Đạo mẫu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KHÁI QUÁT CÁC NHÂN VẬT ĐƯỢC THỜ TRONG TAM PHỦ - TỨ PHỦ
1.PHẬT BÀ QUAN ÂM
Là vị bồ tát của đạo phật vốn là nam thần tuy nhiên khi vào Trung Quốc từ thời nhà Tống thì đổi giới tính thành nữ thần.Tương truyền trong cuộc chiến kịch liệt giữa công chúa Liễu Hạnh với các phù thủy dòng nội đạo tràng Phật Bà đã ra tay giải cứu cho công chúa Liễu Hạnh,từ ân đức đó công chúa liễu hạnh đã quy y và mở đường cho sự hội nhập giữa đạo mẫu dân gian với Phật Giáo.Do vậy trong điện thần đạo Mẫu cũng như trong nhiều nghi lễ của đạo Mẫu đều thấy hiện diện của Phật Bà Quan Âm.
2.NGỌC HOÀNG : Là vị thánh với tư cách vua cha trong đạo Mẫu,có bàn thờ riêng trong đền và phủ,tuy nhiên vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ thờ cúng và trong tâm thức dân gian lại khá mờ nhạt.
3.TAM TÒA THÁNH MẪU
-MẪU THƯỢNG THIÊN : Những huyền thoại và thần tích của mẫu thượng thiên đều trực tiếp liên quan đến thánh mẫu Liễu Hạnh ,là hóa thân của mẫu Thượng Thiên,vị thần chủ cao nhất và được thờ cúng nhiều nhất trong đạo Mẫu ở nước ta. ( Tìm hiểu thêm về mẫu Liễu Hạnh )
-MẪU THƯỢNG NGÀN : Là hóa thân của thánh mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi,địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.Các đền thờ mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi nơi nhưng có hai nơi thờ phụng chính gắn với 2 truyền thuyết ít nhiều có khác biệt đó là Suối Mỡ ( Bắc Giang) và Bắc Lệ ( Lạng Sơn )
Gắn với di tích đền Suối Mỡ ( Bắc Giang ) lưu truyền câu chuyện về bà chúa Thượng Ngàn như sau : Vào thời Hùng Định Vương ( 1 trong 18 đời vua Hùng ) nhà vua có một hoàng hậu mang thai mãi không đẻ,vào năm thứ 3,một hôm hoàng hậu đi chơi trong rừng thì trở dạ,bà ôm chặt cây quế và sinh hạ ra được một cô con gái.Nhưng do quá kiệt sức hoàng hậu đã qua đời để lại cho nhà vua người con gái,vua đặt tên con là Mỵ Nương Quế Hoa.Lớn lên Quế Hoa ngày càng xinh đẹp,tới tuổi cập kê mà vẫn không màng chuyện chồng con chỉ luôn nghĩ về người mẹ đã mất.Nàng quyết chí đi vào rừng tìm mẹ và đã chứng kiến những cảnh khổ cực của con người.Một đêm nàng được một ông tiên trao cho phép thần thông có thể dời núi lấp song,cứu giúp dân lành,học phép trường sinh.Công chúa cùng 12 thị nữ ra sức học phép và cứu giúp dân lành.Một hôm có đám mây ngũ sắc xuống đón công chúa cùng 12 thị nữ bay lên trời.Nhân dân lập đền thờ,tôn vinh là Bà Chúa Thượng Ngàn hằng năm mở hội vào ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch để ghi nhớ công tích của thánh Mẫu.
Một truyền thuyết khác về mẫu thượng ngàn liên quan tới đền Bắc Lệ ở Hữu Lũng,Lạng Sơn.Đó là công chúa La Bình,con của Sơn Tinh và Mỵ Nương.Nàng là cô gái tài sắc thường theo cha đi chu du khắp núi rừng hang động.Đi tới đâu nàng cũng làm bạn với cây cỏ muông thú và giúp đỡ dân lành.Hay tin đó Ngọc Hoàng rất khen ngợi và phong là Bà Chúa Thượng Ngàn ( Thượng Ngàn Công Chúa ) cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao.Tương truyền mẫu Thượng Ngàn rất linh thiêng,bà đã từng báo mộng giúp Lê Lợi tránh được hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.Đền thờ Bắc Lệ được dựng từ sau khi bà linh ứng báo mộng cho Lê Lợi và Nguyễn Trãi.Ở Bắc Lệ ngoài đền mẫu chính còn có cả điện thờ riêng Chầu bé Thượng Ngàn,tương truyền là người dân địa phương,là hóa thân của mẫu Thượng Ngàn,dân trong vùng quen gọi là Chầu Bé Bắc Lệ.
-MẪU THOẢI : Huyền thoại và thần tích của mẫu Thoải tùy theo từng nơi mà có sự khác biệt.Tuy nhiên có những nét chung cơ bản đó là vị thần trị vì song nước xuất thân từ dòng dõi Long Vương liên quan trực tiếp tới thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước.
Dị bản thứ nhất về Mẫu Thoải kể rằng thuở đất trời mở mang,trời đất song núi còn hoang vu Kinh Dương Vương thường đi chu du khắp nơi,một hôm tới vùng đầm lầy gặp người con gái có sắc đẹp tuyệt trần,xưng là con gái của Long Vương ở Động Đình Hồ.Kinh Dương Vương đem long yêu mến và lấy nàng làm vợ,sau khi sinh ra Sùng Lãm,chính là Lạc Long Quân,thủy tổ của Lạc Việt.
Cũng với huyền thoại trên,nhưng được người Nghệ Tĩnh gắn với địa phương vùng Ngàn Hống,nơi núi non hung vĩ với hình tượng 99 con rồng chầu nơi Kinh Dương Vương đi tuần du gặp con gái Long Vương xuất hiện trên dòng song Lam.(tên cũ là Thanh Long) gần cửa Hội.
Một dị bản khác ở Tuyên Quang gắn với nhiều tình tiết mang tính chất gia đình thời hiện đại.Truyện kể rằng Kinh Xuyên là một vị hoàng tử con vua lấy vợ là con gái Long Vương tại Động Đình Hồ ( Trung Quốc ).Bà rất yêu thương chồng,nhưng Kinh Xuyên lại lấy vợ hai là Thảo Mai,một người phụ nữ mang long ghen ghét và đố kỵ nên đã lừa vu cáo nàng là người không giữ long chung thủy.Bực tức Kinh Xuyên nhốt vợ cả vào cũi đem bỏ vào rừng sâu cho thú ăn thịt.Ở trong rung không những nàng không bị thú dữ ăn thịt mà còn được chúng yêu quý,hằng ngày mang hoa quả về nuôi nàng.Một hôm nho sinh bắt gặp nàng trong rừng,nàng đã nhờ chuyển 1 lá thư cho cha là Long Vương ở Động Đình Hồ để cứu thoát.Nho sinh đã làm tròn phận sự,nàng đã được cứu thoát.Long Vương muốn gả công chúa cho Nho sinh nhưng ông từ chối chỉ muốn làm người bạn trung thành của bà để đề cao đạo đức của nàng.Người đời suy tôn nàng là Mẫu Thoải lập đền thờ ở Tuyên Quang gọi là đền Giùm,nay thuộc Tiên Sơn trên hữu ngạn song Lô.Người đời sau gọi tên hiệu của bà là Quang Nhuận.
4.NGŨ VỊ QUAN LỚN
Sau hàng Mẫu là ngũ vị Quan Lớn ( hàng quan ) gọi tên từ quan đệ nhất đến quan đệ ngũ,tuy nhiên không phải là không có quan niệm về sự hiện diện của 10 vị quan lớn trong hàng quan.Thường thì 5 vị đầu hay giáng đồng hơn có lai lịch hoặc là thiên thần,hoặc là nhân thần,5 vị còn lại thì ít giáng đồng bởi vậy thần tích cũng không được rõ ràng.
Trong Ngũ vị quan lớn thì quan Đệ Nhất và quan Đệ Nhị có nguồn gốc là thiên thần.Quan Đệ Nhất vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trần cứu giúp dân làng khỏi sự quấy phá của tà quan.Quan Đệ Nhị cũng là thiên thần xuống trần gian trấn giữ thượng ngàn.Quan đệ tứ cũng nguồn gốc thiên thần.
Nổi bật nhất trong hàng quan là quan Đệ Tam và quan Đệ Ngũ.Hai vị này có đền thờ riêng có thần tích và huyền thoại,đặc biệt là hay giáng đồng,nên được các tín đồ thờ cúng và tôn kính.Theo các huyền thoại lưu truyền trong dân gian cũng như lai lịch các bản văn chầu thì quan Tam phủ là con vau Bát hải đại vương,hóa thân thành một võ tướng của Hùng Vương.Văn chầu đệ Tam vương quan kể lại lai lịch xưa là ông Hoàng Ba ở Động Đình Hồ.Ông thích đi chu du khắp nơi,thích đàn hát vui nhộn.Ông hiện diện ở khắp nơi : Xích Bích ở Trung Quốc,sông Thương,Lục Đầu,sông Cầu,Hát Giang,ở các vực thác cửa sông thỉnh thoảng ông lại trở về bái yết Long Vương,còn phần lớn thời gian đi khắp nơi cứu giúp người trần bởi vậy người đời rất kính nể và tôn thờ ông.Đền thờ chính của ông ở Ninh Giang tức đền Lạch ngoài ra còn có nhiều nơi thờ vọng từ bắc vào nam.
QUAN ĐỆ NGŨ : còn gọi là quan tuần,Quan Lớn Tuần Tranh.Tùy theo từng địa phương mà lưu truyền các huyền thoại khác nhau về quan đệ Ngũ.Quan tuần gốc tích là con rắn thần ở sông Đò Tranh thuộc Hải Dương thường gây ra những trận song lớn ở khúc sông đó.Một truyền thuyết khác giải thích ngài là con trai thứ 5 của Long Vương đã hiển linh thành chàng trai quyến rũ người đàn bà đẹp là vợ của 1 viên quan địa phương Ninh Giang.Sau đó hoàng tử con Long Vương đã bị trừng phạt hóa kiếp thành con rắn ở khúc sông Đò Tranh.Cũng có những nơi gắn quan Đệ Ngũ với Cao Lỗ,một võ tướng của An Dương Vương hoặc con trai Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Tảng,hiện được thờ ở Cửa Ông ở Quảng Ninh và Lạng Sơn
Các quan lớn trong văn chầu hay khi giáng đồng thường có tính cách quý phái, hùng dũng nhân từ hay làm những việc phúc đức nhưng cũng đáng sợ với người trần.
Các vị đều mặc võ quan mang kiếm hay kích , mặc võ phục nhưng màu sắc thì tùy thuộc các vị thuộc thoải phủ ( trắng), Thiên phủ (đỏ),Nhạc phủ (xanh) hay địa phủ (vàng). Quan Đệ Tam và Quan đệ Ngũ đều thuộc Thoải Phủ, dòng Long Vương Bát Hải.
5.TỨ VỊ THÁNH BÀ HAY TỨ VỊ CHẦU BÀ
-Tứ vị Chầu Bà hay tứ vị Thánh Bà được coi như hóa thân,phục vụ trực tiếp cho Tứ Vị Thánh Mẫu.Tuy gọi là tứ vị Chầu Bà đại diện cho tứ phủ nhưng các vị thánh chầu có thể tang lên con số 12.Các Chầu Đệ Nhất cùng Chầu Lục và Chầu Bé thường giáng đồng được mọi người biết rõ thần tích,có nơi thờ phụng riêng còn các Chầu khác ít giáng đồng nên ít được biết tới.
-CHẦU ĐỆ NHẤT là hóa thân của mẫu Thượng Thiên,
-CHẦU ĐỆ NHỊ là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn,vị thánh thống soái trong các hàng chầu cai quản núi non sơn cước.Tương truyền bà là con gái của một gia đình người Mán ở động Cuông,tỉnh Yên Bái.Bà sinh ra lúc bố mẹ đã già ngoài 50 tuổi ,từ nhỏ bà chỉ làm việc thiện,không lấy chồng.Sau khi mất bà hiển linh luôn luôn cứu giúp dân lành nên được nhiều nơi lập đền thờ cúng.Không ai ngồi đồng mà bà không giáng,khi giáng bà mặc sắc phục Mán màu xanh,đặc trưng cho Nhạc phủ.
Trong Bách Thần Lục,thần tích của chầu Đệ Nhị lại đồng nhất với thần tích của thánh Mẫu Thượng Ngàn ở vùng Bắc Lệ Lạng Sơn.Thuộc nhạc phủ với chầu Đệ Nhị còn có CHẦU LỤC và CHẦU BÉ.CHẦU LỤC gốc người Nùng ở Hữu Lũng ( Lạng Sơn ) Chầu Bé được thờ thành đền riêng ở Bắc Lệ ( Lạng Sơn ) Còn CHẦU MƯỜI gốc người Thổ,tương truyền đã có công giúp Lê Lợi đánh ta quân Liễu Thăng trấn ải vùng Đông bắc nước ta.Đền thờ chính của Chầu Mười thì ở Đồng Mỏ ( Lạng Sơn ) nhưng đền thờ vọng thì có ở khắp nơi từ Đồng Đăng,Kỳ Cùng,Thăng Long,Núi Ngự,Sài Gòn …
-CHẦU ĐỆ TAM : là hóa thân của Mẫu Thoải,đó là vị thánh có dáng vẻ u buồn,y phục và khan trùm màu trắng.
-CHẦU ĐỆ TỨ : là vị thánh giữ vai trò khâm sai tứ phủ,tuy đứng đầu địa phủ nhưng có khi bà cũng hóa thân dưới dạng Chầu Thoải Phủ mặc màu trắng,múa mái chèo,có khi lại hóa thân thành Mẫu Thiên Phủ mặc màu đỏ,múa quạt ( Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Thượng Thiên )
-CHẦU ĐỆ NGŨ : ít khi giáng đồng,trần gian ít người biết tới.Tương truyền bà là công chúa đời nhà Lý đi tu ở miền thượng,đền thờ bà ở Suối Lân – Lạng Sơn . Ngoài ra người ta còn biết tới các Chầu khác như CHẦU THẤT TIÊN LA ở Hưng Hà,Thái Bình, Chầu Bát Nàn ở Đồng Mỏ,CHẦU CỬU ở Bỉm Sơn,Thanh Hóa ( Cửu Thiên Huyền Nữ )
Nói chung các vị thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc người dân tộc ở vùng núi thuộc nhạc phủ dòng tiên nữ .Khi giáng đồng các Chầu đều ăn mặc theo trang phục dân tộc Tày,Nùng,Dao,Mường…
6.ÔNG HOÀNG
Dưới hàng Chầu là hàng các ông Hoàng được gọi tên theo thứ tự từ Ông Hoàng Đệ Nhất tới Ông Hoàng Mười,có hẳn một bản văn chầu mười ông hoàng.Tương truyền cũng như các quan các ông hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình.Tuy nhiên theo khuynh hướng địa phương thì các ông hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian,những danh tướng có công dẹp giặc,những người khai sang mở mang đất nước.
Tương truyền ÔNG HOÀNG ĐỆ NHẤT là danh tướng của Lê Lợi.
ÔNG HOÀNG ĐÔI ( Đệ Nhị ) với hai nơi thờ mang gốc tích khác nhau : Ông Đôi ở Cẩm Phả là người Mán có công dẹp giặc bảo vệ dân lành còn Ông Đôi ở xứ Thanh lại đồng nhất với quan Triệu Tường,người có công mở mang đất đai giúp dân sinh sống.
ÔNG HOÀNG BƠ (ba) thờ trên đền Lảnh – Hà Nam có công phò vua đánh giặc.
ÔNG HOÀNG LỤC tức tướng Trần Lựu có công chống giặc Minh.
ÔNG HOÀNG BẢY ( Ông Bảy Bảo Hà ) là viên quan triều đình trấn giữ vùng Lao Cai – Yên Bái.
ÔNG HOÀNG BÁT là người Nùng
ÔNG HOÀNG MƯỜI là một văn quan thời Lê gốc ở Nghệ An,nay thờ ở Bến Thủy.Tính cách của Ông Hoàng Mười là người tài hoa nổi danh một thời,hay giao lưu,ăn chơi sang trọng,thích thưởng thức thơ văn,thậm chí còn đa tình.
Trong số mười Ông Hoàng thì thường có 6 Ông hay giáng đồng trong đó có ba Ông giáng rất thường xuyên đó là Ông Hoàng Bơ,Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười
7.THẬP NHỊ VƯƠNG CÔ
Hàng cô được gọi tên từ CÔ ĐỆ NHẤT ( Cô Cả ) đến Cô thứ 12 ( Cô Bé ) đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu.Tuy nhiên khi giáng đồng các Cô có thể hóa thân vào các vai trò khác nhau của Tứ Phủ.
CÔ ĐỆ NHẤT là thị nữ của Mẫu Thượng Thiên ăn mặc rất đẹp.CÔ ĐÔI là thị nữ của Mẫu Thượng Ngàn giáng đồng với hai bông hoa cài trên mái tóc.CÔ BƠ ( ba ) Thoải Phủ rất nổi tiếng giáng đồng mặc y phục màu trắng,thắt lưng hồng múa điệu chèo đò,cô chữa bệnh cứu người bằng cách ban cho nước uống nhưng cũng có thể giáng tai họa cho những kẻ làm trái sở thích của Cô.CÔ THỨ TƯ là thị nữ của Chầu Đệ Tứ.CÔ THỨ NĂM thuộc Chầu Đệ Ngũ nhưng có khi đóng vai trò thị nữ của Mẫu Thượng Ngàn hay Thượng Thiên,Cô thường xuất hiện trong các bữa tiệc. CÔ SÁU thuộc phủ Thượng Ngàn,ăn mặc quần áo màu Chàm,đeo túi hoa.tóc cài hoa rừng,lưng dắt con dao nhỏ,Cô hay đi hái thuốc chữa bệnh cứu người.CÔ CHÍN là thị nữ của Mẫu Thượng Ngàn khi giáng đồng Cô nói tiếng Mán tiếng Mường,múa bó hương cháy trên tay,thêu hoa trên tấm vải,người ta gán cho cô trông coi đền Sòng Sơn,một nữ thần rừng rất linh ứng.CÔ BÉ ( Cô Mười Hai ) còn gọi là Cô Bé Bắc Lệ.Các cô được gọi theo thứ tự như vậy nhưng tùy theo từng địa phương các Cô còn được mang các tên gắn với từng vùng như Cô Bé Bắc Lệ,Cô Cam Đường,Cô Chín Giếng,Cô Đồng Mỏ…
8.CÁC CẬU QUẬN
Các Cậu Quận là những người chết trẻ từ 1 đến 9 tuổi hiển linh thành các bé thánh,người ta không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu,họ là các phụ tá của các Ông Hoàng.Thường thì lần lên đồng nào cũng có giá Cậu Bơ và Cậu Bé.Đó là những giá đồng có tính cách nghịch ngợm,quần áo kỳ cục,lời nói ngọng nghịu của trẻ con.
9.HỔ VÀ RẮN
Trong thần điện của đạo Mẫu còn có sự hiện diện của Hổ ( Ngũ Hổ ) và Rắn ( Ông Lốt ) Nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban,phía dưới điện thờ công đồng có hình tượng đôi Thanh Xà,Bạch Xà nằm vắt ngang trên điện thờ chính.Trong quan niệm dân gian Hổ là vị chúa cai quản trên rừng còn Rắn là ở nơi sông nước tạo nên thế đối xứng trên dưới , âm dương.Trong hầu đồng tuy không thường xuyên nhưng cũng có trường hợp các vị Quan Ngũ Hổ hay Ông Lốt giáng đồng.

Đạo Mẫu Việt Nam - GS Ngô Đức Thịnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn