Chào đoàn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chào đoàn:
   Xin chào quý cô bác anh chị em đang có mặt trong chương trình tour tham quan vãn cảnh chùa Ba Vàng và quần thể di tích danh thắng Yên Tử ngày hôm nay.

Trước tiên con xin giới thiệu cơ trưởng X, người đang ôm tay lái trên kia. Anh sẽ là người đưa chúng ta đi đến nơi về đến trốn. Chắc hẳn mọi người cũng biết chiếc xe này như ngôi nhà thứ 2 của anh vì vậy rất mong mn hãy cũng con và anh ấy giữ cho không gian của chúng ta thật sạch sẽ nhé. Cơ trưởng của chúng ta đã bỏ thời gian ở nhà ôm vợ để đến với chúng ta ngày hnay, rất mong mn dành 1 tràng vỗ tay tặng anh để anh thêm vững tay lái chắc tay trèo để chúng ta đi yên về ổn được không ạ?
Ngoài cơ trưởng X, thì trên chuyến đi ngày hôm nay của chúng ta còn có một nhân vật đặc biệt quan trọng, người đó không ai khác, chính là thiên thân con đây ~
Con xin phép được tự giới thiệu:

  Thay mặt cho công ty Xuyên Việt travel con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý cô bác vì đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng con.
Giới thiệu
Sau đây là chương trình, chìm vào thế giới tưởng tượng cùng bé cưng~
Vâng, thưa quý cô bác, chúng ta đang có mặt trên chiếc thổ phi cơ hạng sang 35 chỗ chạy bằng tốc độ 60 nghìn năm ánh sáng do một đặc biệt quan trọng, đó là cơ trưởng XXX với hàng chục năm kinh nghiệm cầm vô lăng điều khiển. Như các cô bác cũng đã thấy, chiếc thổ phi cơ này giống như ngôi nhà thứ 2 của anh X, nó đã được anh X dọn dẹp rất sạch sẽ , trên này có sặn thùng rác, con rất mong quý cô bác cùng con và anh X cùng giữ gìn ngôi nhà của anh X thật sạch sẽ trên suốt chuyến đi này nhé. Cuối cùng, để có một chuyến bay trên mặt đường thật ổn định và an toàn rất mong quý cô bác gửi đến một tràng vô tay cho cơ trưởng của chúng ta được không ạ?  Rồi rồi, nhờ quý cô bác mà con cảm cơ trưởng của chúng ta  đã vứng tay lái, chân đạp phanh chân đạp ga dẻo hơn rồi đấy ạ~
Giới thiệu bản thân
Ngoài cơ trưởng ngồi trên kia, thì trên chiếc thổ phi cơ này còn có một nhân vật trên cả đặc biệt quan trọng, người đó không ai khác, chính là thiên thần con đây, hí hí
Trước tiên con xin phép được thành thật khai báo tên, tuổi, quê quán ạ.  Con tên là Hạnh, họ tên đầy đủ là Nguyễn Hồng Hạnh, sinh ngày 29/12/1998 tại Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Nhắc đến Quảng Ninh, mọi người chắc hẳn sẽ nghĩ đến vịnh Hạ Long  hay núi Bài Thơ, cũng có người sẽ nhớ đến núi Yên Tử hay đảo Cô Tô. Nhưng Quảng Ninh trong con lại không như thế, Quảng Ninh trong con chỉ là dòng sông Bạch Đằng, với 3 chiến công lừng lẫy của các vị anh hùng trong lịch sử xa xưa.
--------Trận thủy chiến đầu trên sông Bạch Đằng vào năm 938, do Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam – thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức – do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Nguyên nhân dẫn đến trận đánh bắt đầu từ năm năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ (bố vợ của Ngô Quyền) để chiếm quyền, nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.

Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn, rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy. Theo sử sách, khi nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”.
Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp.
Khi cuộc chiến diễn ra, ông đã nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thảm bại, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.
Sau chiến thắng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

--------- Trận thủy chiến thứ hai vào năm 981 do Hoàng đế Lê Đại Hành đánh tan quân Tống

Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.
Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.
Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân.
---------- Trận thủy chiến thứ 3 cũng là trận đánh lớn nhất, hay nhất vào năm 1288 do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, lại bị mất đoàn thuyền chở lương trong trận Vân Đồn. Trước tình thế bất lợi, quân Nguyên tổ chức rút về nước theo nhiều hướng khác nhau. Đến tháng 3.1288, đạo quân thủy của kẻ xâm lược do Ô Mã Nhi thống lĩnh rút qua ngả sông Bạch Đằng, nơi đã diễn ra chiến thắng lịch sử bằng trận địa cọc gỗ của Ngô Quyền trước quân Nam Hán năm 938. Lần này, danh tướngTrần Hưng Đạo quyết định áp dụng kế sách của tiền nhân để tiêu diệt quân xâm lược.

Trần Hưng Đạo nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của sông Bạch Đằng để vạch ra thế trận cọc và bố trí mai phục quân Nguyên. Trận đánh mở đầu bằng những đòn nhử của thủy quân Đại Việt. Quân Nguyên tiến hành truy kích và rơi vào bãi cọc lúc nào không hay. Khi nước triều rút, thảm họa đã ập xuống đầu quân xâm lược.
Những con thuyền lớn của phương Bắc bị dồn ứ, tan vỡ khi va vào những chiếc cọc nhọn hoắt, trong khi quân mai phục của Đại Việt tràn ra từ hai bên bờ với khí thế ngút trời. Kết cục tất yếu đã xảy ra: quân Nguyên thảm bại, mất 4 vạn quân, 400 chiến thuyền và nhiều tướng lĩnh chủ chốt bị bắt sống.

Hiện nay di tích về bãi cọc Bạch Đằng vẫn còn, nhưng đa số cọc đã được đưa về bảo tàng Quảng Ninh, số còn lại đã mục nát gần hết.
Trong trận thủy chiến của Hưng Đạo vương, có hai bãi cọc được tìm thấy một bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh, một bãi cọc nằm ở cửa sông rút.
À, con nói với mọi người chưa nhỉ?
Con sinh ra là lớn lên ở một hòn đảo nhỏ, một hòn đảo được bao bọc bởi 2 con sông là nhánh nhỏ của dòng sông bạch đằng giang lững lẫy. Dạ vâng, 2 con sông đó chính là sông chanh và sông rút ạ!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn