thong tin nganh TCNH, CNTT, DTVT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG GỒM CÁC CHUYÊN NGÀNH:

431. TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

432. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

433. KINH DOANH BẢO HIỂM

434. NGÂN HÀNG

435. CHỨNG KHOÁN

1. CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn để thực hiện công tác tài chính và quản lý tài chính ở tầm vĩ mô.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý tài chính ở tầm vĩ mô như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc, các Phòng Tài chính, Chi cục thuế.

2. CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Mục tiêu đào tạo: trang bị cho sinh viên các kiến thức kinh tế tài chính hiện đại liên thông với các trường đại học trên thế giới và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, kế toán - kiểm toán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Sinh viên tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc liên quan đến các lĩnh vực quản trị tài chính - kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, vv), các công ty kiểm toán, các công ty kinh doanh trong nước và các công ty đa quốc gia.

3. CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH BẢO HIỂM

Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành tài chính - ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chuyên môn cao về quản lý ở các tổ chức tài chính nói chung, các tổ chức bảo hiểm nói riêng.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các tổ chức bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ...) và các tổ chức kinh tế - xã hội khác (với tư cách là người quản trị tài chính về rủi ro và bảo hiểm).

4. CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG

-Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và chuyên môn về tiền tệ - ngân hàng - thị trường chứng khoán tương xứng trình độ cử nhân kinh tế;

-Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên có thể tìm việc làm và đảm nhận công việc được giao trong ngân hàng (cán bộ tín dụng, nhân viên kế toán, thanh toán viên Phòng Thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ...), công ty chứng khoán (nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán), tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính - ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác;

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT VN, Ngân hàng Ngoại thương VN, các ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác.

5. CHUYÊN NGÀNH CHỨNG KHOÁN Đào tạo Cử nhân Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng, có năng lực nghiên cứu, họach định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan ngân hàng tài chính trung ương, địa phương hoặc doanh nghiệp, các công ty chứng khoán...

Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Các giải pháp CNTT rất đa dạng: phần mềm quản lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức, website dạy học qua mạng, hệ thống máy tính phục vụ cho nhu cầu tính cước, phần mềm trên các thiết bị di động hoặc những chương trình giải trí trên Internet v.v... Bởi vậy, đối tượng phục vụ của ngành CNTT ngày càng phong phú.

Điều kiện làm việc

Môi trường làm việc trong ngành CNTT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn. Ngoài những công ty chuyên về tin học, hiện nay hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều sử dụng hệ thống máy vi tính và cần người có chuyên môn về CNTT. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng với một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay công ty của riêng mình. CNTT có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là ngành được đầu tư và chú trọng ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Một số nghề nghiệp trong ngành CNTT:

Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:

Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v... cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.

Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.

Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.

Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v...

Từ thiết bị vệ tinh trên bầu khí quyển, cột anten truyền tín hiệu cao ngất trời, đường cáp ngầm xuyên đại dương cho tới chiếc máy thu hình, điện thoại cố định, di động... Tất cả đã hình thành hệ thống thông tin liên lạc được ví như hệ thần kinh của Trái Đất.

Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của họ gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.

Làm việc trong ngành này, bạn có thể lựa chọn một trong số các lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới

- Lĩnh vực mạng viễn thông

- Lĩnh vực định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải)

Ngành Điện tử Viễn thông đưa tri thức của loài người đến mỗi người và ngược lại, tạo ra một thế giới thân thiện và gần gũi nhau. Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

- Năng khiếu về toán học, vật lý, sự yêu thích với các thiết bị điện tử.

- Thông minh và năng động

- Kiên trì, nhẫn nại

- Có mục tiêu và đam mê

- Luôn tìm tòi, học hỏi

- Khả năng ngoại ngữ tốt

- Khả năng làm việc theo nhóm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro