thôn vĩ dạ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đây thôn Vĩ Dạ

   HMT, 1 hồn thơ mãnh liệt, đắm chìm trong sự giằng xé, đan xen giữa linh hồn và xác thịt. Đối lập với điều đó, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”” trong tập thơ Điên của HMT lại là bài thơ nhẹ nhàng, trong trẻo đến lạ lung. Bài thơ là 1 bức tranh phác họa về 1 khung cảnh nên thơ đầy sức sống nơi miệt vườn nơi xứ Huế nhưng ẩn chứa trong đó lại là nỗi đau đớn trước sự cô đơn, đau cho số phận ngắn ngủi của HMT.

   *Hoàn cảnh sáng tác

Trước khi vào Qui Nhơn để chữa bệnh, HMT đã có 1 mối tình đơn phương vs HTKC. Trong quá trình chữa bệnh ở trại phong, HMT đã nhận dc tấm bưu thiếp của HTKC có phong cảnh dòng sông và người chèo đò quen thuộc của xứ Huế, cùng với đó là những lời thăm hỏi ân cần. Đó cũng là duyên cớ hình thành nên bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” để nhà thơ gửi gắm nỗi lòng của mình trong đó.

    Thôn Vĩ Dạ là 1 nơi gắn bó vs nhà thơ, không chỉ vì cảnh đẹp nên thơ nơi đây mà còn là nơi khác chạm nên dấu ấn khó quên về 1 người con gái Huế dịu dàng vs mối tình đơn phương đằm thắm. Ngay từ mở đầu bài thơ là câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” với nhiều sắc thái. Đây có thể là câu hỏi cho sự thắc mắc, trách móc nhẹ nhàng hay lời mời mọc ân cần của người con gái trong tâm trí tác giả. Hoặc cũng có thể, đây lại chính là câu hỏi tự vấn của tác giả đặt ra trong long mình để thể hiện nỗi nhớ về thôn Vĩ. Câu thơ sử dụng 6 thành bằng, tạo nên âm hưởng miên man, da diết, thanh trắc rơi vào cuối câu  cho cảm xúc dâng trào của tác giả. Tuy nhiên, tác giả lại sử dụng từ “không” thay vì sử dụng từ “chưa”. Nếu là chưa, thì có lẽ 1 ngày nào đó trong tương lai, HMT vẫn có thể có cơ hội dc trở về thăm nơi đây. Nhưng phủ định từ “không” đã dập tắt cơ hội đó, vì chính HMT cũng hiểu rằng mình sẽ chẳng thể trở về thăm chốn cũ dc. Sự phủ định đó ẩn chứa nỗi đau khao khát dc trở về thăm chốn xưa. Câu hỏi tu từ đã gợi nên sự tò mò về khung cảnh xứ Huế, dẫn dắt người đọc tới những câu thơ tiếp theo:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chứ điền

Dưới con mắt của HMT , Huế hiện lên thật đẹp: có nắng, có hàng au, có vườn ngọc, có lá trúc và khuôn mặt chữ điền của người con gái. Nắng trong của khu vườn làm người đọc liên tưởng tới nắng trong bài thơ “Mùa xuân chín” của tác giả:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Nắng của HMT thật kì lạ. Nắng ửng xua tan đi khói sương lạnh lẽo của của đêm hôm trước để kéo đến 1 bình minh. Và bình minh nơi thôn Vĩ đắm chìm trong thứ AS rực rỡ của HMT. Ánh nắng đã tô điểm thêm cho bức tranh miệt vườn nơi đây. Nhà thơ k dùng nắng ban man hay nắng bình minh mà dùng “nắng mới”, “nắng hàng cau”. Cau cao cao đón những ánh nắng đầu tiên trên tàu lá cau, và từ trên đó, nắng rót xuống bao trùm lên màu xanh ngọc của khu vườn. Tính từ “mướt” gợi tả vẻ đẹp mượt mà, óng ả cùng độ non tơ của lá. “xanh như ngọc”, màu xanh vừa có màu lại vừa có ánh:

Đổ trời xanh ngọc qua màu lá

Bức tranh thiên nhiên lại trở nên sống động  hơn khi  có xuất hiện của hình bóng của người con gái. Hình bóng ấy k hiện lên rõ nét mà chỉ là khuôn mặt chữ điền kín đáo, kết hợp vs lá trúc che ngang tạo cảm giác cho sự đoan trang , rụt rè, duyên dáng đậm chất của người con gái xứ Huế. Người đọc dễ dàng nhận thấy khu vườn của “ai” và khu vườn của người con gái chính là 1: khu vườn thôn Vĩ chất chứa nỗi nhớ nhung, hoài niệm của HMT. Dù bức tranh thiên nhiên có đẹp đến mấy, thơ mộng đến mấy, khi quya lại hiện thực thì bức tranh cũng chỉ là những hồi ức trong quá khứ của HMT. Quá khứ tươi đẹp ấy trong HMT lại chất chứa nỗi đau xot xa cho chính mình.

*Khổ 2: là sự bắt đầu dịch chuyển vè thời gian, không gian: từ binhnf minh>> chiều tối, từ thôn VĨ>>> toàn cảnh xứ Huế

>>> Giai đoạn chuyển đổi của tâm trạng tác giả

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có trở trăng về kịp tối nay

         Thiên nhiên xứ Huế dần dc lột tả  thông qua gió, mây, dòng nước, con thuyền... Gió khẽ thổi, mây nhẹ bay, dòng nước hững hờ trôi và bông bắp xao động theo gió. Tất cả đều gợi tả nét đặc trưng quen thuộc của Huế. Vẻ đẹp êm đềm mà dịu dàng rất riêng của Huế . Nhịp điệu thơ chậm rãi kết hợp không khí bình yên trong không gian xứ Huế, HMT dẫn lojt tả linh hồn xứ Huế trong từng câu thơ của mình. “Gió, mây”: đã gợi lên nỗi buồn của nhà thơ, lang thang trôi nổi cũng như tâm hồn của nhà thơ mà từ đó nó bay vào trong từng vần thơ. Mây trôi theo gió mà sao trong thơ của HMT gió mây lại đôi đường đôi ngả. Phải chẳng, hình ảnh gió và mây chính là sự chia lìa của HMT với tình yêu của mình và cũng ám chỉ cái chết đang chờ đợi HMT. Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi lên nhiều liên tưởng cho người đọc. “Ai” có thể là cô gái, có thể là người thôn Vĩ hoặc cũng có thể chẳng là ai cả. Câu hỏi vang lên rồi laaij rơi vào trong vô định giữa khoảng không hư hư thực thực mờ ảo. Với biện pháp nhân hóa “dòng nước buồn thiu” đã làm cho hình ảnh dòng nước trở nên u buồn, xa vắng. Dòng nước vì tự amng trong mình 1 tâm trạng buồn hay nỗi buồn chia phồi của gió và mây đã bỏ buồn vào trong dòng nước chảy? Hình ảnh “hoa bắp lay” gợi 1 nồi buồn hiu hắt, 1 nỗi buồn bao phủ từ bầu trời đến mặt đất, từ đất, từ gió, từ mây cho đến dòng nước và hoa bắp bên bờ sông. Tất cả những hình ảnh ấy đều thể hiện nhịp sống thường ngày nơi đây: êm đềm và buồn tẻ. Nhưng cũng nhờ cái êm đêm và buồn tẻ ấy đã mang lại 1 góc yên bình trong tâm hồn HMT.

          Vì sao, một người đang chờ đợi cái chết đến bên mình vì sao lại viết nên dc cái hồn trong trẻo, êm đềm bình yên của xứ Huế như vậy. Chính điều ấy đã làm nên cái điên trong thơ của HMT. Một thi sĩ đang ngồi chờ chết ngoảnh đầu lại tìm kiếm trong hồi ức của mình 1 dáng Huế yêu kiều đã từng giử gắm trong đó 1 tình yêu đơn phương không dc đáp lại. Sự từ giày xéo mình giữa 2 ranh giới đó đã thể hiện cái hồn thơ “điên” của HMT: đắm chìm trong sự giằng xé, đan xen giữa linh hồn và xác thịt. Linh hồn “điên loạn” của HMT như muốn thoát khỏi cái thân xác phàm trần để hướng tối ......

Khổ 3:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà ?”

Điệp từ “khách đường xa” kết hợp với nhịp thơ 4/3 thể hiện nỗi niềm trông ngóng đến da diết của tác giả.  Đây còn là cách nói về nỗi cách xa nhưng không chỉ có không gian mà còn có sự xa cách về tâm hồn và tình cảm. Có thể “đường xa” là xa về không gian, về thời gian nhưng cũng có thể là “đường đến trái tim xa”, cho nên tất cả chỉ gói gọn trong một chữ “mơ” duy nhất. Hình ảnh “sương khói” cùng với cụm từ “nhìn không ra” gợi lên hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi mộng tạo cho nhà thơ một cảm giác bâng khuâng, ngơ ngẩn. Mà tại sao lại “nhìn không ra” ? Có lẽ là do màu áo trắng của cô gái Huế trắng quá hòa lẫn vào làn sương mờ ảo. Thật ra “nhìn không ra” không phải là không nhìn ra, đây chỉ là một cách nói để cực tả sắc trắng – trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Và hình như giữa giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến thi nhân không khỏi không nghi ngờ:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà ?”

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” phác họa một cảnh tượng mờ mờ, ảo ảo lại còn có cả sương và khói khiến cho ta thấy con người này đang ở ranh giới giữa hai thế giới sống và chết, và thế giới nào cũng lờ mờ đáng sợ. Câu thơ diễn tả rất đắt nỗi đau của một con người đang phải đối đầu với “sinh, lão, bệnh, tử”. Tác giả đã cố níu kéo, cố bám víu nhưng không được vì cảnh và đời chỉ toàn là “sương” với “khói”. Điều đặc biệt ở hai câu thơ này là ngoài nói về nỗi đau, tác giả còn miêu tả rất thực về cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói ấy, con người như nhòa đi và có thể tình người cũng nhòa đi nên tác giả rất sợ điều đó. Tác giả không dám khẳng định tình mình với cô gái Huế mà chỉ nói “ai”– điệp từ “ai” dường như xuyên suốt cả bài thơ, khổ thơ nào cũng có sự hiện diện của “ai”, từ “vườn ai”, “thuyền ai” và bây giờ thì “ai biết tình ai có đậm đà”. Câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn Mặc Tử như đang trải ra, vào cõi mênh mông vô cùng. Lời thơ dường như nhắc nhở nhưng không bộc lộ tuyệt vọng hay hi vọng mà là toát lên một sự thất vọng. Sự thất vọng của một thi nhân – người chủ của những mối tình “khuấy” mãi không thành khối, của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Lời thơ như một lời thanh minh khiến cho ta cảm thấy cảm thông và xót xa cho tác giả nhiều hơn. 

Bài thơ bắt đầu là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” và kết thúc bài thơ cũng là một câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà ?” khiến cho nỗi niềm của tác giả được đẩy thêm tầm vóc. Những câu hỏi tu từ trong bài dường như cứ xoáy lên mỗi lúc một cao hơn ? Cảnh vật thì đẹp nhưng những hình ảnh về mảnh vườn xanh mướt, về bến sông trăng, về con thuyền và cả mối tình của tác giả dường như vô tình làm nhòe đi để tạo nét mênh mang, phù hợp với tâm trạng của nhà thơ – một con người đang ở giữa hai bờ của sự sống và cái chết. Cảnh thật lung linh, huyền ảo, đầy thơ mộng nhưng lồng vào đấy là tâm trạng của chủ thể trữ tình thì cũng trở nên buồn, buồn nhưng mà có hồn. Thật vậy, âm hưởng của bài thơ chỉ cô đúc trong một chữ “buồn” nhưng không làm cho người ta bi lụy, bởi đằng sau nỗi niềm ấy của thi nhân ta thấy được một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nồng cháy và một khát vọng về cuộc sống ấm tình hơn. Những chi tiết, những thủ pháp nghệ thuật, cách cấu tứ đã được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình. Đọc cả bài thơ, ta không thấy có cái gì gượng ép, ngược lại ta như đang cùng sống với nhà thơ trong cái thế giới huyền ảo của ông. Bài thơ là sự kết hợp, giao hòa giữa tình và cảnh bộc lộ những nét đẹp, những nét trong sáng gắn với quê hương Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sự cô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Dầu vậy nhưng ông vẫn sống hết mình trong sự đau đớn của tinh thần và thể xác. Điều đó chứng tỏ ông không buông thả mình trong dòng sông số phận mà luôn cố gắng vượt lên nó để khi xa lìa cõi đời sẽ không còn gì phải hối tiếc. Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đóa hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là “Đây thôn Vĩ Dạ”. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro