Thống kê trong khoa học xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY SỐ LIỆU THỐNG KÊ

1) Thế nào là thống kê?

2) Hãy giải thích ngắn gọn tại sao nói: “

Thống kê học là một môn khoa học xã hội, nónghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.”

3) So sánh sự giống và khác nhau giữa quy luật số lớn và tính quy luật thống kê.

4) Thế nào là tổng thể thống kê? đơn vị tổng thể thống kê?

5) Phân biệt tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính, mỗi loại cho 3 ví dụ.

6) Thế nào là chỉ tiêu thống kê? Có những loại chỉ tiêu thống kê nào?

7) So sánh sự giống và khác nhau giữa tiêu thức và chỉ tiêu.

8) Các chỉ tiêu sau chỉ tiêu nào là chỉ tiêu khối lượng:

a. Năng suất lao động bình quân một công nhân 

b. Số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp

c. Giá bán một đơn vị sản phẩm.

9) Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào là chỉ tiêu chất lượng:

a. Số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp

b. Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong doanh nghiệp

c.Tổng số nguyên liệu đã tiêu hao cho sản xuất doanh nghiệp

d. Năng suất lao động bình quân một công nhân

10) Từ đối tượng nghiên cứu của thống kê học, hãy giải thích tại sao quá trình nghiêncứu thống kê (TK) gồm ba giai đoạn: Điều tra TK, tổng hợp TK và phân tích TK.

11) Nêu các phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thống kê.

12) Trình bày phân loại điều tra thống kê.   

13) Khi điều tra thống kê, phải đảm bảo những yêu cầu gì? Tại sao?

14) Hãy lập phiếu điều tra thích hợp cho một cuộc điều tra lấy ý kiến khách hàng vềmức độ hài lòng một loại dịch vụ (sản phẩm) nào đó (sản phẩm, dịch vụ anh chị tựchọn).

15) Hãy đề xuất những biện pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê.

16) Có mấy phương pháp trình bày số liệu thống kê? Hãy trình bày cách thức trình bày số liệu thống kê bằng bảng thống kê?

 

1) Thế nào là tổng thể thống kê? đơn vị tổng thể thống kê? Cho ví dụ?

Trả lời:

Tổng thể thống kê: là hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn, bao gồm các đơn vị (hoặc phần tử, hiện tượng) cá biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng tại một điều kiện không gian và thời gian cụ thể nào đó. Từng đơn vị, hiện tượng cá biệt như vậy được gọi là đơn vị thống kê.

Ví dụ 1: Tổng thể những người thích xem phim truyền hình.

Đơn vị tổng thể: mỗi người thích xem phim truyền hình.

Ví dụ 2: Tổng thể các cổ đông của công ty A.

Đơn vị tổng thể: mỗi cổ đông của công ty A.

2) Phân biệt tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng, mỗi loại cho 3 ví dụ?

Trả lời:

-                   Tiêu thức thuộc tính : không thể biểu hiện trực tiếp bằng con số. (Còn gọi là tiêu thức phi lượng hoá).

-                   Tiêu thức số lượng: có thể biểu hiện trực tiếp bằng con số. (Còn gọi là tiêu thức lượng hoá).

Ví dụ:

-                   Tiêu thức thuộc tính: giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế, loại hình sản xuất kinh doanh,…

-                   Tiêu  thức số lượng: độ tuổi, tiền lương, số dân,…

3) Thế nào là chỉ tiêu thống kê? Có những loại chỉ tiêu thống kê nào?

Trả lời:

Chỉ tiêu thống kê: là biểu hiện khái quát đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của toàn bộ tổng thể (hay hiện tượng kinh tế - xã hội) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể chia thành hai loại chỉ tiêu :

-                   Chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện quy mô, khối lượng của tổng thể.

-                   Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện tính chất trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể.

4) So sánh sự giống và khác nhau giữa tiêu thức và chỉ tiêu?

-                   Giống: đều biểu hiện đặc điểm của tổng thể

-                   Khác:

Tiêu thức

Chỉ tiêu

-                   Chỉ biểu hiện từng đặc điểm của các đơn vị tổng thể

-                   Biểu hiện khái quát đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của toàn bộ tổng thể.

-                   Mỗi chỉ tiêu TK đều gồm các thành phần

      + KN (Mặt chất)

      + Thời gian, không gian

      + Mức độ của chỉ tiêu

      + Đơn vị tính của chỉ tiêu

 

5) Các chỉ tiêu sau chỉ tiêu nào là chỉ tiêu khối lượng:

a. Năng suất lao động bình quân một công nhân.

b. Số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.

c. Giá bán một đơn vị sản phẩm.

Câu b đúng.

6) Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào là chỉ tiêu chất lượng:

a. Số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.

b. Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong doanh nghiệp.

c.Tổng số nguyên liệu đã tiêu hao cho sản xuất doanh nghiệp.

d. Năng suất lao động bình quân một công nhân.

Câu c (d) đúng. (đang phân vân)

7) Nêu các phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thống kê.

Trả lời: Quá trình nghiên cứu thống kê gồm:

-                   Xây dựng hệ thống chỉ tiêu TK căn cứ vào mục đích n/cứu, đặc điểm của hiện tượng, khả năng cho phép.

-                   Điều tra TK: là tổ chức việc thu thập tài liệu về các đơn vị cả tổng thể cần n/cứu.

-                   Tổng hợp TK: là tổ chức việc sắp xếp, hệ thống hóa tài liệu thu thập được sau khi điều tra TK.

-                   Phân tích TK: là tổ chức việc phân tích dữ liệu sau khi đã được tổng hợp.

-                   Dự đoán TK: là tính toán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Hiện tượng và quá trình KT – XH, cụ thể bao gồm:

Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng.

Các hiện tượng về dân số và nguồn lao động.

Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hóa của dân cư.

Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội.

Đối tượng NC trực tiếp: Biểu hiện mặt SỐ  LƯỢNG của hiện tượng và quá trình KT-XH: là những biểu hiện cụ thể về qui mô, khối lượng; quan hệ tỉ lệ; trình độ phổ biến của hiện tượng.

Mối quan hệ với mặt lượng: Là mặt chất của hiện tượng: phản ánh nội dung kinh tế của mặt lượng.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

Thống kê phải nghiên cứu mặt lượng của số lớn đơn vị.  Vì thông qua tổng hợp mặt lượng của số lớn đơn vị, tác động của nhân tố ngẫu nhiên được bù trừ và triệt tiêu.  Vận dụng định luật số lớn trong Lý thuyết xác suất và thống kê toán để tính toán.

Điều kiện lịch sử cụ thể: Hiện tượng và quá trình cụ thể bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện cụ thể về thời gian, không gian nhất định.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀCƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TKKD

1. Cơ sở lý luận:

+ Dựa vào các vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin.

+ Các kiến thức về Kinh tế học.

+ Các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Cơ sở phương pháp luận:

+  Các vấn đề lý luận của Phần chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+ Các mô hình toán thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Thu thập và tổng hợp để cung cấp thông tin về các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội cho các nghiệp vụ khác (kế toán, kế hoạch,...) và cho người quản lý.

Phân tích kinh tế - xã hội các hiện tượng phục vụ cho việc đánh giá tình hình; đề ra các quyết định trong quản lý; xác định các phương hướng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỐNG KÊ HỌC VỚI MỘT SỐ MÔN HỌC KHÁC

1. Thống kê học với Triết học

Triết học cung cấp các phạm trù, các qui luật làm cơ sở cho thống kê học. Phương pháp biện chứng duy vật của triết  học là cơ sở phương pháp luận cho các phương pháp thống kê. Ngược lại, các minh chứng của Thống kê học làm sáng tỏ và bổ sung thêm các vấn đề lý luận của Triết học.

2. Thống kê học với Kinh tế chính trị học

Thống kê phải dựa vào các qui luật của Kinh tế chính trị học nêu ra để lượng hóa chúng trong những  điều kiện lịch sử cụ thể. Các qui luật kinh tế là những định hướng cho nghiên cứu thống kê. Ngược lại, các luận thuyết kinh tế, đặc biệt là mới được phát hiện sẽ được khẳng định qua kết quả nghiên cứu thống kê thực tiễn.

3. Thống kê học với Kế hoạch hóa

Thống kê và kế hoạch có mối liên hệ mật thiết, thống kê cung cấp tài liệu để lập kế hoạch, kiểm tra và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch. Điểm khác nhau giữa chúng là số liệu kế hoạch,là số dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai, còn số liệu thống kê là số thực tế phản ánh quá trình tái sản xuất đã diễn ra.

4. Thống kê học với Toán học

Trong lý luận và thực tiễn thống kê phải vận dụng các phương pháp toán học.  Thống  kê  học  sử dụng  một  cách  chọn lọc các thành quả của toán học, không lý giải nguồn gốc dẫn đến thành quả.

4. Thống kê học với các môn chuyên ngành.

Thống kê cung cấp các phương pháp nhằm tổ chức thu thập tài liệu, tổ chức cơ sở dữ liệu ban đầu cho các chuyên ngành đào tạo. Cung cấp những chỉ tiêu tổng hợp cho các chuyên ngành. Các chuyên ngành đào tạo làm phong phú hơn về mặt phương pháp, tính thực tiễn cho các phương pháp của thống kê.

V.MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ HỌC

1. Tổng thể thống kê (gọi tắt là tổng thể): là tập hợp nhiều đơn vị cá biệt trên cơ sở một đặc điểm chung. Tùy theo mục  đích nghiên cứu người ta còn phân biệt tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất:

Tổng thể đồng chất: bao gồm các đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.

Tổng thể không đồng nhất: bao gồm các đơn vị khác nhau về các đặc điểm, các loại hình.

2. Đơn vị tổng thể: Là từng đơn vị cá biệt cấu thành tổng thể.

Đặc điểm của đơn vị tổng thể là không thể chia nhỏ nữa. Ngoài đặc điểm giống nhau để cấu thành tổng thể, mỗi đơn vị tổng thể còn có nhiều đặc điểm riêng.

3. Tiêu thức: Là từng đặc điểm của đơn vị tổng thể. Tùy theo tính chất tiêu thức, có thể chia tiêu thức thành 2 loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.

Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức không thể biểu hiện giá trị của nó bằng con số.

Tiêu thức thuộc tính có 2 biểu hiện trái ngược nhau là tiêu thức thay phiên.

Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có thể biểu hiện giá trị của nó bằng các con số.

4. Chỉ tiêu thống kê: phản ánh mặt lượng trong  sự thống  nhất  với  mặt  chất  của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Chỉ tiêu thống kê có 2 mặt: khái niệm và con số.

Khái niệm: bao gồm định nghĩa và giới hạn về thực tế thời gian, không gian của hiện tượng. Mặt nầy qui định nội dung của chỉ tiêu.

Con số: của chỉ tiêu nêu lên mức độ của chỉ tiêu.

Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể chia thành hai loại chỉ tiêu :

 Chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện qui mô của tổng thể.

 Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể.

5. Lượng biến: Là biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng.

6. Tần số: Là số đơn vị được phân phối vào trong mỗi tổ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro