu hụt lớn nhất của Lý Vũ Xuân lại là sự tự tin. "Nói thật, theo tiêu chuẩn bình bầu của nghệ thuật chuyên nghiệp, Lý Vũ Xuân không đạt đến, vì giọng nữ trung quá hạn chế. Rất nhiều bạn học bên cạnh em ấy, đều từng đoạt giải trong các cuộc thi ca hát chuyên nghiệp, mà em ấy thì hầu như không có, điều này làm em ấy rất không tự tin đối với chính mình. Thực ra ưu điểm của em ấy là ở việc có đủ yếu tố thương nghiệp và giải trí mà nền âm nhạc thịnh hành cần nhiều hơn, may mắn là Super Girl lần này đã cung cấp cơ hội cho em ấy, để em ấy nhận thức được giá trị của bản thân." Mà bài hát 'Trong tim tôi chỉ có anh không có anh ta' được đông đảo Yumi truyền hát ấy, lại là một lần bài tập cuối kỳ của Lý Vũ Xuân. Thầy Vu lần đầu tiên nghe Lý Vũ Xuân hát xong bài hát này, cho cô biết điều duy nhất không đủ tốt là không có sự phối hợp của ngôn ngữ cơ thể, hy vọng lần sau cô có thể có động tác cơ bản của điệu Latin. Lý Vũ Xuân trên căn bản không thích lớp học hình thể, sau một phen bổ túc cấp tốc, cuối cùng cô vừa hát vừa nhảy thi được hơn 90 điểm, là điểm số cao nhất của cô từ khi vào trường.

Đồng thời với đó, giáo viên thanh nhạc của cô cũng bắt đầu "xúi giục" cô hát nhạc tiếng Anh. Tiếng Anh của Lý Vũ Xuân khá tốt, nhưng cô rất ít nghe ca khúc tiếng Anh, bình thường hay nghe đều là ca khúc trong nước và Cảng Đài, về sau cô phát hiện, các bạn học xung quanh đều nghe nhạc tiếng Anh, lúc này cô mới phát hiện mình đã tụt hậu rồi, thế là cô tìm đến thầy Dư, muốn nghe nhạc tiếng Anh. Mà thầy Dư cũng đang nghĩ, Lý Vũ Xuân là một ca sĩ giọng nữ trung, trước mắt ca khúc thịnh hành hầu như đều không có bài thích hợp để cô hát, nếu hát chỉ có thể hát những ca khúc của ca sĩ giọng nam cao, của nữ ca sĩ thì hầu như không có. "Ở khu vực Hoa ngữ thì ít nhất đã mười lăm năm không có xuất hiện một giọng nữ trung rồi, ca khúc như của Tô Tiểu Minh, Quan Mục Thôn và Từ Tiểu Phụng lại không thích hợp để em ấy hát cho lắm. Mà ca sĩ như vậy ở nước ngoài có rất nhiều, vậy nên, để em ấy đi nghe nhạc tiếng Anh, có thể khiến em ấy tìm được rất nhiều ca khúc thích hợp để mình hát, rất có sự trợ giúp đối với việc xây dựng lòng tin ở em ấy." Thế nên, thầy Dư liền tìm cho cô rất nhiều ca khúc tiếng Anh thích hợp để cô hát. Kết quả, thi cuối kỳ, lần đầu tiên Lý Vũ Xuân thi được hơn 90 điểm, từ đó, cô đã có lòng tin, cảm thấy mình có thể ca hát, không kém hơn so với người khác.

Giáo viên chuyên ngành của Lý Vũ Xuân là Vu Chấn Nghĩa mang theo hơn 50 sinh viên bốn năm, tiến hành hoạt động dạy học ở phòng đàn 312 lầu hai, một lần khóa học nhỏ áp dụng phương thức một chọi hai: Một giáo viên cùng với hai sinh viên. Điều thú vị là, phía trên dương cầm vẫn treo một tấm vải lanh to rộng, trên đó chi chít ngang dọc là chữ ký của học trò, lộ vẻ ấm áp mà lãng mạn trong phòng đàn nho nhỏ. Phóng viên tìm được chữ ký của Lý Vũ Xuân trong một góc, bút tích cứng cáp cũng phù hợp với phong cách nhất quán của cô.

Trải qua nỗi mù mịt thời đại học, sau khi sa sút và đả kích, Lý Vũ Xuân dần dần khôi phục lại sự tự tin, cô ấy muốn lên sân khấu ca hát, để chứng minh thử xem bản thân liệu có thể được người khác ghi nhận hay không. Thời gian đi học, trên cơ bản Lý Vũ Xuân không tham gia cuộc thi nào, ba của cô cũng vô cùng lo lắng việc cô không tham gia thi, không có tiền đồ. Cô Cao khuyên ba: "Em ấy không thích hợp tham gia thi thố, nhưng tin rằng em ấy sẽ nổi lên."

Không rống thì thôi, đã rống là kinh người. Lý Vũ Xuân bảo với mẹ, nói có một cuộc thi Super Girl, bảo mẹ lưu ý thời gian thi một chút. Về sau thời gian báo danh ra, cô liền đi báo danh. Sau đó cô nói với cô Cao, cô đã báo danh đi thi, cô Cao nói: "Em tham gia cuộc thi chọc cười này làm gì? Có điều cũng tốt, em có thể tích lũy chút kinh nghiệm." Cô lại cho thầy Dư biết, thầy Dư nói: "Em cứ coi như đi chơi đi, có điều em phải nắm lấy cơ hội, đây có thể là một cơ hội duy nhất của em."

Mẹ nhớ lại kể: "Con bé cảm thấy người báo danh Super Girl quá đông, bèn nói với tôi 'Đông người quá, sẽ bị giẫm chết người, không muốn báo danh nữa.' Tôi bảo vẫn cứ đi đi, lúc trước con hùng tâm tráng chí lớn như thế, sao lại không báo danh nữa? Nó bảo sợ rồi. Tôi nói con cứ đi đi. Lần đầu tiên hát xong con bé rất cao hứng, liền gọi điện cho tôi, nói cũng không có khó đến vậy."

Từ đó, mùa hạ này liền thuộc về Lý Vũ Xuân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#baochi