thuc an chan nuoi colals

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: đ2 dd chung cua hat ngũ cốc ?

-CK biến động trong khoảng 80-90%

-tp chính là tinh bột của nội nhũ

-gồm 3 tp cấu tạo (vỏ, phôi, nội nhũ)

+thóc: vỏ 16-27%, phôi: 2-2.5%, nội nhũ 72%

+ngô: 5-8.5%, 10-15%, 79-83%

+ lúa mì: 15-19%, 2.8-3.2%, 77-82%

- protein thô: 8-12%, 1 số loại lúa mì cao hơn. Pro thuần 85-90% pro thô

=>tâp trung nhiều nhất trog phôi & lớp màng aleuron

=> khiếm khuyết 1 số a.a ko thay thế ( lizin, metioni)

- chất béo: 1-6%, phôi giàu chât béo hơn nội nhũ. Chất béo chưa bão hòa, các ax béo chính là linoleic & oleic => dễ bị ôi do OXH cũng như làm cho mỡ Đv bị nhão. Yến mạch và ngô giàu chất béo gáp 2 lần đại mạch & lúa mì

-chất xơ cao nhât ở yến mạch và thóc, thấp nhất ở hạt trần => xơ cao thì Me thấp

-chât chiết ko nitow chủ yếu là tinh bột

-chất khoáng: đều nghèo chất khoáng, hàm lg P cao hơn nhưng ở dạng phytat khó sd với đv dạ dày đơn, còn a/hg đến cả sd Ca & Mg, ít a/hg đến đv nhai lại

- nghèo vtm D & tiền vtm A (trừ ngô vàng), giàu vtm E & B, phần lớn tập trung ở mầm hạt và ở màng aleuron

Câu 2: đ dd chung của củ ?

+ thân củ: - nhiếu nc ( 75-94%), ít xơ(4-13%)

-chất hữu cơ chủ yếu là các loại đg ( củ cải t/ă 600-700g, củ cải đg 650-750g/kg)

- tỷ lệ t/hóa cao ( 80-87%)

- nghèo Pro ( 4-8%)

=> tỷ lệ nc cao làm hô hấp hiếu khí của tb TV mạnh, củ dễ bị hỏng trong qtr bảo quản, to bảo quản cao thì hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh làm tiêu hao nhiều chât dd

=> tỷ lệ đg cao dễ dẫn đến bệnh ax dạ cỏ đvới g/suc nhai lại

=> nghèo pro nên cần kết hợp với các nguồn t/ă giàu pro khác

+ rễ củ : - khác thân củ là có chứa tinh bột hay fructan thay vì đg sucrose làm nguồn cacbonhydrat dự trũ.

-có hàm lg chất khô cao hơn & xơ thấp hơn => thích hợp hơn khi dùng làm t/ă thay thế hạt ngũ cốc cho lợn và gia cầm

- tp & gtri dd của các loại rễ củ biến động theo cỡ củ

- một số còn chứa chất kháng dd như sắn (HCN) khoai tây chứa solanine…. Gây hại cho sức khỏe vật nuôi

Câu 3: Đặc điểm dinh dưỡng của rỉ mật đường?

-Rỉ mật đường chứa chủ yếu là đường dễ lên men, ngoài ra còn có 1 lượng đáng kể các hợp chat chứa N, các vitamin và các hợp chất vô cơ, một số chất keo và VSV tạp nhiễm.

-Trong rỉ mật Ck khoảng 70-75%, trong đó đường tổng số 50%.

Vói thức ăn khô them rỉ mật đẻ tăng tính ngon miệng, giảm bụi hoặc làm chất kết dính trong thức ăn viên: trâu bò 15%, bê nghé 8%, lợn 15%, gà 5%

Câu 4: đặc điểm dinh dưỡng chung của các hạt đậu và hạt nhiều dầu làm thức ăn chăn nuôi?

*Đặc điểm chung

- giàu pro(30-40%), chất lượng pro cao hơn và cân đối hơn so với hạt ngũ cốc

-chưa hoàn toàn cân đối về a.a, trong đó acid glutamic,cystine, và methionie thường thiếu

-Mức sử dụng trong kp gà và lợn 10-15%, trâu bò 5-10%

-thường chứa chất ức chế men trypsin và chymotrypsin nên đối với động vật dạ dày đơn phải xử lý nhiệt

*Đỗ tương

-giàu pro 35%, giàu lipit(16-21%), giàu năng lượng

-a.a hạn chế là methionine

-giàu canxi hơn hật cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B

-QĐ số 41\QĐ-BNN ngày 30 tháng 8\2004: màu ,mùi đặc trưng của đỗ tương, không có mùi chua,mùi mốc, hàm lượng aflatoxin không quá 50ppb, độ ẩm không quá 14%

Câu 5: Đặc điểm dinh dưỡng chung của khô dầu?

-2pp: ép(dầu còn 4-10%) và chiết li(dầu còn 1-3%)

-giấu pro 40-50%, giàu năng lượng

-nếu ép cả vỏ thì kho dầu chứa nhiều xơ, giá trị dinh dưỡng thấp

-nhiệt độ và áp suất cao khi ép dầu sẽ phá vỡ một số ANF (gossypol ở khô dầu bong, goitrin ở khô dầu đỗ tương…)

-khô dầu thường giầu P(9,7-12,6g/kg), nhưng nghèo Ca(2,7-5,9g\kg)

-nghèo carotene, vitamin E và D

-thành phần a.a khong cân đối nên thường phải kết hợp với protein nguồn gốc ĐV

Câu 6:pp, cách thức sử dụng uể bổ sung protein cho trâu bò?

-sx hỗn hợp: hòa tan CaCl­2 với H20 và đun nóng ở nhiệt độ 500C trong vòng 10 phút, hòa uể vào dung dịch trên đun và khuấy đều dung dịch ở nhiệt đọ 500C trong vòng 10 phút, để nguội dung dịch xuống khoảng 250C thì có thể sử dụng cho trâu bò.

-tảng ure-rỉ mật

-tảng ure –rỉ mật- khoáng tự nhiên

Khoáng tự nhiên: phần tro trong quá trình hình thành và phun trào của núi lửa, có 2 dạng chính là bentonite và zeolite. Chúng có tính hấp phụ và trao đổi ion.Ứng dụng: làm khô, làm sạch, bảo vệ môi trường, thức ăn gia súc,ntts...

Tính hấp phụ: NH3, kim loại nặng, nấm mốc...

Đất sét.....

Câu 7: Đặc điểm dinh dưỡng của thúc ăn xanh?

-ẩm độ tương đối cao(75-90%)

-Carbohydrate và giá trị năng lượng: giá trị năng lượng tính theo khẩu phaanfkhi còn non cao gần bằng thúc ăn hạt, tuy nhiên về già giảm nhiều do xơ tăng

-Protein phụ thuộc vào nhiều loài thực vật, giai đoạn sinh trưởng, phân bón. Khi non nhiều NPN( tới 30%), chủ yếu gồm a.a tự do, các amip,nitrat và nitrit. Xuất hiện triệu chứng ngộ ddowcj khi (0,02%NO3) và 0,22% có thể gây chết.

-Chất béo: không vượt quá 4%, thường là các axits béo không no mà phần lớn là không thể thay thế trong dinh dưỡng ĐV

-Xơ thô: biến động theo tuổi thực vật , từ 14-32%

+Xơ thô cao

+Xơ thô thấp thì cỏ quá non

-DXKN:khoảng 40-50%, chủ yếu là tinh bột và đường

-Chất khoáng tùy thuộc loài giai đoạn sinh trưởng , loại đất, đk canh tác

+Cây đậu chứa nhiều Ca hơn, nhưng lại nghèo P và Na hơn cây hòa thảo

+Bón vôi cho đất chua sẽ cải thiên thành phần khoáng của cỏ

+Dùng nhiều phân bón hóa học có thể làm thay đổi thành phần khoáng của thưc vật theo hướng bất lợi.

Ví dụ :dung trên 150kg K205\ha có khả năng tích lũy K và giảm Mg( bệnh co giật đồng cỏ) à con vật ăn thục vật đó sẽ co giật, gầy rạc,sữa giảm, rối loạn sinh sản.

-Vtamin: giá trị sinh học của thức ăn thô xanh là ở chỗ chứa các loại vitamin

+caroten: đối với hòa thảo giàu nhất ở giai đoạn làm đòng và bắt đầu trổ bông(180-200mg\kh CK), đối với cây đậu ở gđ ra nụ(280-300mg\kg CK). Trong Tă thô xanh caroten chiếm 75-85% carotenoid.

+XantophylII: tỉ lệ caroten\xantophylII trong TĂ thô xanh là 1\1,5-2. XantophylII đc tích lũy và tạo màu vàng cho các cơ quan hoặc mô( lòng đỏ trứng, da và mỡ gia cầm)

+TĂ thô xanh còn chứa lượng đáng kể vitamin E va K

+Vitamin D không đáng kể trong thức ăn thô xanh, tuy nhiên khi phơi nắng thì D2 được hình thành từ ergocalciferol dưới tác đọng của tia tử ngoại.

Câu 8: những chú ý khi sd t/ă xanh trog c/nuôi ?

-thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao

-nếu thu hoạch sớm chất khô thấp ,nhiều nước: nếu thu hoạch muộn thì chất khô cao, nhiều xơ, ít lipit, ít protein

  Vì thế: chọn thời điểm để thu hoạch,làm sao để năng suất chất khô cao đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao

-đề phòng 1 số chất kháng dinh dưỡng: ANF có sẵn trong thức ăn như

+HCN có trong lá sắn , cây cao lương

+saponin trong cây họ đậu, điền thanh

+nitrat trong thức ăn xanh

+Fito_oestrogen trong 1 số cây họ thập tự như bắp cải

-Cần đảm bảo thức ăn xanh thích hợp trong khẩu phần:

+ Lợn 20-30%

+ Trâu, bò 70-80% , cũng có thể cho ăn tự do

+Gia cầm 5_10%

Câu 9: ưu điểm của sd khoáng hữu cơ ?

Khoáng hữu cơ(chelate): phức hợp kết hợp giữa peptide hay a.a với các nguyên tố vi khoáng. Chelate gốm 2 phần, 1 là phần mang kim loại gọi là ligand và hai là kim loại. trên bề mặt cuar ligand có những a.a mang điện tích âmà kết hợp với các ion kim loại.

 ưu điểm:

- tăng năng suất chăn nuôi

- Liều lượng bổ sung khoáng thấp à giảm ô nhiễm

- Dưới dạng chelate, khoáng không bị phân ly thành ion, không tạo thành phức không hòa tan với axit phytic, axit oxalic hay với các gốc phootsphat\ sunphat.Sự cạnh tranh hấp thu giữa các chất khoáng với nhau cũng bị hạn chế.

-Một số chelate: Cu, Zn,Se, với methionie và cysteine: Bioplexes(chelate của peptit vói Zn,Cu,Fe,Mn,Co)

Câu 10: đặc điểm d/d của thóc & phụ phẩm xay xát ?

a)thóc: chỉ đc sd nguyên dạng trong c/nuôi vịt đồng, 1 lg rất nhỏ trong chăn nuôi gà gia đình. Thóc cũng đc ngâm ủ cho mọc mầm để sd trog c/nuôi, đặc biệt  nuôi lợn đực giống. đôi khi thóc ẩm mục ko thích hợp cho xay xát cũng đc nghiền nuôi lợn thay thế một phần tấm, cám

b) các phụ phẩm:

- cám gạo: bình quân 100kg xay xát cho 19kg trấu, 7.2kg cám, 0.8 kg phôi , 6.2 kg tấm, 0.8 kg bột vụn & 66 kg gạo chuốt. trog 7.2 kg cám thì cám loại 1 là 3.7kg, loại 2 là 1.5kg, loại 3 là 2kg. cám phân ra 2 loại: cám to: có đc sau qtr tách trấu để có gạo sơ, cám mịn : sau khi đã đánh bóng gạo thành gạo thương phẩm. Dầu cám đc ưa chuộng trog c/nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mĩ phẩm nhờ lg a.linoleic cao hơn hẳn đén 35%. Bánh dầu cám có hàm lg pro cao, it lipid nên thuận lợi trog việc bảo quản & sd, h/lg lipid trog cám gạo ở nc ta đạt 14-15%. Lg cám sd tối đa rog k/p bò là 40%, lọn <30-40%

- tấm: đc tách ra sau qtr dánh bóng và có g/trị t/đương với gạo lau, gạo càng nhiều tâm gtri càng thấp nên tuỳ theo nhu cầu tiêu thụ của con ng mà tỷ có tỷ lệ tấm dùng trog c/nuôi. Đây là 1 ng/liệu t/ă ngon miệng, giàu n/lg nên đc ưa dùng cho nhiều loại vật nuôi, rất có g/trị trog k/p nuôi gà sinh trưởng

Câu 11: đặc điẻm dinh dưỡng của ngô hạt ?

- là nguồn nguyên liệu giàu carbonhydrat dễ t/hoá & đc dùng chủ yếu nuôi các loại g/súc, gía cầm, tỷ lệ t/hoá CHCơ đạt 90%

- ngô vàng chứa cryptoxanthin là tiền chất of vtm A, sắc tố này có liên quan đến màu sắc mỡ, thịt khi vỗ béo g/súc, màu da & lòng đỏ trúng gia cầm

- chứa khoảng > 60% TB, xơ thấp, n/lg cao, pro 8-12%, lipid 3-6%, chủ yếu là ax béo chưa no, nghèo lysine, methionine và tryptophan

- nghoè Ca và một số khoáng chất, vtm đặc biệt nhóm B, nên cần phải sd phôi hợp với các t/ă khác nhằm đảm bảo d/d, cân đôi về pro, khoáng & vtm

- thường đc cho ăn dưới danghj nghiền: nghiền thô cho trâu bò, cừu và nghiền mịn cho lợn, nghiền mảnh cho gia cầm

- có hàm lg dầu khá cao má chủ yếu là ax boé chưa no nên ko thể sd nhiều ngô trog k/p vì làm cho mỡ mềm

 Câu 12: đặc điểm ding dưỡng & sd DDGS trong chăn nuôi ?

+ DDGS là các thành phần còn lại sau khi tinh bột của hạt cốc đc lên men chuyển thành ethanol. từ 24.5kg ngô sx đc 7.7 kg DDGS,

- thành phần d/d : CK 89%, pro 27.2, AFD 14%, ME 3580

+ ứng dụng trog c/nuôi:

- sd DDGS trog c/n gia cầm: mức sd g/cầm nuôi thịt la 10%, gà đẻ là 15%

- sd DDGS trog nuôi lợn: lợn sau cai sữa 30%, lợn s/tr 20%, cái hậu bị 20%, nái chửa 50%, nái nuôi con 20%, đức giống  50%

- sd nuôi bò sữa: sd > 20% thì n/suất sữ lại bị giảm. có thể thay thế nguồn t/ă giàu pro, n//lg & khoán đắt tiền trong k/p ăn của bò sữa

- sd trog nuôi bò thịt: đc sd như nguồn cung cấp n/lg cho bò vỗ béo, sdb 40%

-sd DDGS cho bò cái sinh sản trog những truờng hợp sau: khi cần phỉa bổ sung pro, k/p ít tinh bột, xơ thô cao & khi cần bổ sung lipid trog k/p

Câu 13: đặc điểm dinh dưỡng của củ sắn ?

 thường đc dùng để sx tinh bột chất lg cao, đc sd làm t/ă cho bò, lợn, gia cầm dưới dạng bột khô or tươi

- bột sắn thương mại có độ ẩm 12.5 – 13.5%, pro thô 1.8-3%, lipid 0.3-0.4%, xơ thô 1.5-4.2%, dẫn suất ko N 76-81.5% trong đó tinh bột đến 68%, ít khoáng chất 1.3-3.3%

- gaìu n/lg, nghèo pro, nghèo vtm & khoáng chất

- khi sd phải khử độc HCN: sd ko > 10% cho g/cầm, ko > 40% cho lợn, 40-70% cho trâu bò

- kết hợ với ure để vỗ béo cho trâu bò mang lại kq tốt, k/lg bò tăng 950-1000g/con/ngày

- bột sắn đen là phụ phẩm thu đc  từ công nghiệp chế biến tinh bột sắn, t/p chủ yếu là tinh bột, giàu n/lg, nghèo pro, vtm & khoáng chất. => thương đc ủ dự trữ trog bể, bao túi để sd dần trong chăn nuôi. Sd kết hợp với nguồ t/ă giàu pro, khoáng & vtm cho h/quả cao trog cn

- màu, mùi đặc trưng của sắn: ko có mùi chua, mùi mốc, hàm lưọng atlatoxin ko qua 80ppb, độ ẩm  12%

Câu 14: các hướng chính sd rỉ mật đg trog cn ?

- giúp tăng tính ngon niệng, tăng độ kết dính of t/ă và làm giảm tính bụi, chỉ cân 5-10%, tỷ lệ cao gây khó khăn cho việc trộn & ếp t/ă

- cung cấp carbonhydrat dễ lên men trog k/p cho đv nhai lại, mức sd : trâu bò 15%, bê nghé 8%

- dùng trong t/ă ủe chua: dùng 5% khi ủ cỏ => cung cấp carbonhydrat để dẩy nhanh qtr lên men lactic, là nguồn bổ sung đường hoà tan rât thích họp trog ủ chua t/ă

- làm chất mang ngon miệng cho các chất d/d khác dưới dạng bánh đa d/d cho g/súc nhai lại, tỷ lệ 10%

+tảng ure_ rỉ mật

+tảng ure_rỉ mật_khoáng tự nhiên: khoáng ở 2 dạng bentonite và zeolite

-  dùng ở mức cao để sd rỉ mật tối đa, quan trọng là ở vùng trồng mía thường thiếu t/ă hạt

- dùng như một nguồn vi khoáng & khoáng đại lg

Câu 15: những rối loạn tđc khi sd rỉ mật đg trong cn?

 Có 3 rối loạn chính coa thể xảy ra:

+ ngộ độc ure: xảy ra khi ure ko phân bố đều hoăc có sự sai sót nào đó trong quá trình chế tạo hôn x hợp. nguy cơ ngộ độc ko lớn vì đg trong rỉ mật & NH3 từ ure đc vsv dạ cỏ sd nhanh chóng

+ ngộ độc rỉ mật: là vần đề trầm trong nhât liên quan đến việc dung rỉ mật đg trong c/n g/súc. Bò ngộ độc: chảy nc miếng, đứng ủ rũ thường là đầu guc xuống hay cọ vào hàng rào or mánh ăn, bò giảm thị lưc & có thể mù, dáng đi lảo đảo ko chắc chắn. Triệu chứng thần kinh & h/tg mù lòa là đ/trung của ngộ độcrỉ mật và vỏ não bị hoại thư. Ng/nhân là do giảm việc cung cấp n/lg cho cỏ não, thiếu thiamine hoặc do h/đ củ thiamine trog dạ cỏ

. Tốc độ : đg glucose đi vào máu thấp, đg huyết thấp, chất chúa dạ cỏ kém đc nhào trộn dẫn đến tình trạng ứ đọng, sự tăng của nhóm vsv sản sinh thiamine. Sự mất cân đôi về n/lg và chất lg tă trở thành ng/nhân chính gây ra bênh ngộ độc rỉ mật

=> phòng chống: đưa t/ă thô giàu pro vào k/p nhiều rỉ mật la p/p hiệu quả và rẻ tiền nhất

+ chướng hơi: là sự bí hơi trong dạ cỏ, ở dạng tự do hoặc bọt khí và xảy ra ở bò trong hầu hêt các hệ thống nuôi dg

=> ng/nhân: trog k/p rỉ mật có 1 loại vsv dạ cỏ có k/năng tiết ra 1 số lg lớn chât muxin & chúng có thể ptr thành 1  quần thể dày đặc, g/s ăn nhanh > tốc độ lên men cao, sinh ra nhếu CO2, CH4. việc sing hơi nhanh chóng trog sự hiện diện of vk sinh muxin đã tạo thành bọt khí

=>  hạn chế: bằng cách sd các nguồn cung cấp nito mà tốc độ giai phóng NH3 chậm hơn là ure và phân gà

Câu 16: một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng mỡ đv dùng trog chăn nưôi?

- đ/vị đo độ cứng of mỡ là titer & đc x/định bởi điểm đông cứng của các ax béo, chúng đc làm nguội từ từ và to tại đó ax béo đông lại là trị số titer, thường đc goi là cứng nếu titer >= 40, <40 – mềm

- tri số iot IV: là số gam iot dc h/thu bởi 100g mỡ, ( mỡ chứa các ax béo chưa no có IV > mỡ chứa ax béo no)

- giá trị xà phòng hóa (SV) là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa ag mỡ, g/trị SV cao > độ dài trung bình of mạch C trog ax béo ngắn hơn

- hàm lg các ax béo tự do FFA: FFA cao chúng tỏ mỡ đã bị t/xúc với nc, ax hoặc enzyme

- g/trị peroxit (PV) p/pháp đo lg quy đổi tương dương mg của peroxit/kg mỡ & cho biết trạng thái hiện tại của sự ôi thiu do oxi hoá, Pv<10 mg/kg => chưa bị ôi thiu

Câu 17 : sử dung chất béo trog vn gia súc gia cầm ?

a. ưu điểm: là nguồn n/lg đậm đặc: giúp giải quyết bài toán về mật độ n/lg trog 1 số k/p

- tăng tốc độ s/tr, tăng h/quả sd t/ă,

- nguồn cung cấp linoleic

- giảm bụi trog chế biến t/ă và khi cho ăn > tăng tính an toàn cho t/ă, giảm mất mát t/ă vì bụi

- tăng tình ngon miệng của t/ă, tăng tốc độ tăng khối lg do đó giảm t/gian nuôi & tăng g/trị sd chuồng trại

- giảm nhu động ruột đvới các tă khác > tăng k/năng t//hóa

- có thể hiệu ứng “ n/lg bổ sung”

- có thể có giá cạnh tranh hơn so vơi các nguồn t/ă giàu n/lg khác

- tă/ đậm đặc có thể làm giảm chi phí vận chuyển và phân phối t/ă

b. nhược điểm:

- sd tỷ lệ cao có thể a/hg ko tốt đến h/quả ép viên

- xác định h/lg n/lg trao đổi có thể gặp khios khăn do chỉ tiêu này đc x/định sd p/p gián tiếp

- dễ tạo mùi ôi thiu

-gia cầm non khó tiêu hóa chất béo no

c. mức sd: 1-3% k/p cho gà con & cao hon ở gà thit. g/đoạn cuối 8-10% trog t/ă ép viên. Gà đẻ 1-2% trog k/p

- đ/với g/súc nhai lại mức sd:phụ thuộc vào NDF: 25% NDF:2.22% mỡ bò, 35%NDF:2.93% mỡ bò

Câu 18: đ/đ dinh dưỡng và sd bột cá làm t/ă cn?

