thu hoi dat nong nghiep

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Thực trạng đất nông nghiệp hiên nay

         Những năm qua, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi sang mục đích khác diễn ra quá nhanh, khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nhiều địa phương "thuần nông", với đất đai màu mỡ, nay cũng sụt giảm đất sản xuất nông nghiệp.

         - Trong những năm qua, nhiều diện tích đất đã chuyển làm khu công nghiệp. Chỉ tính từ năm 2004 đến nay, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố đã thu hồi gần 750 nghìn ha đất để thực hiện 29 nghìn dự án đầu tư, trong đó có tới 80% là đất nông nghiệp. Khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, đây là những khu vực đất màu mỡ trồng hai vụ lúa một năm.

        - Theo đó, chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên cả nước để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tính bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị thu hồi.

       - Vài năm gần đây phổ biến tình trạng các tỉnh đua nhau xây dựng sân gôn. Tính đến nay, cả nước có 141 sân gôn ở 39 tỉnh, thành phố, sử dụng tới 49.268 ha đất, trong đó có 2.625 ha đất trồng lúa. Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Đinh Văn Đãng và Lưu Văn Duy (Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội), chỉ tính riêng năm 2007, diện tích lúa gieo trồng giảm 125 nghìn ha. Điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 89%, hầu hết là đất lúa, thuộc diện "bờ xôi ruộng mật". Với diện tích này, hằng năm sản lượng lúa cả nước có thể giảm hơn một triệu tấn.

            - Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ha đất bị thu hồi, ảnh hưởng việc làm của hơn mười lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất cả nước. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp.

       - Số liệu điều tra mới đây của Bộ NN&PTNT cho thấy, hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi bị thu hồi đất nhiều nhất.

Cụ thể: Tiền Giang 20,3 nghìn ha, Đồng Nai 19,7 nghìn ha, Bình Dương 16,6 nghìn ha, Hà Nội 7.776ha, Vĩnh Phúc 5.573ha...

   Phần lớn diện tích đất bị thu hồi tập trung ở các khu vực có mật độ dân số cao. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là nơi có tỷ lệ bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%, tiếp đến là Đông Nam Bộ 2,1%.

          - Việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003-2008) đã tác động đến đời sống của hơn 627 nghìn hộ gia đình, với khoảng 2,5 triệu người. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người nông dân như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... tuy nhiên trên thực tế có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25 đến 30% số lao động không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định.

2. Thành tựu của việc thu hồi một số diện tích đất nông nghiệp

3. Những khó khăn, tồn tại, yếu kém trong thu hồi đất nông nghiệp

 - Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm nghành nghề khác.

- Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, chưa quan tâm giải quyết vấn đề này  dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

- Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về bồi thường bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng mà không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch”. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố quỹ đất nông nghiệp hạn chế nên không thể bồi thường hết bằng đất nông nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải bồi thường bằng tiền. Chính vì áp dụng không thống nhất hình thức đền bù nên tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường đất bị kéo dài.

           - Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoạch phát triển đô thị và các khu công nghiệp nhiều nơi chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn diện dẫn đến trường hợp người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất, được đền bù bằng tiền (không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển đổi nghề nghiệp là rất khó khăn do trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn, phát sinh các tệ nạn xã hội và phát sinh ra khiếu kiện.

           - Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu (ước tính chỉ mới tạo việc làm được khoảng 55.000 người/năm). Hiệu quả thực tế của những biện pháp tạo việc làm cho nông dân vẫn còn cách xa nhu cầu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là khu quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi ở nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất.

           - Thực tế, chênh lệch quá cao giữa giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất (từ đất nông nghiệp) và giá bán của nhà đầu tư trên thị trường sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đang là vấn đề gây bức xúc cho người dân. Khung giá các tỉnh đưa ra vào thời điểm đầu năm để lập phương án đều thấp hơn so với giá thi trường. Các chính sách cũng quy định gói hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất nhưng hỗ trợ này cũng chẳng thể bù đắp lại chênh lệch nêu trên

     - Tiến hành thu hồi, giải tỏa đất nông nghiệp nhưng không lo tái định cư, chính sách nghề còn phọt phẹt.

 Với đa số nông dân mất đất, bao kỳ vọng về công ăn việc làm khi KCN thành hình dường như đều rơi vào vô vọng. Chính sách đào tạo nghề cho con em các gia đình có đất bị thu hồi hiện nay còn quá nhiều bất cập. Thanh niên trình độ thấp thì chỉ có nước làm công nhân. Thanh niên học nghề về thì nhà máy chưa hoàn thành hoặc chưa biết khi nào hoàn thành nên họ đành đi làm hồ, chạy xe ôm hoặc học lại nghề khác để xin việc. 

4. Giải pháp và ý kiến đề xuất.

*  Một số kiến nghị về chính sách quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước:

         - Trước mắt để giải quyết số lao động nông thôn mất việc hiện nay, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa. Đào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp. Chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn

        - Đối với một số tỉnh, thành phố, do quỹ đất nông nghiệp hạn chế khi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng tiền.  

               - Trong quy hoạch các khu công nghiệp phải cân nhắc xây dựng ở những nơi tách hẳn khỏi đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư, làm hạ tầng đồng bộ như: Đường giao thông nối với các trục đường chính, điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Cách làm này sẽ mất nhiều kinh phí hơn so với tận dụng khu vực gần đường chính, song là cần thiết cho sự phát triển bền vững, tránh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đời sống người nông dân. Nếu buộc lấy đất nông nghiệp thì phải lấy những nơi đất xấu, canh tác không hiệu quả.

      - Tiếp tục hoàn thiện khung giá đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc định giá đất. Mức giá khi Nhà nước thu hồi và bồi thường về đất cho người sử dụng khi bị thu hồi, nhất là loại đất tốt khi bị thu hồi để xây dựng các cơ sở kinh doanh thì mức giá có thể cao hơn từ 3- 10 lần so với giá đất phi nông nghiệp khác. Điều này sẽ hạn chế việc thu hồi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

     - Cần xây dựng bảng giá đất, giá cả đền bù đảm bảo lợi ích thỏa đáng của người bị thu hồi đất. Trong đó người dân cần được đền bù theo giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế và giải quyết được những tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai.

      - Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật Đất đai hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Thứ nhất, ngoài những dự án kinh doanh (như các khu chế xuất, các khu nhà chung cư cao cấp, các sân golf…) phải thực hiện Nghị định đấu giá đất nông nghiệp ra; các dự án khác (không thuộc công trình quốc phòng, an ninh, bệnh viện công, trường học sinh phổ thông quốc lập, công trình công cộng), chẳng hạn dự án đội lốt khu “công viên công nghệ cao”, dự án làm đường giao thông theo hình thức BOT (đầu tư, khai thác thu phi, hoàn vốn, có lãi và chuyển giao)… cũng phải thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định đấu giá. 

Thứ hai, đối với những mặt bằng diện tích đất lúa, đất nông nghiệp “mi-ni” dưới 300 m2, đơn lẻ, xen kẹt, không có trong dự án nào, thuộc địa bàn các phường (nội thành Hà Nội và các thành phố đô thị khác), thì chỉ làm thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư, đất phi nông nghiệp cho người chính chủ đất. Và dĩ nhiên người chính chủ đất sẽ nộp 1 khoản lệ phí phù hợp mà không phải đấu giá đất nông nghiệp.

Thứ ba, sau thời gian Nghị định đấu giá đất lúa, đất nông nghiệp-khi thu hồi, chuyển đổi sang đất thổ cư, đất phi nông nghiệp đưa lên Công báo, có hiệu lực thi hành mà các dự án xin đất lúa, đất nông nghiệp đã làm thủ tục đầu tư từ những thời gian trước đó, nhưng vẫn chưa được giao Giấy sử dụng đất chính thức (chưa thoả thuận được giá cả bồi thường đền bù…), thì cũng phải thực hiện đấu giá đất lúa, đất nông nghiệp.

Bạn Trương Thanh Tâm ở Cà Mau ([email protected]) đề nghị: Nên quy định cụ thể về bồi thường và hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nông nghiệp để người dân không lẫn lộn.

Theo đó, cần quy định cụ thể: Đất nông nghiệp thì bồi thường giá đất nông nghiệp và hỗ trợ các khoản cũng tính trên diện tích đất nông nghiệp, mỗi m2 đất nông nghiệp được hỗ trợ thêm bao nhiêu ngàn đồng hoặc tương tương bao nhiêu % giá đất bồi thường, cho người nông dân dễ hiểu, dễ tính dễ kiểm tra và dễ áp dụng vào thực tế.

-  Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo để triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp. Theo đó, người bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ).

        Đã đến lúc cơ quan chức năng, chính quyền các cấp cần có biện pháp quyết liệt để bảo vệ diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, tập trung làm tốt công tác thống kê, kiểm tra, kiểm soát diện tích đất nông nghiệp, triển khai thu thuế đối với diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang, diện tích vượt định mức, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai, dẫn đến nhiều nông dân bị mất ruộng. Đồng thời xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, như chuyển đổi mục đích không hợp pháp hoặc bỏ hoang hóa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro