Sơ lược về các nhân vật có thật trong lịch sử sẽ xuất hiện trong truyện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Thị Anh
Nguyễn Thị Anh (1422 – 4 tháng 10, 1459), hay là Thái Tông Nguyễn hoàng hậu , Tuyên Từ hoàng thái hậu hoặc Nguyễn Thần phi , là phi tần của hoàng đế Lê Thái Tông, mẹ đẻ của hoàng đế Lê Nhân Tông.
Không rõ gia thế về cha mẹ và xuất thân. Khi bà vào cung, liền được phong làm Thần phi
Tại vị 1442-1459
Mùa hạ, ngày 9 tháng 5, Thần phi Nguyễn thị sinh hạ hoàng tử Lê Bang Cơ

Năm Tân Dậu (1441), tháng 11, Lê Thái Tông ra chỉ, lập hoàng tử Lê Bang Cơ làm Hoàng thái tử ngự ở Đông cung
Ngày 4 tháng 8, năm 1442, Lê Thái Tông đến trại Vải của nhà Hảnh khiển Nguyễn Trãi bị bạo bệnh rồi băng hà. Mọi người nói vợ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ giết vua, toàn gia bị kết án tru di tam tộc[3][5].

Ngày 12 tháng 8, đại thần là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với Đinh Liệt, Lê Bôi, tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi, lúc đó mới 2 tuổi. Lấy năm sau làm Thái Hòa (大和)[3][5].

Năm Thái Hòa thứ nhất, tháng 2, Quí Hợi (1443), Lê Nhân Tông cùng quần thần mang kim sách dâng tôn hiệu Hoàng thái hậu cho bà Thần phi[1]. Các đại thần dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính, bà khiêm nhường không chịu nhận. Quần thần dâng biểu lần thứ 4, bà mới nhận lời[6].

Năm 1451, Thái hậu hạ lệnh bắt giết Thái úy Trịnh Khả cùng con là Trịnh Quát; Tư khấu Trịnh Khắc Phục cùng con là phò mã Trịnh Bá Nhai, người đương thời cho rằng hai người bị oan.

Năm 1453, tháng 11, Lê Nhân Tông lên 13 tuổi, Hoàng thái hậu lui về hậu cung. Lê Nhân Tông đổi niên hiệu thành Diên Ninh vì mừng được cầm quyền.

Lê Nhân Tông khi ấy bị đồn đoán không phải là con đích của Lê Thái Tông, nên anh cả là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân vẫn thường có lòng oán hận và muốn đoạt ngôi. Một số ý kiến cho rằng ngày càng có nhiều người dị nghị về nguồn gốc của Nhân Tông[8], nên càng thúc đẩy Nghi Dân nổi loạn[9]. Theo Đại Việt thông sử, Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không có ý đề phòng gì cả.

Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau Hoàng thái hậu cũng bị giết, thọ 38 tuổi.

Lê Bang Cơ
Lê Nhân Tông có tên thật là Lê Bang Cơ Ông sinh vào ngày 9 tháng 5 âm lịch[1] năm 1441, là con trai thứ ba của Lê Thái Tông.Theo phỏng đoán của các tác giả thế kỷ 21 là Phạm Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, Lê Bang Cơ không phải là con đẻ của Thái Tông, do Nguyễn Thị Anh đã mang thai ông với Lê Bang Sơn trước khi vào cung.
Hoàng đế lên 12 tuổi, có thể tự coi chính sự, Thái hậu trả lại quyền chính cho Hoàng đế rồi lui về ở cung riêng. Khi tự mình ra coi chính sự, Hoàng đế xuống lệnh đại xá, và đổi niên hiệu là Diên Ninh (延寧). Năm 1454 trở thành năm Diên Ninh thứ nhất.
Sử sách mô tả Nhân Tông là vị hoàng đế đức độ, coi trọng Nho học, không đam mê tửu sắc, và biết nghe can gián

Lê Nghi Dân
Lê Nghi Dân sinh vào tháng 10 năm 1439 tại Đông Kinh, là con trưởng của Lê Thái Tông, mẹ sinh là Ái phi Dương Thị Bí, người Thanh Hoa. Bấy giờ trong các phi tần, Dương phi đang rất được Lê Thái Tông sủng ái[7].
Ngày 21 tháng 3, năm Canh Thân (1440), tức năm Đại Bảo thứ nhất, Lê Thái Tông lập Nghi Dân làm Hoàng thái tử[8]. Có con trai là Thái tử, lại được Hoàng đế sủng ái, Dương phi dần có ý kiêu căng, Thái Tông biết được bèn giáng xuống làm Chiêu nghi[9], muốn cho Dương thị sửa bỏ lỗi lầm. Nhưng Dương thị lại càng hằn học trong lòng, không kiêng nể gì nữa. Lê Thái Tông cho là Dương thị đã cố tình như vậy, thì con bà đẻ ra chưa chắc đã là người khá, mới giáng xuống làm Thứ nhân, rồi xuống chiếu nói cho thiên hạ biết là ngôi Thái tử chưa định[10][11].

Ngày mồng 9 tháng 5, năm Tân Dậu (1441), Hoàng tử Lê Bang Cơ con của Nguyễn Thần phi sinh. Thái Tông hoàng đế rất mừng, tháng 11 cùng năm, Hoàng đế liền lập Lê Bang Cơ làm Hoàng thái tử, phong Trưởng hoàng tử Lê Nghi Dân làm Lạng Sơn vương (諒山王), Nhị hoàng tử Lê Khắc Xương (黎克昌) làm Tân Bình vương (新平王)[4][12].
Lê Nghi Dân lớn lên, ngầm nuôi chí khác, nhòm ngó Hoàng vị. Bấy giờ, Lê Nhân Tông vốn tính tình nhân từ, luôn coi Nghi Dân là chỗ thân tình nên không nghi ngờ gì[14].

Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), những năm Diên Ninh, Lê Nghi Dân cùng viên chỉ huy sứ Lê Đắc Ninh là người chỉ huy vệ binh làm nội ứng, cùng các thủ hạ tin cậy là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng và hơn 100 quân ban đêm bắc thang chia làm ba đường vào cung cấm giết chết Lê Nhân Tông ở tẩm điện. Hôm sau, nhóm quân đó giết chết cả Hoàng thái hậu[15].
Ngày mồng 7 tháng 10, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân lên ngôi Hoàng đế, đại xá, đổi niên hiệu là Thiên Hưng
Ngày 6 tháng 6, năm Tân Hợi (1460) triều đình có buổi chầu sớm. Khi tan chầu, những người định làm binh biến ngồi ngoài cửa Sùng Vũ nơi Nghị sự đường. Nguyễn Xí phát động lệnh dẫn quân vào giết các bề tôi tin cẩn của Lê Nghi Dân là Phạm Đồn, Phan Ban ở Nghị sự đường. Lê Nhân Thuận chém chết Trần Lăng, giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành. Hơn 100 người phe cánh của Lê Nghi Dân bị giết

Lê Nghi Dân bị bắt mang ra khỏi cung, bị truất làm Lệ Đức hầu và trao cho một dải lụa bắt phải thắt cổ, lúc ấy mới 22 tuổi

Ngày hôm ấy, các đại thần cho đón Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi, tức Lê Thánh Tông

Lê Tư Thành
là con trai thứ tư của Lê Thái Tông. Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, vua Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần. Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại Khánh Phương Cung

Theo các tư liệu điền dã, truyền thuyết và phả ký của dòng họ Đinh ở Thanh Hóa, Đô Kỳ - Đông Đô, Hưng Hà, Song An (Sáo Đền – Vũ Thư) và "Ngô gia" thế phả thì chuyện Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao nằm mơ thấy tiên đồng đầu thai khi bà đang mang thai đã đến tai của Nguyên phi Nguyễn Thị  Anh. Chính vì lí do đó mà Tiệp Dư đã bị Nguyên Phi tìm cách hãm hại vì sợ sau này ngai vàng rơi vào tay con của Tiệp dư. Nguyên phi đã phế truất Ngô Thị Ngọc Dao xuống chức Tu dung (người quản các nữ hầu của vua).
Để cứu bà Tiệp dư chắc hẳn vợ chồng Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ và một số trung thần đã phải can ngăn vua Thái Tông nhiều lần nên cuối cùng nhà vua: "Đồng ý chờ sau khi bà Tiệp Dư sinh nở xong thì sẽ tính sau". Sau này cũng chính bà Nguyễn Thị Lộ cùng với Đinh Liệt, Nguyễn Xí... tìm cách đưa Tiệp dư Ngô Ngọc Dao trốn khỏi kinh thành khi sắp đến kỳ sinh nở. Phải chăng đó mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết thê thảm của vợ chồng Nguyễn Trãi và dòng họ ông sau này.

Chuyện hoàng tử Tư Thành sống lưu lạc ở Thần Khê - Diên Hà cuối cùng cũng bị lộ. Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh cho bắt giam Đinh Liệt. Sau này do có sự tấu trình của các trung thần nên triều đình đã cho đón hoàng tử Tư Thành về kinh và phong làm Bình Nguyên Vương (khi đó hoàng tử mới 2-3 tuổi). Sau một thời gian bị giam cầm, vợ chồng Đinh Liệt mới được Thái hậu thả ra khỏi nhà giam.

Ngày 8 tháng 6 âm lịch năm 1460, Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi ở điện Tường Quang, lấy niên hiệu là Quang Thuận (光順) và ban chiếu đại xá thiên hạ. Ông cũng truy tặng miếu hiệu, thụy hiệu cho mẹ con Lê Nhân Tông và lập bài vị thờ hai người họ trong Thái miếu.[13].
Sau khi lên ngôi, vua Thánh Tông đã thăng quan chức cho những người thực hiện đảo chính Lê Nghi Dân thành công để đưa Lê Thánh Tông lên ngôi như Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Niệm,...Với công thần Lê Lăng tham gia cùng Nguyễn Xí, sau khi biết Lăng từng có ý lập con thứ hai của Lê Thái Tông là Cung vương Khắc Xương, Lê Thánh Tông cũng kết án xử tử Lê Lăng vào năm 1462.
Phi tần:
Huy Gia hoàng hậu Nguyễn thị (徽嘉皇后阮氏; 1441 - 1505), hay Trường Lạc hoàng hậu, húy là Hằng (晅), nguyên sơ phong là Quý phi, mẹ ruột của Lê Hiến Tông. Bà chưởng quản hậu cung, đứng đầu chúng phi tần của Thánh Tông
Nhu Huy hoàng hậu Phùng thị (柔徽皇后馮氏; 1444 - 1489), húy là Diệm Quý (琰貴), nguyên là Chiêu nghi của Thánh Tông, sinh ra Kiến vương Lê Tân. Con cháu là Lê Tương Dực truy tôn làm Hoàng hậu.
Minh phi Phạm thị (明妃范氏; 1448 - 1498), con gái của đô đốc Phạm Văn Liêu. Sinh ra Lôi Ý công chúa, Lan Minh công chúa và Tống vương Lê Tung.
Kính phi Nguyễn thị (敬妃阮氏; 1444 - 1485), người thuộc huyện Lôi Dương, Thanh Hoá. Cha bà là Đô đốc thiêm sự Đề đốc vệ Thần Vũ Nguyễn Đức Nghị (阮德毅). Bà mồ côi cha từ nhỏ, được Thái bảo Giản Cung hầu Lê Hưu (黎休) nhận làm con. Bà sinh ra Minh Kính công chúa, về sau được nhận Quảng vương Lê Táo làm con thờ tự.
Quý phi Nguyễn thị (貴妃阮氏), người xã Hòa Thược, huyện Kim Trà. Xuất thân bình dân, khi Thánh Tông hoàng đế đi đánh Chiêm Thành đã ghé qua vùng này, thấy bà có nhan sắc mà nạp về cung. Bà sinh ra Triệu vương Lê Thoan.
Tu dung Nguyễn thị (修容阮氏), người xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, con gái Quan trung thư lệnh Nguyễn Trực. Năm 1472, tuyển vào cung, được đổi tên là Cẩn Kính. Tháng 8 năm 1491, thăng làm Dung hoa. Năm 1492, thăng làm Tiệp dư. Năm 1495, ban cho làm Tu dung.
Tài nhân Nguyễn thị (才人阮氏; 1444 - 1479), người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm. Cha là Thái trung đại phu thượng thư tự khanh Hộ bộ tả thị lang Nguyễn Đình Hy (阮廷禧), mẹ là Chu phu nhân. Bà sinh ra Phúc vương Lê Tranh.
Hậu duệ:
Lê Tranh [黎鏳], tức Hiến Tông Duệ hoàng đế (憲宗睿皇帝), mẹ là Huy Gia hoàng hậu.
Lương vương Lê Tuyên [梁王黎銓].
Tống vương Lê Tung [宋王黎鏦], sinh năm 1466, mẹ là Phạm Minh phi.
Đường vương Lê Cảo [唐王黎鎬].
Lê Tân [黎鑌], tức Đức Tông Kiến hoàng đế (德宗建皇帝), mẹ là Nhu Huy hoàng hậu.
Phúc vương Lê Tranh [福王黎錚], mẹ là Nguyễn Tài nhân.
Diễn vương Lê Thông [演王黎鏓].
Nghĩa vương Lê Cảnh [義王黎耿].
Ứng vương Lê Chiêu [應王黎昭].
Quảng vương Lê Táo [廣王黎鐰], mẹ không rõ, được Nguyễn Kính phi nhận nuôi.
Trấn vương Lê Hình [鎮王黎鋞].
Triệu vương Lê Thoan [肇王黎鋑], mẹ là Nguyễn Quý phi.
Kinh vương Lê Kiện [荆王黎鍵], được Thánh Tông rất yêu quý, sau này loạn Uy Mục Đế, không rõ kết cục.
Ngoài ra, ông còn có 20 công chúa. Chỉ biết đến Lôi Ý công chúa Lê Oánh Ngọc (雷懿公主黎莹玉) và Lan Minh công chúa Lê Lan Khuê (兰明公主黎兰圭) đều do Phạm Minh phi sinh ra. Một hoàng nữ nữa là Minh Kính công chúa Lê Thụy Hoa (明敬公主黎瑞华), con gái của Nguyễn Kính phi.

Lê Khắc Xương
Lê Khắc Xương là hoàng tử thứ hai của Lê Thái Tông, mẹ là Bùi quý nhân, cũng là anh của Lê Thánh Tông và Lê Nhân Tông.

Khi các đại thần là Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết Lê Nghi Dân thành công,sau đó giáng Nghi Dân xuống tước Hầu. Trong triều có người muốn đưa Lê Tư Thành lên làm vua, nhưng quan Tư Đồ Lê Lăng can rằng: Lê Tư Thành còn có người anh là Lê Khắc Xương, không nên bỏ anh lập em để lại dẫm vào vết xe đổ Bang Cơ - Nghi Dân. Ngày 7 tháng 6 Canh Thìn (1460), Lê Lăng cùng triều thần đến đón Cung vương Lê Khắc Xương tôn lập hoàng đế, nhưng Lê Khắc Xương đã một mực từ chối. Nhờ vậy, triều thần mới tôn lập Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi.

Sau khi yên vị ngai vàng, năm 1462 Lê Thánh Tông nghe lời dèm pha của kẻ xấu về Khắc Xương, cùng trong lòng vẫn nặng nỗi hận kế vị, nhà vua đã gán tội giết chết quan Tư đồ Lê Lăng. Năm 1476 ông tự sát ở Đông Kinh[1].

Trịnh Khả
Công thần khai quốc của nhà Lê
Vua Thái Tông có nhiều vợ, các bà vợ gièm pha công kích lẫn nhau để tranh ngôi thái tử cho con. Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao bị giam ở vườn hoa. Trịnh Khả cứu thoát bà Ngọc Dao ra ngoài[5], sau bà được Nguyễn Trãi đem nuôi giấu và sinh ra hoàng tử Tư Thành (tức Lê Thánh Tông sau này)

Năm 1442, vua Thái Tông đi tuần phía đông về Côn Sơn, mắc bệnh nguy kịch, ông theo hầu hạ[6]. Thái Tông mất, ông rước quan tài về kinh, lập thái tử Bang Cơ lên ngôi, tức là Lê Nhân Tông (xem chi tiết: Lê Thái Tông, Vụ án Lệ Chi Viên).

Năm 1443, Nhân Tông còn nhỏ, thái hậu Nguyễn thị coi chính sự, ông được phong làm Nhập nội suy trung Tá lý Dương Vũ công thần, kiêm Lỗi Giang trấn phủ quân thượng tướng quân, cai quản việc quân các vệ Tây đạo, quận thượng hầu[6].
Tháng 7 năm 1451, có người gièm pha rằng cha con Trịnh Khả kết đảng mưu phản. Thái hậu Nguyễn Thị Anh sai bắt giết ông cùng con là Trịnh Bá Quát. Mọi người đều cho rằng ông bị oan[5]

Nguyễn Xí
Năm 1442, vua Lê Thái Tông mất, ông cùng Trịnh Khả, Lê Thụ nhận di chiếu phò vua Lê Nhân Tông.

Năm 1445, vua Nhân Tông còn nhỏ, Nguyễn Thái hậu nhiếp chính, ông làm Nhập nội đô đốc, nhận lệnh cùng Lê Thận mang quân đi đánh Chiêm Thành, nhưng chưa đi thì bị quyền thần tố cáo tội lỗi nên bị bãi chức. Năm 1448 Nguyễn Xí được phục hồi chức Thiếu bảo tri quân dân sự.[2]

Tháng 10 năm 1459, anh Nhân Tông là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân giết vua lên ngôi, đặt niên hiệu Thiên Hưng. Các đại thần Đỗ Bí, Lê Thụ, Lê Ngang mưu lật đổ vua Thiên Hưng bị bại lộ đều bị giết. Nguyễn Xí bàn mưu với Lê Lăng (con Lê Triện), Lê Niệm (cháu nội Lê Lai) lật đổ Nghi Dân lần nữa.

Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460 Nguyễn Xí phát động binh biến, chém bầy tôi thân cận của Nghi Dân là Phạm Đồn, Phan Ban ở nghị sự đường, nắm lấy cấm binh, đóng chặt cửa thành, sai Lê Ninh Thuận bắt vây cánh và phế vua Thiên Hưng làm Lệ Đức hầu, rước con út của Thái Tông là Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam[4].

Tháng 6 năm 1460, Nguyễn Xí được phong làm khai phủ nghi đồng tam ty, Nhập nội kiểm hiệu thái phó Bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu, giúp việc chính sự. Tháng 10 năm đó ông được phong làm Sái quận công.

Lê Thụ
Năm 1460, Lê Nghi Dân lật đổ vua Lê Nhân Tông, Lê Thụ cùng với các đại thần Lê Ê, Đỗ Bí, Lê Ngang làm binh biến, nhưng việc bị phát hiện, tất cả đều bị giết chết. Cùng năm ấy nhóm đại thần Nguyễn Xí làm binh biến lật đổ Lê Nghi Dân.

Đinh Liệt
Năm 1444 đời Lê Nhân Tông, vua còn nhỏ, có người vu cáo ông, thái hậu Nguyễn Thị Anh cầm quyền nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm. Nhờ có người trong hoàng tộc là Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan xin hộ, đến tháng 6 năm 1448 ông mới được tha ra, nhưng vợ con vẫn bị giam. Đến tháng 3 năm 1450 gia đình ông mới được thả.[3]

Trong niên hiệu Diên Ninh của Lê Nhân Tông (1454-1459), ông được giữ chức thái bảo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro