Thuật toán và quyền mưu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thuật toán và quyền mưu

Hà Nội Mới - 9 tháng trước

(HNNN) - Ngũ hành là 5 nhân tố sinh ra từ tự nhiên, cho nên sự tồn vong phát triển của nó cũng phải phụ thuộc vào thiên thời, cụ thể là các mùa trong năm quyết định đến sự sinh vượng tử tuyệt của ngũ hành.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Trong suốt bề dày lịch sử mấy ngàn năm phát triển văn hóa, xã hội Trung Hoa đã ra đời và phát triển rất nhiều môn phái phương thuật, dự đoán học, binh pháp, mưu lược… mang đậm màu sắc mê tín dị đoan hoặc thần bí tôn giáo. Tuy nguồn gốc xuất xứ của những phương thuật này rất phức tạp, lại được pha trộn, cải biên, mở rộng, phát triển qua nhiều thời đại khác nhau nhưng vẫn được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thành những ảnh hưởng văn hóa tinh thần rất sâu rộng và bền vững cho đến tận ngày nay. Thế giới văn minh số hóa bây giờ lại đang có trào lưu hoài cổ, nghiên cứu, thực hành những tinh hoa lý thuyết cổ này (có lẽ đã bắt đầu từ Kinh Dịch trong những thập niên cuối của thế kỷ XX rồi). Những cụm danh từ riêng được sử dụng phổ thông trên các trang thông tin mạng hay bài viết, bài luận cùng các tài liệu, sách in… đều bắt nguồn từ thời cổ xưa. Ví như: Thiên can, Địa chi ra đời vào cuối đời nhà Hạ, thế kỷ XVI trước Công nguyên (B.C); Chu Dịch - bộ sách Vạn cổ kỳ thư ra đời thời Tây Chu, thế kỷ XI B.C; Quỷ Cốc Tử xuất hiện thời Xuân Thu Chiến quốc; Thuật Chiêm tinh, chiêm bốc có từ thời Lưỡng Hán năm 202 B.C; Thuật số và Kỳ môn do Gia Cát Lượng vạch ra và được áp dụng rộng rãi thời Tam quốc năm 420; Phương pháp đoán mệnh Bát tự được Lý Hư Trung sáng tạo thời Tùy Đường năm 907; Hệ thống Tứ trụ năm-tháng-ngày-giờ dùng tính mệnh lý được Tử Bình phát minh thời Bắc Tống năm 1127. Trải qua các đời Minh, Thanh, từ các bậc khai quốc công thần cho đến người dân đều biên soạn và sử dụng các kiến thức Tứ trụ, Bát tự, vận số, chiêm bốc. Hiện nay, các môn Dịch lý, Phong thủy, Triết học cổ còn đang được giảng dạy ở các trường học và các Viện nghiên cứu văn hóa khắp đất nước Trung Hoa. Để cùng độc giả hiểu rõ hơn về những lĩnh vực triết học vốn được coi là kỳ bí, mịt mờ này, xin lần lượt giới thiệu sơ lược bản chất, lý thuyết, nội dung những bộ môn thuật toán, những binh pháp nổi tiếng và những mưu lược hay nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa. Thế nhưng, trước hết cần phải nhắc đến nội dung học thuyết âm dương ngũ hành căn bản - cái gốc không thể thiếu của mọi nghiên cứu về triết học Đông phương.

Học thuyết âm dương và ngũ hành

Theo sử sách, thuyết âm dương hình thành từ đời nhà Hạ, xuất hiện trong sách cổ Liên Sơn. Đây là học thuyết xương sống để nền triết học cổ đại Trung Hoa hình thành và phát triển. Người ta quan niệm, trong âm dương bao hàm ngũ hành và trong ngũ hành lại chia âm dương. Bên trong vạn vật đồng thời tồn tại hai thuộc tính đối lập nhau, nhưng lại thống nhất chung để biến hóa sinh thành, cho nên trong âm có dương, trong dương có âm và âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy. Trong sự thịnh vượng bao giờ cũng chứa mầm mống của sự suy, trong sự sống đều có mầm mống của sự chết, nhờ thế mà mọi biến hóa trong thế giới chỉ là một tiến trình hình thành rồi tan biến đi. Âm dương tuy tương phản trái ngược nhưng không tương khắc kiểu nước lửa, mà tương giao, tương thành thay thế lẫn nhau như ánh sáng và bóng tối, nóng và lạnh, mặt trời lặn mặt trăng lên, mùa này nối tiếp mùa kia thành năm tháng. Những động vật chạy nhảy thuộc dương; thực vật mọc vào đất là âm. Cùng sống ở dưới nước nhưng cá tôm là dương còn trai ốc sò là âm. Loài chim bay trên trời là dương trong dương, loài thú chạy trên mặt đất là âm trong dương. Loài vật làm tổ trên cây là dương, loài đào lỗ là âm... Cùng một cây, bộ phận cành lá trên mặt đất là dương, phần rễ dưới đất là âm, phần vỏ cây là dương phần gỗ là âm. Mặt lá cây hướng lên mặt trời là dương, mặt dưới là âm. Cây trên núi là dương, ven bờ nước là âm. Cỏ hướng Nam là dương còn hướng Bắc là âm... Tóm lại, muôn vật đều có âm dương hòa vào nhau, cùng tồn tại và phát triển.

Sự ra đời của học thuyết ngũ hành gần như đồng thời với học thuyết âm dương. Sách “Thương Thư” của Hồng Phạm (văn tự thời đầu Tây Chu) đã nêu ra khái niệm thuyết ngũ hành. Thuyết này cho rằng thế giới do 5 loại vật chất cơ bản tạo nên: Thủy, mộc, hỏa, thổ, kim. Sự phát triển biến hóa của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (bao gồm cả con người) đều là kết quả vận động và tác động lẫn nhau không ngừng của 5 loại vật chất. Đây cũng là quan điểm biện chứng giản đơn nhất tạo nên quy luật sinh - diệt trong vũ trụ. Giữa các hành tồn tại quy luật sinh khắc giống như âm dương, nó là hai mặt đối lập và thống nhất không thể tách rời. Không có sinh thì sự vật không thể sinh ra phát triển; không có khắc thì không thể duy trì được sự cân bằng điều hòa trong quá trình phát triển. Sinh khắc của một hành cũng có hai vế: Cái nó sinh ra và cái sinh ra nó, cái nó khắc và cái khắc nó. Ngũ hành tương sinh là: Mộc sinh hỏa vì mộc ôn tính ấm áp, đốt cháy gỗ, sẽ sinh ra lửa. Hỏa sinh thổ, vì hỏa cháy thành tro đất. Thổ sinh kim, nằm trong đất. Kim sinh thủy, vì kim tan chảy sẽ thành thủy, khí kim ngầm trong núi sinh ra nguồn nước. Thủy sinh mộc, vì cây cối sinh trưởng tồn tại được nhờ nước. Ngũ hành tương khắc cũng là bản tính của tự nhiên: Mộc khắc thổ (cây đâm rễ vào đất để sống), là tập trung thắng dàn trải. Thổ khắc thủy (đắp đê ngăn nước), là thực thắng hư. Thủy khắc hỏa (nước làm tắt lửa), là nhiều thắng ít. Hỏa khắc kim (lửa nung chảy kim loại, là tinh nhuệ thắng cứng rắn. Kim khắc mộc (dao, cưa chặt cây), là cương thắng nhu. Mỗi hành còn có đặc tính riêng: Mộc màu xanh có tính sinh sôi dài thẳng; hỏa màu đỏ rất nóng, hướng bốc lên trên; thổ màu vàng nuôi lớn, hóa dục; kim màu trắng tính thanh tĩnh nhưng cứng rắn đứt; thủy màu đen, hàn lạnh, nhuận dưới.

Ngũ hành không những sinh khắc, bổ trợ mà còn khống chế lẫn nhau, những trường hợp đó là Thái quá và Bất cập. Vật thịnh quá mức thành dư thừa, cho nên trong mạnh đã có mầm yếu. Ngũ hành không chỉ khắc thuận chiều, như mạnh khắc suy, mà còn bị khắc ngược lại. Kim vượng gặp hỏa, sẽ thành vũ khí có ích. Kim sinh thủy, nhưng thủy nhiều thì kim chìm và kim tuy cứng vẫn bị thủy dần mài mòn. Kim khắc mộc nhưng mộc cứng thì kim bị mẻ, còn mộc yếu sẽ bị kim chặt đứt. Kim nhờ thổ sinh, nhưng thổ nhiều thì kim bị chôn vùi. Thổ sinh kim, nhưng kim quá nhiều thổ thành thiếu. Hỏa vượng gặp thủy, thì có thể ứng cứu lẫn nhau. Hỏa yếu, sẽ bị thổ đè tắt. Hỏa khắc kim, nhưng kim nhiều hỏa sẽ bất lực, còn kim yếu sẽ bị hỏa nung chảy. Hỏa nhờ mộc sinh, mộc nhiều thì lửa mạnh mẽ nhưng hỏa nhiều quá sẽ biến mộc thành than bùn. Thủy khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều khiến thủy bốc hơi, hảo yếu bị thủy dập tắt. Kim sinh thủy, nhưng hễ kim nhiều thì thủy sẽ đục. Thổ vượng gặp mộc, sẽ tương hỗ lẫn nhau. Thổ khắc thủy, nhưng thủy mạnh thì thổ sẽ tan rã trôi mất, thủy yếu sẽ bị thổ chặn lại. Hỏa sinh thổ, nhưng hỏa mạnh thổ sẽ bị biến chất; còn thổ nhiều quá hỏa sẽ tự bị tàn lụi. Mộc vượng gặp kim, sẽ bổ trợ kết hợp chắc chắn. Mộc quá cứng, khiến hỏa leo lét. Mộc khắc thổ, nhưng thổ nhiều, mộc sẽ bị cong rúm ró, thổ yếu sẽ bị mộc làm nứt vỡ. Thủy sinh mộc, nhưng thủy nhiều sẽ cuốn trôi mộc, còn mộc dày đặc thì thủy sẽ bị phân tán, co lại.

Ngũ hành là 5 nhân tố sinh ra từ tự nhiên, cho nên sự tồn vong phát triển của nó cũng phải phụ thuộc vào thiên thời, cụ thể là các mùa trong năm quyết định đến sự sinh, vượng, tử, tuyệt của ngũ hành. Mộc thuộc mùa xuân. Hỏa thuộc mùa hè. Kim thuộc mùa thu. Thủy thuộc mùa đông. Thổ thuộc các tháng giao mùa 3-6-9-12 (còn gọi là tứ quý). Có thể thấy rõ: Mộc vượng ở mùa xuân, bình ở các tháng giao mùa, tử ở mùa hạ, tuyệt vào mùa thu và sinh ở mùa đông. Kim vượng ở mùa thu, sinh vào tháng giao mùa, bình mùa xuân, tử mùa đông và tuyệt mùa hè. Thủy vượng mùa đông, sinh mùa thu, bình mùa hạ, tử mùa xuân và tuyệt vào tứ quý. Thổ vượng vào tứ quý, sinh vào mùa hè, bình vào mùa đông, tử mùa thu và tuyệt mùa xuân. Từ vòng Tràng sinh của ngũ hành, người ta đã ứng dụng vào các lĩnh vực sinh học, y học, nhân diện học, tâm lý học để phục vụ đời sống con người rất thành công.

Thuật toán và quyền mưu (tiếp)

Thứ Hai 10:25 27/08/2012

(HNNN) - Trong binh pháp xưa cũng có Cửu cung Bát quái trận đồ, chính là căn cứ vào phương vị của Bát quái và Ngũ hành sinh khắc để lập trận, chiếm giữ lợi thế trước đối phương.

D. Thuật đoán mệnh

Những người nghiên cứu về mệnh lý cuộc đời vẫn cho rằng, con người ta từ khi hình thành trong bụng mẹ đã có số phận của riêng mình rồi. Vì thế, cần phải dựa vào năm, tháng, ngày, giờ sinh ra, để dự đoán họa, phúc của một đời người. Cuộc đời mỗi người đều phải trải qua 12 giai đoạn: Trường sinh (cất tiếng khóc chào đời) - Mộc dục (bắt đầu cắt rốn, tắm rửa để hòa nhập vào đời sống) - Quan đới (được chăm sóc, nuôi dạy và trưởng thành) - Lâm quan (thi cử, đỗ đạt, lập nghiệp) - Đế vượng (đạt vinh hoa, phú quý ở mức cao nhất mà số phận sắp đặt) - Suy (bắt đầu suy giảm) - Bệnh (có tuổi tác, bệnh tật) - Tử (điều trị, chữa bệnh, chấm dứt cuộc đời) - Mộ (lễ tang, chôn cất) - Tuyệt (vong đã thoát, cốt đã tan) - Thai (bắt đầu thu gom linh khí của tinh tú để hình thành một sinh linh mới) - Dưỡng (phôi thai bắt đầu phát triển trong bụng mẹ). Vận mệnh bao gồm ý nghĩa sinh mệnh (khi sinh ra đã được sắp đặt sang-hèn-thọ-yểu rồi) và vận khí (những bước thăng trầm của cuộc đời mà một người phải trải qua). Tuy nhiên, điều khó nhất và chưa thể phân biệt được rõ ràng chính là, định nghĩa về tốt-xấu, sướng-khổ của đời người. Ví dụ, so sánh một người có đầy đủ tiền tài, đạt danh vọng, vinh quang, nhưng bố mẹ ốm đau, con cái nghiện hút, vợ bỏ, người thân xa lánh, với một người có gia đình lao động, nghề nghiệp bình thường, địa vị xã hội xoàng xĩnh nhưng tay nghề giỏi, con ngoan học giỏi, khỏe mạnh, gia đình đầm ấm, vui vẻ, thì biết đâu là sướng khổ, tốt xấu? Hay có những kẻ sinh ra trong nhà có điều kiện, du học đốt tiền, ăn chơi lêu lổng, bán hết cơ nghiệp để chích hút rồi sa cơ lỡ vận, lụi tàn dần - đáng khinh; ngược lại, những người xuất thân nghèo khổ, vừa làm vừa học, kiếm tiền nuôi cả gia đình, nhưng quyết chí thành công để tự khẳng định mình trong xã hội - đáng phục! Và còn nhiều ví dụ nữa, nhưng dù thế nào con người cũng phải muốn làm, quyết làm, tức là phải mưu sự cho cuộc đời mình và phải làm bằng được (tất nhiên cái mưu sự này không loại trừ những phương pháp mờ ám như: Hối lộ, mua danh, đút lót, cậy thế… rất phiền toái!).

Trong thực tế đời sống xã hội, rất khó có thể dự đoán chính xác số phận (vận mệnh) của một con người cụ thể, bởi những tác động khách quan và chủ quan như: Hoàn cảnh sống, địa điểm sinh sống, phong tục văn hóa, trình độ văn hóa, hiểu biết tri thức, khả năng tư duy, sức khỏe và may mắn. Tổng quan lại, có thể nói rằng: Vận mệnh của mỗi người là khả năng thích nghi và phát triển của cá nhân đó đối với quy luật tuần hoàn khách quan của tự nhiên. Các nhà triết học khẳng định: Vạn vật đều do Ngũ hành tạo nên và mang bản chất đặc tính của 5 hành: Kim-Thủy-Mộc-Hỏa-Thổ. Vì vậy, phương pháp đoán mệnh cho một người căn cứ vào Ngũ hành gồm các bước cơ bản sau:

- Xác định Can, Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh của người đó, rồi phân chia theo Ngũ hành. Ví dụ Giáp, Ất và Dần, Mão thuộc Mộc; Bính, Đinh và Tị, Ngọ thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ và Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ; Canh, Tân và Thân, Dậu thuộc Kim; Nhâm, Quý và Tý, Hợi thuộc Thủy.

- Phân tích chất vượng suy của Ngũ hành theo 4 mùa. Ví dụ Mộc vượng ở mùa Xuân, hao ở mùa Hạ, bị khắc ở mùa Thu, dưỡng ở mùa Đông.

- Tìm hiểu các mối quan hệ của Ngũ hành trong Thiên can và Địa chi của người đó theo nguyên tắc tương sinh và tương khắc với 5 mức: Vượng, hao, khắc, bị khắc, bình. Qua đó có thể đưa ra những nhận xét đại cục đối với vận mệnh của người đó từ khi sinh ra đến khi qua đời.

Ngoài ra, cũng còn nhiều bộ môn khác dùng để đoán mệnh, nhưng phổ thông nhất vẫn là môn Tử vi cũng dựa trên các yếu tố năm, tháng, ngày, giờ ra đời của một con người. Các thuật gia Tử vi sẽ phân chia 108 ngôi sao vào 12 cung chính: Mệnh (bản mệnh) - Phụ mẫu (cha mẹ) - Phúc đức - Điền trạch (nhà cửa, đất đai) - Quan lộc (địa vị xã hội) - Nô bộc (bạn bè, quan hệ xã hội) - Thiên di (di chuyển) - Tật ách (bệnh tật) - Tài bạch (khả năng) - Tử tức (con cái) - Phu thê (chồng, vợ) - Huynh đệ (anh, chị em) và dự đoán số phận, các lĩnh vực thuộc 12 cung và các vận hạn theo vòng 10 năm. Hay như bộ môn Hà Lạc Bát Tự cũng sử dụng các yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh, nhưng lại dựa vào đó quy ra số rồi lập thành quẻ và dùng phép thay đổi 6 hào trong quẻ để biểu hiện các vòng hạn 6 năm (âm) và 9 năm (dương).

E. Thuật sấm vĩ (văn tự ẩn ngữ)

Đây là một cách đưa ra những lời dự đoán trước những sự việc xảy ra trong tương lai với hai thể loại sấm văn tự và sấm tranh vẽ. Những lời gọi là sấm truyền này được truyền bá dưới dạng văn vần hoặc thơ tự do, thường là tác giả khuyết danh. Lời văn và ngữ nghĩa quanh co khó hiểu, càng gợi ý cho người ta giải đoán bằng nhiều cách, nhưng tuy vậy cũng có thể khẳng định, những người sáng tạo ra lời sấm này có trình độ văn hóa và học thức khá cao.

Tranh sấm thì dựa vào hình vẽ để giải đoán, có thông tin nói bắt đầu từ thời Tống, do Trần Đoàn sáng tạo ra. Ở nước ta, từ lâu cũng đã lưu truyền trong dân gian một loại thơ sấm được cho là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết ra, nên gọi là Sấm Trạng Trình. Không ít người đã tin vào thơ sấm này, vì nghe nói nó đã được kiểm chứng trong tiến trình lịch sử nước ta và đã đúng đến năm 1975!

F. Thuật Kỳ môn độn Giáp

Sách sử chép rằng, thuật này ra đời từ thời nhà Chu, nhằm giúp con người biết được những quy luật của tự nhiên, các yếu tố thời gian và không gian để phục vụ đời sống. Lúc đầu Kỳ môn quy định mỗi giờ là 1 đơn vị, một năm có 365 ngày nhân với số giờ sẽ bằng 4.320 giờ (cũng gọi là cục), về sau được chia thành 72 cục một năm và thể hiện bằng Bát quái. Kỳ môn sử dụng 9/10 Thiên can để lập phương trình tính toán, riêng Thiên can đầu là Giáp thì ẩn đi nên gọi là độn Giáp. Chín Thiên can còn lại được phân thành Tam kỳ, Lục nghi. Tám phương vị được chia thành Bát môn (8 cửa): Sinh, Thương, Cảnh, Tử, Khai Hưu… Khi Tam kỳ hợp với cửa Cát trong Bát môn thì gọi là Kỳ môn. Thời trước, Kỳ môn chủ yếu được áp dụng vào bố trí binh lực và đánh trận, vì nó dự đoán được và giúp tạo cơ hội chiến thắng. Ngày nay, Kỳ môn vẫn được sử dụng trong thương trường và chiến lược kinh doanh để tận dụng cơ hội thành công. Thậm chí, không ít người nghiên cứu Dịch học ở Hà Nội còn hì hụi lập toán Kỳ môn hàng ngày để tính cả xổ số và số đề nữa, nhưng kết quả thì chắc chưa thành công(!?).

G. Thuật Lục nhâm

Nếu lấy 10 Thiên can phối hợp với 12 Địa chi sẽ thành chu kỳ 60 năm gọi là Lục thập hoa giáp, trong đó có mỗi Can dương sẽ xuất hiện 6 lần kết hợp với các Chi dương và mỗi Can âm cũng sẽ xuất hiện 6 lần kết hợp với các Chi âm. Ví dụ Nhâm (Tý-Dần-Thìn-Ngọ-Thân-Tuất). Người ta chia ra Thiên bàn (khắc 10 Thiên can) và Địa bàn (khắc 12 Địa chi). Đem Thiên bàn đặt chồng lên Địa bàn và quay tròn, đến khi dừng lại sẽ dùng 12 Thời thần như: Thần hậu, Đại cát, Thiên cương, Thái nhất... để đoán cát hung. Lục nhâm quan hệ với Ngũ hành bằng 12 Tướng gồm 4 hành có hai Tướng là Kim-Mộc-Thủy-Hỏa, còn riêng Thổ có 4 Tướng.

H. Thuật Thái Ất

Thuật này dựa vào Cửu cung, vốn là một sơ đồ số cổ (chính là luận giải số đầu tiên của Lạc Thư, tức là 45 chấm tròn đen trắng xếp trên lưng một con rùa nổi lên ở sông Lạc Thủy). Hình Cửu cung có 9 ô số theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, thì các số sắp xếp như sau: 4,9,2-3,5,7-8,1,6 và tổng các dãy số ngang dọc chéo đều bằng 15. Số 1 thuộc sao Bắc Đẩu, ứng với cung Khảm. Cách tính Thái Ất bắt đầu từ cung này chuyển theo vòng đến cung Ly ở số 9. Người chiêm bốc sẽ căn cứ vào cung vị mà Thái Ất rơi vào, theo Thiên can, Địa chi, Dịch lý, Ngũ hành để chọn ra ngày, giờ tốt xấu, cát hung. Trong binh pháp xưa cũng có Cửu cung Bát quái trận đồ, chính là căn cứ vào phương vị của Bát quái và Ngũ hành sinh khắc để lập trận, chiếm giữ lợi thế trước đối phương.

Thuật toán và quyền mưu (Tiếp theo kỳ trước)

Thứ Hai 12:47 12/11/2012

Tin liên quan

Thuật toán và quyền mưu (tiếp theo)

(HNNN) - Sự trừng phạt trong một số trường hợp phải công khai và dựa vào chính nguyên tắc mà những kẻ tội lỗi đã đặt ra.

O. Thuật nhân tâm

2. Trừng phạt người

Với nhiều lý do và tùy vào mức độ kết quả của sự việc, ta có thể khai thác những sai lầm của người khác, những khiếm khuyết, tội ác hoặc khui ra ánh sáng những bí mật cá nhân được che giấu để tạo cớ trừng phạt, chinh phục, công khai chiếm thế thượng phong, rồi nắm gót chân Asin của người đó mà lợi dụng. Đối với mục đích chính nghĩa, tốt đẹp thì sự trừng phạt này là bài học cần thiết để tránh những sai lầm tương tự về sau, bởi thế cho nên dù lo sợ, mất danh dự nhưng người bị trừng phạt vẫn phải nể trọng ta. Với mục đích phi

nghĩa, tà tâm thì sự trừng phạt này lại là cơ hội để tiêu diệt người khác, dùng khuyết điểm như cái bia thu hút miệng lưỡi thiên hạ, vì vậy người bị trừng phạt sẽ thân bại danh liệt. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, đã làm người thì không ai là không có lỗi lầm, càng làm nhiều, càng sống lâu thì càng nhiều sai lầm (ngay cả nhà sư sống trong chùa với thần Phật, lánh khỏi bụi trần nhưng vẫn tự răn hàng ngày để tránh mắc lỗi với đạo). Ngược lại với những kẻ gây ra tội lỗi không thể dung tha mà không bị trừng phạt, thì lúc đó chân lý và lẽ phải bị xóa sổ rồi. Vấn đề đặt ra là cách xử lý, trừng phạt những sai lầm của con người phải mang tính răn đe nhưng bao dung, nhân văn. Nếu lạm dụng trừng phạt hay trừng phạt thái quá, sẽ chỉ đem lại oán hận và thâm thù không bao giờ giải tỏa được. Nói hình tượng thì trừng phạt là bắt sâu tỉa cành cho cây bị bệnh, chứ không phải đem rìu chặt cây. Tuy nhiên, với sự phát triển về tri thức và văn hóa như hiện nay, thì mọi quyết định dường như nằm trong tay của người có quyền trừng phạt. Nhiều người chưa kịp biết mình mắc lỗi nặng nhẹ thế nào thì án đã quyết xong, còn lắm kẻ tội to tày đình vẫn nhởn nhơ đợi ngày tháng đẹp để được phê bình!

Sự trừng phạt trong một số trường hợp phải công khai và dựa vào chính nguyên tắc mà những kẻ tội lỗi đã đặt ra. Vào đời nhà Ngụy thời Chiến quốc, Tây Môn Báo được cử đến nhậm chức tại huyện Nghiệp - một nơi nghèo khó và khổ cực. Tây Môn Báo điều nghiên kỹ càng đời sống ở đây và phát hiện ra nỗi khổ cực của dân chúng chính là tập tục cưới vợ cho Hà Bá. Mỗi năm một lần, dân làng phải quăng xuống sông một trinh nữ nếu không Hà Bá sẽ nổi giận dâng nước lụt lội, làm mất mùa! Thực ra đây là một trò bịp bợm mà các thân hào câu kết với các thầy mo để thu tiền cúng tế của người dân. Tây Môn Báo quyết định xóa bỏ tập tục này. Vào hôm tổ chức cưới vợ cho Hà Bá, Tây Môn Báo đến dự và tuyên bố vì là quan mới nhậm chức nên mình phải đích thân đứng ra cầu khấn thương lượng cho dân. Đầu tiên ông xem mặt cô gái chuẩn bị đi làm dâu rồi nói: “Hà Bá cần một tuyệt sắc giai nhân, cô gái này không đẹp lắm nên chưa chắc Hà Bá đã hài lòng. Vậy phiền bà mo thay ta xuống nói với Hà Bá rằng đợi mấy hôm nữa sẽ tìm cô dâu khác xinh đẹp hơn, gửi xuống sau”. Ông cho người đem bà mo ném xuống sông rồi cung kính đứng chờ nhưng mãi không thấy bà mo lên báo tin tức? Ông nói: “Bà mo già này không làm được việc, để các đệ tử đi giục xem sao?”. Ông lại sai ném xuống sông vài bà mo trẻ hơn và cũng không thấy ai về báo tin? Ông ca thán: “Các bà mo đều là đàn bà không làm được việc lớn, phải nhờ thầy lý đi một phen”. Ông tiếp tục sai ném lý trưởng xuống sông rồi cung kính đứng chờ vẫn không có ai quay lại. Ông tỏ ra bực tức: “Sao Hà Bá giữ khách lại chơi lâu thế? Đành phải phiền đến hào trưởng, đình trưởng đi xuống đó xem sao?”. Mấy quan chức này nghe vậy khiếp vía quỳ xuống xin tha tội chết. Lúc đó Tây Môn Báo nói rõ rằng: “Sông cuồn cuộn chảy về biển, làm gì có Hà Bá nào mà giết oan bao nhiêu con cái của các gia đình lương thiện? Từ nay về sau, ai dám nói đến việc Hà Bá cưới vợ để mê hoặc dân chúng sẽ bị trị tội”. Hủ tục dã man đó bị xóa bỏ nhờ sự trừng phạt khéo léo, công khai, theo đúng lý lẽ của đám thầy cúng.

Trên cuộc đời, những nhân vật nổi tiếng, tài năng cũng không tránh khỏi sự trừng phạt oan uổng. Trong những trường hợp cụ thể, phải quyết định hình thức trừng phạt để làm gương cho kẻ khác, tuy có đau lòng rơi lệ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 3-1947, Đại tá Trần Dụ Châu được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục quân nhu, Bộ Quốc phòng. Mùa hè năm 1950, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó Tổng thanh tra quân đội lên gặp để cho xem bức thư của đại biểu Quốc hội, nhà thơ Đoàn Phú Tứ tố cáo Trần Dụ Châu, bức thư có đoạn tả về tiệc cưới mà Châu tổ chức cho tay chân ngay tại chiến khu: “Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục Đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”. Và Đoàn Phú Tứ với lòng tự trọng của mình đã dũng cảm nói thẳng: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức giao cho thanh tra quân đội vào cuộc. Kết luận của thanh tra rõ ràng: Trong thời gian đương chức, Châu đã phạm tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, ăn chơi sa đọa, phá hoại công cuộc kháng chiến. Quân pháp Bộ Quốc phòng đã khám xét nơi ở và làm việc của Trần Dụ Châu. Trong két sắt của gã vẫn còn số tiền mặt gần 1 triệu đồng và 25.000 đôla Mỹ cùng với nhiều tài sản quý hiếm: Vàng, kim cương mà gã đã rút ruột ngân sách. Tính ra số tiền gã tham ô để mua sắm tài sản riêng trị giá bằng vạn tấn gạo. Ngoài tiền tham ô, Trần Dụ Châu còn nhận hối lộ từ các đầu mối chuyên cung ứng hàng hậu cần cho quân đội. Cơ quan quân pháp còn thu được hàng trăm bức ảnh “sex” và cảnh sinh hoạt “phòng the” sa đọa của gã với nhiều loại gái từ nội thành Hà Nội ra phục vụ.

Ngày 5-9-1950, tại Thái Nguyên, Chánh án tòa án binh tối cao đã tước quân hàm Đại tá và kết án tử hình Trần Dụ Châu. Bị cáo và gia đình gửi đơn kháng án lên Chủ tịch Hồ Chí Minh xin được khoan hồng. Thiếu tướng Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp đến gặp Người xin ý kiến cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn ông Ninh ra góc vườn, chỉ vào một cây xoan héo lá và hỏi ông có biết lý do tại sao cây sắp chết? Ông Ninh trả lời nguyên nhân vì cây bị sâu đục thân, làm chảy hết nhựa sống. Người lại hỏi muốn cứu cây phải làm thế nào? Ông Ninh trả lời chỉ có cách bắt và giết hết lũ sâu đục thân cây. Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành: “Với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng vậy, nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”. Cuối cùng, sau một đêm trắng suy nghĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bác đơn chống án của Trần Dụ Châu. Và bản án đã được thi hành tại trường bắn lúc 18 giờ ngày hôm sau.

Thuật toán và quyền mưu (tiếp theo)

Thứ Năm 16:59 20/12/2012

Tin liên quan

Thuật toán và quyền mưu (tiếp theo kỳ trước)

(HNNN) - Sự bình tĩnh sáng suốt, trình độ hiểu biết, tự tin sẽ giúp họ tránh được những cạm bẫy ẩn đằng sau những khích lệ đường mật.

O. Thuật nhân tâm

5. Khích lệ người

Trong cách ứng xử thông thường của cuộc sống, sự khích lệ người khác ít khi được đem ra sử dụng phổ biến. Nhưng, đối với một số trường hợp và hoàn cảnh cụ thể, con người ta đặc biệt cần thêm một liều thuốc kích thích tinh thần để tăng thêm sức mạnh tâm lý, lòng khao khát, quyết tâm thực hiện bằng được ý nguyện, lý tưởng chung hay ước muốn riêng của bản thân, nhờ đó mới có chỗ cho nghệ thuật khích nhân hữu dụng. Sử dụng hành động, cử chỉ, lời nói, vật chất hữu ích giúp người ta phấn khởi nhiệt tình, thêm tin tưởng vào thành công cuối cùng, vì quyền lợi tập thể hay cá nhân được coi là “chính khích lệ” (xui khôn, khuyên đúng). Còn những hành động tương tự như thế, nhưng nhằm kích động tự ái cá nhân, khoét sâu vào tính đố kị, ganh ghét nhằm quyết tâm phá hoại lợi ích công việc chung hoặc làm hại người khác gọi là “phản khích lệ” (xui dại, kích động). Dù khích lệ đúng hay sai cũng đều có mục đích cụ thể, tùy vào bản chất mỗi người. Nếu cách sống rộng lượng, khoan hòa, vô tư vì điều tốt đẹp, muốn góp phần nhỏ bé về tinh thần, tình cảm của mình cho người khác thành công, là khích lệ đẹp, mang đậm tính nhân văn cho cả người khích lệ và người được khích lệ. Đối với những kẻ cơ hội, muốn tính toán sắp đặt cá nhân, thì sẽ nỗ lực xúi bẩy người khác vượt quá trạng thái cân bằng của tâm lý và tình cảm, suy nghĩ mất sáng suốt (giận quá mất khôn), cuối cùng dẫn đến hành động mù quáng, sai lầm. Nhờ đó, kẻ xúi giục (gián tiếp hay trực tiếp) sẽ được hưởng lợi và thành công nhờ may mắn kích động người khác trúng kế của mình mà thất bại. Đối với cả hai mặt tác dụng của khích lệ, như vậy thì vai trò chủ thể của người được khích lệ vô cùng quan trọng. Sự bình tĩnh sáng suốt, trình độ hiểu biết, tự tin sẽ giúp họ tránh được những cạm bẫy ẩn đằng sau những khích lệ đường mật.

Sách “Tam quốc diễn nghĩa” kể rằng, Khổng Minh Gia Cát Lượng là người rất giỏi dùng mưu kế, đặc biệt chỉ sử dụng một kế khích tướng không những làm kẻ thù chống phá lẫn nhau, mà còn giúp các tướng sĩ thắng trận. Trong cuộc chiến giành lấy Hán Trung, Khổng Minh đã vài lần khích lão tướng Hoàng Trung gần 70 tuổi lập nhiều chiến công xuất sắc. Lần thứ nhất khi đánh cửa ải Hà Manh, tướng giữ thành của quân Thục không chống cự nổi sức tiến công dũng mãnh của đại tướng Ngụy Trương Cáp, nên liên tục báo tin thua trận về Thành Đô. Lưu Huyền Đức mời quân sư đến bàn việc, Khổng Minh tập hợp các tướng đến nói rằng: “Tình hình cửa ải rất nguy cấp, phải cử người đi gọi Trương Dục Đức về mới có thể đánh lui Trương Cáp”. Các tướng đều nói Trương Phi đang đóng binh ở Ngõa Khẩu, nơi đó cũng rất hiểm yếu không nên rút về. Khổng Minh lại nói: “Trương Cáp là danh tướng của Ngụy. Trừ Dục Đức ra không ai có thể địch nổi”. Lập tức, lão tướng Hoàng Trung lớn tiếng: “Quân sư, sao lại khinh người như vậy. Ta tuy bất tài, nhưng nguyện lấy thủ cấp của Trương Cáp đem về nộp”. Thấy Khổng Minh tỏ ý ngại rằng, tuổi cao không phải là đối thủ của Trương Cáp, Hoàng Trung tức giận dựng ngược tóc, bước ra sân múa đại đao, giương cung tên bắn liền mấy phát để chứng minh còn đủ sức khỏe. Thế là Khổng Minh để Hoàng Trung chọn Nghiêm Nhan làm phó tướng xuất trận đánh bại quân Ngụy, chiếm được Hán Trung. Lần thứ hai, khi quân Thục muốn đánh núi Định Quân do tướng Ngụy Hạ Hầu Uyên chiếm giữ, Khổng Minh cũng đề xuất triệu Quan Vũ từ Kinh Châu đến thì mới mong chiến thắng được. Thấy vậy, Hoàng Trung giận dữ, quyết xin đi tấn công, không cần phó tướng, chỉ dẫn theo 3.000 binh mã. Khổng Minh cũng chần chừ mãi rồi quyết định cử Pháp Chính đi giúp. Kết quả, Hoàng Trung đánh bại Hạ Hầu Uyên, chiếm được núi Định Quân.

Hoàng đế nước Pháp Napoleon cũng từng sử dụng biện pháp khích động binh sĩ vượt qua mức giới hạn của phản ứng bình thường, để vượt qua hoàn cảnh nguy hiểm. Lần đó, Napoleon đang cùng binh sĩ hành quân qua một khu rừng rậm, bỗng nghe tiếng kêu cứu ầm ĩ. Ông thúc ngựa phi lên phía trước và nhìn thấy một số đông binh sĩ tụ tập bên một bờ hồ nước, chỉ chỏ về một binh sĩ bị trượt chân rơi xuống nước, biết bơi chút ít nên đang bị nước cuốn dần ra xa bờ khoảng 30m. Những đồng đội đứng trên bờ cũng không dám nhảy xuống cứu vì vừa không biết bơi, vừa thấy nước chảy quá xiết. Napoleon vội cầm lấy khẩu súng của vệ sĩ, lên đạn chĩa ra hồ và quát to: “Này, không bơi ra xa nữa, bơi về đây ngay, không thì ta bắn chết bây giờ?”. Nói xong, ông bắn liền hai phát đạn về phía người lính đang bì bõm dưới nước. Nghe thấy hiệu lệnh và tiếng đạn nổ, người lính như bừng tỉnh quẫy mạnh người lại và lội vào được đến bờ. Nhận ra Hoàng đế, người lính vội cảm tạ, nhưng không quên thắc mắc: “Tâu bệ hạ, thần bị rơi xuống nước suýt chết đuối, mà sao bệ hạ còn định bắn thần? Hai viên đạn đi sát bên cạnh làm thần sợ quá?”. Napoleon cười nói: “Đồ ngốc! Không dọa thế, thì ngươi sẽ bị chết đuối, nếu càng trôi ra xa càng không thể quay về được vì đây là cái hồ hoang, nước sâu. Chỉ có cách dọa như vậy thì người mới tự cứu được mình chứ!”. Thế là vị Hoàng đế đã biết cách kích động tâm lý ham sống của người lính để anh ta có phản ứng tích cực là tự cứu chính mình.

Năm 1956, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó là Khrushev nhận lời mời của Tổng thống Titô sang thăm Nam Tư. Theo lịch trình, nước chủ nhà bố trí đưa phái đoàn đi tham quan vùng nông thôn và nông trại ngoại ô thủ đô, nhưng khi cả đoàn xe đang chạy trên quốc lộ, thì chiếc xe chở Khrushev đột nhiên bị nổ lốp phải dừng lại, thế là tất cả xe đi theo cũng đều dừng lại chờ, làm tắc nghẽn một đoạn đường dài. Những sự cố khách quan như vậy trong hoạt động ngoại giao vốn là bình thường, nhưng lúc đó trong thời kỳ chiến tranh lạnh nên sự việc này dễ bị các nhà báo thiếu thiện chí tung tin, thêu dệt thêm rất bất lợi cho quan hệ hai nước. Trong khi nhân viên kỹ thuật phía chủ nhà đang toát mồ hôi tìm cách sửa chữa xe thật nhanh, thì Tito bối rối, áy náy và phái đoàn Liên Xô cũng lúng túng, sốt ruột không biết nên làm gì để tạo ra thông tin có lợi cho cả hai bên. Đúng lúc ấy, Khrushev chợt nảy ra một sáng kiến. Để đánh lạc hướng cánh nhà báo, ông quay sang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (lúc đó là Mikoyan) đứng bên cạnh, hỏi thăm vài câu về sức khỏe rồi khích Mikoyan xem có dám thi đấu vật tay với mình không? Thấy Tổng Bí thư có lời mời khá bất ngờ và thú vị nên Mikoyan vui vẻ đồng ý ngay. Thế là hai nhà lãnh đạo Liên Xô thi vật tay ngay bên vệ đường một cách hăng hái, nhiệt tình, nhưng gay cấn, bất phân thắng bại. Sự kiện này quả là giật gân, chưa từng có trong tiền lệ ngoại giao, nên các phóng viên nhà báo đổ xô đến quay phim, chụp ảnh. Phía Nam Tư tranh thủ cơ hội không bị săm soi đã nhanh chóng sửa xong xe và phái đoàn lại tiếp tục cuộc tham quan như kế hoạch. Về sau, quả nhiên báo chí quốc tế chỉ đưa tin về cuộc thi vật tay, mà không ai nhắc đến sự cố nổ lốp xe ôtô.

Khi bắt đầu bước vào một cuộc đàm phán thương mại công nghiệp giữa Trung Quốc và Đức, ông chủ Tăng Thọ của xưởng thép Ôn Châu đã mở đầu câu chuyện với Giám đốc Công ty ABM là Tony như sau: “Ngài đến đây để kinh doanh, vậy có định kiếm nhiều tiền không?”. Giám đốc Tony tỏ ra ngạc nhiên, khó hiểu với câu hỏi của Tăng Thọ, nhưng ông này vẫn thản nhiên nói tiếp: “Đã muốn kiếm nhiều tiền phải có hai điều kiện: Phải có đạo kinh doanh, tức là dù trong mọi trường hợp phải giữ đúng hợp đồng và phải có ý chí, ví dụ: Liệu ngài có dám vứt hàng phế phẩm giá 1 triệu đô la xuống sông không?”. Thấy Tony lúng túng nhìn quanh, Tăng Thọ lại tiếp tục: “Tôi là người có lòng dũng cảm như thế đấy. Trên thế giới này có 3 loại người, loại 1 nói là giữ lời, nói thế nào, làm thế nấy, ngay thẳng không mờ ám; loại 2 phải thể hiện lời nói bằng văn bản giấy tờ mới tin được; còn loại 3 thì… Tôi thuộc loại 1, không biết ngài Giám đốc thuộc loại nào đây?”. Tony vội trả lời: “Tất nhiên là tôi phải thuộc loại 1 rồi, còn loại 3 thì chúng ta hãy quên đi”. Tăng Thọ tán thưởng: “Hay lắm, thế là chúng ta tâm đầu ý hợp. Vậy bây giờ bàn bạc cụ thể nhé”. Sau đó, toàn bộ hợp đồng trị giá 3 triệu USD đã được ký kết với mức chiết khấu 5% và đây cũng là lần đầu tiên, đối tác Đức chịu thay đổi giá cả chỉ vì mấy lời nói khích.

Bạn biết gì về thuật Kỳ Môn Độn Giáp

Thuật Kỳ Môn Độn Giáp được sáng lập từ rất lâu, có thể chuyển hóa Ngũ Hành, AM Dương.

Nếu tôi không lầm, người đã khai sáng ra KMDG chính là Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Về sau, KMDG được sử dụng ngoài việc xem số mạng, hung kiết mà còn được sử dụng trong binh lược.

Điển hình

_Thời Tam Quốc, người được cho là thần trong binh lược chính là Không minh Gia Cát Lượng. Chình vì sự hiểu biết thâm sâu về KMDG ông đã dựa vào ngũ hành tương sinh tương khắc mà bày binh bố trận, ngoài Khổng Minh còn có Tư Mã Ý, được người đời gọi là Phương sồ. Ông cũng dùng KMDG để xem số mạng và bày binh bố trận, đến hậu Tam Quốc ông đã dung KMDG để bói 1 quẻ ccho thế sự và cuối cùng Tư Mã Chiêu cháu ông lên làm vua thống nhất thiên hạ kết thúc thời Tam Quốc.

_Một thời gian khá dài, KMDG gần như không còn nhắc đến, nhưng đến triều đại nhà Minh xuất hiện mọt nhân vật tinh thông KMDG và giúp vua Chu Nguyên Chương giữ vững cơ ngơi, đó chính là Thần Cơ Diệu Toán Lưu Bá Ôn, đã bao lần ông sử dụng KMDG để đoán vận mạng quốc sự và đảbao lần cứu CNC khỏi cái chết và cả ông.

_kết thúc Triều đại nhà Minh đến thời Càn Long thì KMDG gần như bị quên lãng.

Thuật KMDG dùng để xem số mạng, tai kiếp cho bản thân và người khác, tất cả chỉ nằm trên lòng bàn tay mình.

Ở Việt Nam một nhân vật đã sử dụng KMDG để biết trước được cái chết của mình chính là Trang Quỳnh.

Ngoài việc KMDG bói số mạng còn dùng để bày binh bố trận dừa vào quy luật của Ngũ Hành, Âm Dương

_Một số trận đồ được sử dụng dựa trên KMDG là:

+Thiên Môn TRận

+Ngũ Hành trận pháp

+Bát Quái trận pháp

+Ngũ Quỷ Trận pháp

.........

Ngoài ra trong kinh điển Huyền Môn còn đề cập đến 1 vài trận pháp sử dụng KMDG mà chỉ có Thiên Môn mới có thể bày được:

+Chư tiên trận

+Thất Bảo Loa trận ( Thế trận manh nhất trong kinh điển)

Đến giờ hầu như KMDG đa phần chỉ sử dụng vào việc bói toán xem số mạng:

Điển hình:

bạn 22 tuổi

=> sinh năm Kỷ Tỵ

=> Mạng Âm, thuôc Ngũ Hành Mộc ( Đai Lâm Mộc )

Từ đó suy ra số kiếp của bạn, khắc với gì, hạp với gì v.v.....

Dựa trên Thập Nhị Địa Chi và Thập Thiên Can Để kết nối lại với nhau

Thập Nhị Địa Chi gồm:

Sửu

Dàn

Mẹo

Thìn

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Thạp Thiên Can gồm:

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Ngoài ra còn có vè Âm, Dương, Bát Quái:

Khảm

Cấn

Chấn

Tốn

Ly

Khôn

Đoài

Càn

Và Tứ Tượng:

Chánh Âm

Chánh Dương

Thiếu Âm

Thiếu Dương

_Quay ngược lại thời gian ta sẽ thấy:

Vô Cực sinh Thái Cực

Thái Cực sinh Âm Dương

Âm Dương sinh Lưỡng Nghi

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng

Tứ Tượng Sinh Bát Quái

Bát Quái Sinh Ngũ Hành

Ngũ Hành sinh vạn vật

vạn vật sinh Thạp Nhị Địa Chi

Từ Thập Nhị Địa Chi ở đây sẽ sinh ra Thập Thiên Can

vì vậy tại sao lại có: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

và: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu.... từ đó ta lại ghép Giáp với Tuất, Giáp tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu..... và cứ tiến tới cho đến khi quay lại Ất Tý là hết 60 năm

vì vậy cứ 60 năm 1 lần thì con người ta lại quay vè năm ta đã sinh ra.

Mỗi năm như vậy là 1 Mạng nằm trong Ngũ hành (kim môc thủy hỏa thô)

Trong ngũ hành chia ra co 30 hành khác tổng cộng ứng với 60 convaatjj là 60 năm

=> có 60 Mạng ứng với 60 Năm

Giả sử

Mạng Kim gồm:

Kiếm Phong Kim

Bạch Lạp Kim

Hải Trung Kim

Sa Trung Kim

Kim Bạch Kim

Xoa Xuyến Kim

Mạng Mộc gồm:

Đại Lâm Mộc

Tùng Bách Mộc

Dương Liễu Mộc

Bình Địa Mộc

Tan Đố Mộc

Thạch Lưu Mộc

Mạng Thủy gồm:

Giang Hà Thủy

Đại Khê Thủy

Thiên Hà Thủy

Tuyền Trung Thủy

Trường Lưu Thủy

Đại Hải Thủy

............................................

Mỗi con giáp thì có 5 Mạng (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)

12 con giáp => 60 Mạng

=>ta có 60 con giáp chứ không phải 12 con

12 con giáp chỉ là đại diện thôi

Cách tính thì dựa vào các ngấn trên ngón tay ta mà đếm

dựa vào tuổi của ta sinh vào năm nào , ưng với con giáp nào, sẽ cho ra ta thuộc mạng nào

Dựa vào đó ta có thể biiet được tương sinh tương khắc và có thể né được tai kiếp.

Nên nhớ không phải Ngũ hành tương sinh tương khắc mà đúng với quy luật

Thực tế kim mộc thủy hỏa thổ tương sinh tương khắc chỉ là đại diện thôi

Giả sử

Kim khắc mộc

nhưng nếu bạn là Xoa Xuyến Kim còn tôi là Đại Lâm Mộc thì bạn sẽ không thể nào khắc được tôi, ngược lại tôi sẽ chế ngự lại bạn dựa vào quy luật của tự nhiên và tạo háo là sẽ biết

Nếu nói Mộc sinh Thổ

thì Mộc cần kết hợp với Hỏa mới cho ra Thổ được

Nhưng Đại Lâm Mộc mà kết hợp với Lư Trung Hỏa thì sẽ sinh ra Thổ ít, ngược lại cả 2 đều tương tác giup thành công hơn nữa.

....................................

Mình chỉ nói sơ sơ thôi, cái này thì có chỉ tận tay mới biết chứ nói không thi không nói hết được.

 Kỳ Môn Độn Giáp căn bản

GIỚI THIỆU

Độn giáp, hay Kỳ môn đôn giáp là một môn học thuộc Tam Thức (Bao gồm : Thái ất, Lục nhâm, Độn giáp).

Độn giáp là một môn học xếp hàng đàu trong các môn Lý học. Nó lấy gốc từ sự tiêu trưởng của Âm Dương theo thời gian, dựa vào hệ thống Can Chi, tiết khí của lịch pháp để dự đoán sự cát hung về thời điểm, phương hướng, chủ khách lợi-hại v.v… Bản thân nó cũng là một môn làm gốc gác căn bản cho một số môn khác vay mượn như Phong thủy, Tử vi…

Nếu nói cho sâu hơn, thì Kỳ môn Độn giáp đầy đủ phải là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp.

Tam Nguyên : là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên – một cách chia thời gian theo cổ lịch

Độn Giáp : nghĩa là giấu can Giáp đi, và phép toán để tìm ra Can giáp ấy chính là đường lối hình thành lý thuyết cơ bản của việc an quẻ Kỳ môn.

Kỳ môn : Môn là Bát môn tức là 8 cửa : Hưu-Sinh-Thương-Đỗ-Cảnh-Tử-Kinh-Khai, là phương vị của 8 hướng ứng với 8 quẻ bát quái mà ra.

Học kỳ môn là việc khó, phần vì kiến thức trừu tượng, phần vì tài liệu không có nhiều hơn nữa lại viết rất khó hiểu. Vì thế, tôi đăng lên đây bài viết về các khái niệm cơ bản nhất cùa Kỳ môn. Tham khảo trong Kỳ môn thượng tập của bộ Kỳ Môn Thức – Bột Hải tiên sinh.

Tôi sẽ đăng tải dần dần từng bài một theo thời gian. Nếu hợp sở thích thì các bạn có thể theo dõi dài kỳ. Trước mắt, xin bắt đầu với việc lập quẻ Kỳ môn.

Hiện tại, tôi xin đăng những bài viết cô đọng hết sức để giảm bớt khối lượng bài viết. Nhưng như thế thì sẽ có những phần khó hiểu. Nếu có thắc mắc, xin các bạn lập Topic riêng ở mục trao đổi kiến thức để trao đổi thêm.

Re: Kỳ Môn Độn Giáp căn bản

KỲ MÔN ĐỘN GIÁP CĂN BẢN

Giới thiệu : TUETVNB

TIẾT THỨ NHẤT : TỔNG QUÁT VỀ ĐỊNH CỤC

1. Khái niệm ban đầu :

Cổ nhân đem 24 giờ trong 1 ngày phân làm 12 canh giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi canh giờ tương đương với 2 tiếng đồng hồ hiện đại. Kỳ môn thời gia tức là ứng với mỗi canh giờ có 1 cách cục.

Theo lịch pháp của Kỳ Môn, bắt đầu từ tiết Đông Chí của năm Thượng nguyên đến tiết Đông Chí của năm thứ hai Thượng Nguyên là một chu kỳ tuần hoàn. Tổng cộng là 360 ngày, mỗi ngày 12 canh giờ, mà mỗi canh giờ lại có 1 cách cục, vị chi số cục của cả năm sẽ là 12*360 = 4320 (bốn ngàn ba trăm hai mươi) cục.

Nhưng trong 4320 cục này, thực tế mỗi cục lặp lại 4 lần. Lấy Cục thứ nhất dương độn mà nói thì : Đông Chí Thượng Nguyên, Kinh Chập Thượng Nguyên, Thanh Minh Trung Nguyên, Lập Hạ Trung Nguyên đều hoàn toàn giống nhau, đều thuộc Cục thứ nhất Dương độn. Lúc này, trong 4 nguyên tổng cộng là 20 ngày, nhưng đến Kỳ môn thời gia tính toán lại số cục, theo cách tính cứ mỗi Canh giờ có một cách cục sẽ không phải là 12*20 = 240, mà là 12*20/4 = 60 cục (nguyên nhân vì mỗi cục lặp lại 4 lần). Tức là 60 cục, vừa vặn chiếm hết một vòng từ Giáp Tý đến Quý Hợi, tức là một vòng của Thập thiên can phối với Thập nhị địa chi. Cục thứ nhất của Dương độn là như vậy, các cách cục khác cũng giống như thế này, tức cũng đều lặp lại bốn lần. Vì thế mà trong một năm có 360 ngày, 4320 giờ, nguyên nhân như đã giảng, các cách cục đều lặp lại 4 lần cho nên toàn năm chỉ còn có 4320/4 = 1080 cục.

Theo truyền thuyết thì kể rằng do Hoàng đế sai Hoàng Hậu làm ra 1080 cục. Lại theo truyện này, thì đến Khương Thái Công Lã Vọng đã đem 1080 cục này giản hóa thành 72 cục, việc lý giải 72 cục này cũng không khó, nguyên nhân là do tính toán theo 24 tiết khí, mỗi tiết khí 15 ngày, mỗi tiết lại phân làm 3 nguyên Thượng – Trung – Hạ, mỗi nguyên là 5 ngày. Mỗi tiết 3 nguyên, toàn năm 24 tiết khí thì số nguyên trong 1 năm là 24*3 = 72.

Toàn năm là 1080 cách cục, nhưng cũng không phải mỗi một cục đều cần 1 Bàn để biểu thị. Nếu như dùng Hoạt bàn để biểu thị, mỗi Hoạt bàn có thể biểu thị 60 cách cục của các canh giờ từ Giáp Tý đến Quý Hợi. cho nên 1080/60 = 18, dùng 18 hoạt bàn có thể biểu diễn tất cả cách cục của giờ trong cả năm. Tổng 18 cục, chính là DƯƠNG ĐỘN 9 CỤC, ÂM ĐỘN 9 CỤC. (Dương độn cửu cục, âm độn cửu cục)

Tuy nói là Kỳ môn thời gia, cũng không thể không nói đến ngày (Kỳ môn nhật gia). Do Nhật can của Ngày khác, sẽ nảy sinh việc khác nhau về Thời Can. Như ngày Giáp Kỷ, với ngày Ất Canh giờ Tý đều không giống nhau, Ngày Giáp Kỷ thì giờ Tý là Giáp Tý, ngày Ất Canh thì giờ Tý là Bính Tý. Cho nên mỗi Canh giờ sẽ xác định một số cục, phụ thuộc vào Tiết khí và Nhật can. Tức là phải xem mỗi Giờ của mỗi ngày thuộc tiết khí nào, là xem thuộc nguyên nào trong tiết khí này, Thương nguyên, trung nguyên hay hạ nguyên.

2. Kỳ môn định cục :

Theo phương diện tổng quát mà nói thì bắt đầu từ tiết Đông chí đến hết tiết Mang chủng là Dương độn, Từ Hạ chí đến hết tiết Đại tuyết là âm độn. Quan hệ giữa Tiết khí và số thứ tự của cục như sau :

Ca quyết :

Dương độn:

Đông chí, kinh chập nhất thất tứ, tiểu hàn nhị bát ngũ,

Đại hàn, xuân phân tam cửu lục, vũ thủy cửu lục tam,

Thanh minh, lập hạ tứ nhất thất, lập xuân bát ngũ nhị,

Cốc vũ, tiểu mãn ngũ nhị bát, mang chủng lục tam cửu.

Âm độn:

Hạ chí, bạch lộ cửu tam lục, tiểu thử bát nhị ngũ,

Đại thử, thu phân thất nhất tứ, lập thu nhị ngũ bát,

Hàn lộ, lập đông lục cửu tam, xử thử nhất tứ thất,

Sương hàng, tiểu tuyết ngũ bát nhị, đại tuyết tứ thất nhất.

DƯƠNG ĐỘN :

+ Đông Chí, Kinh Chập 1-7-4, Tiểu Hàn 2-8-5

+ Đại Hàn, Xuân Phân 3-9-6, Vũ Thủy 9-6-3

+ Thanh Minh, Lập Hạ 4-1-7, Lập xuân 8-5-2

+ Cốc Vũ, Tiểu Mãn 5-2-8, Mang chủng 6-3-9

ÂM ĐỘN

+Hạ Chí, Bạch Lộ 9-3-6, Tiểu thử 8-2-5

+ Đại Thử, Thu Phân 7-1-4, Lập thu 2-5-8

+ Hàn Lộ, Lập Đông 6-9-3, Xử thử 1-4-7

+ Sương giáng, Tiểu tuyết 5-8-2, Đại tuyết 4-7-1

Tức là tiết Đông Chí, Kinh chập Thượng Nguyên là Cục 1 Dương độn, Trung nguyên là Cục 4 Dương độn, Hạ nguyên là cục 7 Dương độn. Các câu khác cũng tương tự mà suy ra.

Đây là sự phối hợp của Hậu thiên bát quái, lạc thư và 24 tiết khí, đùng để xác định cục số không giống nhau của ngày trong mỗi tiết khí. Trong 24 tiết khí, 2 tiết chí, 2 tiết phân, 4 tiết lập phân biệt ở chính giữa tám cung cũng xác định bằng 8 con số Lạc thư. Đông chí đóng ở Quẻ Khảm ứng với số 1, Lập xuân đóng ở quả Cấn ứng với số 8, Xuân phân đóng ở Quẻ Chấn ứng với số 3, Lập hạ đóng ở Quẻ Ly ứng với số 9, Lập thu đóng ở Quẻ Khôn ứng với số 2, Thu Phân đóng ở Quẻ Đoài ứng với số 7, Lập Đông đóng ở Quẻ Càn ứng với số 6. Đây là 8 cục số của tiết khí thượng nguyên, nó chính là vị trí của số Lạc thư. Tức là cục số 1 Dương độn của tiết Đông chí Thượng Nguyên, Cục số 4 Dương độn của tiết Lập xuân, Cục số 9 của tiết Hạ chí Âm độn Hạ Nguyên. Các chỗ khác cứ thế mà suy ra.

Trong 24 tiết khí thì có 8 tiết khí thuộc Thượng Nguyên. Hai cục số tiếp theo của tiết khí Thượng Nguyên (tức Trung nguyên và Hạ nguyên) đều căn cứ vào số cục của tiết khí Thượng nguyên để xác định theo quy luật Dượng Thuận, Âm Nghịch. Như tiết Đông chí là cục thứ nhất dương độn Thượng Nguyên, tiếp theo tiết Đông chí lần lượt theo thứ tự là Tiểu Hàn, Đại Hàn. Tiết tiểu hàn Thượng nguyên là Cục số 2 Dương độn, Đại hàn Thượng Nguyên là cục số 3 Dương độn. Các tiết khác cũng cứ thế mà suy ra.

Trong phép sắp xếp cục số của Kỳ môn thời gia, 5 ngày là 1 cục, vì sao 5 ngày lại là 1 cục? Nguyên nhân là do mỗi ngày có 12 giờ, đều bắt đầu từ giờ Tý đến giờ Hợi (đây là nói đến giờ tính theo địa chi). Về phần 5 ngày này, ngày nào cũng có địa chi của giờ giống nhau (đều bắt đầu từ Tý và kết thúc ở Hợi), Thiên can cũng sẽ không giống nhau. Như nửa đêm hôm trước là giờ Giáp Tý, nửa đêm hôm nay là giờ Bính Tý và nửa đêm ngày mai là giờ Mậu Tý. Như vậy, mỗi ngày là 12 canh giờ, 5 ngày là 60 canh giờ, vừa vặn một vòng Giáp Tý đến Quý Hợi là một Hoa Giáp. Đến ngày thứ 6, nửa đêm lại bắt đầu từ giờ Giáp Tý, đây là ý nghĩa tại sao 5 ngày lại là một cục số.

  Re: Kỳ Môn Độn Giáp căn bản

TIẾT THỨ 2 : SIÊU THẦN TIẾP KHÍ BÀY BỐ THÁNG NHUẬN

Ở trên đã bàn về các cục số Âm Dương độn xác định theo Tiết Khí, thế nhưng tại cục của thời giờ đã định, lại không phải với tiết khí cố định tách bạch trên Địa bàn. Vẫn chỉ căn cứ vào ngày giờ, Thiên can Địa chi. Như vậy cách cục xác định theo Thiên Can địa chi của ngày giờ sẽ có kết quả như thế nào?

Trước hết bàn về Thiên Can của ngày giờ.

Bởi vì 5 ngày là 1 cục, cho nên ngày đầu tiên của mỗi cục nhất định phải có Nhật Can (thiên can của ngày) là Giáp hoặc Kỷ. Giáp là đứng đầu trong trong Thập thiên can, Định Thời cục thì bắt đầu từ Giáp : Giáp - Ất – Bính – Đinh – Mậu là vừa hết 5 ngày là một cục. Cục tiếp theo lại bắt đầu từ Kỷ : Kỷ - Canh – Tân – Nhâm – Quý là lại hết 5 ngày của cục tiếp theo. Tiếp đến lại là 5 ngày tiếp theo, lại bắt đầu từ Giáp… cứ thế tiếp diễn.

Lại bàn về Địa chi của ngày giờ .

Mỗi tiết khí chia làm Tam Nguyên (Thượng, Trung, Hạ nguyên). Địa chi của ngày đầu mỗi tiết khí cũng có quy luật. Trước khi nói về quy luật này, ta hãy nói một chút về vấn đề Mạnh – Trọng – Quý của thập nhị địa chi. Ta đã biết Địa chi có 12 chữ, mà các tháng trong mỗi năm cũng vừa vặn 12 tháng. Cho nên mỗi Địa chi đặt cho 1 tháng gọi là Nguyệt Kiến. Tháng Giêng là Kiến Dần, tháng 2 cho đến tháng 12 là Kiến Mão, Kiến Thìn,…, Kiến Sửu. Nếu như ta đem 12 tháng này phân theo các mùa Xuân Hạ Thu Đông thì 3 tháng được gọi Quý. Dần Mão Thìn là Xuân Quý, Tỵ Ngọ Mùi là Hạ Quý, Thân Dậu Tuất là Thu Quý, Hợi Tý Sửu là Đông Quý. Mỗi quý có ba tháng thì tháng đầu tiên gọi là “Mạnh”, tháng thứ 2 gọi là “Trọng”, tháng thứ 3 gọi là “Quý”. Vì thế mà gọi Dần-Thân-Tỵ-Hợi là Tứ Mạnh, Tý-Ngọ-Mão-Dậu là Tứ Trọng, Thìn-Tuất-Sửu-Mùi là tứ Quý.

Hiện tại đang bàn về Kỳ môn thời gia, mỗi tiết khí có Thượng-Trung-Hạ tam nguyên, Địa chi của ngày đầu tiên mỗi nguyên đều có quy luật. Bất kể là tiết khí nào, Địa chi ngày đầu tiên của Thượng nguyên là một trong Tứ Trọng, không nằm ngoài Tý-Ngọ-Mão-Dậu, Địa chi ngày đầu tiên của Trung Nguyên là một trong trong Tứ Mạnh, không năm ngoài Dần-Thân-Tỵ-Hợi, Địa chi ngày đầu tiên của Hạ Nguyên là một trong Tứ Quý, không nằm ngoài Thìn-Tuất-Sửu-Mùi.

Phần trên đã bàn đến 2 điểm cần phải xem xét tổng hợp. Mỗi tiết khí gồm Thượng-Trung-Hạ nguyên, mà địa chi ngày đầu tiên của mỗi nguyên đều có quy luật. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Thượng nguyên nếu không là Giáp Tý hoặc Giáp Ngọ thì là Kỷ Mão hoặc Kỷ Dậu. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Trung nguyên nếu không là Giáp Thân hoặc Giáp Dần thì là Kỷ Tỵ hoặc Ất Hợi. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Hạ nguyên nếu không là Giáp Tuất hoặc Giáp Thìn thì là Kỷ Sửu hoặc Kỷ Mùi.

Cho nên muốn phải phán đoán ngày cần xem thuộc cục nào, thì phải xem ngày đó thuộc tiết khí nào. Trên phương diện tổng quát mà nói, 12 tiết khí từ Đông Chí đến Mang Chủng là Dương độn, 12 tiết từ Hạ chí đến Đại Tuyết là Âm độn. Trong phạm vi hẹp mà nói, sau khi xác định được một ngày thuộc về Âm độn hay Dương độn, sẽ xem ngày đó thuộc tiết khí nào, trong Nguyên nào, sẽ biết được ngày đó thuộc cục nào.

Mỗi Thượng nguyên của một tiết khí, cũng không phải là bắt đầu từ thời điểm chuyển giao của một ngày nào đó. Ngày đầu tiên của mỗi Thượng nguyên tiết khí, có lúc bắt đầu từ trước mỗi tiết khí, có lúc lại rơi vào sau mỗi tiết khí, chỉ có tình huống cá biệt thì tiết khí mới cùng một ngày. Ngày đầu tiên của Thượng Nguyên tiết khí gọi là “phù đầu”. Ngày đầu tiên của Thượng nguyên tiết khí chạy đến đằng trước tiết khí, tức là Phù đầu đến trước tiết khí, cái này gọi là “Siêu Thần”, ngày đầu của Thượng nguyên Tiết khí mà đến sau tiết khí tức là Phù đầu chưa đến mà tiết khí đến trước, gọi là “Tiếp Khí”. Nếu như ngày đầu của mỗi Thượng Nguyên và Tiết khí đều đến cùng một lúc, tức là Phù đầu với Tiết khí cùng đến, gọi là “Chính Thụ”.

“Siêu thần” tại lúc bắt đầu, Phù đầu chỉ vượt quá tiết khí một hai ngày, dần dần vượt quá ngày càng nhiều, đến khi vượt quá 9 ngày sẽ phải đặt thành “Nhuận”, chính là lặp lại một tiết khí, tức là đem mỗi thiết khí Thượng, Trung, Hạ nguyên nào đó lặp lại một lần. Như bố trí nhuận ở tiết Mang Chủng thì 3 nguyên Thượng-Trung-Hạ của Mang Chủng là cục số 6-3-9 Dương độn. Chính là sau cục số 9 Dương độn của Tiết Mang Chủng tiếp đến ngày sau cùng (Ngày thứ 5 của tiết Mang Chủng Hạ Nguyên) dựa vào thứ tự ngày giờ bày phía dưới, bày lại cục 6-3-9 dương độn, Sau đó mới đến cục 9 Âm độn của Hạ chí Thượng Nguyên. Việc bố trí nhuận trong Tam Nguyên gọi là “Nhuận Kỳ”.

Điều cần thiết phải chú ý ở đây là không phải là tiết khí nào cũng tiến hành bố trị nhuận. Chỉ có 2 tiết khí được bố trí nhuận, hai tiết khí này chính là Mang chủng và Đại Tuyết, nếu như không phải tại 2 tiết khí này thì dù cho vượt quá 10 ngày cũng không bố trí nhuận. Tại sao phải đặt ở hai tiết khí này? Nguyên nhân là vì hai tiết khí này đúng vào trước 2 “Chí” (Đông chí và Hạ Chí). Dương độn bắt đầu từ Đông chí, Âm độn bắt đầu Hạ chí, Tài tại trước hai “chí” này bố trí nhuận, chính là tại trước khi bắt đầu dương độn, âm độn đem Phù đầu chuyển vào được. Làm cho Phù đầu và Tiết khí tiếp cận hết sức mà không đến mức vượt quá nhiều.

Được cảm ơn 1.114 lần trong 314 bài 

Re: Kỳ Môn Độn Giáp căn bản

TIẾT THỨ 3 : CỬU CUNG – LỤC NGHI – TAM KỲ

Cửu cung là khung dàn và trận địa để bố trí Cục, nóa là Lạc thư với Hậu thiên bát quái kết hợp. Số của trung cung là số 5, gửi ở cung Khôn, như vậy theo thứ tự thì có :

+ Cung Khảm – số 1 – Hướng Bắc

+ Cung Không – số 2 – Hướng Tây Nam

+ Cung Chấn – Số 3 – Hướng Đông

+ Trung Cung – Số 5 – (gửi tại cung Khôn)

+ Cung Càn – số 6 – Hướng Tây Bắc

+ Cung Đoài – số 7 – Hướng Tây

+ Cung Cấn – số 8 – Hướng Tây Bắc

+ Cung Ly – Số 9 – Hướng Nam

Như trên đã rõ khung trận địa bài bố CỬU CUNG, còn sẽ bài bố cái gì vào đó? Đó là Lục Nghi và Tam Kỳ.

Lục Nghi chính là :

+ Mậu (Giáp Tý)

+Kỷ (Giáp Tuất)

+Canh (Giáp Thân)

+Tân (Giáp Ngọ)

+Nhâm (Giáp Thìn)

+Quý (Giáp Dần)

Tam Kỳ chính là :

+ Ất Kỳ (Nhật kỳ)

+ Bính Kỳ (Nguyệt Kỳ)

+ Đinh Kỳ (Tinh Kỳ)

Thứ tự sắp xếp cục là : Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Đinh, Bính, Ất.

Gọi Cục nào, chính là khi sắp xếp cục số Giáp Tý Mậu vào cung nào, Cục số 1 chính là khi Giáp Tý Mậu ở tại cung Khảm (số 1), Cục số 2 chính là khi Giáp Re: Kỳ Môn Độn Giáp căn bản

TIẾT THỨ 4 : BÁT MÔN – CỬU TINH - BÁT THẦN

Bát môn là :

+Hưu môn

+ Sinh môn

+ Thương môn

+ Đỗ môn

+ Cảnh môn

+ Tử môn

+ Kinh môn

+ Khai môn

Cửu tinh là :

+ Thiên Bồng tinh

+Thiên Nhậm tinh

+ Thiên Xung tinh

+ Thiên Phụ tinh

+ Thiên Anh tinh

+ Thiên Nhuế tinh

+ Thiên Trụ tinh

+ Thiên Tâm tinh

+ Thiên Cầm tinh (Ở trung cung nên gửi ở cùng cung với Thiên Nhuế - cung Khôn)

Bát môn-cửu tinh trên Hoạt bàn xưa nay không chuyển động, đều là vị trí cố định trong 18 cục Âm Dương độn, Các cục khác nhau, vị trí Môn, Tinh cũng đều giống nhau.

Quay lại nói về thứ tự của Môn và Tinh, thì Hưu Môn – Thiên Bồng bắt đầu từ cung Khảm (số 1), quay thuận theo chiều kim đồng hồ, là :

+ Hưu-Sinh-Thương-Đỗ-Cảnh-Tử-Kinh-Khai

+ Bồng-Nhậm-Xung-Phụ-Anh-Nhuế-Trụ-Tâm-Cầm

Bây giờ nói đến BÁT THẦN :

Bát thần là :

+ Trực Phù

+ Đằng Xà

+ Thái Âm

+ Lục Hợp

+ Câu Trần (ở Âm độn là Bạch Hổ)

+ Chu Tước (ở Âm độn là Huyền Vũ)

+ Cửu Địa

+ Cửu Thiên

Trên Hoạt Bàn, Bát Thần chia nhau bố trí ở 8 cung, đặt trong một bàn nhỏ ở tầng trên cùng. Bàn nhỏ này gọi là THẦN BÀN. Sự bày bố cảu Bát thần trong Âm độn, Dượng độn không giống nhau. Dương độn chuyển thuận, Âm độn chuyển nghịch.

Kỳ Môn Độn Giáp là thuật dùng để xem số mạng. Tất cả đèu nằm trên lòng bàn tay mình, dù người đó bao nhiêu tuổi đi chăng nữa chúng ta cũng đều bấm ra được số mạng của họ:

VD: 22 tuổi (Nam)

=>sinh năm 1989 năm Tỵ

=>Thuộc Mạng Mộc ( Đại Lâm Mộc)

=>Kỷ tỵ

=>tuổi ta là 23 ( sao Thái Dương )

=>Thuoc tính Âm

Khi bắt đầu, ta lật bàn tay phải lên, mỗi ngón tay có 3 ngấn.

Ta bắt đầu ngấn thứ nhất (gần lòng bàn tay) tại ngón áp út và đếm từ trái qua phải, khi đếm đến 3 thì ta ở ngay ngón trỏ, từ ngón trỏ đếm thẳng lên đầu ngón là 4, tiếp đến ta đếm từ phải quatrai qua 4 đầu ngón tay, tại đầu ngón tay út ta lại đếm xuống ngấn cuối cùng nón út là 4, và ta lại đếm tới ngấn mà ta đã bắt đầu từ trước.

Vậy là tổng cộng 12 ngấn tượng trưng cho 12 con giáp (tý, sửu, dần , mẹo....) đó chính là Thập Nhị Địa Chi

Muốn biết người kia tuổi gì thì chung ta bắt đầu đếm từ tuổi của chúng ta.

VD Mình 23 tuôi (thìn) người kia 30 tuôi

Ta bắt đầu từ chổ tuổi của ta là Thìn ( Ngấn thứ 3 ngón tay trỏ từ dưới lên)

Ở đây người kia tuổi lớn hơn mình thì đếm ngược lại bạn nhé, nhỏ hơn thì đếm xuôi tiếp theo.

Ta láy 30-23= 7

từ chổ tuổi của ta đềm ngược về 7 ngấn, thì dừng . tại đây ta có thể đếm lịa từ ngấn tây áp út để biết tuổi người kia là gì. đó là tuổi Dậu

Đây cách tính khởi đầu cho môn Kỳ Môn Đôn Giáp sau này

Bạn sẽ còn tìm hiểu thêm về Thập Thiên Can gồm có:

Giáp

ẤT

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Đó là Thập Thiên Can sẽ ứng với Thập Nhị Địa Chi trên mỗi ngấn tay của ta

Ta vẫn bắt đầu bằng ngấn áp út, đếm tới cho đến khi hết Thập thiên Can, rồi tiếp tục đếm tới tiep quay lại bắt đầu bằng Ất và tiếp tục.

Phần sau mình sẽ trình bày về cách bấm Thập Thiên Can ứng với Thập Nhị Địa Chi cho ra Ngũ Hành và số mạng, để biết xem minh thuộc Mạng gì.( Bây Giờ đi ngủ thôi)

Dù bạn là ai bạn cũng ko bao giờ thoát khỏi bàn tay của mình được đâu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bluesky