- bột cá đc ché biến bằng các loại cá ko sd làm thực phẩm or các phụ phẩm của ngành chế biến cá hộp: đầu, nôi tạng, vẩy. trung bình 1kg bột cá chứa 480-630g pro tiêu hóa, 20-80g Ca, 15-60g P,

- giàu pro – khoáng- vtm có g/trị cao

- t/p a.a : rất gần với pro của trứng. trong 1kg chứa 51g lysine, 15g methionine, 5,7g tryptophan

- chất khoang dễ t/hóa & h/thu đặc biệt là nguồn cung cấp P rât tốt cho đv dạ dày đơn

- chứa nhiều vtm nhốm B, nếu chế biến thi cá nguyên thì còn vtm D

*** sdung: gia cầm non 10-12%, lợn, gia cầm trg thành 5-7%, bò sữa cao sản 1,5-2kg bột cá ngoại hạng/con/ngày, có td điều hòa các tr/đổi khoáng & pro ở bò t/kỳ c/bị cho sữa

- một số ax béo mạch dài có trog dầu cá có thể để lại “ mùi bột cá” trong thịt lợn > ko nên bổ sung vượt quá 6-7% trog k/p

- phải đạt cac y/cầu sau:độ ẩm < 10%, ko có E.coli & sal , pro ko dưới 60%, muối ăn ko quá 3%, nito bay hơi tổng só ko vươt quá 130mg/100g bột cá

câu 19: đ/đ dinh dưỡng & sd bột máu , bột huyết tg & bột tế bào  máu sấy khô làm t/ă cn?

a.Bột máu sấy khô; đc chế biến từ máu tươi trog các lò giết mổ, loại tôts có màu nâu sẫm ko vón cục, độ mịn dưới 1mm, sấy khô có hàm lg pro rất cao 85-90%, lysine khá cao 7-8%,

- trog 1kg bột máu chứa tơi 650g pro tiêu hóa, nhưng g/trị s/học ko cao bởi t/p a.a ko cân đối

- có h/lg sắt cao vì có hemoglobin

- sd: 1-4% trog k/p cho lợn. ko nên dùng quá 10% trog k/p lợn, gia cầm vì sẽ gây ra ỉa chảy

b. huyêt tg & TB máu sấy khô:đc lấy ở các lò giết mổ lợn & bò

- đc sd rộng rãi trog k/p tập ăn & k/p cho lợn con cai sữa sớm

- huyêt tg đv sấy phun là nguồn pro tốt cho lợn con cai sữa sớm, ngoài cung cấp các a.a coa g/trị, nó còn cung cấp globulin miễn dịch rất quan trọng cho lợn con tập ăn & cai sữa

- mức sd: 3-6 % trog k/p cho lợn con sau cai sữa g/đoạn 1(1-2 tuần)

c. TB máu sấy khô: rất tốt cho lợn con cai sữa: có h/lg sắt cao ( có trog hemoglobin) giàu lysin, nghèo isoleusine

- mức sd 2-5% trog k/p cho lợn con cai sữa g/đoạn 2

Câu 20: đặc điểm dinh dưỡng và sd bột sữa gầy, bột whey làm t/ă cn?

a. bột sữa gầy: là phụ phẩm thu đc sau khi sữa đã bị lấy mất phần mỡ sữa băng ly tâm cho sx bơ. Mỡ sữa còn lại trog sữa gầy rất ít( <10g/kg), n/lg thô of sữa gầy cũng giảm nhiều:

- dùng như nguồn bổ sung pro cho đv dạ dày đơn, đặc biệt hiệu quả hơn với lợn & gia cầm non. Sữa ít khi đc đc sd cho g/súc nhai lại, đ/với lợn con có thể cho ăn ở dạng lỏng 3-3.5 l/ngày

- sữa gầy ở dạng lỏng luôn phải cho ăn ở cùng một trạng thái tươi hoặc chua, cho thêm 1.5 lit formone/1000 lit sữa để bao quản

- trog nuôi dg gia cầm sữa thg sd ở dạng bột (1kg có khoản 350g pro)

- hàm lg cytine thấp => sd có hạn chế trog nuôi dương g/cầm

- loại tốt có màu trắng vàng, độ ẩm <=9%, tỷ lệ sd tối đa trog t/ă h/hợp of lợn con theo mẹ là 15%, sau cai sữa & bê 1-6th tuổi là 10%

b. bột whey: là phụ phẩm đc sd nhiều trog CN , đặc biệt cho g/súc non, các phụ phẩm từ sữa h/nay đc sd rộng rãi làm nguồn cung cấp đc lacto & protein sữa

Câu 21; cơ sở khoa học của việc sd ure bổ sung cho trâu bò ?

-mức sd ure ko nên vượt quá 30g/100kg k/lg cơ thể, ko vượt quá 1/3 nhu cầu pro của vật nuôi

- ko vho g/súc chưa cai sữa ăn ure vì khi này dạ cỏ chưa ptr hoàn thiện, cho g/súc ăn quen dần dần. trog dạ cỏ tốc độ p/giải ure thành NH3 nhanh  hơn nhiều tốc độ sd NH3 của vsv dạ cỏ cho tổng hợp pro vsv do vậy nên ăn ure thành nhiều bữa trên ngày để nâng cao h/quả sd t/ă noi chung & t/ă nói riêng, đồng thời ko gây a/hg xấu đến sức khỏe g/súc

- ko đc hòa ure vào nc cho uống. nó có thể đc hòa tan vào 1it nc rồi vẩy vào cỏ khô, rơm khô cho g/súc ăn. Có thể đc trộn vào t/ă tinh với mức 1% cho g/súc tiết sữa, 2-3% cho g/súc strg hoặc vỗ béo. Cũng đc sd trog thành phần bánh đa d/d (10%), trog t/ă hỗn hợp đậm đặc cho trâu bò (10%), kiềm hoa rơm (4%)

- nồng độ NH3 trog dạ cỏ cao sẽ đẩy PH dịch dạ cỏ tăng cao, con vật sẽ p/ư lại băng cách h/thu mạnh NH3 qua vách dạ cỏ => làm trầm trọng vấn đề ngộ độc ure, khi đó nên cho uống dấm loãng

- ko nen cho g/súc chờ phối or g/súc mang thai t/kỳ đầu ăn ure vi có thể gây độc cho tinh trùng và thi

Câu 22: những hạn chế của rơm lúa khi sd làm t/ă cn? Giải pháp khắc phục ?

- rơm lúa cồng kềnh, gây khó khăn cho việc vận chuyển, tr/đổi hàng hoá và cất giữ (I 1m3 chỉ năng 40-70kg)

- nghèo pro, tỷ lệ pro thô của rơm khoảng 3.5-6%, trong khi để hệ vsv dạ cỏ str & h/động lên men , t/ă tốt thì tỷ lệ pro thô k/phần khoảng 12-14%

- rơm lúa nghèo cacbohydrat dễ lên men, đặc biệt trog qtr phơi khô đg đã bị sd cho hô hấp hiếu khí

- nghèo chhats khoáng Ca,P,S… nghèo các vtm, phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời đã phá hủy nhiều vtm

- chứa nhiều tro, trog đó chủ yếu là silic, chất này ư/chế sự t/hóa

- có chứa ax oxalic => liên kết với Ca của k/phần làm giảm mức lợi dung Ca

- chứa xơ với một tỷ lệ lớn và ở dạng khó t/hoa, hàm lg ligin khoảng 60-70g/kg chât khô

*** khắc phục;

- rơm đc đóng thành bánh bảo quản theo công thức 4% ure + 30% nc

- bổ sung các nguồn t/ă giàu pro như: bột đỗ tương, khô dầu, bột cá, ngọn lá sắn, thân lá các loại đậu đỗ, ure

- bổ sung các chất bột đg như: rỉ mật đg, bột ngô, cám gạo, bột sắn, bã bia…

- sd thêm t/ă xanh cho trâu bò, bổ sung premix khoáng vtm

- ngâm rơm trog nc hoặc kiềm hóa rơm

- dùng d/dịch kiềm hoặc ure xử lý rơm thì h/quả sd cao

Câu 23: giải pháp bổ sung dinh dương đẻ nâng cao h/quả sd rơm lúa ?

Câu 24 : phương pháp kiềm hoa rơm?

Các p/p kiềm hóa rơm:

=> xút mạnh: NaOH, KOH

=> amoniac hóa : nc NH3, Urê, nc tiểu

=> hóa chất khác : Ca(OH)2, CaO

+ xử lý rơm với NaOH:

- phương pháp: * beckmann: 0.5%, 8 l/kg rơm, 2-3ngay.

* p/p nửa ướt: 5%, 1-3 l/kg rơm, 1-2 ngày

* p/p nửa khô; 12%, 0,4l/kg rơm, 8 ngày

- ưu điểm: tỷ lệ t/hóa cao, tăng độ ngon miệng

- nhược điểm; gây ô nhiễm môi trg, nồng độ cao Na trog rơm xử lý. Phương tiện & thao tác phức tạp, NaOH đắt tiền & ko sẵn có

+ xử lý rơm với ure:

- ng/lý: CO(NH2)2 + H2O => 2NH2 + CO2

- ưu điểm; tăng tỷ lệ tiêu hóa, bổ sung thêm nito (1/3 còn lại), ngon miệng, chống mốc

- n/điểm: phải có men ureaza, đòi hỏi nhiệt độ, lãng phí nito, có thể gây ngộ độc,

+ xử lý rơm với vôi;

- p/p: ngâm, ủ rơm với nc vôi theo tỷ lệ thich hợp

- ư/đ: tăng tỷ lệ tiêu hóa, bổ sung Ca, rẻ tiền, sẳn có

-n/đ: dễ mốc, Ca tồn dư, vị đắng do Mg tồn dư cao

Câu 25: các p/p sinh học chế biến t/ă hạt ?

- ủ mầm: nhằm tăng các hợp chất có đạm hòa tan, chuyển tinh bột thành đg đơn, tăng VTM, nhóm B, VTM E. hạt đc ngâm vào nc ấm (50-60oc) trog 24h, vớt ra cho vào thung ủ cho đến khi mầm xuất hiện. thời điểm cho ăn là khi mầm dai 1-1,5 lần hạt. hạt nảy mầm có thể đc phơi khô để dùng vào đg hóa hay cho g/súc ăn

=> có td khử một số chất kháng d/d đặc biệt là cây họ đậu

- đường hóa; biến tinh bbootj & đa đường thành đương đơn => dể t/hóa, h/thu & ngon miệng. t/ă hạt đã nghiền nhỏ cho vào thùng, thêm nc nóng 80-100oc theo tỷ leel 1kg t/bột va 2lits nc, khuấy đều và giữ ở to 55-60oc. sd 4-5% bột mầm thóc để tăng nhanh qtr đg hóa, qtr đg hóa kéo dài 5-6h

- ủ men t/ă; làm giàu vtm… nâng cao g/trọ s/học của pro thực vật. sd theo hg đẫn của nhà sx

Câu 26: cơ chê tác đọng của ax hữu cơ khi bổ sung vào t/ă cn?

- sd cách đây 10 năm, ngăn cản sự ptr của nấm mốc trong t/ă

- tác động đến tỷ lệ vsv trog đg tiêu hóa

- chống lại 1 số vk và nấm mốc ( ax propionic), chúng chủ yếu t/động lên các vk gây bệnh như E.coli & salmonella làm vk ko gây bệnh đc

- thg sd dưới dạng dung dịch nên đôi khi gây khó khăn, có thể sd dưới dạng muối tinh thể khô nhưng hiệu quả kém hơn

- rất hiệu quả chống lại 1 số bệnh đg tiêu hóa, có h/qua đ/với lợn con, lợn trưởng thành, gia cầm, đặc biệt chống lại salmonella

- cơ chế tác động:

+ ư/chế vk có hại: vk có lợi(>90%)(bacteroidaceae, peptostreptococcus…). VK chung sống ko gây bệnh (1%)(streptococcus, enterococcus). Vk có hại (1%)(clostridium, staphylococcus, E.coli…) => vk có hại thg s/trưởng ở PH cao: 4,2 -4,5

+ tiêu diệt vk gây bệnh: ax hữ cơ làm tăng n/độ H+ & anion => bơm ATP-H+ => mất ATP => vk ngừng s/trưởng & chết

+ hỗ trợ sự tiêu hóa & h/thu các chất d/dưỡng: lợn con cai sữa sớm(21-28ngayf), HCl thường sản sinh chưa đủ để đưa PH dạ dày xuống <3 => hoạt tính pepsin yếu, tiêu hóa protein kém. Protein ko tiêu hóa đi xuống ruột non, ruột già là môi trường tốt cho vk gây bệnh ptr.

-> làm chất khoáng vi lg hòa tan tốt hơn => h/thu tốt hơ

-> làm Ph ruột non thấp hơn > tăng tiết hormone sescretin, tụy tiết nhiều bicarcacbonate & ax mật > tiêu hoa lipid tốt hơn

.-> ax butyric có td tăng sự tái tạo lớp tb niem mạc ruột non, tăng chiều dài lông nhung

Câu 27:cơ chế tác động của probiotic ki bổ sung vào t/ă cn ?

 PROBIOTIC: hỗn hợp hoặc vk hoặc nấm men sống, nòng độ 106 CPU – đơn vị khẩn lạc/g chế phẩm. trog thương mại bán ở dang khô, khi sd đưa vào đg tiêu hóa phải sống đc

- sau khi sinh trog đg ruột lợn con ko có vk, chỉ vài giờ sau đã có e.coli (ko tốt), phải vài ngày sau mới có lactobacilus (tốt) & một số loài vk khác

-ý tương ng/cứu: ban đầu ko có vk nên đưa ngay lactobacilus vào để vk này ptr => làm hạn chế sự ptr của các loài vk có hại

- gia cầm vừa mới nở phun d/dịch lactobacilus, chúng mổ lẫn nhau nên đưa đc lacstobacilus vao ngay đg ruột

- sản xuất: lấy vk trog đg t/hóa gia súc khỏe mạnh, nhận dạng, phân lập, nuội cấy và nhân lên

- tác động của probiotic:

+ sản sinh các chất ức chế: sản sinh một ssoos hóa chất có t/d diệt hoặc ư/chế khuẩn như bactericina, siderophores, proteaza, hydrogen peroxit, axit hữu cơ

+ trang giành t/ă với các vk gây bệnh

+ tranh giành vị trí bám dính với vk gây bệnh

+ nâng cao đáp ứng miễn dịch của ruột: kháng nguyên của probiotic k/thích t/bào niêm mạc ruột sản sinh kháng thể

+ SX ra axit hữu cơ => làm giảm PH của đg tiêu hóa

+ SX enzyme nên tăng tiêu hóa => tác động tốt đến sức khỏe g/súc, giảm ỉa chảy, giảm tỷ lệ chết

Câu 28: các đặc tính của vsv probiotic ?

- chịu đựng đc trog đg tiêu hóa, PH thấp = 3, chịu đc sự phân hủy của enzyme tiêu hóa

- có tốc đọ sinh trưởng, ptr nhanh trog đg tiêu hóa ( gia cầm 24h loại ra ngoài)

- có k/năng chiếm chỗ nhanh trog đg tiêu hóa, giành chỗ của các loài khác

- có thể bám đc vào đg tiêu hóa

- ptr đc bằng các chất có sẵn trog đg t/hóa, càng tôt nếu chúng sd đc các chất mà vật chủ ko sd đc để tránh cạnh trang d/dưỡng với vật chủ

- vấn đề mẫn cảm với k/s, độc tố: phải chịu đc k/s khi chữa bệnh, độc tố do vk khác tiết ra

- chỉ tiêu chăn nuôi: cần dựa vào n/suất vật nuôi, hiệu quả kinh tế

- dựa vào chỉ tiêu công nghệ: khả năng nhân lên, điều kiện nuôi cấy, đ/k bảo quản, giá thành phải rẻ hơn kháng sinh, có k/năng chịu nhiệt khi chế biến t/ă ( ép viên)

- phai đảm bảo an toàn sinh học (y/tô quan trọng)

Câu 29: cơ chế tác động của prebiotic khi bổ sung vào t/ă cn ?

+ prebiotic là những hợp chất ko đc tiêu hóa ở ruột non mà p/giải ở ruột già để tăng cường sức khỏe cho g/súc, tạo đ/k cho sự ptr một sộ loại vk có lợi. thương dùng là một số đường oligosaccarit như α-galactooligoscacarit ( GOS), fructooligosaccarit ( FOS), mananooligosacacrit (MOS)

- tác động theo 2 cách :

* cung cấp năng lg cho vk có lợi như bifidobacteria lactobacilli , tạo ưu thế cạnh tranh cho những vk này

* can thiệp vào sự dính kết của vk gây bệnh vào vách đg ruột

 VK salmonella & ecoli có những lectin chứa manoza có k/năng dính kết vơi dẫn chât manoza trên bề mặt niêm mạc ruột một khi những vk này dính kết vào vách ruột.

Khi MOS chứa manoza của MOS sẽ dính kết với lectin của vk bệnh, tách chúng ra khỏi vách ruột & đẩy ra ngoài

- có v/trò tăng k/năng miễn dịch cho c/thể

- nó ra axit hữu cơ làm giảm PH ruột già

Câu 30: sd enzyme phytase trong cn ?

+ phương pháp sd:

- đưa vào sd trog nông nghiệp những năm 1990

- phân giải axit phytic > giải phóng 6 p/tử photphat => giảm P vô cơ bổ sung => giảm P bài tiết => giảm ô nhiễm môi trg

- giải phóng các chất d/dưỡng khác, tăng g/trị ME  của t/ă giàu protein

- vsv dạ cỏ sản sinh phytaza. Lúa mỳ, cám & tấm lúa mỳ, lúa mạch, cám và tấm lúa mạch có hoạt tính phytaza cao, còn ngô, hạt đậu đã sd nhiệt có hoạt tính phytaza thấp

+ một số chú ý :

- sd dựa vào hoạt tính của EZ

- căn cứ vào tính ổn định, chịu nhiệt : khi ép viên mất 20-30 phút ở g/đoạn nóng 60-90 oC, do đó sau g/đ này mới phun EZ bổ sung vào

- bản thân EZ là protein => cần chú ý những p/ư dị ứng của cơ thể

Câu 31; tác hại của kháng sinh khi bổ sung vào t/ă cn ?

+ kháng sinh: -những năm 50-60 của t/kỷ 20 bắt đầu sd, tăng trog đạt cao hơn 15-20% ở gà, sau này do kỹ thuật cn ptrien, vệ sinh tốt, hiệu quả sd k/s giảm rõ rệt ( chỉ còn 4-5% vượt trội) hiện nay s/xuất thực phẩm dư thừa nên sức ép tăng n/suất g/súc giảm

- hiện nay tránh sd các loại k/s dùng cho người, EU đã cấm sd vào năm 2006

- có 2 tác hại chính:

* tồn dư k/s trong sp đv: gây pư dị ứng ở ng nhạy cảm ( penicilin) . gây rối loạn chob sự ptr của xương & răng của thai nhi ( tetracilin). Gây ung thư cho ng ( k/s tổng hợp như olaquidox & carbadox, thuộc nhóm olaquidox

* kháng kháng sinh: đề kháng NST : vi khẩn thay đổi c/trúc gen để thích ứng với k/s, cơ chế này tiến hành tương đối chậm. -Đề kháng y/tố R : v/khẩn truyền thông tin qua plasmit, trước hết plasmit kháng thuốc nhân đôi, một plasmit giữ lại và một truyền qua v/khuẩn khác chưa có tính kháng thuốc qqua một ống gọi là pilus, do v/khuẩn có thể truyền cho cùng loài & khác loài mà sự kháng thuốc trở nên  nhanh chóng. -Cơ chế đế kháng chéo: plasmit chứa nhiều đoạn gen kháng các loại k/s khác nhau

Câu 32: tác hại của hormone & chất kích thích sinh trưởng khi bổ sung vào t/ă c/nuôi?

+ các hormone thường sd: BST, rBGH, PST,  ảnh hưởng xấu của các hormone này:

- gây ung thư tuyến vú, tiền lệt, buồng trứng, tử cung, tỷ lệ ung thư giảm dần tù bắc mỹ đến châu âu => trung & nam mỹ => châu á => châu phi

- gây suy gảm miễn dịch

- gây phát dục sớm

( EU cấm nhập thịt bò xử lý hormone từ 1988, hàng năm có khoảng 24tr bò thịt <2/3> số bò thịt của mỹ ) đc xử lý hormone

+ các hóa chất thuộc nhóm phethanolamine như ractopamine, clenbuteron, sabutamol, cimaterol, zilpateron … cũng đã đc sd

- nhóm này có t/d phân bố lại, hướng chất d/dưỡng vào p/triển mô cơ mà ko ptr mô mỡ => tăng tỷ lệ nạc, giảm tỷ lệ mỡ

- tác hại khi người sd: run rẩy, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

- nc ta và nhiều nc trên thế giới đã cấm

Câu 33: lợi ích của việc sd t/ă bổ sung & phụ gia?

,,,t/ă bổ sung bổ khuyết những thiếu sót của t/ă & thực phẩm chế biến:

- bổ sung các chất cho đv lấy sp & lấy thịt ( trứng, gà đẻ…): cathaxanthin, carophill…

- làm tăng độ ngon ò t/ă : hương tanh, hương sữa, ngọt tố…

- giúp cân đối các chất dinh dưỡng so với nhu cầu: a.a, vitamin, vi khoáng

- làm giảm bài tiết nito theo đường nc tiểu, tăng bài tiết nito dưới dạng protein vsv theo phân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro