CHƯƠNG 3: 4 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG THÓI QUEN TỐT HƠN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm 1989 một nhà tâm lý học tên là Edward Thorndike đã tiến hành một cuộc thí nghiệm đặt nền móng cho những hiểu biết của chúng ta ngày nay về cách các thói quen được hình thành và những qui tắc dẫn dắt hành vi của chúng ta. Thorndike đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu hành vi ở động vật và ông đã bắt đầu với việc nghiên cứu ở loài mèo.
Ông đặt mỗi con mèo trong một thiết bị giống như một hộp ghép hình. Chiếc hộp được thiết kế sao cho con mèo có thể thoát ra ngoài thông qua một cái cửa "chỉ bằng vài hành động đơn giản như đẩy một cái dây thòng lọng, nhấn vào một cái đòn bẩy, hoặc bước trên bề mặt". Ví dụ, một hộp có một cái đòn bẩy và chỉ cần ấn vào nó một cái sẽ mở được cánh cửa sang phần còn lại của chiếc hộp. Một khi cánh cửa được mở ra con mèo sẽ phi vọt ra ngoài và chạy về phía có bát thức ăn.
Từ lúc bị đưa vào trong chiếc hộp hầu hết các con mèo đều muốn thoát ra ngoài càng sớm càng tốt.
Chúng sẽ chúi cái mũi vào trong các góc của chiếc hộp, quơ quơ móng qua các khoảng không gian mở, và bò qua những vật thể lòng thòng. Sau một vài phút khám phá, những con mèo bất ngờ bấm được vào chiếc đòn bẩy ma thuật, cánh cửa mở ra, và chúng thoát ra ngoài được. Thorndike ghi chép lại hành vi của từng chú mèo qua các cuộc thí nghiệm.
Mới đầu các chú mèo đi vòng quanh chiếc hộp một cách ngẫu nhiên. Nhưng ngay khi chúng bấm vào được chiếc đòn bẩy và cánh cửa mở ra, quá trình học hỏi bắt đầu. Dần dần mỗi con mèo học được cách liên hệ hành động bấm vào chiếc đòn bẩy với phần thưởng mà chúng nhận được là thoát khỏi chiếc hộp và có đồ ăn.
Sau khi thực hiện đi thực hiện lại từ 20 đến 30 lần, các con mèo đã hình thành hành vi mang tính tự động và lặp lại giúp chúng có thể thoát ra trong vòng vài giây. Ví dụ, Thorndike ghi chú, "Con mèo số 12 đã thoát khỏi chiếc hộp theo các mức thời gian theo từng lần như sau. 160 giây, 30 giây, 90 giây, 60, 15, 28, 20, 30, 22, 11, 15, 20, 12, 10, 14, 10, 8, 8, 5, 10, 8, 6, 6, 7".
Trong ba lần thí nghiệm đầu tiên, trung bình con mèo mất khoảng 1,5 phút để thoát ra ngoài. Trong ba lần thí nghiệm cuối, trung bình nó chỉ cần mất khoảng 6,3 giây để thoát ra ngoài. Qua thực hành, từng con mèo mắc ít sai sót hơn và các hành động của chúng trở nên nhanh hơn và cũng tự động hơn. Thay vì mắc phải những lỗi sai trước đó, những con mèo bắt đầu đi thẳng vào giải pháp.
Qua những thí nghiệm của mình, Thorndike đã miêu tả quá trình học hỏi như sau, "Những hành vi mà theo sau nó là sự mãn nguyện, hài lòng thường có xu hướng được lặp lại và những hành vi mà theo sau nó là sự không thoải mái thường hiếm khi được thực hiện lại". Công trình nghiên cứu của ông đã cung cấp một xuất phát điểm hoàn hảo cho việc thảo luận về cách các thói quen hình thành trong cuộc sống của chính chúng ta.
Nó cũng cung cấp câu trả lời cho một số các câu hỏi cơ bản như: Thói quen là gì? Và tại sao não bộ lại bận tâm tới việc xây dựng thói quen?

TẠI SAO NÃO BỘ XÂY DỰNG THÓI QUEN

Thói quen là một hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi chúng được thực hiện một cách tự động. Quá trình hình thành thói quen bắt đầu với việc thử nghiệm và mắc lỗi. Bất cứ khi nào bạn gặp một tình huống mới trong cuộc sống, não bộ của bạn phải đưa ra quyết định. Tôi nên phản ứng như thế nào trong tình huống này? Lần đầu tiên bạn gặp tình huống kiểu như vậy bạn sẽ không chắc chắn nên giải quyết nó như thế nào.
Giống như những con mèo trong thí nghiệm của Thorndike vậy, bạn chỉ đang thử nghiệm mọi thứ để xem mọi việc vận hành như thế nào. Hệ thần kinh não bộ sẽ hoạt động cao trong suốt quá trình này. Bạn cẩn thận phân tích tình huống và đưa ra những quyết định hành động như thế nào một cách tỉnh táo. Bạn đang nhận được cả tấn thông tin mới và cố gắng nhận thức từng thông tin một. Não bộ đang bận rộn với việc học khóa học hành động hiệu quả nhất. Có đôi khi giống như những con mèo nhấn vào cái đòn bẩy, bạn bất ngờ thấy được giải pháp. Bạn cảm thấy lo lắng, và bạn khám phá ra rằng chạy bộ giúp bạn bình tĩnh lại. Bạn cảm thấy kiệt quệ sau một ngày làm việc dài, và bạn nhận ra rằng chơi video games giúp bạn thư giãn. Bạn tiếp tục khám phá, khám phá, khám phá, và sau đó - BAM - phần thưởng xuất hiện.
Sau khi bạn bạn tình cờ nhận được một phần thưởng không ngờ tới, bạn thay đổi chiến lược cho lần kết tiếp. Não bộ của bạn ngay lập tức bắt đầu lên danh mục các sự kiện dẫn tới phần thưởng. Đợi một phút - điều này rất tuyệt. Tôi đã làm điều gì đúng đắn trước đó nhỉ? Đây chính là vòng lặp phản hồi phía sau tất cả các hành vi của con người: thử nghiệm, thất bại, học hỏi, thử nghiệm theo cách khác. Thông qua thực tiễn, những động thái dư thừa không cần thiết sẽ mất dần và những hành động cần thiết sẽ được củng cố. Đó chính là cách thói quen được hình thành.Bất cứ khi nào bạn gặp lặp đi lặp lại một vấn đề, não bộ của bạn bắt đầu tự động hóa tiến trình giải quyết vấn đề đó.
Các thói quen chỉ là một chuỗi những giải pháp tự động nhằm giải quyết vấn đề và những căng thẳng mà bạn phải đối mặt thường xuyên. Như nhà khoa học về hành vi Jason Hreha đã viết, "Các thói quen đơn giản là những giải pháp đáng tin cậy đối với những vấn đề liên tục xảy ra trong cuộc sống của chúng ta".Khi thói quen được hình thành, mức độ hành động trong não bộ giảm xuống. Bạn học cách chốt lại một loạt những dấu hiệu gợi ý tới thành công và điều chỉnh những thứ khác nữa. Khi một tình huống tương tự xảy ra trong tương lai, bạn biết chính xác cần tìm kiếm điều gì. Bạn không còn cần phải phân tích từng khía cạnh của tình huống.
Bộ não của bạn bỏ qua quá trình thử nghiệm và mắc lỗi và đưa ra một nguyên tắc trong đầu: nếu là tình huống này thì sau đó là thế kia. Kịch bản dựa trên kinh nghiệm này sẽ được áp dụng một cách tự động bất cứ khi nào gặp tình huống như vậy. Bây giờ, bất cứ lúc nào bạn cảm thấy căng thẳng, bạn nôn nóng muốn làm ngay. Ngay khi bạn bước chân vào nhà sau khi tan sở, bạn lập tức cầm ngay lấy điều khiển video game. Lựa chọn trước đây từng đòi hỏi sự cố gắng giờ thành tự động. Một thói quen đã được hình thành.
Thói quen là những hành động tắt nhanh chóng trực tiếp thuộc về trí óc mà chúng ta đã học được từ trải nghiệm. Nói cụ thể hơn thì thói quen là ký ức về các bước mà bạn đã tuần tự thực hiện trước đó để giải quyết vấn đề. Bất cứ lúc nào khi xuất hiện vấn đề có điểm tương đồng, bạn sẽ liên hệ ngay tới ký ức này và tự động áp dụng cùng một giải pháp. Lí do chính của việc não bộ ghi nhớ những trải nghiệm quá khứ là để dự đoán tốt hơn những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Việc hình thành thói quen hữu ích một cách bất ngờ bởi vì phần tâm trí có ý thức chính là phần nút thắt cổ chai của não bộ.
Nó chỉ có thể tập trung sự chú ý vào duy nhất một vấn đề tại một thời điểm. Kết quả là bộ não của bạn luôn hoạt động nhằm duy trì phần tâm trí có ý thức cho những nhiệm vụ thiết yếu nhất. Bất cứ lúc nào có thể, phần tâm trí có ý thức thích chuyển giao nhiệm vụ sang cho phần tâm trí vô thức thực hiện một cách tự động.
Việc này chính xác sẽ xảy ra khi thói quen được hình thành. Các thói quen sẽ giảm thiểu khối lượng nhận thức liên quan đến kinh nghiệm cũ và giải phóng dung lượng trí óc, nhờ vậy bạn có điều phối sự tập trung chú ý sang những nhiệm vụ khác.
Bất chấp tính hiệu quả của những thói quen, một vài người vẫn băn khoăn về ích lợi của chúng. Họ có những tranh luận kiểu như: "Thói quen liệu có khiến cho cuộc đời tôi thành ảm đạm? Tôi không muốn tự đóng khung bản thân mình trong một lối sống tôi không thích. Không phải có quá nhiều thủ tục thường ngày sẽ tước đoạt hết những rung động và tính tự nhiên của cuộc sống hay sao?". Hiếm khi. Những câu hỏi kiểu này tạo ra sự phân cực nhầm lẫn. Họ khiến bạn nghĩ rằng bạn phải lựa chọn giữa việc xây giữa thói quen với việc đạt tới tự do. Trong thực tiễn, hai việc này bổ sung cho nhau.
Thói quen không hạn chế tự do mà tạo ra chúng. Thực tế là những người mà không duy trì được thói quen thường là những người ít tự do nhất. Nếu không có những thói quen tài chính tốt, bạn sẽ luôn luôn phải vật lộn với từng đồng để sống tiếp. Nếu không có những thói quen tốt về sức khỏe, bạn sẽ luôn trong tình trạng thiếu năng lượng. Nếu không có những thói quen tốt về học tập, bạn sẽ luôn cảm thấy mình bị tụt hậu. Nếu bạn luôn luôn bị ép buộc phải đưa ra những quyết định cho những việc đơn giản như kiểu - tôi tới địa điểm nào để viết bây giờ, khi nào thì tôi trả các hóa đơn - trong khi đáng lẽ tôi cần nghỉ ngơi - và kết quả là bạn sẽ càng ít thời gian hơn cho sự tự do. Chỉ khi bạn đưa ra những quyết định cơ bản trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn thì bạn mới có thể tạo ra được không gian cần thiết cho những suy nghĩ tự do và sáng tạo.
Ngược lại, khi các thói quen của bạn đã đi vào quỹ đạo và bạn kiểm soát được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, thì tâm trí bạn sẽ được giải phóng để tập trung vào những thách thức mới và tìm ra phương án giải quyết cho những vấn đề nảy sinh kế tiếp. Việc xây dựng thói quen trong hiện tại cho phép bạn có thể làm được nhiều hơn những việc mình muốn trong tương lai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro