Điện chính của Đền Ngọc Sơn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Và bây giờ, xin mời các bạn đến với điểm tham quan chính của chúng ta ngày hôm nay, ẩn hiện dưới những tán cổ thụ um tùm, chính là khu trung tâm của quần thể di tích đền Ngọc Sơn, cả về mặt kiến trúc cũng như thờ phụng. Khởi nguồn, đền có tên là đền Ngọc Tượng, đến thời nhà Trần mới đổi tên thành đền Ngọc Sơn, là nơi thờ những vị anh hùng liệt sĩ hi sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên. Sau lâu ngày đền đã sụp đổ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã nhân nền cung cũ lập ra ngôi chùa và gọi là chùa Ngọc Sơn. Sau đó chùa được nhượng lại cho đội Hướng Thiện, dùng để thờ Tam Thánh nên được đổi lại từ chùa sang đền và tồn tại đến ngày hôm nay mang tên đền Ngọc Sơn.


Đền có 3 nếp nhà chính: nếp ngoài nơi bái đường - nơi hành lễ trước khi vào đền, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ, nếp sau là nơi thờ Trần Hưng Đạo. Mời các bạn đi theo tôi vào trong.


Các bạn thân mến! Không gian chúng ta đang đứng đây chính là nhà Đại Bái, gồm ba gian xây theo kiểu tường hồi bít đốc,có dạng hai tầng bốn mái. Đỡ mái là bộ vì kèo có kết cấu "thượng giường giá chiên, hạ bẩy". Các con hoành của hai mái dưới được đặt trên một kẻ cong dài. Nền nhà cao 0,3m so với mặt sân. Chính giữa bái đường đặt một hương án lớn, đây là nơi hành lễ trước khi vào đền. Đặc biệt, hai bên hương án có đôi chim anh vũ tức chim vẹt.


Vâng, chắc hẳn là các bạn đang rất thắc mắc tại sao trong khu nhà Đaị Bái lại thờ hai con chim vẹt phải không ạ? Tôi xin đc giải đáp,đây chính là con vẹt đã từng giúp nghĩa quân Lam Sơn khi nghĩa quân bị bao vây trong rừng trong cảnh lương thực cạn kiệt. Khi ấy, nghĩa quân chưa biết lấy gì ăn để lấy sức chiến đấu thì bỗng dưng họ nhìn thấy vẹt ăn quả chín. Tướng quân bèn sai quân lính ăn thử, thấy không sao nên họ lấy hạt đem gieo trồng để bổ sung quân lương. Nhờ vậy mà nghĩa quân Lam Sơn đã thoát nạn và đánh thắng kẻ thù. Chính vì vậy mà hình tượng vẹt được thờ trong đền như ngày nay. Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, thờ vẹt cũng chính là cầu mong sự no đủ.Vâng sau đây tôi xin phép mời trưởng đoàn có nén hương thay mặt cho cả đoàn dâng hương tỏ lòng thành kính tới các vị thần tại đây. Tiếp theo, xin mời các bạn theo tôi vào thăm khu trung đường.






Nếp thứ hai cũng ba gian tường hồi bít đốc nhưng lòng nhà rộng hơn. Bộ khung đỡ mái theo kiểu thượng giường hạ kẻ. Nền cao hơn so với nhà tiền tế. Hệ thống của bức bàn chạm cầu kì hơn, hình chữ thọ, con dơi, rồng, phượng, long mã chở Hà đồ, thần rùa mang Lạc thư...gian chính giữa đặt hương án, đồ thờ và sập thờ. Có 3 lớp tượng. Ở trong cùng và trên cao nhất là tượng Văn Xương, lớp giữa là tượng Lã Tổ và ngoài cùng là Quan Vũ


Trước tiên tôi xin giới thiệu tượng Văn Xương, tượng cao 1,44m, ngồi trên long ngai trong khám thờ. Hai bên có tượng thị nữ đứng hầu. Văn Xương Đế Quân hay còn gọi là Tử Đồng Quân, nguyên là vị thần ở Tử Đồng, Tử Xuyên đời Tần, họ Trương tên là Á Tử. Văn Xương được ví như vì sao trên trời phụ trách việc học hành, thi cử, văn chương, chữ nghĩa. Các nhà nho,sĩ tử mong muốn việc học hành, thi cử thuận lợi thờ ông ở đây.


Lớp giữa là tượng Lã Tổ, tượng tạc ngồi trên bệ, cao 1,35m, đội mũ đạo sĩ, tay trái đặt trên đùi, tay phải giơ ngang vai bắt quyết (có vẻ là quyết Chuẩn đề). Lã Tổ hay còn gọi là Lã Động Tân, ông là một thấy thuốc giỏi bên Trung Quốc. Nhiều cuốn sách của ông đã giúp ích rât nhiều cho Trung Hoa thời bấy giờ. Ông là một trong 8 vị tiên thời nhà Đường, cùng với những cái tên như Hà Thiên Cô,Lam Thái Hòa, Lã Động Tân,... Thì Lã Động Tân được ưu tiên hơn cả. Ông còn chuyên chữa bệnh cứu người. Giống như là 1 ông tổ của nghề thầy thuốc. Hai bên tượng Lã Tổ có tượng Thiên Khôi, Thiên Việt. Thiên Việt có hình dáng một ông lão đạo mạo, được coi là một ngôi sao sáng của văn học. Thiên Khôi mang hình dáng một tiểu quỷ mặt xanh, có sừng, tay trái cầm sách, tay phải cầm bút dơ ngang đầu, trong sổ ghi lại tên những người đỗ đầu nói riêng và những người thi đỗ nói chung.



Ngoài cùng là lớp tượng Quan Vũ cùng hai tuỳ tướng là Châu Xương, Quan Bình. Tượng Quan Vũ cao 1,35m trong tư thế ngồi trên bệ, mặt đỏ, mặc áo choàng xanh. Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, ông được biết đến là ngũ hổ tướng của Trung Quốc, là người được sử sách ghi lại rất nhiều. Ông là người trung thành hết mực, có nghĩa khí cao cả. Tượng Châu Xương đứng hầu bên phải tượng Quan Vũ, áo chẽn màu đỏ và xanh, cầm thanh long đao. Tượng Quan Bình nho nhã, áo thụng mũ võ sinh, áo bào đỏ, đứng bên trái tượng Quan Vũ hai tay giơ ra như cầm một vật gì đó (nhiều ý kiến cho rằng vật đó chính là hòm đựng ấn của Quan Vũ, hiện nay đã không còn).


Ngoài ra ở nếp nhà thứ hai nay, hai bên tường hồi có hai bàn thờ, thờ những vị góp công của tôn tạo đền miếu, bài vị to, trên viết dòng chữ "Tiền hậu công đức tả ban liệt vị" và "Tiền hậu công đức hữu ban liệt vị".


Và bây giờ xin mời các bạn vào thăm gian cuối của ngôi đền, đó là hậu cung. Gian này hẹp lòng nhưng cao hơn cả là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13.



Tượng Trần Hưng Đạo cao 1,1m, ngồi trong khám thờ đặt trên bệ gạch xây cao tới 1m, hai bên có hai bậc tam cấp bằng đá. Tượng được thể hiện trong tư thế ngồi, đội mũ có ba vành trang trí, ở giữa chạm mặt nguyệt, hai cánh chuồn đứng. Tượng có khuôn mặt vuông vức, tô đỏ thắm, mắt nhìn thẳng, tai dài có thành có quách. Áo đại trào trang trí rồng mây, tay trái đặt trên đùi, tay phải cầm sách. Phía bên phải của tượng là tượng Trần Liễu, cha của ông, phía trái tượng Trần Hưng Đạo là tượng thần linh Thổ Địa. Bên ngoài khám trên có hai pho tượng văn ban, võ ban đứng hầu. Việc thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc tuấn ở hậu cung - nơi thiêng liêng nhất - chứng tỏ tính trội của tín ngưỡng bản địa. Chắc hẳn các bạn đều biết Trần Quốc Tuấn là nhân vật lịch sử đích thực, từng là Tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) đập tan các lần giặc Nguyên xâm lược ta hồi cuối thế kỷ XIII. Trong tâm linh người Việt Nam, ngoài tư cách là vị anh hùng dân tộc với nhiều chiến công mà nổi bật là trận Bạch Đằng vĩ đại lưu danh thiên cổ, người còn là đức Thánh Trần đầy tài trí uy lực diệt được mọi ma quỷ như khi sống người từng diệt con tà Phạm Nhan, một loại quỷ chuyên bức hại phụ nữ. Thêm vào đó với tước phong rất trọng thị là Thượng phụ thượng trật thượng tướng quân, bình Bắc đại nguyên soái Hưng Đạo đại vương. Người càng trở thành đối tượng được nhân dân nhiều đời nối tiếp thần thánh hóa và phụng thờ.


Vâng thưa các bạn như vậy sau vài giờ thăm quan tôi và các bạn chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đền Ngọc Sơn một trong những điểm du lịch nổi tiếng củathủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến tự hào của chúng ta, hy vọng với những thông tin tôi vừa giới thiệu sẽ giúp các bạn tăng thêm sự hiểu biết của minh về văn hóa lịch sử con người Việt Nam. Các bạn còn câu hỏi nào không ạ ? Tôi sẵn lòng trả lời câu hỏi của các bạn trong tầm hiểu biết của mình. Nếu như không có câu hỏi nảo khác nữa, chúng ta sẽ kết thúc buổi tham quam tại đây. Trước khi chia tay, thay mặt cho ban quản lí khu di tích, tôi xin chúc các bạn luôn có sức khỏe, hạnh phúc, sự thành công trong học tập và cuộc sống. Hy vọng chúng ta sẽ được gặp nhau trong các chương trình du lịch khác. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.









Bài tập về Đền chính đền Ngọc Sơn của Nhóm 5 lớp C13G2


Thành viên:


1. Vũ Khắc Hoàn (99,99%)


2. Trần Thị Minh Phượng (99,99%)


3. Nguyễn Thị Hằng ( 99,99%)


4. Nguyễn Thị Vân( 99,99%)


5. Nguyễn Hồng Hạnh( 99,99%)





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn